intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

2.026
lượt xem
322
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist nhằm trình bày các nội dung chính: giới thiệu chung về Công ty dịch vụ Lữ Hành Saigontourist, những dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển. Phân tích môi trường bên ngoài, phân tích chiến lược phát triển công ty và đánh giá chiến lược của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU CHIẾN LUỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CTY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST  GVHD : NGUYỄN THANH LONG  LỚP : B212QT2A  NHÓM :15 – DTH 1. MAI THỊ THÙY DƯƠNG 2. LÊ HOÀNG MẠNH ĐỨC 3. PHAN TẤN TUYẾN 4. VŨ ĐỨC HẠNH 
  2. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, du lịch đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của con người. Từ những người có thu nhập thấp hay đến những người có thu nhập cao trong xã hội đều có nhu cầu được tận hưởng những phút giây thoải mái bên gia đình sau những tháng ngày bận rộn với công việc, hoặc để thỏa lòng đam mê khám phá thiên nhiên đó đây. Theo đánh giá của các nhà chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nền nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải.Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn. Nắm được tầm quan trọng của ngành du lịch trong thời đại hiện nay nên chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình phát triển ngày một cao bằng cách từ năm 2012 đầu tư vào ngành du lịch mỗi năm là 50 tỷ đồng. Chính vì những điều này mà hiện nay có rất nhiều công ty du lịch mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho xã hội.Một trong số đó là Công ty Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist (Gọi tắt là Saigontourist). Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm... Để có được thành tựu như hiện nay, Saigontourist đã phải xây dựng các chiến lược quan trọng, phù hợp với thời điểm, thị trường và nền kinh tế trong và ngoài nước.Song song đó là việc nắm bắt các yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp để thấy rõ điểm yếu và điểm mạnh nhằm phát huy tối đa các thế mạnh của mình cũng như việc hạn chế những rủi ro một cách thấp nhất. Để hiểu rõ hơn về Saigontourist cũng như các chiến lược mà công ty đang thực hiện, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của Cty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist” NHÓM: 15 – DTH Trang 2
  3. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG PHỤ LỤC PHẦN I: Giới thiệu chung về Công ty DV Lữ Hành Saigontourist ............................ 4 1. Tổng quan .................................................................................................................. 4 2. Những dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển............................................. 6 3. Tầm nhìn ...................................................................................................................... 4. Sứ mạng ..................................................................................................................... 7 5. Mục tiêu ..................................................................................................................... 8 6. Triết lý kinh doanh ..................................................................................................... 8 PHẦN II: Phân tích môi trường bên ngoài................................................................... 9 A. Môi trường vĩ mô ....................................................................................................... 9 1. Môi trường kinh tế ................................................................................................ 9 2. Môi trường chính trị - pháp luật ............................................................................ 9 3. Môi trường văn hóa - xã hội ................................................................................ 10 4. Môi trường kỹ thuật - công nghệ ......................................................................... 11 5. Môi trường tự nhiên ............................................................................................ 11 B. Môi trường vi mô ..................................................................................................... 12 1. Đối thủ cạnh tranh............................................................................................... 12 2. Sức ép từ nhà cung cấp ....................................................................................... 13 3. Sức ép từ sản phẩm thay thế ................................................................................ 14 4. Khách hàng ......................................................................................................... 14 PHẦN III: Phân tích chiến lược phát triển của công ty ............................................. 15 1. Chiến lược đang thực hiện ........................................................................................ 15 2. Phân tích kết quả kinh doanh và hiệu quả thực hiện .................................................. 17 PHẦN IV: Đánh giá chiến lược của công ty ............................................................... 25 1. Điểm mạnh ............................................................................................................... 25 2. Điểm yếu .................................................................................................................. 26 3. Cơ hội ...................................................................................................................... 27 4. Thách thức ............................................................................................................... 28 PHẦN V: Đề xuất giải pháp ........................................................................................ 30 NHÓM: 15 – DTH Trang 3
