intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN:TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM

Chia sẻ: Paradise_12 Paradise_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

708
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hoà nhập vào nền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN:TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ======== KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hà Lớp : A1 - K37 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặ ng Thị Nhàn HÀ NỘ I - 2002
  2. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với b ất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi b ật là nền kinh tế thị trường đang trở thành mộ t sân chơi chung cho tất cả các nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt N am ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ và đ a dạng. Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu đ ược cho sự phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi m ới và hoàn thiện với các phương thức thanh toán ngày càng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là các phương thức thanh toán có sử dụng b ộ chứng từ. Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi đố i với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng không ít trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bộ chứng từ thanh toán không hoàn thiện, không trung thực, giả mạo...Xác định được tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thiết lập và xuất trình bộ chứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong thanh toán đã trở nên nhu cầu b ức thiết trong bố i cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng- người trung gian giữa người mua và người bán. Xuất phát từ sự quan tâm đó, người viết xin mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu. Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt N am” làm đề tài nghiên cứu. Với lòng say mê nghiên cứu, với vốn kiến thức tích luỹ được sau 4 năm học tập tại trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là được sự giúp đỡ chỉ bảo chu đáo, tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Đặng Thị Nhàn, người viết mong muốn được trình bày một cái nhìn tổng thể về công tác lập và xuất trình bộ chứng từ trong thanh toán, cũng như
  3. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 những vấn đ ề cò n tồn tại và giải pháp khắc phục trong hoàn cảnh nước ta bây giờ. Khoá luận đ ược trình bày theo kết cấu như sau: Chương I: “Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu” Chương II: “Tìm hiểu thực trạng bộ chứng từ thanh toán trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt N am hiện nay” Chương III: “Một số g iải pháp nhằm hoàn thiện bộ chứng từ trong thanh toán xuấ t nhập khẩu” Tựu chung lại, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra mộ t số gợi ý về giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán này. Mong rằng bài viết sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế diễn ra được trôi chảy hơn. Do còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên đ ể khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
  4. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguy ễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: KHÁI QUÁT VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU ....................................................................................................................... 1 I. Khái niệm và vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩ u ... 1 1. Một số khái niệm ........................................................................................... 1 1.1. Phương thức thanh toán quốc tế........................................................ 1 1.2. Chứng từ và phân loại chứng từ........................................................ 3 2. Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu .............................. 3 2.1. Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu. ................................................................ ......................................... 3 2.2. Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng. ................................................................ ......................................... 3 2.3. Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào việc sử dụng chứng từ. .................................................................. 6 II. Yêu cầu về việc tạo lập chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu .......... 7 1. H ối phiếu thương mại .................................................................................... 8 2. Hoá đơn thương mại . .................................................................................... 17 3. V ận đơn đ ường biển ...................................................................................... 