Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu hát ru Nam bộ
lượt xem 9
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu hát ru Nam bộ được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu, khám phá những nét độc đáo, đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của hát ru Nam Bộ trên vùng đất mới này. Thông qua tìm hiểu đề tài này chúng tôi được bổ sung thêm nhiều kiến thức vào hát ru của Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu hát ru Nam bộ
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU HÁT RU NAM BỘ LƯƠNG THANH TÚ Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU HÁT RU NAM BỘ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. TĂNG TẤN LỘC LƯƠNG THANH TÚ Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Tăng Tấn Lộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Đồng thời cũng xin chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Vũ Thúy Kiều và tập thể lớp Ngữ văn – khóa 2 đã không ngừng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Lƣơng Thanh Tú i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Lƣơng Thanh Tú ii
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 4 4. Giới hạn vấn đề .................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 6 1.1. Tìm hiểu chung về hát ru .................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6 1.1.2. Tầm quan trọng của hát ru ........................................................................ 6 1.2. Nguyên tắc hát ru .............................................................................................. 8 1.2.1. Các giai đoạn của hát ru ........................................................................... 9 1.2.2. Một số trường hợp hát ru ........................................................................ 10 1.2.3. Cách hát ru …. ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG HÁT RU NAM BỘ ............................................ 14 2.1. Ca ngợi quê hương đất nước và tình yêu nam nữ ........................................... 14 2.1.1. Ca ngợi quê hương đất nước .................................................................. 14 2.1.2. Tình yêu nam nữ ..................................................................................... 18 2.2. Những câu hát về tình nghĩa vợ chồng ........................................................... 23 2.2.1. Tình cảm của người chồng .................................................................... 23 2.2.2. Tâm sự của người vợ ............................................................................. 25 2.2.3. Hát ru là cách thể hiện tình cảm vợ chồng một cách chân thực ............. 29 2.3. Những câu hát than thân trách phận ................................................................ 31 2.3.1. Sự than thân trách phận của người phụ nữ ............................................ 31 2.3.2. Những câu hát ru than thân trong tình yêu ............................................. 34 CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT CỦA HÁT RU ............................................ 38 3.1. Thể thơ ............................................................................................................ 38 3.1.1. Thể lục bát .............................................................................................. 38 3.1.2. Lục bát biến thể… .................................................................................. 39 3.1.3. Thể thơ tự do… ...................................................................................... 40 iii