  4. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CTY DV LỮ HÀNH SAIGONTOURIST 1. Tổng quan a. Giới thiệu công ty: Tên Doanh Nghiệp : Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên Tên Tiếng Anh : Saigontourist Holding Company Tên Viết Tắt : Saigontourist Logo : Giấy Phép Thành Lập : Quyết định thành lập số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30/03/1999 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh Đăng Ký Kinh Doanh : Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 04.06.1999 Vốn Tổng Công Ty : 3.403.835.000.000 đồng Trụ sở chính: : 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email : saigontourist@sgtourist.com.vn Website : www.saigon-tourist.com Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt. Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm... Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước. Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt NHÓM: 15 – DTH Trang 4
  5. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ... thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, MICE, du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist sẽ tích cực phát triển các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á b. Sơ đồ tổ chức: Ô. NGUYỄN HUYÊN Uỷ viên HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ B. PHAN BẠCH MAI Uỷ viên Ô. NGUYỄN VĂN HOÀNG Ô. NGUYỄN HỮU THỌ Ô. HỒ DUY HÙNG Chủ tịch HĐQT Phó Chủ tịch HĐQT Uỷ viên Ô. DƯƠNG HỒNG VIỆT Uỷ viên Ô. VÕ ANH TÀI Uỷ viên BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Ô. NGUYỄN HỮU THỌ Tổng Giám Đốc Ô. NGUYỄN HUYÊN Ô. TRẦN HÙNG VIỆT Ô. LÊ NGỌC CƠ P. Tổng Giám Đốc P. Tổng Giám Đốc P. Tổng Giám Đốc NHÓM: 15 – DTH Trang 5
  6. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG 2. Những dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển. Năm 1975: Thành lập Phòng Hướng dẫn Du lịch, trực thuộc Công ty Du lịch TP HCM, tập trung phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. Đây chính là tiền thân của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist ngày nay. Năm 1988: Tổ chức thành công chương trình du lịch nước ngoài đầu tiên tại Campuchia, Đức và Pháp. Năm 1990: Phòng Hướng dẫn Du lịch đổi tên thành Trung tâm Điều hành Du lịch, trực thuộc Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Mảng kinh doanh chủ yếu trong thời kỳ này là du lịch quốc tế. Năm 1991: Triển khai chương trình du lịch đầu tiên dành cho du khách tàu biển quốc tế. Năm 1992: Đẩy mạnh phát triển các tour du lịch đa dạng và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường đi du lịch nước ngoài. Chính thức thành lập Phòng Du lịch nước ngoài. Năm 1993: Thành lập Văn phòng chi nhánh Saigontourist tại Đà Nẵng. Năm 1996: Bắt đầu tổ chức các tour du lịch Phú Quốc cho du khách tàu biển theo hình thức định tuyến. Năm 1999: Trung tâm Điều hành Du lịch chính thức đổi tên thành Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Tổ chức tour du lịch Việt Nam (TP HCM, Hạ Long, Côn Đảo, Phú Quốc) cho du khách tàu biển theo hình thức định tuyến, đón tàu biển 5 sao với số lượng du khách đông nhất (2.605 khách). Công ty lữ hành đầu tiên được Tổng cục Du lịch xếp hạng đứng đầu TopTen Lữ hành quốc tế tại Việt Nam. Năm 2000: Công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam đón hơn 100.000 du khách tàu biển quốc tế. Năm 2001: Vinh dự được UBND TP HCM xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước Hạng 1. Năm 2002: Công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 9001-2000 về Quản lý chất lượng. Năm 2003: Chính thức là thành viên của Câu lạc bộ Du lịch MICE Việt Nam. Tổ chức tour du lịch đường sông Mekong giữa TP HCM và TP Phnom Penh bằng du thuyền. Năm 2004: Công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tài trợ và tổ chức hàng năm chương trình “Thắp sáng niềm tin” với các tour du lịch biển, sách nói du lịch dành cho học sinh khiếm thị tại TP HCM. Công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tham gia tổ chức thành công cuộc Đua thuyền buồm quốc tế Regatta Hong Kong – Nha Trang. Năm 2005: Tổ chức thành công tour du lịch nội địa (tour Phan Thiết) với số khách đông nhất (6.000 khách). Công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam phát triển thương hiệu Premium Travel dành cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch cao cấp trong và ngoài nước.Công NHÓM: 15 – DTH Trang 6
  7. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tặng toàn bộ phí bảo hiểm du lịch nước ngoài cho du khách. Năm 2006: Triển khai chương trình MICE đặc biệt tại Nha Trang cho đoàn 180 khách Nga đến Việt Nam bằng chuyên cơ riêng. Chính thức cung cấp dịch vụ lữ hành và đại lý hàng hải cho các hãng tàu hàng đầu thế giới, trong đó có hãng tàu biển Costa Crociere S.p.A và Star Cruises. Là nhà cung cấp dịch vụ lữ hành chính thức, góp phần tổ chức thành công cho phái đoàn gồm hơn 80 doanh nghiệp đầu ngành tham gia chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch của UBND TP HCM tại thị trường Bắc Mỹ. Tổ chức chương trình tham quan cho đoàn phu nhân, phu quân Bộ trưởng và đoàn đại biểu tham dự Hội nghị APEC tại TP HCM. Tiên phong xây dựng, quản lý các trang web chuyên đề du lịch theo mùa và phát triển thành các thương hiệu điện tử www.dulichhe.com, www.dulichthu-dong.com, www.dulichtet.com và www.dulichkhuyenmai.com Tham gia tổ chức thành công cuộc Đua thuyền buồm quốc tế Regatta Hong Kong – Nha Trang lần thứ 2. Năm 2007: Công ty duy nhất tại Việt Nam tặng toàn bộ phí bảo hiểm du lịch nước ngoài