21 4. Chứng từ bảo hiểm ........................................................................................ 27 5. Phiếu đóng gói .............................................................................................. 28 6. Giấy chứng nhận xuất x ứ............................................................................... 31 7. Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng .......................................................... 35 8. Giấy chứng nhận kiểm d ịch và giấy chứng nhận vệ sinh .............................. 37 Chương II: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 38 I. Thực trạng sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt Nam. ................................................................................................................ 38
  5. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguy ễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 1. Tình hình sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu................... 39 1.1. Tình hình sử d ụng các phương thức thanh toán dùng chứng từ tại Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 39 1.2. Tình hình chiết khấu hố i phiếu và bộ chứng từ tại các ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................ 41 1.3. Tình hình công tác tạo lập bộ chứng từ của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ................................................................................................ ........... 44 2. Đ iểm lại những tồn tại thường gặp trong việc sử dụng bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................................... 45 2.1. Những sai sót thường gặp trong khi lập bộ chứng từ ........................ 46 2.2. Một số trở ngại khác thường gặp trong thanh toán sử dụng bộ chứng từ ................................ ....................................................................... 57 II. Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác lập và sử dụng b ộ chứng từ thanh toán ......................................................................................... 59 1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 59 2. Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 61 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NH ẰM HOÀN THIỆN BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU ...................................................................... 63 I. Kinh nghiệm về việc lập bộ chứng từ thanh toán đố i với một số thị trường và mặt hàng chủ yếu ................................ ............................................................. 63 1. Một số thị trường ........................................................................................... 63 1.1. Thị trường Mỹ. ................................................................................. 63 1.2. Thị trường EU .................................................................................. 65 1.3. Thị trường Nhật Bản................................ ......................................... 65 1.4. Thị trường Asean .............................................................................. 66 1.5. Thị trường Hồng Kông ..................................................................... 66 2. Một số mặt hàng chủ yếu............................................................................... 66 2.1. Mặt hàng xuất khẩu. ................................ ......................................... 66 2.2. Mặt hàng nhập khẩu ................................ ......................................... 70
  6. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguy ễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 II. Các giả i pháp nhằm hoàn thiện bộ chứng từ trong thanh toán xuấ t nhập khẩu. ................................................................................................................ 71 1. Giải pháp tầm vĩ mô. ................................................................ ..................... 72 1.1. Lựa chọ n và vận d ụng các văn b ản pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan, kết hợp với việc thiết lập môi trường pháp lý trong nước thuận lợi. ......... 72 1.2. Tiến tới đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu. ................................................................................................ . 73 1.3. Tiêu chuẩn hoá sơ đồ lưu chuyển chứng từ....................................... 79 1.4. Vận dụng chứng từ điện tử trong thanh toán xuất nhập khẩu ............ 79 2. Giải pháp tầm vi mô ...................................................................................... 83 2.1. Đối với hệ thống các ngân hàng........................................................ 83 2.2. Đối với đơn vị làm công tác lập chứng từ. ........................................ 