- 3.2. Giọng điệu ....................................................................................................... 41 3.2.1. Giọng ngọt ngào tha thiết ...................................................................... 41 3.2.2. Giọng điệu tâm tình ................................................................................ 41 3.2.3. Giọng thay đổi liên tục… ....................................................................... 42 3.3. Ngôn ngữ ......................................................................................................... 43 3.3.1. Ngôn ngữ là lời trò chuyện với trẻ nhỏ .................................................. 43 3.3.2. Ngôn ngữ là lời kể .................................................................................. 44 3.3.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh ......................................................................... 45 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kho tàng văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Ra đời trước và phát triển song song với nền văn học viết và văn học dân gian, văn học dân gian hay còn gọi là văn học truyền miệng đó là những sáng tác của người bình dân. Chính từ những sáng tác dân gian ấy mà thế hệ sau hiểu được đời sống vật chất, tinh thần của cha ông ta. Hát ru là một trong những thể loại thuộc dòng văn học truyền miệng đó. Từ thuở còn nằm nôi tiếng ru ầu ơi tha thiết, ngọt ngào của mẹ đã khắc sâu vào trong tâm thức chúng ta những hạt giống tốt lành về lòng nhân ái, đạo lí làm người, tình yêu quê hương đất nước. Nhân dân ta ru con bằng ca dao, một loại ca dao đặc biệt được làm từ những tấm lòng cao cả, những tấm lòng bà mẹ. Dù không ai biết những người làm ra những bài hát ru con lúc đầu là ai, là cha hay mẹ, là bà hay ông, là nam hay nữ… Những tấm lòng người mẹ qua tài năng của nhà nghệ sĩ dân gian, nhà “tâm lí học thực hành” không qua một nhà trường tâm lí học nào cả. Tìm hiểu hát ru sẽ đem đến nhiều điều thú vị, nhiều cái hay cái đẹp, khơi nguồn cảm xúc cho mỗi chúng ta. Và chính những nguồn cảm xúc đó sẽ lưu truyền, gìn giữ vốn văn hóa mà cha ông ta đã bao đời tạo dựng cho con cháu đời sau. Nằm trong hệ thống của hát ru Việt Nam, hát ru Nam Bộ mang những nét chung và riêng của hát ru miền sông nước. Vốn là vùng “đất mới” so với cả nước nhưng miền đất này cũng đã chứng kiến nhiều thăng trầm của cuộc sống. Cùng với hát ru Việt Nam, hát ru Nam Bộ đã góp vào kho tàng hát ru Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Đối với thế hệ trẻ hiện nay, vốn hiểu biết về văn học dân gian là rất ít, có thể nói là ngày càng bị mai một đi, đặc biệt là kiến thức về hát ru. Chính vì vậy tôi chọn đề tài Tìm hiểu hát ru Nam Bộ với mong muốn thấy được vai trò của hát ru trong đời sống văn hóa. 1
- 2. Lịch sử vấn đề 1. Lư Nhất Vũ, Lê Giang, “Tìm hiểu dân ca Nam Bộ" (chuyên khảo), Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1983. “Hát đưa em còn gọi là hát ru em, hát ru con, hoặc hát ầu ơi, là một loại hát ru phổ biến từ thành thị đến nông thôn. [18; 98] Trong quyển này tác giả Lư Nhất Vũ đã trình bày các thể loại dân ca Nam Bộ và nội dung của dân ca Nam Bộ, trong đó ông đã giới thiệu khái quát về hát ru Nam Bộ. 2. Lê Giang, Lê Anh Trung, “Những bài hát ru”, Nxb Văn nghệ, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1991. “Từ những cánh cò lặn lội bờ sông, những chiếc cầu tre lắt lẻo, chiều chiều chim vịt kiêu chiều; từ những cây đa bến nước; con đò, đêm trăng… đã kết tụ lại, cấu thành những lời hát ru trìu mến, dịu dàng của các bà mẹ chúng ta” [2; 5] Trong quyển “Những bài hát ru” tác giả đã trình bày một số bài hát ru tiêu biểu của ba miền. 3. Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ, “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Giáo dục, 1997. Quyển “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long” là một công trình sưu tầm và biên soạn văn học dân gian các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 4. Phan Trọng Thưởng, Trịnh Bá Đỉnh, Nguyễn Hữu Sơn, “Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học (1960 – 1999)”, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1999. “Qua những bài hát ru con, mọi người đều nhận được từ bà mẹ, người cha, người bà, người chị... những tín hiệu đầu tiên của tình yêu, của tình thương con người, của văn hóa và bản sắc của dân tộc”. [16; 514] Trong “Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học (1960 – 1999)” gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau. Trong đó có bài viết về hát ru, bài viết này nói lên cách tiếp cận mới về hát ru với góc độ ký hiệu học. 5. Hát ru tỉnh Vĩnh Long” của Hội văn học nghệ thuật và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Long, 2006. Trong quyển “Hát ru tỉnh Vĩnh Long” đã sưu tầm và nghiên cứu hát ru trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhóm nghiên cứu đã đưa khái quát được một số đặc điểm riêng của hát ru Vĩnh Long như: nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa xã hội của hát ru 2
- Vĩnh Long. Tuy nhiên đề tài này chưa đi sâu vào từng nội dung mà chỉ dựng lại ở việc đưa ra những nội dung khái quát. 6. Lệ Vân, “Hát ru ba miền”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2006. “Qua các thang âm độc đáo, dịu hiền, trìu mến, người mẹ ba miền ngân nga ca dao tục ngữ chứa chan rung cảm thiêng liêng tuyệt vời đôi khi gửi gắm niềm tâm sự của mẹ và mong ước về con, đồng thời thổi vào tâm hồn trẻ thơ thân yêu bao vẻ đẹp truyền thống của quê hương” [17; 23] Trong quyển “Hát ru ba miền” tác giả đã sưu tầm được nhiều bài hát ru trên mỗi miền đất nước, trong đó có hát ru Nam Bộ. 7. Vũ Thị Hương, “Ca dao Việt Nam và những lời bình”, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2007. Trong quyển này tác giả Vũ Thị Thu Hương đã trình bày nhiều vấn đề trong ca dao Việt Nam về giá trị nội dung, nghệ thuật và các biểu trưng trong ca dao. Trong đó có một bài viết của Nguyễn Trọng Báu “Lời ru của mẹ - tiếng của đất nước, tiếng của quê hương”, trong đó Nguyễn Trọng Báu đã trình bày sơ lược về nghệ thuật của hát ru. 8. Nguyễn Hữu Thu, “Mẹ hát ru con”, Nxb Phụ nữ, 2007. “Hát ru thực ra là những “bài học” đạo đức, thẩm mỹ đối với trẻ, nó tạo điều kiện cho trẻ nhận thức về tự nhiên và xã hội”. [15;9] Trong quyển “Mẹ hát ru con” tác giả Nguyễn Hữu Thu đã trình bày được đặc trưng thể loại và chức năng của tiếng hát ru, sưu tầm lời ca của hát ru. Chia ra như sau: Những câu hát về nuôi dạy con, những câu hát về công cha nghĩa mẹ, những câu hát về thiên nhiên, những câu hát về tâm sự của mẹ. 9. Huỳnh Công Tín, “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ”, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2007. “Nhắc tới loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người nghĩ ngay đến tuồng Cải lương và sáu câu vọng cổ”. [14; 149] Trong quyển “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ”, tác giả đã trình bày được nhiều vấn đề ở vùng Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.Nguyễn 10. Cao Hoàng Long, “999 Bài hát ru ba miền”, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2012. Trong quyển này tác giả đã sưu tầm được 999 bài hát ru ở ba miền đất nước, cách sắp xếp những bài hát ru của tác giả là theo thứ tự A,B,C… chứ không phân chia theo miền. Với cách sắp xếp này giúp cho người nghiên cứu dễ dàng tra khảo bài hát ru, nhưng cũng gây khó khăn cho việc phân chia theo miền. 3
- 11. Trịnh Hùng (Sưu tầm), “1000 câu hát đưa em ở Long An”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. “Cũng qua những câu hát ru này, tác giả mong muốn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam, cũng để hiểu và thương nhiều hơn những cánh cò tần tảo…” [3; 6] Trong quyển này tác giả Trịnh Hùng đã siêu tầm được 1000 câu hát ru ở Long An, bên cạnh đó tác giả đã phân loại thành ba phần tương đối hoàn chỉnh. Thông qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian ở Nam Bộ nói chung và đồng bắng sông Cửu Long nói riêng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần làm nền tảng cho việc nghiên cứu văn học dân gian. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu và sưu tầm không đồng đều ở các thể loại, trong đó có hát ru. Hát ru Nam Bộ về số lượng là rất lớn, nhưng các công trình nghiên cứu ở đề tài này chưa đi sâu làm rõ từng đặc điểm cơ bản của hát Nam Bộ, có nhiều bài viết về vấn đề hát ru nhưng đây chỉ là những bài viết rời rạc chưa liên kết lại với nhau. Nên không làm nỗi bật được nội dung của hát ru Nam Bộ về nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu “Tìm hiểu hát ru Nam Bộ” là nhằm tìm hiểu, khám phá những nét độc đáo, đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của hát ru Nam Bộ trên vùng đất mới này. Thông qua tìm hiểu đề tài này chúng tôi được bổ sung thêm nhiều kiến thức vào hát ru của Nam Bộ. 4. Giới hạn vấn đề Đề tài này chỉ khảo sát đối tượng hát ru trong không gian văn hóa Nam Bộ. Trên cơ sở đó chúng tôi đi sâu vào nội dung và nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu ở Nam Bộ mà chủ yếu khảo sát trong hai quyển: “Những bài hát ru” của Lê Giang – Lê Anh Trung, “1000 câu hát đưa em ở Long An” của tác giả Trịnh Hùng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử học: phương pháp lịch sử học được sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đối tượng, khám phá nó theo tiến trình lịch sử. Với phương pháp này người nghiên cứu có điều kiện nhìn nhận đối tượng một cách toàn diện và đồng thời nhận thấy sự ra đời, tồn tại và phát triển tất yếu của nó trong thời gian không gian cụ thể với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. 4
- - Phương pháp so sánh đối chiếu: với phương pháp so sánh, người nghiên cứu tiếp cận với những đối tượng khác trên cơ sở đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề. 5
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tìm hiểu chung về hát ru 1.1.1. Khái niệm Hát ru là loại dân ca phổ biến khắp trong nước, mỗi miền có một cách hát khác nhau. Chính vì đều này tạo cho hát ru có nhiều tên gọi khác nhau, hát ru còn gọi là Hát ru con hay Hát ầu ơ. Ở vùng thôn quê Việt Nam trong những gia đình nghèo, cha mẹ phải làm lụng vắt vả để lo cho gia đình. Con cái của họ thì phải ở nhà trông em và ru em ngủ khi cha mẹ vắng nhà. Vì thế Hát ru còn gọi là Hát ru em hoặc Hát đưa em. Ngoài ra trong hát ru còn có tiếng đưa hơi, trước khi vào bài hát ru. Tuy nhiên do sự phân chia vùng miền nên mỗi vùng có một những câu hát đưa hơi khác nhau. - Tiếng đưa hơi của ru con Nam Bộ: Ầu ơ… - Đưa hơi của ru con Trung Bộ: Ạ ơi… - Tiếng đưa hơi của ru con Bắc Bộ: À ơi… Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt. Hát ru thực ra là một trong những thể loại của ca dao, thường gắn bó chặt chẽ với đời sống con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc. Hát ru là bài học về đạo làm người đầu tiên mà thông qua người ru truyền dạy cho trẻ thơ những bài học ý nghĩa. Mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền đều có một điệu hát mang nét chung của văn hóa cội nguồn và nét riêng của từng địa phương, từng vùng đất. 1.1.2. Tầm quan trọng của hát ru Hát ru có nguồn gốc lịch sử lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của thôn xóm Việt Nam từ thời này, qua thời khác. Từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên cương đến hải đảo xa xôi không nơi nào là không có tiếng mẹ ru con ngủ. Tiếng hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, trên chiếc nôi mềm và trên đôi môi trìu mến đầy tình thương của mẹ. 6