của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Hoa Kỳ AIG. Công ty duy nhất tại Việt Nam triển khai chương trình MICE đặc biệt đến Malaysia – Singapore bằng du thuyền 5 sao Super Star Gemini theo phương thức kết hợp cruise – fly (tàu biển và hàng không). Công ty duy nhất triển khai chương trình ‘Một hải trình 5 điểm đến Hồng Kông – Philippines – Malaysia – Brunei – Singapore ‘ bằng du thuyền 5 sao Costa Allegra. Công ty đầu tiên xây dựng blog du lịch miễn phí dành cho người Việt Nam trong và ngoài nước www.blogdulich.com Đón tàu biển SuperStar Libra lần đầu tiên đến Việt Nam Tổ chức thành công hội nghị tàu biên quốc tế lần thứ nhất tại Hạ Long, Việt Nam Tổ chức chương trình ‘Đón mừng năm mới’ lần đầu tiên trên tàu FTV vào ngày 31/12/2007. Năm 2008: Mở rộng, phát triển mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc. Tổ chức thành công tour xuyên Việt bằng xe đạp và kết hợp làm từ thiện cho đoàn khách Canada. Tham gia phục vụ chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh của Ngoại trưởng Đức. Tổ chức thành công đoàn MICE 131 khách Pháp tại Hội An. Tổ chức thành công tour xuyên Việt cho đoàn chính khách Áo. Tổ chức tour MICE cho đoàn chính khách Nga đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam kết hợp tham quan TP HCM và Phan Thiết. Tổ chức thành công đoàn MICE 200 khách tại Thái Lan. 3. Tầm nhìn Saigontourist sẽ phát triển thành tập đoàn kinh tế du lịch mạnh, bền vững, phát triển nhượng quyền thương hiệu; gia tăng năng lực cạnh tranh và chi phối thị trường trong nước, thương hiệu hội nhập sâu rộng khu vực và toàn cầu. 4. Sứ mạng NHÓM: 15 – DTH Trang 7
  8. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG Cam kết nỗ lực mang lại những giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng xã hội 5. Mục tiêu Tập trung đẩy mạnh kinh doanh đa dạng về thị trường, khách hàng, sản phẩm và dịch vụ trong cả 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch trong nước, du lịch nước ngoài; hướng tới vị trí trở thành một trong những thương hiệu lữ hành hàng đầu khu vực và quốc tế. 6. Triết lý kinh doanh “HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LUÔN HƯỚNG ĐẾN KHÁCH HÀNG, NHÂN VIÊN VÀ CỘNG ĐỒNG” Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Lữ hành Saigontourist hơn 35 năm qua là chuỗi chu trình tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng xã hội. Việc không ngừng cải tiến áp dụng các tiêu chuẩn quản lý mới, sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, dựa trên đồng thuận tập thể, xác định rõ sứ mệnh doanh nghiệp với cộng đồng xã hội… đã góp phần tạo lập văn hoá kinh doanh, văn hóa thương hiệu Saigontourist. Chính vì vậy, Công ty luôn xác định rõ:  Hướng đến kinh doanh: Tập trung vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững.  Hướng đến khách hàng: Phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất. Mang đến cho du khách những giá trị cộng thêm thông qua những trải nghiệm thú vị. Duy trì quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng hiện có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng.  Hướng đến nhân viên: Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Trân trọng với từng anh chị cán bộ nhân viên cũng chính truyền thống văn hóa Saigontourist. Công ty luôn chú trọng triển khai công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ tận tâm phục vụ khách hàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, xây dựng không gian làm việc đoàn kết, thân thiện để từng cá nhân xem tập thể như mái nhà thứ hai của mình, một lòng bảo vệ và phát triển thương hiệu Lữ hành. Thông qua đó, mức thu nhập của từng cá nhân không ngừng được cải thiện.  Hướng đến cộng đồng: Bên cạnh mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, Saigontourist luôn hướng đến lợi ích thiết thực của cộng đồng xã hội. Phát triển sản phẩm và NHÓM: 15 – DTH Trang 8
  9. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện môi trường thiên nhiên, phù hợp văn hóa bản địa, xây dựng mối quan hệ bền chặt với cộng đồng thông qua các chương trình từ thiện, tài trợ đa dạng và thiết thực nhất. PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI A. Môi trường vĩ mô: 1. Môi trường kinh tế. Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trường vĩ mô. Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của nhu cầu thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vấn đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới cầu du lịch. Saigontourist đang thu hút các dòng khách trong và ngoài nước, trong đó có dòng khách quốc tế trung lưu, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Mice) ngày càng đông. Ước tính trong 6 tháng dầu năm 2011, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đạt doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5.320 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện tượng lạm phát làm giá cả tăng cao cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến lượng khách du lịch trong nước.Bên cạnh đó là việc thanh toán bằng ngoại tệ của công tư đối với các dịch vụ phòng phần nào gây khó khăn cho công ty trong những giai đoạn tỷ giá có nhiều biến động bất thường. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả nhửng thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, doanh nghiệp [hải theo dỏi, phân tích, dự báo biến động của những yếu tố về thị trường du lịch, về nguồn khách... để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhắm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đang phục hồi cùng với nền kinh tế Thế giới. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch VIệt Nam đang phát triển mạnh, là ngành được đầu tư mũi nhọn. 2. Môi trường chính trị - Pháp luật. Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ tuốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách của Nhà nước, hệ thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp, luật đầu tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật môi trường...), văn bản quy phạm NHÓM: 15 – DTH Trang 9