88 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NH ẬP KHẨU I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦ A BỘ CHỨNG TỪ CỦ A BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU. 1. Một số khái niệm 1.1. Phươ ng thức thanh toán quốc tế: Trong mộ t môi trường khi mà xu thế hộ i nhập và toàn cầu hoá đ ang diễn ra ở khắp các vùng lãnh thổ, các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán quố c tế ngày càng gia tăng, chúng ta cần có một khái niệm cụ thể, rõ ràng về phương thức thanh toán như sau: Mọi khoản chi trả phát sinh giữa các chủ thể của các nước được diễn ra thông qua một quy trình xử lý kỹ thuật các giấy tờ thanh toán, được gọi là phương thức thanh toán. Như vậy, phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức đòi và hoàn trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhậ p khẩu và ng ười xuấ t khẩu. Trong ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, ghi sổ , nhờ thu, tín d ụng chứng từ... Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu đ iểm, nhược điểm, thể hiện quyền lợi giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Vì vậy, việc chọ n phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên thố ng nhất, ghi vào hợp đồ ng mua bán ngoại thương. Mỗi phương thức thanh toán là một phương pháp bảo đ ảm thanh toán; việc chuyển giao “tiền thực sự” hay “chi trả” giữa người mua và người bán đ ược thực hiện bởi các phương thức đó. Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, chia làm hai nhóm chính: 1
  8. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 - N hóm những phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ hàng hoá gồm phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu phiếu trơn. Trong các phương thức thanh toán kể trên, căn cứ đòi và trả tiền của các bên không phải là bộ chứng từ thanh toán mà dựa chủ yếu trên thực tế của việc giao hàng. Ngân hàng chỉ đ óng vai trò thứ yếu, trung gian và không có tính quyết định tới việc thanh toán của người mua đối với người bán. Khi áp d ụng những phương thức này, việc thanh toán tiền hàng chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí của người mua, quyền lợi của người bán không được bảo đảm, gây tình trạng ứ đọng vốn, dễ b ị chiếm dụng vố n. Bởi vậy, những phương thức thanh toán này chỉ nên áp dụng khi mà giữa hai bên phải thực sự tin cậy lẫn nhau hoặc giá trị hợp đồng mua bán nhỏ. Đôi khi ngưòi ta cũng áp dụng khi mà khoảng cách giữa người mua và người bán là gần, tạo điều kiện hai bên hiểu biết và có thể kiểm soát việc thực hiện đúng theo hợp đồng của nhau. - Nhóm những phương thức thanh toán phụ thuộ c vào chứng từ hàng hoá như phương thức nhờ thu kèm chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ. Không như các phương thức thanh toán thuộc nhóm kia, nhóm các phương thức thanh toán này lại sử d ụng bộ chứng từ làm cơ sở để tiến hành việc đòi và trả tiền giữa hai bên. Ngân hàng đ ã đóng vai trò trung gian và quyết định tới việc thanh toán, bảo vệ quyền lợi của người bán hơn, dung hoà quyền lợi của cả hai phía. Vì vậy, phạm vi sử dụng các phương thức này cũng rộng hơn, có thể áp dụng cho cả những trường hợp người mua và người bán mới quen biết nhau và giá trị hợp đồ ng lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương thức này, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ khá phức tạp, thể hiện trong việc lập chứng từ. Chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm duy nhất về chứng từ chứ không chịu trách nhiệm về hàng hoá, nên người mua khó lo ại trừ khả năng người bán giả mạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ để được thanh toán. Đối với người bán, rủi ro vẫn có thể x ảy ra do người mua có thể dựa vào lỗi chứng từ đ ể từ chối thanh toán mặc dù hàng hóa đã được giao đúng phẩm chất và đúng theo hợp đồng ký giữa hai bên. 2
  9. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 Mặc dù mỗi nhóm đều có những ưu điểm, nhược đ iểm riêng, song trên thực tế nhóm các phương thức thanh toán phụ thuộc vào bộ chứng từ , mà trong đó đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Qua đó thấy rằng bộ chứng từ thanh toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, là linh hồn của phương thức thanh toán, là căn cứ không thể thiếu trong việc tiến hành việc đòi và trả tiền giữa hai bên trong hoạt động mua bán xuất nhập khẩu. 1.2. Chứng từ và phân loại chứng từ: Trong thương mại quốc tế hiện nay, căn cứ vào các nguồn luật khác nhau có nhiều cách phân loại chứng từ. Trong cuốn “Các nguyên tắc thố ng nhất về nhờ thu” (Bản sửa đổ i 1995, có hiệu lực 1/1/1996, số 522 của phòng thương mại quố c tế, ICC soạn thảo), viết tắt là URC 522 có định nghĩa về chứng từ như sau: “Chứng từ bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại...” (điều 2). -Ch ứng từ tài chính: Bao gồm các chứng từ : hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng đ ể thu tiền (như thư tín dụng, đ iện chuyển tiền, biên lai ký phát,...) - Chứng từ thương mạ i: Gồ m có các hoá đơn, chứng từ vận chuyển, chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất kỳ một loại chứng từ tương tự nào khác miễn là không phải chứng từ tài chính. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm có: hối phiếu, hoá đơn thương mại, vận đ ơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kê khai đóng gói bao bì chi tiết. Việc nghiên cứu chi tiết, cụ thể từng lo ại chứng từ sẽ được đề cập tới ở phần sau (phần II, Chương I). 2. Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu. 2.1. Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đ ồng và việc thanh toán được tiến hành độc lập nhau về: nhân sự, thủ tục, thời gian và nơi chốn. Do đó, 3
  10. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 cơ sở tiến hành thanh toán là b ộ chứng từ xác thực việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá và việc hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng của bên xuất khẩu. Chứng từ có thể x ác nhận người bán đã giao đúng, đ ủ hàng hay chưa và giao có đúng thời hạn hay không. Còn người mua thì căn cứ vào bộ chứng từ để nhận hàng và tiến hàng thanh toán. Trong trường hợp có sự x uất hiện của ngân hàng-với tư cách là người trung gian giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu- thì quan hệ giữa các bên và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ chứng từ. Thông qua bộ chứng từ, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu đ ể tiến hành việc trả tiền cho người cho họ , và trên cơ sở đó cũng xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền chưa. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý một số điểm sau đây: - Tuỳ từng phương thức thanh toán mà yêu cầu về bộ chứng từ cũng rất khác nhau. Trong một số trường hợp, chúng là chứng từ đại diện hợp pháp cho hàng hoá. Đ iều quan trọ ng là các chứng từ hợp lệ phải được lập đúng chỗ, đúng lúc; và đ ể đẩy nhanh việc giao hàng và thanh toán, chúng phải được điền đầy đủ một cách hợp lệ. Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ dẫn đến sự khó khăn trong thanh toán. Do đó, cần phải có mộ t sự quy định rõ ràng về yêu cầu xuất trình chứng từ, số lượng, số loại, cách thức lập chứng từ cũng như việc quy đ ịnh thanh toán tiền d ựa vào hợp đồng hay chứng từ (như L/C; A/P...) - Tuỳ từng điều kiện giao hàng mà phương thức thanh toán cũng cần phải xác định cho phù hợp. Bộ chứng từ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF, CFR...Ví dụ, đố i với điều kiện DAF (giao hàng tại biên giới) ta vẫn có thể sử dụng phương thức thanh toán kèm chứng từ (như phương thức tín dụng chứng từ). Nhưng trong trường hợp này, xét về b ản chất, L/C cũng giống như L/G. 2.2. Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầ m cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Thông thường thì người mua, hoặc người bán (hoặc người sản xuất) luôn cần tài chính đ ể thực hiện một thương vụ. Thí dụ, một người nhập khẩu (người 4
  11. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 mua) chỉ muốn thanh toán hàng nhập sau khi anh ta bán được một số hàng. Mặt khác, người xuất khẩu (người bán) lại có nhu cầu về tài chính để mua nguyên vật liệu thô phục vụ cho sản xuất hàng hoá mà anh ta bán. Xuất phát từ đặc đ iểm bộ chứng từ là căn cứ thanh toán giữa các bên nên có thể coi chứng từ là đại diện của hàng hoá. Thay vì hàng hoá, người ta có thể buôn bán trao tay bộ chứng từ, hoặc có thể dùng nó làm vật cầm cố, thế chấp hay chiết khấu tại ngân hàng. Bộ chứng từ có thể đ ược mua đi bán lại nhằm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá vẫn còn trên đường vận chuyển, nhưng người mua lại tìm ngay đ ược một đố i tác để bán lại thì anh ta có thể chuyển giao ngay bộ chứng từ cho người thứ ba đó. Khi đó, người mua lại bộ chứng từ có thể dùng bộ chứng từ để nhận hàng và vấn đề thanh toán sẽ được tiến hành giữa người bán và người thứ ba này. Bộ chứng từ hay hố i phiếu có thể được dùng để cầm cố : Người chủ bộ chứng từ hay hố i phiếu có thể mang chứng từ hay hối phiếu của mình đến ngân hàng hay một tổ chức tín dụng để cầm cố cho một kho ản vay nào đó tại ngân hàng đó. Ngân hàng cầm cố có thể sử dụng hố i phiếu hoặc bộ chứng từ nếu như người chủ hối phiếu không thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khi áp d ụng hình thức này, người cầm cố hối phiếu phải ghi vào mặt sau của tờ hối phiếu như sau: Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp đ ể vay tín d ụng. Trong trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán toàn bộ gửi hàng trong khi hàng lại chưa cập bến, anh ta có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước mộ t khoản tín dụng. Sau khi giải phóng hàng hoá và thu hồi vốn, nhà nhập khẩu sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng. Với nghiệp vụ này, ngân hàng phải đương đầu với các rủi ro mất vốn cho vay, vì vậy ngân hàng đòi hỏ i phải có thế chấp cho các khoản ứng trước. Các chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển, giấy gửi hàng đường biển, vận đơn đường không, hoá đ ơn kiêm phiếu nhận hàng, biên lai chứng nhận gửi hàng,... hay còn gọ i là các giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm vật thế chấp. Các chứng từ này phải được lập dưới dạng có thể chuyển 5
  12. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 nhượng được (ký hậu để trắng hoặc ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng). Một khi các chứng từ trên không thể chuyển nhượng được (ví dụ vận đơn đ ích danh) thì nhà nhập khẩu phải sử dụng hình thức thế chấp khác. Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được sử dụng để chiết khấu tại các ngân hàng. Đối với chiết khấu b ộ chứng từ có hai hình thức sau: - Chiết kh ấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu theo đó nhà xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ gửi hàng cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm gì về việc hoàn trả tiền. Trách nhiệm thu tiền từ phía nước ngoài và việc sử d ụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Hình thức chiết khấu này bao hàm nhiều rủi ro đối với ngân hàng, do vậy ngân hàng thường thu phí chiết khấu cao. - Chiết kh ấu truy đòi: là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho ngân hàng để nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Về bản chất, chiết khấu có truy đòi là việc ngân hàng cho vay trên cơ sở bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình, thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu nước ngoài, lãi được tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày. Mức phí trong chiết khấu có truy đòi tất nhiên sẽ thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàng chịu ít rủi ro hơn. Đối với chiết khấu hối phiếu: đ ây là nghiệp vụ tài trợ ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền hưởng lợi hố i phiếu chưa đ áo hạn cho ngân hàng đ ể nhận một số tiền bằng mệnh giá hố i phiếu trừ đi lãi chiết khấu và phí chiết khấu. Thực chất đ ây là hình thức ngân hàng mua lại hối phiếu chưa tới hạn thanh toán của nhà xuất khẩu. Với nghiệp vụ này ngân hàng cung ứng một khoản vốn cho nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất. Nhà nhập khẩu sẽ có ngay vố n thay vì phải chờ nhà nhập khẩu thanh toán do anh ta đã cung cấp một khoản tín dụng thương mại (bán chịu hàng). Còn ngân hàng có lợi là thu được lãi suất chiết khấu. Một nét đ ặc trưng của chiết khấu hối phiếu là ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Số tiền đó là giá trị chiết khấu. 6
  13. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 2.3. Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào việc sử dụng chứng từ. Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ được các quố c gia coi là một giải pháp hữu hiệu nhất cho việc toàn cầu hoá mà còn là một trong những cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế quốc gia và toàn cầu lên mộ t bước mới. Theo con số của Tập đoàn tư vấn Boston Consulting thì doanh số TMĐ T năm 1999 đã tăng trưởng ở mức 120%, đạt 33,1 tỷ USD, chiếm 1,4% tổng doanh thu bán lẻ trên thế giới. Theo dự đoán, đến năm 2003 doanh thu từ TMĐ T sẽ là 1400 tỷ USD. Để có thể chia sẻ một phần con số doanh thu khổ ng lồ đó, các quốc gia phải có những thay đổi căn bản từ chính sách vĩ mô, cơ sở hạ tầng. Một trong những chuyển đổi quan trọng có tính quyết định để tham gia TMĐ T là việc thiết lập một cơ sở hạ tầng về thanh toán điện tử, đưa ra những quy định quy tắc về giao dịch chứng từ điện tử thanh toán và chữ ký đ iện tử. Đ ể đ ạt được như vậy, các phương thức thanh toán quốc tế p hải dựa trên cơ sở là bộ chứng từ thanh toán chứ không phải là hàng hoá. Bộ chứng từ sẽ dần dần được chuyển từ hình thức bằng giấy truyền thống sang hình thức mã hoá điện tử, và việc xuất trình bộ chứng từ sẽ trở nên đơn giản thông qua hệ thống mạng máy tính cho bất kỳ ngân hàng nào. Chính điều này tạo tiền đề cho phương thức kinh do anh qua mạng, TMĐT phát triển. II. YÊU CẦU V Ề VIỆC TẠO LẬP CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XU ẤT NHẬP KH ẨU. Như đ ã đề cập ở trên, công việc hết sức quan trọng đối với các nhà xuất khẩu là phải lập được bộ chứng từ phù hợp hợp đồng và/ hoặc phương thức thanh toán áp d ụng, còn đối với các nhà nhập khẩu là kiểm tra được các chứng từ trước khi thanh toán. Vì vậy tìm hiểu về nội dung, tác dụng của từng loại chứng từ là rất cần thiết đối với cả hai bên trong quan hệ buôn bán xuất nhập khẩu. Thông thường, yêu cầu đ ối với b ộ chứng từ thanh toán như loại chứng từ, số lượng từng loại, yêu cầu tạo lập đối với từng loại chứng từ, cơ quan lập chứng từ...là do hợp đồng mua bán ngoại thương và các phương thức thanh toán 7
  14. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 của hợp đồng quy đ ịnh. Trong các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức thanh toán quy định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ nhất đối với việc tạo lập chứng từ. Xuất phát từ thực tế đó mà khuôn khổ khoá luận này sẽ nghiên cứu về chứng từ chủ yếu dựa trên những yêu cầu của phương thức tín dụng bằng L/C. Thông thường, nhà xuất khẩu muốn lấy tiề n trong thanh toán bằng L/C thì phải xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đạt 5 tiêu chuẩn sau đây: - Đầy đủ chứng từ: Tuỳ vào từng loại L/C mà yêu cầu từng loại chứng từ và số lượng của từng loại phải nộp cho ngân hàng khi thanh toán. - H oàn chỉnh về mặt hình thức bề ngoài của bộ chứng từ xuất trình: bộ chứng từ cần phải hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu nêu trong L/C từ mô tả đ ặc điểm của hàng hoá đến chất lượng, phương thức vận tải, giao nhận,... - Sự nghiêm ngặt về nội dung chứng từ: Vì ngân hàng thanh toán cho người xuất khẩu dựa vào bộ chứng từ chứ không d ựa vào hàng hoá, nên ngân hàng giám sát rất chặt chẽ nội dung của từng lo ại chứng từ có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không, thậm chí ngân hàng gây khó khăn trong thanh toán trong trường hợp nhà xuất khẩu có những sai sót nhỏ trong bộ chứng từ. - Các chứng từ phải không mâu thuẫn nhau, ví dụ mô tả hàng hoá trong hoá đ ơn phải giống mô tả trong vận đơn và phải đúng quy định của L/C; số lượng hàng hoá ghi trong các chứng từ phải thống nhất và đúng quy định của L/C... - Xuất trình bộ chứng từ phải đúng thời gian quy định của L/C: Nếu trong L/C không quy định thời gian xuất trình bộ chứng từ, đ iều 43 UCP-DC quy định: các Ngân hàng sẽ không chấp nhận các chứng từ xuất trình cho Ngân hàng sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng. Vì vậy, trong mọ i trường hợp, các chứng từ không được xuất trình sau khi hết thời hạn có hiệu lực của L/C. Thông thường bộ chứng từ thanh toán trong ngoại thương và đặc biệt trong thanh toán bằng L/C bao gồ m các chứng từ sau: 1. Hối phiếu thương mại (Bill of exchange) 1.1. Định nghĩa 8
  15. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 “ Hố i phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một ng ười ký phát cho một ng ười khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể n hất định, hoặ c đến mộ t ngày có thể xác đ ịnh trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho mộ t người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu.” Trong ngoại thương, hối phiếu được coi là m ột công cụ thanh toán quốc tế thông dụng và một phương tiện tín dụng. Nó biểu hiện sự cam kết bằng văn b ản giữa người mắc nợ (người nhập khẩu) và người chủ nợ (người xuất khẩu). 1.2. Tác d ụng của hối phiếu.  Hối phiếu là công cụ tín dụng Hối phiếu là một công cụ tín dụng phổ biến giữa: - Người ký phát hối phiếu và người m ắc nợ họ. - Người sở hữu hối phiếu và người ký phát hối phiếu. - Mộ t ngân hàng với người có hối phiếu hoặc người phát hành hối phiếu thông qua hành vi chiết khấu hối phiếu.  Hối phiếu là phương tiện đ ảm b ảo: Hối phiếu là một công cụ đảm bảo trong các quan hệ tín d ụng. Đ iều này dựa trên cơ sở về tính nghiêm ngặt của hối phiếu về trả tiền vô điều kiện, nghĩa là người chủ nợ luôn luôn có quyền đòi hỏi thanh toán hối phiếu mà họ sở hữu vào ngày đến hạn.  Hối phiếu là phương tiện đ ầu tư vốn Trong nghiệp vụ chiết khấu hố i phiếu, tất cả các ngân hàng đều có thể đ ầu tư vào hố i phiếu bằng cách mua các loại hối phiếu của người bán.  Hối phiếu là công cụ thanh toán: Hối phiếu là công cụ thanh toán đối với tất cả ai liên quan đ ến nó. Khi hối phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ gốc ghi trên hối phiếu được coi là đã thanh toán. 1.3. Yêu cầu về hình thức và nội dung của hối phiếu. Do hối phiếu là mộ t công cụ thanh toán và cần phải đ ược lưu hành nên nó phải có một hình thức nhất định đ ể người ta có thể phân biệt hối phiếu với 9
  16. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 các phương tiện thanh toán khác. Hối phiếu thương mại là mộ t văn bản xác nhận một trái vụ trả tiền có tính chất thương mại, cho nên hố i phiếu phải có hình thức và nội dung nhất định phù hợp với luật lệ chi phối nó. Trên thế giới hiện nay, hối phiếu chủ yếu đ ược tạo lập theo “Luật điều chỉnh về hối phiếu” (Uniform Law for Bills of Exchange) viết tắt là ULB 1930 và theo luật Anh - Mỹ. Trong bối cảnh Việt Nam, mặc dù chúng ta đã có Pháp lệnh thương phiếu nhưng Pháp lệnh này đ ược xây dựng chủ yếu trên cơ sở luật ULB 1930. Chính vì vậy, bài khóa luận này chủ yếu tập trung vào việc phân tích hối phiếu trên cơ sở U LB 1930. 1.3.1. Hình thức của hối phiếu: Hình thức của hối phiếu được quy định như sau: - H ối phiếu làm thành văn bản. Hối phiếu nói, đ iện tín, đ iện thoại...đều không có giá trị pháp lý. Theo luật của các nước nói chung, hố i phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn... vẫn có giá trị như nhau. - N hìn chung, các mẫu hối phiếu của các nước được in sẵn, có để trống những đoạn nhất định để người ký phát hối phiếu điền chữ vào. Hình mẫu hối phiếu của nước ta trước kia do Ngân hàng Nhà nước thống nhất in sẵn và phát hành. Đố i với các nước khác, hình mẫu hối phiếu thương mại là do tư nhân tự định ra và tự phát hành. Hình mẫu hố i phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu. - N gôn ngữ sử dụng để đ iền vào các đoạn để trống phải thống nhất với ngôn ngữ đ ã in sẵn trên hối phiếu, trừ tên các đương sự và tên các địa đ iểm nếu như không thể phiên âm, phiên d ịch được. Tiếng Anh là tiếng thông d ụng của ngôn ngữ tạo lập hố i phiếu. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý, nếu nó được lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những hối phiếu viết b ằng bút chì, bằng thứ mực dễ p hai mầu như m ực đỏ đều trở thành vô giá trị. Theo pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, ngôn ngữ sử dụng có quy định hơi khác. Cụ thể, hố i phiếu phát hành để sử dụng nội đ ịa thì sử dụng ngôn ngữ 10
  17. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 thống nhất là Tiếng Việt, còn hố i phiếu có yếu tố nước ngoài thì cho phép lập song ngữ, vừa Tiếng Anh, vừa Tiếng Việt. - Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau.Người trả tiền có thể chọn b ất kỳ mộ t b ản trong số những bản đó để thanh toán. Trên bản thứ nhất có ghi rõ: “ sau khi nhìn thấy b ản thứ nhất của tờ hối phiếu này (bản thứ hai viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiề n)..” (at ...sight of this FIRST of exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid) và trên bản thứ hai có ghi rõ: “sau khi nhìn thấy b ản thứ hai của tờ hố i phiếu này (bản thứ nhất viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiền)...” (at ... sight of this SECOND of exchange (FIRST of the same tenor and date being unpaid). Hố i phiếu không có b ản chính, bản phụ. 1.3.2. Nội dung của hố i phiếu. Hối phiếu được quy đ ịnh rất chặt chẽ về m ặt nội dung. Có hai mẫu hối phiếu: hối phiếu dùng trong phương thức thanh toán nhờ thu và hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ.  Số của hối phiếu (1): người phát hành tự đánh số để tiện theo dõi.  Tiêu đ ề của hối phiếu (2): Chữ “Hối phiếu” (“Bill of exchange”, có khi được viết tắt là “EXCHANGE”) là tiêu đề của một hố i. Không có tiêu đề này, hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị. Tuy nhiên, theo luật Anh - Mỹ, tiêu đ ề lại là mộ t nội dung tuỳ ý, có thể có hoặc không, miễn là nội dung tho ả mãn định nghĩa về hối phiếu hoặc trong nội dung có bắt gặp từ hối phiếu. Trừ luật BEA 1882 và UCC 1962, ngôn ngữ của tiêu đề p hải cùng ngôn ngữ của toàn bộ nội dung hối phiếu.  Địa điểm ký phát hối phiếu và ngày tháng ký phát hối phiếu (3): - Địa điểm ký phát: Thông thường, địa chỉ của người lập phiếu là địa đ iểm ký phát hối phiếu. Không loại trừ, hối phiếu được ký phát ở đ âu thì lấy địa đ iểm ký phát ở đó. Một hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì người ta cho phép lấy đ ịa chỉ bên cạnh tên c ủa người ký phát làm đ ịa chỉ ký phát hối phiếu. N ếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ của người phát hành thì hối phiếu đó là vô giá trị. 11
  18. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 Địa điểm phát hành là một yếu tố rất quan trọng vì nó là cơ sở đ ể chọn luật áp dụng. - Ngày tháng ký phát: ngày tháng ký phát hối phiếu là một yếu tố có tính bắt buộc, quan trọng bởi nó gắn liền với một số mốc pháp lý sau: + Thứ nhất, nó xác đ ịnh khả năng thanh toán hố i phiếu hay năng lực chủ thể tham gia hối phiếu. Ví dụ, nếu ngày ký phát hố i phiếu x ảy ra sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền hố i phiếu mất khả năng thanh toán như b ị phá sản , b ị đưa ra toà, bị chết,...thì khả năng thanh toán hối phiếu đó không còn nữa. + Thứ hai, ngày tháng ký phát xác định thời hạn thanh toán hối phiếu đố i với hố i phiếu có kỳ hạn (trên hố i phiếu có ghi rằng: “Sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này”) + Thứ ba, ngày tháng ký phát xác định thời hạn của việc xuất trình theo luật. Ví dụ, theo luật ULB thì thời hạn xuất trình là 1 năm. + Thứ tư, ngày tháng ký phát là cơ sở đ ể Ngân hàng kiểm tra sự đồng nhất về mặt thời gian giữa các chứng từ thanh toán theo L/C. Ví dụ, ngày ký phát hố i phiếu trước ngày phát hành vận đơn thì Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán hối phiếu này. Thông thường, theo luật các nước thì tháng phát hành phải ghi b ằng chữ. Ví d ụ, tháng mười hai - December.  Thời hạn trả tiền hối phiếu (4): Thời hạn này gồm có hai dạng sau: - Thời hạn trả tiền ngay: khi đ ó cách ghi trên hối phiếu sẽ là “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” hoặc “sau khi nhìn thấy b ản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” ( “at sight of this FIRST (SECOND) of exchange”) - Thời hạn trả tiền sau: Khi đó ta thường có 4 cách ghi như sau: + Nếu mốc thời gian tính từ ngày chấp nhận hối phiếu thì ghi: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ....của hối phiếu này...” (at X days after sight...”) + N ếu mố c thời gian tính từ ngày ký phát hố i phiếu (Hố i phiếu Dato) thì ghi: “X ngày kể từ ngày ký bản thứ ... của hối phiếu này” ( “at X days after date...”) 12
  19. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 + N ếu m ốc thời gian là một ngày cụ thể nhất định thì ghi: “Đ ến ngày...của b ản thứ...của hối phiếu này...” (“On ...of this FIRST (SECOND) bill of exchange...”). + Nếu mốc thời gian tính từ ngày giao hàng thì ghi: “X ngày sau khi ký vận đ ơn...” (“at ...days after Bill of Lading date...”). Trường hợp này thường x ảy ra trong thanh toán bằng L/C trong đó, thời hạn của hối phiếu bị ràng buộc b ởi ngày phát hành B/L. Mặc dù theo luật H ối phiếu là không được nhưng trong thực tiễn buôn bán ngoại thương, người ta vẫn chấp nhận hình thức quy định này. Những cách ghi thời hạn trả tiền của hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể xác định đ ược thời hạn trả tiền là bao nhiêu ho ặc nó biến việc trả tiền của hối phiếu thành có điều kiện thì hối phiếu sẽ vô giá trị. Ví dụ ghi: “Sau khi tàu biển cập cảng thì trả cho b ản thứ... của hối phiếu này” hoặc “Sau khi hàng hoá đã được kiểm nghiệm xong... thì trả cho bản thứ... của hối phiếu này...”.v.v.  Địa điểm trả tiền của hối phiếu: phải được ghi rõ ràng trên hối phiếu. Trong thanh toán quốc tế, đ ịa điểm trả tiền thường là tên một thủ đô hay thành phố như LONDON, PARIS,...Nếu trên hối phiếu không ghi rõ hoặc không ghi, người ta có thể lấy đ ịa chỉ ghi bên cạnh tên của người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.  Số tiền và loại tiền (5) : Số tiền của hố i phiếu là một số tiền nhất định. Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, người ta có thể nhìn qua để biết được số tiền phải trả là bao nhiêu, không cần phải qua nghiệp vụ tính toán nào, dù là đơn giản. Số tiền được ghi có thể vừa bằng chữ, vừa bằng số hoặc là hoàn toàn bằng chữ hay hoàn toàn bằng số. Số tiền của hối phiếu p hải nhất trí với nhau trong cách ghi. Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền bằng chữ và số tiền bằng số thì thường căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền toàn ghi bằng số hay toàn bằng chữ thì căn cứ vào số tiền nhỏ hơn. Cũng cần chú ý rằng số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C). 13
  20. Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP K37 Với lo ại hối phiếu thanh toán ngay hoặc hối phiếu thanh toán chậm (quy định thời điểm thanh toán cụ thể sau khi hố i phiếu được xuất trình) thì người phát hành có thể quyết định số tiền đó có được tính lãi hay không. Nếu có thì lãi suất phải được ghi rõ bên cạnh số tiền trên hố i phiếu. Số tiền trên hố i phiếu có thể là ngoại tệ.  Người hưởng lợi hố i phiếu (6): Tên và họ của người hưởng lợi phải ghi đầy đủ và rõ ràng. Người hưởng lợi là người ký phát hối phiếu, đố i với hối phiếu thương mại, đó là người xuất khẩu và có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta thì người hưởng lợi hối phiếu là các Ngân hàng kinh doanh ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. - N ếu người phát hành là người thụ hưởng hối phiếu: trên hố i phiếu sẽ ghi: Quý ông (bà) thanh toán vào ngày... tháng... năm... cho tôi số tiền... - Nếu người hưởng lợi là người thứ hai: Hối phiếu sẽ ghi: Quý ông (bà) phải thanh toán vào ngày... tháng...năm...cho ông (bà) (công ty)... số tiền... - Nếu người hưởng lợi hối phiếu là người thứ ba theo lệnh của của người thứ hai: Trên hối phiếu sẽ ghi: Quý ông (bà) phải thanh toán vào ngày... tháng...năm ... theo lệnh của ông (bà) (công ty)... số tiền...  Người trả tiền hố i phiếu (7): Họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết ở mặt trước, góc bên trái cuối cùng của tờ hối phiếu, sau chữ “gửi”. Ví dụ, trong phương thức tín dụng chứng từ dùng L/C không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit) thì người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết trả tiền cho mình, do đó Ngân hàng mở L/C là người trả tiền hố i phiếu trong thời hạn hiệu lực của nó. Hối phiếu loại này được gửi cho ngân hàng mở L/C và trên đó ghi: “To issuing bank...” hoặc nếu có gửi cho người nhập khẩu thì cũng phải thông qua Ngân hàng mở L/C và ghi: “To importer, through issuing bank...”. Trong trường hợp phương thức tín d ụng chứng từ dùng L/C không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmed irrevocable letter of credit) thì người trả tiền hối phiếu là Ngân hàng xác nhận L/C đó (“To 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2