intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

316
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một quốc gia đều có một ngành kinh tế mũi nhọn, một địa phương cũng vậy. Trong một lĩnh vực nào đó đều có một ngành hay một sản phẩm nào đó mang lại giá trị cao. Ở Thừa Thiên Huế, công nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh, trong khi đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm . Trong ngành nông nghiệp cây cao su mang lại giá trị kinh tế rất cao cho địa phương và cho người dân. Cây cao su mới được đưa vào trồng ở Huế trên 10 năm nhưng nó đã cho thấy giá trị không thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Thoáng keâ noâng nghieäp Tiểu Luận Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế SVTH: Phaïm Phong Page 1
  2. Thoáng keâ noâng nghieäp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Một quốc gia đều có một ngành kinh tế mũi nhọn, một địa phương cũng vậy. Trong một lĩnh vực nào đó đều có một ngành hay một sản phẩm nào đó mang lại giá trị cao. Ở Thừa Thiên Huế, công nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh, trong khi đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm . Trong ngành nông nghiệp cây cao su mang lại giá trị kinh tế rất cao cho địa phương và cho người dân. Cây cao su mới được đưa vào trồng ở Huế trên 10 năm nhưng nó đã cho thấy giá trị không thể thay thế được trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm. Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, và thu mua sản phẩm. Bên cạnh đó, cây cao su là cây trồng mới trên địa bàn nên kỹ thuật canh tác của bà con nông dân chưa hợp lý, chưa đúng khoa học kỹ thuật. Một khó khăn nửa là bà con đang thiếu vốn để sản xuất, khôi phục lại vườn cây cao su sau thiên tai gây ra. Để hiểu rỏ hơn về tình hình trồng cây cao su trên địa bàn, vè kế hoạch quy hoạch cây cao su của các địa phương như thế nào. Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài chỉ nghiên cứu ở tầm vĩ mô của vấn đề. Do kiến thức còn hạn chế, trong quá trình làm vẫn xảy ra soi xót, kính mong quý thầy cô và bạn bè góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu SVTH: Phaïm Phong Page 2
  3. Thoáng keâ noâng nghieäp Xác định sự biến động của cây cao su trên địa bàn tỉnh, biến động về diện tích cũng như sản lượng khai thác. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, để từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp trong thời gian tới. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế Đề tài sẻ tập trung nghiên cứu các địa bàn trọng điểm: Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, vì đây là 3 địa phương có diện tích cũng như sản lượng khai thác mũ cao su lớn nhất tỉnh 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp thống kê: số tương đối, số tuyệt đối SVTH: Phaïm Phong Page 3
  4. Thoáng keâ noâng nghieäp PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Đặc điểm sinh học Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB) Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m. Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm. - Thời kỳ kinh doanh (TKKD) Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB. Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su. 1.1.2. Đặc tính của mủ cao su Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su. Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ SVTH: Phaïm Phong Page 4
  5. Thoáng keâ noâng nghieäp theo giống cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 ( khi DRC = 25%) Thành phần mủ nước trung bình gồm: - Cao su = 30 - 40%, Nhựa ( Resine) = 1,5 - 2%, Nước = 55 - 60%, đường, Indositol = 1%, Protêin = 2%, Chất khoáng = 0,5 - 1%. Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey - Wyssling ... chứa trong 1 dung dịch gọi là mủ thanh. Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, Acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp. Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buổi sáng. 1.1.3. Vai trò và giá trị kinh tế của cây Cao su Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguy ên liệu chính của Ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đến là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao ... Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn, mặt hàng đồ gỗ cao su Việt Nam chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị đồ gỗ xuất khẩu, giá gỗ cao su có thể dao động từ 400 - 600 USD/m3 ( bản tin cao su Việt Nam số 10 ngày 30/07/2006). Hàng năm sau năm thứ 7, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 - 300 kg hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10 - 20% trọng lượng hạt; lượng prôtêin trong hạt, dầu cao su có thể dùng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm; cuối cùng việc trồng cao su đem lại những lợi ích về môi trường, về rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất góp phần xây dựng chương trình XĐGN, ổn định xã hội thông qua SVTH: Phaïm Phong Page 5