  10. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG pháp luật du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung ương và địa phương, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội, quan hệ quốc tế. Việt Nam đã tạo dựng được hình ảnh là một đất nước có nền chính trị ổn định và an toàn, từ đó tạo được niềm tin cho du khách ngoại quốc tìm đến với du lịch Việt Nam. Đó là một lợi thế rất lớn cho du lịch Việt Nam. Về vần đề Luật Pháp. Một trong những sự kiện đáng lưu ý đầu tiên đó là một số sửa đổi của luật đầu tư, các dự án dưới 15 tỷ không cần làm thủ tục đăng ký đầu tư. Sự thay đổi này giúp các nhà đầu tư nước ngoài không còn lo ngại về sự hạn chế bởi 1 loại hình doanh nghiệp. Đồng thời không còn phân biệt quốc tịch, các lĩnh vực kinh doanh, khi xảy ra tranh chấp có quyền sử dụng trọng tài quốc tế để can thiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế: các thủ tục thẩm định, đánh giá tác động môi trường giữa luật đầu tư và luật môi trướng có những điểm không thống nhất, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Cùng với các khó khăn, rắc rối trong thủ tục hành chính: một dự án đầu tư du lịch cấp tỉnh ( có xây dựng công trình) nhà đầu tư phải liên hệ với cơ quan Nhà nước 38 lần, cung cấp 67 loại giấy tờ (trong đó có 10 loại giấy tờ trùng nhau), thời gian trung bình là 451 ngày. Đó là những điểm còn vướng mắc trong các điều luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, mứa thế, quy định giao dịch ngoại hối và một số thủ tục hành chính đối với du khách người nước ngoài hư các thủ tục xuất nhập cảnh, cơ chế hai giá đối với người nước ngoài...cuĩng phần nào tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch. 3. Môi trường văn hóa – xã hội. Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trường văn hóa – xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen cư xử của khách hàng toàn thị trường. Văn hóa ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp. Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cực làm việc. Qua đó, họ cần có thời gian để thư giãn (giảm stress) bằng cách đi du lịch. Do giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá, thích thể hiện cá tính của mình nên sự quan tâm hàng đầu của họ là những sự phiêu lưu mạo hiểm để khám phá thế giới bên ngoài. Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của Saigontourist luôn được thực hiện trên cơ sở vì cộng đồng, thân thiện với môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng đối với NHÓM: 15 – DTH Trang 10
  11. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG hoạt động phát triển của Công ty. Hoạt động từ thiện xã hội chăm lo cho cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hóa Saigontourist. 4. Môi trường kỹ thuật – công nghệ. Saigontourist là một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị. Website Saigontourist ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng toàn cầu Hotel Bank và các mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách truy cập, chào bán các sản phẩm, dịch vụ của Saigontourist, cung cấp thông tin, tham gia kết nối với cityweb, traveltovietnam.com... Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng toàn diện hơn, đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin... Ảnh hưởng của môi trường này đến doanh nghiệp du lịch chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất như là các phương tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương thức liên lạc... Điều này giúp cho Saigontourist phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn. 5. Môi trường tự nhiên. Phân tích môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí, địa hình, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, động thực vật, ngtíhc uồn nước, sự khan hiếm trong một số nguyên liệu, tăng giá năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. a) Vị trí địa lý. Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương.Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Saigontourist dễ dàng mở rộng hoạt động với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các tour du lịch trên đường bộ, đường thủy và đường hàng không. b) Khí hậu. Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm lớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao:  Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm  Độ ẩm không khí trên dưới 80%  Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C NHÓM: 15 – DTH Trang 11
  12. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG  Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm  Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2 Những đặc điểm khí hậu nhiệt đới, cùng với đường bờ biển dài và nhiều bãi biển đẹp là lợi thế khai thác các tour du lịch biển cho Saigontourist. Tuy nhiên cũng có những mặt khó khăn về khí hậu: đó là ảnh hưởng từ các đợt gió mùa, và các đợt bão nhiệt đới (trung bình từ 6-10 cơn bão mỗi năm) cũng gây những khó khăn về việc khai thác du lịch theo mùa. c) Môi trường. Tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra trầm trọng tại nhiều vùng trên cả nước, đang được xem là báo động. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đáng chú ý nhất đối với ba khu vực: khu công nghiệp, khu đô thị hóa mạnh và khu vực còn tồn dư của hậu quả chiến tranh. Những khu vực phát triển mạnh về công nghiệp cũng như đô thị hóa đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường có thể kể là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển du lịch. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mức báo động. Với nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp nên chủ động tìm cách giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh, an toan cho con người trong doanh nghiệp hoạt động tích cực, đem lại hiệu quả cao. Việc phân tích này không những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối với các doanh nghiệp du lịch. Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mặt:  Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.  Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.  Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa. Trong môi trường như vậy thì chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch mạo hiểm của công tu Saigontourist hết sức thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm khai thác tốt ác điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên.Rên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệt góp phần phát triển các yếu tố cạnh tranh của môi trường tự nhiên. B. Môi trường vi mô: 1. Đối thủ cạnh tranh. Luôn là những người đồng hành cũng doanh ghiệp và cũng là những người đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào.Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Saigontourist vẫn đạt được mức NHÓM: 15 – DTH Trang 12
  13. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG tăng trưởng cao, dù rằng không phải phần lớn doanh thu là từ lĩnh vực du lịch và khách sạn. Các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lịch, chất lượng như thế nào?Chương trình tour hấp dẫn hay không? Giá cả thế nào để có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng? Và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng hấp dẫn đến mức độ nào? Mục tiêu của Saigontourist trong quá trình cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện ở 2 điểm: thứ nhất, phải thắng trên sân nhà, thứ hai, thương hiệu Saigontourist xuất hiện và được khẳng định tại các nước trong khu vực và trên thế giới trên nền tảng công nghệ Việt Nam, công nghệ Saigontourist. 2. Sức ép từ các nhà cung cấp. Là các tổ chức, cá nhân được xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tất cả những ngươi tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong du lịch và ngoài du lịch (bao gồm cả các hãng nghiên cứu quảng cáo, nhà in, cơ sở giáo dục và đào tạo, tư vấn độc lập...) đều được coi là nhà cung ứng của doanh nghiệp du lịch. VIệc phân tích này phải chỉ ra được số lượng, chất lượng, tầm quan trọng của các nhà cung ứng (số lượng, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, mối quan hệ) với doanh nghiệp.Việc phân tích các nhà cung ứng phải thiết thực và có liên hệ chặt chẽ với từng laoị doanh nghiệp du lịch. VD: Nhà cung ứng chính của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng khác với nhà cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Nhà cung ứng chính của doanh nghiệp kinh doanh lư hành lại là các nhà kinh doanh khách san, nhà hàng, vận chuyển, điểm du lịch... Khi phân tích nhà cung ứng, cần liệt kê các nhà cung ứng theo thứ tự quan trọng đối với sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, trong mổi cũng loại dịch vụ lại liệt kê cụ thể từng nhà cung ứng với các tiêu chí chất lượng dịch vụ, hàng hóa, giá cả, độ tin cậy, mối quan hệ, quyền mặc cả cao hay thấp. Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ ành trước hết phải liệt kê lạoi hình của các nhà cung ứng như vận chuyển, lưu trú, giải trí, tham quan, dịch vụ công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế... Sau đó liệt kê phân tích từng nhà cung ứng của mỗi loại hình dịch vụ và đưa vào danh sách lựa chọn của doanh nghiệp. Nhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã đặt trước. Tuy nhiên công tác đối với nhà quản lý doanh nghiệp dịch vụ là phải tìm hiểu, lựa chọn nhà cung cấp xem nhà cung cấp nào đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp mình như số lượng, thời gian, chất lượng, giá cả. Vì thế Công ty chịu sức ép lớn về nhà cung cấp. Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính an toàn là chủ yếu, cho nên các dụng cụ du lich đi kèm phải tốt, chất lượng cao. Do đó, giá cả NHÓM: 15 – DTH Trang 13
  14. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG cũng tương đối cao. Tuy chịu sức ép lớn về nha cung cấp nhưng bởi công ty SAigontourist là công ty lữ hành dẫn đầu ở VN nên công ty có thể đàm phán với các nhà cung cấp dụng cụ du lịch (do công ty có thể mua số lượng lớn) Đây là lợi thế của lĩnh vực mới mà công ty mới hoạt động.Các dụng cụ cho Du lịch mạo hiểm hầu hết được nhập từ nước ngoài bởi trong nước chưa có cơ sở sản xuất.Nhưng hai nhà cung cấp mà công ty chuẩn bị liên hệ đều ở trong nước.Điều này có thể làm giá của các dụng cụ này bị nâng cao (do trải qua nhiều quá trình trung gian).Vì nhà cung cấp trong nước nhập khẩu hàng từ nước ngoài nên khả năng đa dạng hóa sản phẩm của họ rất thấp.Yếu tố này gây khó khăn cho lĩnh vực mới của công ty. Do đó, trong dài hạn, công ty nên tìm kiếm, iên hệ với nhiều nhà cung cấp hơn nữa. Nhờ vào tài chính mạnh mẽ của mình, công ty có thể sử dụng chiến lược hòa nhập để giảm áp lực từ nhà cung cấp, nhập dụng cụ du lịch trực tiếp từ nước ngoài, không qua trung gian. 3. Sức ép từ các sản phẩm thay thế. Trong tương lai sản phẩm thay thế của Saigontourist sẽ có xu hướng gia tăng. Với nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiệp lữ hành khác tiến hành như: các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm... sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với sản phẩm du lịch hiện thời của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải nghiên cức, triển khai các loại sản phẩm mới của mình. Đồng thời tích cực nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm đang lưu hành . 