- Hát ru thực ra là những “bài học” đạo đức, thẩm mỹ đối với trẻ, nó tạo điều kiện cho trẻ nhận thức về tự nhiên và xã hội. Hát ru là một hiện tượng có tính chất văn hóa mà qua đó mẹ đã dạy con thưởng thức và làm quen với nghệ thuật âm nhạc, thi ca để người con biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đồng loại, giàu lòng nhân hậu. Ý nghĩa xã hội của những bài hát mẹ ru con, của những câu hát trò chơi sinh hoạt trong văn hóa gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển văn hóa dân tộc. Bởi vì, gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên của trẻ em, đó là những giá trị tinh thần tốt đẹp nhất trong đời sống của một con người. Bài giáo dục âm nhạc đầu tiên nó được đưa vào “bộ nhớ” của em, để khi khôn lớn nên người tình thương yêu mẹ sẽ gắn liền với tình yêu thi ca âm nhạc dân gian. Và hơn nữa, khi chàng thanh niên, cô thiếu nữ gặp nhau trong đồng xanh đầy nước, trong những ngày hội mùa, trong nương dâu, vườn trà, hoặc cùng trèo thuyền trên sông vắng, muốn cất lên tiếng hát câu hò, trước để quên bớt sự nhọc nhằn trong công việc, sau có dịp thổ lộ tâm tình, bày tỏ nỗi lòng, thề non hẹn biển, chàng trai cô gái nông thôn đó tuy không biết nhạc viện là gì, không thông nhạc lý, mà cũng tạo nên được những câu hò, điệu lý ngọt ngào thâm thúy. Nhờ đâu và nhờ ai? Rõ ràng là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Cùng mộ lúc, dòng sữa ấm đi vào cơ thể của đứa bé, các nhạc điệu dân tộc, các điệu thơ dân gian rót nhẹ vào tiềm thức của em; lớn lên, tình thương nhớ mẹ dạt dào bao nhiêu, em gắn bó thiết tha với âm nhạc dân gian truyền thống bấy nhiêu. Nếu em chưa theo học một trường âm nhạc nào, hay em chưa hấp thu lối học nhạc phương Tây, một cách chuyên nghiệp, dù được sinh trưởng từ một gia đình trí thức hay nông dân, nhờ đã nghe được mẹ ru từ thuở còn thơ, khi có dịp sáng tác, nhạc của em sẽ đậm màu sắc dân tộc, và hơi hướng bài hát ru êm ái của từng miền. Trong quá trình phát triển văn hóa cộng đồng, tiếng ru không còn là câu hát riêng của bà, mẹ, chị. Bởi vì khi tiếng hát cất lên thì mọi người xung quanh cũng nghe được những giai điệu ngọt ngào, trầm bỗng. Cho nên hát ru ngoài chức năng là để ru cho đứa trẻ ngủ, giáo dục trẻ thì nó còn có chức năng giáo dục mọi người trong gia đình, làng xóm. Đặc biệt, hát ru không phân biệt tuổi tác, dù là người lớn hay trẻ nhỏ khi nghe tiếng hát ru thì cũng nhận thức được một phần về việc giáo dục này: “Tiếng hát ru của mẹ, của bà cất lên mọi người đều nghe, nhà bên này hát, nhà bên kia nghe và ngược lại. Vì thế, câu hát ru không chỉ mang tính giáo dục đối với 7
- những thành viên trong gia đình mà còn có tác dụng đến việc giáo dục cộng đồng thôn xã”. [7; 23]. Ý nghĩa giáo dục của hát ru, chính là ý nghĩa hướng con người vươn tới lý tưởng của cái đẹp chân, thiện, mỹ trong cuộc đời, cuộc sống. Nó mang ý nghĩa giáo dục con người về cách sống, nếp sống, lối sống. Nó nó mang ý ngĩa giáo dục về lòng yêu ghét. Nó giáo dục cho con người những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, những hành vi ứng xử văn hóa văn minh, những bài học luân lí về đạo đức làm người, những bài học về lao động, về chiến đấu, về đức hy sinh, tình đồng loại… về tất cả những gì mà con người khi sống cần phải có để làm người. Tiếng hát ru là cả một kho tàng, không phải là vàng, nhưng vô cùng quý báu. Đó là một thứ của cải vô biên mà trên đời này mà trên đời này, bà mẹ nào cũng có thể có, cần phải có, chẳng mất tiền mua. Đó là tâm huyết, là mồ hôi và cả nước mắt, kiếp kiếp đời đời truyền lại cho nhau, mãi mãi không ngừng. phải chăng là một thiệt thòi không nhỏ, một mất mát đáng ân hận cho bà mẹ nào đó không biết cất lên một tiếng hát ru, một đứa bé nào chưa hề được nghe tiếng ầu ơ vỗ về của mẹ! Quả là đau khổ, không đáng thương sao. Tất nhiên, nó không phải là sữa, là cá, là cơm, nhưng nó là chất dinh dưỡng giúp cho tâm hồn không bị què quặt, giữ bước đi khỏi ngã, khỏi nghiêng. Hát ru con từ thuở con còn nằm trong nôi là cách truyền đạt và thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho con, giúp con thơ cảm nhận được những giai điệu ngọt ngào, với những câu thơ dân gian mang đầy âm hưởng dân tộc từng vùng miền. Đây cũng là cách lưu truyền và gìn giữ giá trị những câu thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ hữu hiệu. Và hát ru cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị đặc biệt, luôn mang nhiều ý nghĩa cao đẹp về tình mẫu tử, tình cảm dân gian, là cách để mẹ yêu con, con yêu bà, mẹ thương bà, bà thương cháu… giúp tình cảm các gia đình thêm gắn bó, đoàn kết, vững bền. Mong rằng những câu hát ru tràn đầy tình yêu thương, thấm đẫm tình mẫu tử như thế cho đến trăm năm, ngàn năm sau vẫn luôn được giữ gìn và phát huy giá trị, góp phần nuôi dưỡng tốt nhất tâm hồn trẻ thơ – thế hệ tương lai của dân tộc. 1.2. Nguyên tắc hát ru Trong hai nhân vật chính của bài hát ru con, nhân vật chủ động là bà mẹ (hay người ru nói chung), nhân vật thụ động là đứa bé. Bà mẹ đóng vai trò lực tác động, 8
- đứa bé là nhân vật đang cần được tác động có hiệu lực nhanh nhất. Đặc điểm đó quy định tính chất của lực tác động tức là lời hát, cách hát và động tác đi theo. Ru ngủ là đưa võng, lắc nôi hay giơ hay tay lên xuống nhanh nhặt và đều đặn. Đó là động tác đưa đẩy, đu đưa, giơ lên, giơ xuống, cốt tạo ra một nhịp đều đặn, êm nhẹ nhằm làm lắng dịu thằng kinh nhanh chóng giúp đứa bé “quên mình” dần trong giấc ngủ. Ngủ dần, ngủ dần, tự thu hút dần “năng lượng”. Bởi vậy lời văn của bài hát phải phụ thuộc vào nhịp ru và nhịp hát. 1.2.1. Các giai đoạn của hát ru Chúng ta đều biết rằng, chức năng và mục đích của hát ru là để giúp đứa bé đi vào giấc ngủ một cách êm ái, dịu dàng, nhẹ nhàng; chứ không phải để nghe chơi giải trí hay thưởng thức nghệ thuật. Thường thì hát ru phải trải qua ba giai đoạn: Trong giai đoạn đầu, em bé buồn ngủ hay khóc to. Mẹ, chị hay bà, ôm sát vào lòng, vừa vỗ nhẹ vào mông của em dỗ em ngủ, vừa ru vội vàng, chiếc võng đưa thật mau, câu ru hối hả, như nói hơn hát. Lúc này thông thường người ru hát một cách liên tục không ngừng, để nhanh chóng đưa đứa trẻ vào giấc ngủ, trong giai đoạn này thì người ru chưa thể hiện tâm sự của mình, mà những câu ru lúc này cứ hát hết bài này đến bài khác một cách liên tục là được. Cũng bởi vì hát liên tục nên trong giai đoạn này không chú trọng hát đúng giọng, đúng nguyên tắc gì cả, miễn sau hát hết bài này đến bài khác, để không làm gián đoạn, có thể hát lại những bài đã hát. Ở giai đoạn này cũng cần những phương tiện hỗ trợ cho hát ru là chiếc võng, cái nôi, cánh tay và lòng ngực. Đây là những phương tiện hỗ trợ cần thiết, ngoài ra còn có quạt mo, hay một số phương tiện khác để phục vụ cho trẻ miễn làm sau cho đứa trẻ ngủ là được. Giai đoạn thứ hai, em bé ngừng khóc: tiếng ru chậm dần, hai chữ ầu ơi... kéo dài, câu hát ru cất lên đúng hơi vừa giọng, thong thả, khoan thai, chiếc võng cũng đưa nhẹ nhàng, chậm lần theo tiết tấu của lời ru. Trong giai đoạn này thì mẹ nói với con, chị kể với em, về chuyện trong nhà, ngoài đồng, mong con em mau lớn nên người. Ở đây người ru đã chuyển sang ru trẻ theo một làn điệu nhất định, đó là những bài ru nói lên ý nghĩa tình cảm trong gia đình, về những công việc của cha, của mẹ, của chị để đứa trẻ nhận thức về những công việc hằng ngày của cha mẹ mình. 9
- Và khi đứa bé ngủ say rồi, trong giai đoạn thứ ba, người ru em kể chuyện tâm tình, có khi than thân trách phận, có lúc đối thoại với người láng ghiềng cũng đang đưa võng ru em. Nét nhạc có thể lên bõng xuống trầm, lúc đó người hát ru không còn nghĩ rằng hát ru cho em bé, mà còn có thể hát cho mình. Lúc này cũng là lúc người ru thể những nỗi niềm của mình một cách liên tục, có thẻ là tâm trạng cô đơn khi người chồng đi làm ăn xa, hay người chồng phụ bạc, về tình yêu không được trọn vẹn bởi vì phải chịu sự kiềm hảm của lễ giáo phong kiến, hoặc khóc cho số phận nghèo khổ của mình mà mất đi người yêu… lúc này người ru giường như đã trúc được hết tâm sự của mình trong những bài hát ru. 1.2.2. Một số trƣờng hợp hát ru Hát ru được thực hiện trong ba trường hợp sau: - Ru con kiểu êm nhẹ: Đối với đứa trẻ chừng ba bốn tháng, ru với cách thức âu yếm, nhẹ nhàng, để đưa nó vào giấc ngủ, lời ca thường tùy theo cảm xúc của mẹ. Có khi mẹ bồng con được xem