  6. Thoáng keâ noâng nghieäp việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa và là môi trường tốt để nuôi ong. Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền trong trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ II sự xuất hiện của cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su thiên nhiên bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỷ. Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ cao su luôn ổn định trong thời gian dài. Tuy vậy, những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70% kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng như chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân 2.054 USD/tấn ( bản tin cao su Việt Nam - số 10 ngày 30/07/2006) đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ. 1.1.4. Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất Cao su Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là: - Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C. Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm bằng 280 + 20C và biên độ nhiệt trong ngày là 7 - 80C. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sáng sớm ( 1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất. - Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm nước/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm. Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su. - Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. SVTH: Phaïm Phong Page 6
  7. Thoáng keâ noâng nghieäp Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được. - Giờ chiếu sáng, sương mù: + Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700 giờ/năm. + Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng ... - Đất đai Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được. Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đặc biệt là huyện Hương trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi. Trong đó: Cây cao su thích hợp với các vùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m. Điều này là một thuận lợi lớn của địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su. Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh. - Độ dốc Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng mức ... Hơn nữa các diện SVTH: Phaïm Phong Page 7
  8. Thoáng keâ noâng nghieäp tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ. Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc. Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây Cao su ở huyện Hương Trà đã chú ý đến độ dốc: đối với những Xã đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theo hàng ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thì trồng theo đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120 mm cm, lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 /năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển. * Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian đầu tư ban đầu ( Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm) cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy trình. Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có: - Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao. - Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây. Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn SVTH: Phaïm Phong Page 8
  9. Thoáng keâ noâng nghieäp các diện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước. Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa. Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém. - Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức... * Các loại bệnh Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một số loài bệnh hại. Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất 15% sản lượng. Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến như bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ ... Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc ... dẫn đến các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận. Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung và các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên vẫn có nguy cơ xuất hiện tại các vùng này. Kinh nghiệm cho thấy trong cùng một vùng sinh thái dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là SVTH: Phaïm Phong Page 9