4. Khách hàng. Là người sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp.Đây là yếu tố quyết định dễ nhận thấp cơ hội cho doanh nghiệp du lịch.Khi phân tích khách du lịch phải làm rõ số lượng khách du lịch hiện tại. Từ đâu tới, cơ cấu khách hàng xếp theo các tiêu chí: động cơ và mục đích của chuyến đi, phương tiện vận chuyển, độ tuổi, giới tính, quốc gia, địa phương. Loại chương trình du lịch nào khách hàng thường mua.Họ ở đâu. Mua theo hình thức nào, Mua khi nào. Đi du lịch vào thời gian nào, yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định, các lợi ích nào mà khách du lịch tìm kiếm. Khi phân tích thị trường khách du lịch, các câu hõi thường trực mà chúng ta phải trả lời: ai, bao nhiêu, cái gì, ở đâu, bao giờ, thế nào, tại sao? Chính vì vậy, để đảm bảo đầu ra được thường xuyên thì doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa chọn các mặt hàng, phương thức bán hàng, phương thức phục vụ, các cách thức thanh toán để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của “thượng đế” mà mình đang phục vụ. Nhà nghiên cứu quản trị học nổi tiếng ng Mỹ Peter Druckler đã nói “Mục tiêu duy nhất đúng của doanh nghiệp là khách hàng”. Mọi kế hoạch và hành động của công ty Saigontourist phải tập trung phục vụ khách hàng chu đáo. Đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt NHÓM: 15 – DTH Trang 14
  15. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG nhất, đáng tin cậy và được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện có, đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng. PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 1. Chiến lược phát triển đang thực hiện (giai đoạn 2010 – 2020): Trong giai đoạn 2010 - 2020, chiến lược phát triển tổng quát của Saigontourist là “Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập” gồm 4 nhóm giải pháp, 6 chương trình, 7 nhiệm vụ trọng tâm, riêng giai đoạn 2010 – 2015 là chiến lược “Thương hiệu – Hội nhập – Phát triển”gồm 8 giải pháp, 8 chương trình trọng tâm và 5 biện pháp kiểm soát. Qua tìm hiểu, nhóm chia thành06 nhóm chiến lược chính sau: a. Chiến lược Marketing – xây dựng thương hiệu Xây dựng Saigontourist thành doanh nghiệp kinh tế du lịch lớn mạnh hàng đầu Việt Nam và khu vực trên các lĩnh vực lưu trú - lữ hành - ẩm thực và các dịch vụ du lịch khác; đảm bảo tốc độ phát triển từ 10-12% hàng năm. Tập trung xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu Saigontourist với quy mô hệ thống rộng khắp trên cả nước; đưa thương hiệu gần gũi với cộng đồng thông qua các chương trình từ thiện, xã hội và các chương trình bảo vệ môi trường xanh, mô hình khách sạn xanh. Thực hiện lộ trình xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu, củng cố thương hiệu nhằm chuẩn bị cho thời kỳ mới hội nhập sâu rộng khu vực và quốc tế. Nâng cao tính chuyên nghiệp các hoạt động quảng bá tiếp thị, xây dựng thương hiệu Saigontourist trong và ngoài nước thông qua các hình thức truyền thống và hiện đại; tham gia các chương trình sự kiện, lễ hội lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; liên kết chặt chẽ với giới truyền thông, các đối tác lớn trong và ngoài nước thực hiện các chương trình quảng bá chuyên sâu. b. Chiến lược đa dạng hoá – nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ – bảo vệ môi trường: Cung ứng các dòng sản phẩm, dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, đồng bộ, với triết lý kinh doanh “triển khai dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho cả cộng đồng”.Giảm bớt sự cách biệt chất lượng dịch vụ, tiến đến thống nhất tiêu chuẩn phong cách phục vụ giữa các tuyến điểm du lịch, quốc tế hóa các sản phẩm du lịch. Chú trọng xây dựng các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với điều kiện tự nhiên, sinh thái, du lịch biển, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, truyền thống văn hóa - lịch sử và di sản văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, phù hợp từng thị trường và đối tượng khách hàng nhằm tăng ngày lưu trú, tăng chi tiêu của khách; phát triển du lịch xanh kết NHÓM: 15 – DTH Trang 15
  16. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG hợp bảo vệ thiên nhiên môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Bảo vệ môi trường, vừa là cam kết chất lượng đối với khách hàng vừa là đạo lý trong kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, định chuẩn thương hiệu Saigontourist. c. Chiến lược đầu tư: Tập trung đầu tư cho lưu trú, lữ hành, ẩm thực, vui chơi, giải trí, thông qua việc đầu tư nâng cấp, đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng các cơ sở hiện có và xây dựng phát triển các cơ sở mới. Cân đối giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại bắt kịp trình độ của khu vực, tập trung vào các dự án, công trình trọng điểm, thu hồi vốn nhanh, tạo được thế cạnh tranh. Tiến hành thoái vốn tại một số danh mục tài chính-ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân Hồ Chí Minh, nhằm tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực chuyên doanh. Chú trọng vào các công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có thế mạnh, tiềm năng phát triển lâu dài, bền vững; khẩn trương xây dựng đưa các dự án, công trình vào hoạt động đúng tiến độ, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả đầu tư. Một số dự án trọng điểm sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2020: +Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng khách sạn Majestic (1910 tỷ đồng); Cải tạo nâng cấp Khách sạn 5 sao Continental (1059 tỷ đồng); Khách sạn 5 sao Sài Gòn – Gemadept (3000 tỷ đồng); Khu