là một duyên cớ để hát lên tiếng hát của lòng mình... Cách ru này đứa trẻ được ôm ấp, được bảo vệ. Đứa trẻ được đặt trong nôi, trong võng hay trong vòng tay mẹ, được quấn chặt chẽ trong tã lót, trong chăn ấm, động tác võng hoặc nôi phải đưa đều đều, nhè nhẹ không mạnh, với tốc độ thong thả khoan thai tình cảm. Nếu bế trẻ trên tay, người mẹ cũng thường phải rung rinh, tạo nên một tiết tấu đung đưa đều đều, êm nhẹ theo nhịp của tiếng ru. Nhờ những động tác đó, đứa trẻ ngủ say, ngủ lâu hơn. - Ru theo kiểu nựng dỗ: Khi đứa trẻ khóc buồn ngủ, người ru thường dùng động tác vỗ về nhịp nhàng đưa đi, đưa lại nhịp điệu sôi nổi hơn với mục đích đưa trẻ nhanh chóng vào giấc ngủ, động tác và tiết tấu ru có mạnh hơn, nhanh hơn, rồi kìm lại và hơi nhanh, cho đến khi đứa trẻ buồn ngủ. Lúc này người mẹ cũng có thể cất lên những câu hát theo tâm sự của mình, hoặc hát để gây sự chú ý của đứa trẻ bằng những bài hát mang tính chất ngụ ngôn như: “con cò...”, “con chim...”, “con cua...”. Đứa trẻ nhìn vào miệng mẹ, tai nghe những âm thanh quen thuộc phát ra từ miệng mẹ, rồi mơ màng đi vào giấc ngủ... Trường hợp này, chỉ áp dụng đối với trẻ ở vào thời kỳ từ một đến hai tuổi. - Ru theo kiểu dỗ và ru: Kiểu này đối tượng tuổi đã lớn, từ hai tuổi đến ba tuổi. Cách ru thoải mái có pha thêm những câu nói, không những đứa trẻ là đối 10
- tượng ru mà còn là đối tượng giao lưu tình cảm trực tiếp của người ru. Câu hát đã có nội dung giáo dục rõ hơn. Trường hợp này, những câu hát đồng giao thường được sử dụng xen kẽ. Người ta có thể sử dụng đồng loạt những câu đồng dao khác nhau, thiên về tiết tấu với hình thức ngộ nghĩnh. Khi con bắt đầu ngủ, mẹ lại hát ru theo lối êm nhẹ, tiết tấu theo nội dung sâu lắng với những câu hát trữ tình hay triết lý nhân sinh, đây chính là lúc người mẹ gửi gấm tâm sự của mình vào lời ru, tùy theo tính cách của từng người. Cách thức của ba trường hợp hát ru trên đây, đồng thời cũng là quá trình vận động tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác sâm nhập tâm hồn người mẹ mà đối tượng là đứa con. 1.2.3. Cách hát ru Sau khi “hỏi chuyện” hoặc “nựng dỗ” đứa trẻ, câu hát được mở đầu bằng những âm tiết khuyết phụ âm đầu hoặc những âm tiết có phụ âm đầu là phụ âm bật hơi, gồm các kiểu dưới đây: 1- À a à à ơi i 2- Hạ hời hạ hỡi hạ hơi 3- Ơi hời ơi hỡi, hời hơi 4- Hạ hời, hạ hỡi hà hơi 5- Ru hời, ru hỡi, ru hời 6- Bồng bồng, bông bống, bông bông 7- Bồng bồng bông bống bang bang Tiếp sau đó là lời ca. Phần lời ca dài ngắn tùy theo câu hát, và khi kết thúc một phần lời ca được đóng âm bằng một chuỗi âm tiết khuyết phụ âm đầu mở hoặc nửa mở. Mở đầu: À a à à, ơi i… Nước lên cá đói ăn theo Đôi bên cha mẹ đói nghèo cả hai Đóng câu: À a à à ơi i... Hoặc ở đầu bằng câu hát ru theo kiểu sau: 11
- Mở đầu: Hời hời, hơi hỡi, hời hơi Lọt lòng xưa chửa biết gì Nay ta đã lớn phải suy cho rành Vì ai nên mới có mình Mẹ cha nâng giấc công trình xiết bao Đóng câu: À a à ơi i... Hát ru là loại dân ca một làn điệu ứng với khuôn thơ sáu tám, người ta có thể dựa vào đặc điểm đó để hát từ một cho đến hàng chục, hàng trăm câu thơ theo cách mở đầu và đóng câu như trên. Hình thức này đã đưa hát ru gần với truyện thơ dân gian. Như vậy, làn điệu hát ru không thay đổi hoặc có thay đổi, cũng không đáng kể do thanh điệu lời ca tạo nên, còn phần câu hát, tức yếu tố lời ca thì luôn luôn thay đổi trên cái khung làn điệu hát ru vừa cố định, lại vừa mở rộng mà ai cũng hát được. Vì thế, đóng câu chưa hẳn là kết câu, “đóng” đồng thời cũng là “mở” để chuyển sang câu thứ hai, thứ ba... tùy theo vốn thơ ca của người ru và thời gian ru ít hay nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, không có trường hợp nào mà người ta chỉ ru một câu, mà thông thường được thực hiện hàng loạt câu. Vì thế, câu hát nguyên âm dùng để đóng câu chỉ có giá trị hết bài, hoặc kết thúc buổi hát ru và kết như thế nào cũng không quy định cụ thể. - Cách mở đầu, đóng câu có ba lối: Một là, đóng câu và mở đầu cùng một dạng âm tiết khuyết phụ âm đầu: Mở đầu: À a à, à ơi i... Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Đóng câu: À a à, à ơi i... Hai là, mở đầu và đóng câu đối lập nhau, câu mở là những âm tiết mở là những âm tiết ở hoặc nửa mở có phụ âm đầu, và câu đóng là câu hát những âm tiết khuyết phụ âm đầu: Mở đầu: 12