  10. Thoáng keâ noâng nghieäp nhẹ trên các diện tích có phòng trị bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 16 – 16,80 vĩ bắc và 107,8 – 108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.062,59 km2, dân số trung bình năm 2008 là 1.148.324 người. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn. Thừa Thiên Huế có khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, chủ yếu là đồi núi có độ cao trung bình và vùng gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 50 – 750m, độ dốc từ 5 – 250. Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Núi thấp và đồi phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Đông sang Tây từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m, giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m. Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Tốc độ gió trung bình năm lớn nhất (2,3m/s) quan trắc được ở A Lưới, kế đến là đồng bằng duyên hải (1,8m/s) và cuối cùng tại thung lũng Nam Đông (1,4m/s). Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi. Các tháng 5 - 7 thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng, thung lũng Nam Đông giảm xuống 175 - 200 giờ/tháng trên lãnh thổ núi thấp, núi trung bình. Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh (tháng 8 - 9) và đạt giá trị cực tiểu 69 - 90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau (tháng 1, 2). Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng. Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng hay gặp mưa dầm dề, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào. SVTH: Phaïm Phong Page 10
  11. Thoáng keâ noâng nghieäp Với điều kiện tự nhiên đó, sẽ là điều kiện tốt để trồng cây cao su trên địa bàn. Đưa cây cao su thành cây chủ lực của địa phương. 1.2.2 Tình hình tiêu thụ mũ cao su của tỉnh Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng diện tích cao su toàn tỉnh là 8430 ha, trong đó có 4050 ha đã đưa vào khai thác, năng suất 0,91 tấn/ha. Mặc dù vậy, cao su vẫn chưa phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Nhìn vào bảng 1 cho thấy, cao su không phải là mặt hàng tiêu thụ chủ lực, thậm chí còn không có mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TỈNH TTH Tên hàng ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 Thêu và may Kimônô Bộ 26.757 17.743 15.619 20.104 - Hải sản đông Tấn 405 810 728 792 891 Hải sản khô Tấn 47 55 52 77 - Quặng Zincol Tấn 19.810 16.520 11.609 12.946 6.367 Quặng Imenite Tấn 35.310 55.660 53.332 40.452 31.984 Nguyên liệu hương 1000USD 450 420 459 524 610 Gỗ dăm keo lá tràm Tấn 160.000 129.000 130.422 186.995 183.198 1 2 Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh TTH Được xác định là cây trồng chủ lực nhưng giá trị của cây đóng góp cho đia phương vẫn chưa cao. Đây là mặt còn hạn chế rất lớn khai thác lợi thế tối đa của cây cao su SVTH: Phaïm Phong Page 11
  12. Thoáng keâ noâng nghieäp Chƣơng 2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN 2.1 Tình hình trồng cây công nghiệp lâu năm trên đia bàn Thừa Thiên Huế ngành kinh tế trong điểm vẫn là phát triển du lịch, dịch vụ. Nhưng vài năm trở lại đây đã có các chương trình đưa cây công nghiệp dài ngày vào trồng trên địa bàn. Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhung dần dần địa phương cũng vượt qua và đã đưa cây công nghiệp vào khai thác. Giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, nâng cao đời sống của bà con, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống thấp. Những cây được trồng ở trên địa bàn bao gồm: Chè, Cà phê, Cao su, hồ tiêu, Dừa, Điều, đây là những cây trồng phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới. Không những ở TTH mà còn ở các địa phương khác, những loại cây trồng trên vẫn được coi là cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Ở TTH diện tích trồng cây công nghiệp không ngừng tăng lên theo từng năm, cụ thể là: các loại cây chè, cà phê, hồ tiêu… đều có xu hướng giảm diện tích cây trồng, có việc này là do các loại cây đó không mang lại giá trị kinh tế cao như mong đợi nên mọi người có xu hướng chuyển sang trồng cây cao su. Đơi với cây cao su, diện tích canh tác của nó hằng năm đều tăng lên với tốc độ khoảng 2%/ năm. Nó càng chứng tỏ vai trò quan trọng của cây cao su trên địa bàn, cây cao su tạo ra giá trị kinh tế lớn cho địa phương và cho người dân, hiện nay nó đã trở thành cây chủ lực của địa phương với diện tích lên đến 8430 ha. Nhìn vào bảng 2 ta càng thấy sự áp đảo của cây cao su so với các loại cây khác. BẢNG 2: DIỆN TÍCH TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Đơn vị tính: ha So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 +/- % (+/-) +/- % (+/-) Tổng diện tích 8979.8 9798 9706 818.2 9.11 -92 -1 Chè 20 19 15 -1 -5 -4 -21 Cà phê 701 915 796 214 30.53 -119 -14 Cao su 7884.6 8380 8430 495.4 6.28 50 0.6 Hồ tiêu 241.2 254.4 242 13.2 5.47 -12.4 -4.9 Dừa 122.5 117.1 121.3 -5.4 -5.5 4.2 3.58 Điều 10.5 5 0 -5.5 -53.3 -5 0 Nguồn: Niên giám thông kê Thừa Thiên Huế 2009 SVTH: Phaïm Phong Page 12
  13. Thoáng keâ noâng nghieäp Qua bảng 3, đã thể hiện được sản lượng của các cây công nghiệp trồng trên địa bàn. Với diện tích trồng lớn cây cao su cho sản lượng thu hoach cũng rất nhiều, sản lượng qua các năm không ngừng tăng lên. Với tốc độ tăng 50%/năm, cây cao su chiếm sản lượng lớn nhất trong các loại cây công nghiệp. Bên cạnh cây cao su, cây cà phê cũng cho sản lượng lớn nhưng hiện nay đã có xu hướng giảm đi. Qua đó, càng cho thấy cây cao su vẫn là cây kinh tế chủ lực của địa phương mặc dù là cây trồng được đưa vào khai thác muộn nhất. BẢNG 3: SẢN LƢỢNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Đơn vị tính: tạ/ ha So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 +/- %(+/-) +/- %(+/-) Chè 76 72.2 57 -3.8 -5 -15.2 -21.1 Cà phê 441.95 325.15 269.92 -116.8 -26.5 -55.23 -17 Cao su 1033.6 1080 2691.5 46.4 4.48 1611.5 149 Hồ tiêu 126.4 135.2 158.2 8.8 6.96 23 17 Dừa 830.7 807.2 842.4 -23.5 -3 35.2 4.3 Điều - 0.2 - 0.2 - -0.2 0 Nguồn; Niên giam thống kê Thừa Thiên Huế 2009 Sản lượng mũ cao su tăng lên là do diện tích đưa vào khai thác cũng tăng lên, những năm đầu sản lượng khai thác thấp là vì diện tích đưa vào khai thác còn ít. Những năm về sau không những diện tích trông tăng lên, kéo theo sản lượng cũng tăng lên một cách đáng kể. 2.2 Tình hình cây cao su phân theo vùng địa lý. Thừa Thiên Huế có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó có 5 huyện vùng núi còn lại là đồng bằng. Cây cao su chỉ phát triển được trên các vùng đất gò đồi, do vậy cây cao su ở TTH chỉ tập trung ở 5 huyện vùng núi, chủ yếu là ở huyện Hương trà, Phong điền và Nam đông là những địa phương có diện tích trồng cao su lớn nhất tỉnh. SVTH: Phaïm Phong Page 13
  14. Thoáng keâ noâng nghieäp BẢNG 4:DIỆN TÍCH TRỒNG CAO SU PHÂN THEO HUYỆN Đơn vị tính; ha So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 +/- % (+/-) +/- % (+/-) Tổng 7885 8380 8430 495 6.3 50 0.59 Tp Huế - - - - - - - Huyện Phong Điền 1380 1486 1448 106 7.68 -38 -3 Huyện Quảng Điền - - - - - - - Huyện Hương Trà 2260.8 2273 2271 12.2 0.5 -2 -1 Huyện Phú Vang - - - - - - - Huyện Hương Thủy - - - - - - - Huyện Phú Lộc 522 522 522 0 1 0 1 Huyện Nam Đông 3240.8 3398 3519 157.2 4.85 121 3.56 Huyện A Lưới 481 701 670 220 45.7 -31 -4.5 Nguồn: Niên giám thông kê Thùa Thiên Huế 2009 Phong điền là huyện vùng núi phía bắc của tỉnh, cây cao su mới được đưa vào trồng trên địa phương , nhưng đã phát triển nhanh chóng về diện tich, mặc dù những năm sau này có giảm xuống nhưng không đáng kể. Phong điền vẫn được coi là nơi thích hợp để phát triển cây cao su Hương trà, diện tích chủ yếu là đồi núi, khí hậu và đất đai ở đây cũng rất phù hợp để phát triển cây cao su. Lúc mới đưa cây cao su vào trồng, địa phương gặp không ít khó khăn về kỹ thuật cũng như cây giống. Nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương cũng như nổ lực làm kinh tế của nông dân, diện tích cao su của địa phương không ngừng tăng lên qua từng năm. Một mặt giải quyết công ăn việc làm cho địa phương, mặt khác tạo cho người dân có thu nhập ổn định. Địa phương xác định đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, nên đã có nhiều chính sách để mở rộng diện tích canh tác lên. Và diện tích cao su của địa phương không ngừng tăng lên. SVTH: Phaïm Phong Page 14
  15. Thoáng keâ noâng nghieäp Nam đông, là một huyện vùng núi, cây cao su đã được đưa vào trồng ở địa phương từ rất sớm. Đây là một trong những địa phương có diện tích trồng cao su lớn nhất huyện với 3519 ha. Cây cao su không những tạo ra giá trị kinh tế cho địa phương mà còn cho cả bà con nông dân. Có sự phát triển về diện tích đó cũng một phần nhờ quy hoạch phát triển của địa phương, bên cạnh đó địa phương cung hổ trợ vốn cho những hộ nông dân tham gia trồng cây cao su. Nhờ đó mà diện tích cao su của địa phương không ngừng được mở rông. BẢNG 5: SẢN LƢỢNG MỦ CAO SU PHÂN THEO HUYỆN Đơn vị tính: tạ/ha So sánh Năm Năm Năm 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 % +/- % (+/-) +/- (+/-) Tổng 1034 1080 2691.5 46 4.45 1611.5 149 Tp Huế - - - - - - - Huyện Phong Điền 286 368 786 82 28.67 418 114 Huyện Quảng Điền - - - - - - - Huyện Hương Trà 598 556 1498 -42 -8 942 169 Huyện Phú Vang - - - - - - - Huyện Hương Thủy - - - - - - - Huyện Phú Lộc - - 49.5 - - 49.5 - Huyện Nam Đông 150 156 358 6 1.04 202 129 Huyện A Lưới - - - - - - - Nguồn; Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2009 Sản lượng mũ cao su của toàn tỉnh không ngừng tăng lên, mỗi năm tăng bình quân khoảng 60%, đây là tiến hiệu đáng mừng cho tỉnh nhà, khi sản lượng khai thác tăng sẻ làm cho đóng góp của cây cao su đối với nền kinh tế địa phương tốt hơn. Để có được sự tăng trưởng đó có sự đóng góp của các địa phương trồng cây cao su. SVTH: Phaïm Phong Page 15
  16. Thoáng keâ noâng nghieäp Huyện Hương Trà là một trong những huyện có sản lượng cao su lớn nhất tỉnh, sản lượng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều có năm tăng trên 100%. Để có được sự khai thác có hiệu quả đó là nhờ, diện tích trồng cây cao su đã được vào khai thác một cách triệt để nhất, diện tích trồng mới còn ít hơn so với các địa phương khác. Huyện Nam Đông, Huyện Phong ĐIền đều có chung một lý do như vây. Do diện tích cây cao su được đưa vào khai thác đồng loạt nên làm cho sản lượng tăng lên một cách nhanh chóng. 2.3 Khả năng tạo việc làm thu nhập của cây cao su cho ngƣời lao động Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su, cần thiết phải có một lượng lao động tương đối lớn và phải ổn định lâu dài. Có thể nói, từ khi cây cao su được phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân đã được giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể. Qua kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu lao động bình quân/ha cao su thời kỳ KTCB là 41 công lao động và 142 công lao động trong TKKD; thu nhập bình quân một công lao động từ 80 – 100 nghìn đồng/công. Đặc biệt, trong TKKD, một công lao động cạo mủ có thể lên đến 200 nghìn đồng/công, một số hộ gia đình trả theo tiền mặt cố định, một số hộ còn lại trả theo % khối lượng sản phẩm thu được. Theo bác Đỗ Xuân ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thì con số này thường là 25% số mủ thu hoạch được trong ngày. Lao động tham gia trong hoạt động sản xuất cao su của các hộ gia đình chủ yếu là lao động sẵn có trong gia đình, một số hộ có diện tích lớn hoặc không có lao động gia đình thì phải thuê lao động trong địa phương. Theo tính toán cho thấy, thu nhập bình quân/ha/năm của một hộ gia đình trồng cao su có thể lên đến 25 – 32 triệu đồng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) rất cao, 31 – 38%. Riêng huyện Nam Đông, thu nhập bình quân/ha/năm và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ khá thấp, tương ứng là 4,9 triệu và 18%. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng cao su là cây không có hiệu quả ở Nam Đông. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do năm 2006, huyện Nam Đông đã chịu sự tàn phá của bão, dẫn đến sản lượng cao su thấp, nhiều hộ gia đình mất trắng, thu nhập gần như bằng không. Như vậy, có thể nói cây cao su là một loại cây có khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông SVTH: Phaïm Phong Page 16
  17. Thoáng keâ noâng nghieäp dân. Chính đặc điểm này của cây cao su đã tạo điều kiện thuận lợi để loại cây này có thể phát triển nhanh và ổn định trên địa bàn tỉnh. BẢNG 6: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU CỦA TỈNH (tính bình quân trên 1 ha) Chỉ tiêu ĐVT Phong Điền Hƣơng Trà Nam Đông Chung 1. Số lượng công bình 51,5 91,7 Công 133,5 90 quân/ha - Thời kỳ KTCB Công 72 25 26 41 - TKKD Công 195 155 77 142,3 2. Thời gian thu hồi vốn Năm 9 10 10 10 - IRR % 38 31 18 27 - NPV năm thứ 13 1000 203.146,70 159.922,13 30.615,77 104.097,03 (2009) đồng - Thu nhập bình 1000 32.795,36 25.817,32 4.942,51 16.805,09 quân/ha đồng - TNBQ/ha theo pp 1000 41.000,59 37.575,46 12.648,04 22.273,26 hạch toán đồng Nguồn; Sở công thương tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 SVTH: Phaïm Phong Page 17
  18. Thoáng keâ noâng nghieäp Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN. 3.1 Nâng cao chất lƣợng cây cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Như đã phân tích từ trước, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng mủ thấp là do người nông dân không tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cao su; gian lận trong khâu bảo quản. Vì vậy để nâng cao chất lượng mủ cần thiết phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến các khâu này. Cụ thể như sau: Công tác giống Như trên đã phân tích, cao su trên địa bàn tỉnh TTH được trồng chủ yếu dưới sự đầu tư của các dự án và giống cao su được nhập về chủ yếu từ viện nghiên cứu cao su vì vậy chất lượng giống luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, do phải vận chuyển xa nên khi cây giống đến được với người nông dân, chất lượng cũng giảm đi. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển lớn đẩy giá thành của cây giống lên cao. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần nhanh chóng thành lập vườn ươm, cung cấp giống tại chỗ cho người nông dân. Nâng cao trình độ kỹ thuật và ý thức tự giác của người nông dân Hầu hết tất cả những hộ gia đình tham gia trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su. Vì vậy, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân là rất cần thiết. Để làm được điều này, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các công ty chế biến và xuất khẩu cũng là thành phần không thể thiếu. Mặc dù trong những năm qua, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su; ngoài ra hàng năm các tổ chức này còn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cạo mủ. Tuy nhiên, đa số người nông dân vẫn chưa nắm được hoặc đã nắm được nhưng người nông dân vẫn không áp dụng các kiến thức này vào sản xuất. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát địa phương, kiểm tra và hướng dẫn tận tình cho người dân. Đồng thời, đối các hộ thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, SVTH: Phaïm Phong Page 18
  19. Thoáng keâ noâng nghieäp các công ty chế biến và xuất khẩu cao su phải có chính sách giá hợp lý để người nông dân thấy rằng việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật là có lợi cho bản thân họ. Một khi có sự đầu tư vật tư của nhà thu gom, nắm bắt được quy trình kỹ thuật và nhận thức được việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại nguồn lợi cho bản thân thì người nông dân sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, hiện tượng gian lận trong kinh doanh cũng chấm dứt. Có chính sách cho vay hợp lý Trồng cao su đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết người nông dân đều là những người nghèo, thiếu vốn; nhà thu gom chỉ đầu tư cho người nông dân khi cây cao su đã vào cuối thời kỳ KTCB hoặc đã vào TKKD. Vì vậy, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư cho sản xuất cao su. Nguồn vốn vay chủ yếu của người nông dân là thông qua dự án và Ngân hàng NN&PTNT. Trong những năm đầu (từ năm 1 đến năm 3), mọi chi phí sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào các khoản vay của người nông dân mà dự án là người đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, những năm sau khi dự án kết thúc, khi tiến hành vay vốn, người nông dân thường gặp phải vấn đề vốn được giải ngân chậm và thủ tục phiền hà. Để giải quyết vấn để này cần: - Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng cho người dân, tạo điều kiện để người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ. - Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ để người nông dân giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết và chi phí đi lại. Những trường hợp đặc biệt, Ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng cho người nông dân những thủ tục phải hoàn thành và giải quyết nhanh chóng để họ được vay vốn. 3.2 Quy hoạch phát triển cây cao su. - Cần quy hoạch diện tích trồng cao su tập trung lại thành các đồn điền cao su, không nên để phân tán rãi rác. Như vậy việc quản lý sẽ hiệu quả hơn và các biện pháp hổ trợ cũng nhanh chóng phát huy hiệu quả - Xây dựng được cở sở ươm trồng cây giống để chủ động hơn trong khâu mỏ rộng diện tich, cũng như tái thiết sản xuất. SVTH: Phaïm Phong Page 19
  20. Thoáng keâ noâng nghieäp PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu cũng như phân tích thực trạng cây cao su trên địa bàn tỉnh, tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn cũng có nhiều mặt đạt được. Diện tích trồng cao su không ngừng tăng lên theo từng năm, đây là một tín hiệu mùng cho nền kinh địa phương. Từ khi đưa cây cao su vào trồng, đời sống của bà con nông dân cũng được cải thiện, giảm tỷ lệ đói nghèo. Và tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con nông dân. Bên cạnh những mặt đạt được đó, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Diện tích trồng cao su còn phân tán nên việc phát triển cũng như quá trình thu mua sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Các chính sách hổ trợ bà con trồng cây cao su vẫn thực hiện chưa được hiệu quả, tình trạng thiếu vốn luôn luôn diễn ra làm cho quá trình sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Đối với nhà nước - Nhà nước cần hổ trợ nguồn vốn kịp thời cho bà con sản xuất, tạo tâm lý tin tưởng của bà con, để bà con yên tâm sản xuất - Nhà nước phải đảm bảo cho nông dân trong chính sách thu mua, không để thương lái ép giá nông dân 3.2 2 Đối với địa phương - Thương xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức giúp bà con hiểu rõ hơn về cây cao su để trồng và chăm sóc được hiệu quả hơn - Tổ chức các kênh thu mua sản phẩm một cách hợp lý, để bà con thuận tiện trong quá trình thu gom sản phẩm. SVTH: Phaïm Phong Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2