phức hợp khách sạn Kim Đô (2483 tỷ đồng); Khu Dịch vụ TDTT và Triển Lãm hàng Xuất khẩu Việt Nam tại Rạch Chiếc (615.25 tỷ đồng); Tổ hợp công trình du lịch khách sạn tại Thủ Thiêm (17190 tỷ đồng); Phố đi bộ có khai thác tầng hầm (2045 tỷ đồng); Trung tâm hội chợ triển lảm quận 7 (3839.1 tỷ đồng)… + Tại các địa phương: Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long; Khách sạn Sài Gòn - Ban Mê (Đắc Lắc); Khách sạn Sài Gòn - Đông Hà; Khách sạn Sài Gòn – Rạch Giá; Khu du lịch Sài Gòn-Cam Ranh; Khu Du lịch Sinh thái Đảo Phú Quốc… + Đầu tư nước ngoài: thành lập Công ty xúc tiến thực hiện các dự án mua KS tại nước ngoài gồm 01 khách sạn quy mô 252 phòng tại thành phố San Francisco, 1 khách sạn tại Tokyo và 3 khách sạn khác tại Berlin (Đức), Hồng Kông và Moscow (Nga); Đầu tư xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy – Phnom Pênh (Campuchia) và dự án trồng cao su tại Lào… d. Chiến lược doanh thu - tối ưu hoá lợi nhuận – tiết kiệm chi phí: NHÓM: 15 – DTH Trang 16
  17. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG Mức tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu chủ yếu về tổng doanh thu và lãi gộp toàn Tổng Công ty là: tăng bình quân trên 15%/năm, hướng đến tổng doanh thu toàn hệ thống đạt 1 tỉ USD vào năm 2015, tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu đạt trên 30%, tỉ suất lợi nhuận trên vốn bảo đảm đạt trên 20%. Tối ưu hóa lợi nhuận, thông qua tiết kiệm năng lượng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, thuyết phục khách hàng cùng tiết kiệm, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nhằm: giảm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, giảm được các chi phí thường xuyên như điện, nước, công cụ lao động, chi phí chế biến, bảo quản, chi phí nguyên vật liệu… e. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực – thu nhập người lao động: Quy hoạch, đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Chú trọng công tác bố trí cán bộ đúng sở trường để phát huy tối đa hiệu quả quản lý, và tạo điều kiện rèn luyện qua thực tiễn điều hành hoạt động kinh doanh. Quan tâm giải quyết các chính sách chế độ, quyền lợi của người lao động một cách thỏa đáng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động ngay cả trong giai đoạn kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ tiêu thu nhập bình quân tăng từ 22 - 24%/năm. f. Chiến lược quản lý, kiểm soát nội bộ: Áp dụng các biện pháp quản lý và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác chuyên môn và phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ. Ngoài ra còn liên quan đến phạm vi công tác xây dựng Đảng và kiểm soát tài chính nội bộ của Doanh nghiệp Nhà nước. 2. Phân tích kết quả kinh doanh và hiệu quả thực hiện chiến lược đề ra (giai đoạn 2010 – 2020) a. Định vị thương hiệu Saigontourist trên thị trường du lịch: Từ đầu năm 2010 đến nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tiếp tục khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ, hiệu quả kinh doanh, được ghi nhận qua hàng loạt giải thưởng, danh hiệu uy tín trong nước và khu vực như: doanh nghiệp lữ hành duy nhất được bình chọn là Thương hiệu Quốc Gia và Thương hiệu Lữ hành hàng đầu Việt Nam của Chính Phủ Việt Nam; giải thưởng The Guide Awards Công ty Lữ hành tốt nhất (2001 - 2012) của Thời báo Kinh tế Việt Nam; đứng đầu Top 10 Doanh nghiệp Lữ hành quốc tế, nội địa hàng đầu tại TP.HCM; giải thưởng "Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu " (2008 - 2012); giải thưởng uy tín TAA - Nhà điều hành tour du lịch quốc tế tiêu biểu nhất liên tiếp 4 năm (2009-2012) tôn vinh những NHÓM: 15 – DTH Trang 17
  18. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trong ngành du lịch của 4 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar… Trong công tác quảng bá tiếp thị, Công ty đẩy mạnh các chương trình quảng bá tiếp thị cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế thông qua các chương trình hội chợ, hội nghị, các lễ hội văn hóa Việt Nam tại các nước, các kênh truyền thông tiếp thị quốc tế. Một số hoạt động truyền thông, quảng bá lớn của công ty trong thời gian qua: 10 năm liên tiếp tổ chức thành công sự kiện Đường hoa Nguyễn Huệ, lễ hội bánh tét, pháo hoa giao thừa; tham dự các Hội chợ lớn như Hội chợ du lịch Ferienmesse tại Vienna (Áo), ITB tại Berlin (Đức), MAP tại Paris (Pháp), MITT tại Moscow (Nga), Cruise Shipping Miami tại Mỹ, World Travel Fair Professional tại Thượng Hải (Trung Quốc), tại Myanmar, Roadshow tại Sydney & Melbourne (Úc)… … Thông qua việc tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế, Saigontourist đã làm việc với hàng trăm đối tác, khách hàng lớn trong các lĩnh vực đa dạng của thị trường du lịch như lữ hành, khách sạn/resort, hàng không... đến từ các trị trường trọng điểm trên toàn cầu. Tại đây, Saigontourist đã giới thiệu đến các đối tác và khách tham quan tiềm năng du lịch Việt Nam (về di sản văn hóa thế giới, biển đảo...) cũng như các điểm đến đặc sắc, các dịch vụ tối ưu và nhiều chương trình tham quan độc đáo nhằm thu hút đông đảo sự quan tâm của khách hàng quốc tế, tạo tiền đề cho việc ký kết hợp tác lâu dài. Đồng thời đây là cơ hội để Saigontourist cập nhật, đánh giá lại các xu hướng du lịch tại các thị trường quốc tế, từ đó có những điều chỉnh thích hợp về định hướng sản phẩm và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách và đối tác và triển khai các chiến lược khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm truyền thống cũng như các thị trường tiềm năng. Nhận xét: khách quan nhìn nhận, hiện thương hiệu Saigontourist chỉ nổi bật trong nước và một số nước trong khu vực, còn tính nhận diện của thương hiệu Saigontourist tại thị trường quốc tế chưa thực sự nổi bật. b. Quy mô phát triển sản phẩm – đánh giá chất lượng sản phẩm của khách hàng: Với quy mô hơn 600 sản phẩm tour, gồm 08 dòng sản phẩm du lịch chính: Du lịch quốc tế; Du lịch nội địa; Du lịch nước ngoài; Du lịch tiết kiệm - IKO Travel; Du lịch cao cấp Premium Travel; Du lịch MICE (Meeting- Incentive-Conference -Event); Du lịch tàu biển định tuyến; Du lịch Free & Easy. Từ năm 2010, công ty đã phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch với hơn 300 tour mới được triển khai. Một số sản phẩm mới nổi bật: chùm tour du lịch Trăng mật, chùm tour dành riêng cho người cao tuổi, chùm tour biển đảo; chùm tour hành trình di sản… NHÓM: 15 – DTH Trang 18
  19. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG Trong tháng 6 đầu năm 2013, Saigontourist đã chính thức đưa vào kinh doanh loại hình du lịch đường sông tại TPHCM và các vùng lân cận bằng tàu, ca nô cao tốc. Từ năm 2012, Lữ hành Saigontourist đã tiên phong nâng mức bồi hoàn bảo hiểm du lịch nước ngoài lên mức kỷ lục 2,1 tỉ đồng/khách/vụ. Đồng thời, từ ngày 01/04/2013, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tăng mức bảo hiểm du lịch nội địa của Bảo hiểm Bảo Minh với mức bồi hoàn tối đa lên đến 100 triệu đồng/khách/vụ (thay cho mức 60 triệu đồng/khách/vụ trước đây), dành cho tất cả khách hàng đi các tour nội địa trọn gói. Các chương trình khuyến mãi với giá trị giải thưởng lớn, độc đáo đậm nét riêng của Lữ hành Saigontourist cũng luôn được triển khai trong từng mùa du lịch, tạo khích lệ lớn cho du khách đồng thời góp phần kích cầu du lịch như: “Nụ cười Saigontourist”, “Người khách vàng Saigontourist”, “Dịch vụ khách hàng Saigontourist”… Từ những điều này công ty vinh dự được khách hàng công nhận, bình chọn:Danh hiệu Sản phẩm dịch vụ tốt nhất (2006 – 2012) của báo Sài Gòn Tiếp Thị; Thương hiệu Việt yêu thích nhất (2006 - 2012)… Nhận xét: trong tất cả các chiến lược thì chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty thời gian qua, được xem là chiến lược thành công nhất trong các chiến lược đang thực hiện. Đặc biệt 3 dòng sản phẩm Du lịch tiết kiệm - IKO Travel, du lịch tàu biển định tuyến và Du lịch Free & Easy được đầu tư lớn nhất, chiếm gần 80% số sản phẩm du lịch được triển khai mới. c. Hoạt động bảo vệ môi trường – trách nhiệm xã hội: Tổng Công ty triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường theo chứng chỉ ISO 14.000, đồng thời thành lập “Câu lạc bộ xanh Saigontourist” tập trung vào việc tiết kiệm năng lượng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn. Chủ yếu là về các tập quán tốt như: lắp đặt đồng hồ điện phụ trong các khu vực để theo dõi và phân tích lượng điện sử dụng định kỳ; tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ khi thực hiện làm phòng hoặc ở khu vực nhà hàng và hành lang công cộng; cài đặt nhiệt độ khi làm phòng ở 260C; tránh sử dụng các thiết bị tốn nhiều điện năng vào giờ cao điểm (từ 18h00 - 22h00 ) như thang máy nội bộ, máy bơm nước, các thiết bị nhà giặt… ; xây dựng các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tất cả các thiết bị sử dụng điện; thường xuyên huấn luyện, kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm năng lượng ở tất cả các bộ phận; đặt các bảng kêu gọi sự hợp tác của khách lưu trú trong việc sử dụng lại khăn tắm và drap trải giường thay vì thay mới hàng ngày; lựa chọn các thiết bị văn phòng có nhãn NHÓM: 15 – DTH Trang 19
  20. MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GV: NGUYỄN THANH LONG hiệu “Energy Star”, “Eco System” hoặc “Green Label”, tăng cường tìm kiếm các thiết bị ánh sáng và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường khi mua mới... xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để cấp nước nóng; sử dụng khóa từ, tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng; thay bóng đèn dây tóc bằng bóng compact; bảo quản tốt hệ thống đường ống lạnh; điều chỉnh giờ xả đá và giảm nhiệt độ trữ đông kho trữ thực phẩm; che nắng các dàn nóng tránh nắng trực tiếp đối với máy lạnh 2 khối; lắp lò xo tự động đóng cửa ở các khu vực; kiểm định/hiệu chỉnh thường xuyên các thiết bị đo lường nhằm tăng hiệu quả hoạt động... hàng năm tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng, riêng trong năm 2012 là trên 60 tỷ đồng. Chương trình “Saigontourist vì cộng đồng” thực hiện trong hơn 10 năm qua (bằng nguồn kinh phí do CNVC-LĐ Tổng Công ty đóng góp, mỗi người nửa ngày lương/tháng) đã góp phần thiết thực cho an sinh xã hội, đặc biệt chăm lo, hỗ trợ kịp thời đến người lao động trong đơn vị có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ cộng đồng xã hội thông qua việc xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần, tàn tật, trại dưỡng lão... với số tiền trên 60 tỉ đồng. Một số chương trình lớn thường niên được tổ chức như: “Thắp sáng niềm tin” cho các em nhỏ khiếm thị (triển khai hàng năm từ năm 2004) và tổ chức các tour du lịch trong nước cho học sinh khiếm thị; Tổ chức giải gofl SAIGONTOURIST GOLF TOURNAMENT (từ năm 2006) gây quỹ quyên góp hơn 4,7 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện … Nhận xét:Với nhiều hoạt động được triển khai trong chiến lược bảo vệ môi trường – trách nhiệm xã hội của công ty thời gian qua, cho thấy công ty bắt kịp đúng xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp lớn toàn cầu, góp phần mang lại giá trị đích thực cho chính doanh nghiệp. d. Khả năng thu hút khách hàng và sự phát triển thị phần: Đơn vị: lượt khách 06 tháng đầu năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2013 Công suất phòng bình quân khách sạn khối 68,7%. 65 % 59,5%. 57% trực tiếp kinh doanh Khách Lưu trú 1.174.883 1.250.000 1.164.000 632.000 NHÓM: 15 – DTH Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2