- Hạ hời hạ hỡi hạ hơi Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta Đóng câu: À a à, à ơi i “Bồng bồng bống bống..” là chuỗi âm thanh mở đầu đưa hơi lấy đà cho câu hát chỉ có ý nghĩa về âm nhạc. Và, chắc chắn rằng những câu thơ như thế đã được bà mẹ “sáng tác” trong quá trình ru con. Trên đây là các mẫu câu hát ru con truyền thống có tính chất phổ biến của đồng bằng Bắc Bộ, câu hát ru của Trung Bộ, Nam Bộ cũng tương tự. Nếu không hát đúng kĩ thuật như thế thì khi bồng con, bế cháu người ta cũng có thể dùng các âm tiết khác như: “à ơi, hơi hỡi hời hơi...” hoặc “à a à ơi” để nựng dỗ, âu yếm con cháu. Hoặc mô phỏng những nguyên âm à – a – như khi đứa trẻ hóng chuyện với một cao độ có tính chất nhạc điệu, kết hợp với động tác vỗ về... Các hình thức mở đầu và đóng câu của mỗi câu hát ru thường được ứng dụng tùy từng địa phương, từng người hát. Có thể, từ những tiếng phát âm đầu tiên của trẻ sơ sinh như: ơ-a-âu-i-ư-ưng được mẹ ngân nga “âm nhạc hóa” thành những câu hát đơn âm hoặc đa âm tiết. Những âm thanh đó chính là tiền đề của tiếng hát ru con. Đôi khi ngoài những nguyên tắc này, để đứa trẻ nhanh chóng đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, người dân không chỉ ru con, ru cháu, ru em bằng các làn điệu hát ru đơn thuần. Cũng không phải chỉ áp dụng những nguyên tắc nêu trên là được mà họ còn kết hợp hát ru trẻ thơ bên cánh võng, tao nôi, hoặc là bồng trên đôi tay mềm mại nóng ấm của mình. Đồng thời, để đứa bé có giấc ngủ ngon, khi hát ru, người mẹ, người chị, người bà, hoặc có thể là người cha người ông... còn dùng chiếc quạt mo cau, quạt nan để quạt theo nhịp điệu lời ru mà ru bé ngủ. * Tiểu kết Hát ru là tiếng nói của lòng yêu thương của bà yêu cháu, mẹ yêu con, chị ru em... Đây là một phần thưởng cao quý nhất cho trẻ thơ, và phần thưởng này là do những người mẹ sáng tạo nên trong quá trình nuôi dạy con từ thuở lọt lòng. Hát ru có một vai trò quan trọng trong cuộc sống, có chức năng giáo dục trẻ nhận biết được thế giới xung quanh thông qua lời ru của mẹ. 13
- Bằng lời những lời ru ngọt ngào ấm áp, hát ru còn có chức năng nuôi dưỡng lòng yêu nước cho trẻ từ khi còn nằm nôi. Khi lớn lên trong những câu hát, bài thơ của em sẽ mang đậm màu sắc dân tộc, với những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Hát ru còn là liều thuốc “khán sinh” tốt nhất để ngăn chặt sự suy thoái đạo đức trong xã hội ngày nay. Bởi vì hát ru được kết tinh từ những truyền thống văn hóa cao đẹp của nhân dân ta trong cuộc sống. Nó giúp cho trẻ từ từ nhận thức được những giá trị tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, thông qua lối diễn xướng của người ru. Hát ru ai cũng có thể hát được, không cần phải theo học trường lớp nào cả. Chính vì đều này đã tạo nên những nhịp điệu phong phú trong hát ru, tùy theo từng đứa trẻ mà mỗi người có một cách ru riêng, miễn sau là giúp đứa trẻ ngủ say. Tuy nhiên, hát ru vẫn theo một nguyên tắc chung và tùy thuộc vào từng vùng miền mà có sự vận dụng khác nhau. Với những vấn đề nêu trên người viết tin gần vai trò của hát ru sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống, dù cho xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, thì những giá trị này tồn tại và phát triển. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 111 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 47 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 42 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 17 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn