Tiểu luận: Tìm hiểu về chính sách ngoại hối của Việt Nam và phân tích biến động tỷ giá USD / VND giai đoạn 2009 - 2012
lượt xem 44
download
Nội dung là trình bày tổng thể chính sách ngoại hối của Việt Nam; trình bày, nhận xét và giải thích những biến động tỷ giá USD/VND đồng thời dự báo diến biến của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu về chính sách ngoại hối của Việt Nam và phân tích biến động tỷ giá USD / VND giai đoạn 2009 - 2012
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT Bài tiểu luận môn Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 GVHD: TH.S PHAN CHUNG THỦY SVTH : NHÓM 1 - LỚP: TN09DB2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2012 SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 1
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 2
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Nhận xét và đánh giá của giảng viên --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 3
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 1. Nguyễn Thị Thùy Chi MSSV: 0954 032 062 2. Hà Hoài Quyên MSSV: 0954 032 556 3. Lê Anh Quỳnh MSSV: 0954 030 566 4. Bùi Thị Minh Thu MSSV: 0954 030 654 5. Trần Vinh Khải MSSV: 0954 032 287 SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 4
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC STT Họ và tên Phân công công việc Tìm tài liệu, phân tích tỷ giá 2011, dự báo tỷ giá USD/VND những tháng cuối năm 2012. 1 Nguyễn Thị Thùy Chi Làm powerpoint Thuyết trình Tìm tài liệu, phân tích tỷ giá năm 2009, nguyên nhân biến động tỷ giá và biện pháp khắc phục. 2 Hà Hoài Quyên Làm powerpoint Thuyết trình Tìm tài liệu, phân tích tỷ giá năm 2010, tổng kết tỷ giá giai đoạn 2009-2011 3 Lê Anh Quỳnh Tổng hợp powerpoint Thuyết trình Tìm tài liệu, phân tích tỷ giá 6 tháng đầu năm 2012, chính sách quản lý ngoại hối giai đoạn 1988-2012. 4 Bùi Thị Minh Thu Làm powerpoint. Thuyết trình Tìm tài liệu, làm nội dung sự ra đời và mục đích của chính sách ngoại hối Việt Nam, giới thiệu về tỷ giá 5 Trần Vinh Khải USD/VND. Làm powerpoint .Trò chơi ô chữ Thuyết trình SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 5
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế của một nước ngày càng được mở rộng ra hơn với thế giới. Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình, nó tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ,…chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó. Ra khỏi lãnh thổ quốc gia, đồng bản tệ phải thích nghi với những quy định và thông lệ quốc tế mới có tác dụng trao đổi. Do đó vấn đề về thanh toán, định giá giữa đồng tiền nước này với nước khác trở nên ngày càng cần thiết và phức tạp hơn. Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng của NHNN trong hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ. Chính sách quản lý ngoại hối, mà công cụ chính là chính sách tỷ giá, nếu có hiệu quả sẽ góp phần làm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Với phương thức tiếp cận trên, và xác định được tầm quan trọng của quản lý ngoại hối, chúng tôi thực hiện đề tài: " Tìm hiểu về chính sách ngoại hối của Việt Nam và phân tích biến động USD/VND năm 2009 – 2012" với nội dung là trình bày tổng thể chính sách ngoại hối của Việt Nam; trình bày, nhận xét và giải thích những biến động tỷ giá USD/VND đồng thời dự báo diến biến của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới. Trong phạm vi của một đề tài làm nhóm tiểu luận, bài làm sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất vui lòng đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 6
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................ 6 MỤC LỤC .......................................................................................................................................... 7 A. CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM:....................................................................... 8 I. Sự ra đời và mục đích của chính sách ngoại hối tại Việt Nam: ............................................................... 8 1.1. Lịch sử hình thành: ........................................................................................................................ 8 1.2. Mục đích: ...................................................................................................................................... 9 II. Điểm lại các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan đến ngoại hối và điều hành tỷ giá từ năm 1988-2012 ................................................................................................................................... 9 2.1. Giai đoạn 1988-1991: ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Giai đoạn 1992-1997: ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Giai đoạn 1997 đến nay: . ................................................................. Error! Bookmark not defined. III. Kết luận: ........................................................................................................................................... 9 B. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ GIAI ĐOẠN 2009- 2012. .............................................. 12 I. Giới thiệu về tỷ giá USD/VND............................................................................................................ 12 1.1 Lịch sử hình thành và vai trò ............................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2 Phương pháp yết giá: ................................................................................................................... 12 1.3 Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND: ............................................................... 15 II. Phân tích biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2009 - 2012 ........................................................... 22 2.1. Tình hình tỷ giá USD/VND năm 2009 ......................................................................................... 22 2.2. Tình hình tỷ giá USD/ VND năm 2010 ........................................................................................ 25 2.3. Tình hình tỷ giá USD/VND năm 2011 ......................................................................................... 30 2.4. Tình hình tỷ giá USD/VND 6 tháng đầu năm 2012 ...................................................................... 35 2.5. Tổng kết chung tình hình tỷ giá USD/VND giai đoạn 2009 đến giữa 2012 ................................... 35 III. Dự báo biến động tỷ giá USD/VND vào những tháng cuối năm 2012 .............................................. 41 3.1. Cơ sở dự báo tỷ giá...................................................................................................................... 41 3.2. Dự báo tình hình tỷ giá những tháng cuối năm 2012 .................................................................... 49 KẾT ........................................................................................ Error! Bookmark not defined. Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 52 SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 7
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Mục tiêu nghiên cứu của nhóm khi lựa chọn đề tài này là: - Tìm hiểu chính sách điều hành tỷ giá của Ngân Hàng Nhà nuớc trong thời gian qua (từ năm 1988 đến nay). - Phân tích diễn biến tỷ giá USD/VND trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, đồng thời dự báo 6 tháng cuối năm 2012. - Xem xét các nhân tố gây ra biến động tỷ giá, qua đó đề ra một số giải pháp bình ổn tỷ giá - Phạm vi nghiên cứu là những diễn biến tỷ giá USD/VND trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2012. Do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ còn thiếu sót nên nhóm rất mong nhận đuợc nhiều sự đóng góp để bài viết đuợc hoàn thiện hơn. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để tìm hiểu các nguyên nhân làm tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống, trong đó dựa vào các nhân tố ảnh hưởng như: lạm phát, lãi suất, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, giá vàng, tăng trưởng kinh tế, hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa… - Ứng dụng các mô hình như cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn vào nghiên cứu. - Ngoài ra, nhóm cũng áp dụng các lý thuyết như: lý thuyết đồng giá sức mua(PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết kỳ vọng hợp lý. A. CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM: I. Sự ra đời và mục đích của chính sách ngoại hối tại Việt Nam: 1.1. Lịch sử hình thành: Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế với nước ngoài đã mở rộng sang khắp các châu lục trên thế giới, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu đã có nhiều triển vọng. Trước tình hình này, đòi hỏi phải có một thị trường ngoại hối ra đời để kịp đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển theo kịp với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc hình thành thị trường ngoại hối không thể tiến hành ngay được mà cần có sự chuẩn bị từng bước. Thị trường ngoại hối Việt Nam ra đời bắt đầu là một trung tâm giao dịch ngoại tệ được thành lập vào năm 1991, sau đó, năm 1994, thay thế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ này là Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng. Sự ra đời của thị trường ngoại hối bắt buộc Ngân hàng Nhà nước phải ban hành những chính sách quản lý để duy trì sự ổn định, định hướng hoạt động thị trường ngoại hối theo đúng những mục tiêu mà chính sách tiền tệ quốc gia đã đề ra. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 8
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy 1.2. Mục đích: Tất cả mọi chính sách đều phải hướng đến mục tiêu cụ thể, không có mục tiêu sẽ mất phương hướng hoạt động. Mục tiêu cơ bản: là giữ vững sự ổn định, cân đối vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Đây là mục tiêu cao nhất và phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu cụ thể gồm: Ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương và các quan hệ tài chính đối ngoại phát triển có lợi cho đất nước. Bảo vệ tính độc lập chủ quyền của đồng tiền quốc gia, từng bước nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia trên trường quốc tế. Làm cho các hoạt động ngoại hối đi vào nề nếp ổn định, tuân thủ pháp luật để góp phần ổn định kinh tế xã hội. Bảo toàn và tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ nước ngoài và sẵn sang đáp ứng nhu cầu đột xuất khác. II. Điểm lại các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan đến ngoại hối và điều hành tỷ giá từ năm 1988-2012 III. Điểm lại các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan đến ngoại hối và điều hành tỷ giá từ năm 1988-2012 2.1. Giai đoạn 1988-1992: Giai đoạn thả nổi tỷ giá Trong giai đoạn này, nền kinh tế chịu tác động của chính sách thả nổi tỷ giá. Tỷ giá USD/VND biến động mạnh theo xu hướng giá trị đồng USD tăng liên tục. Tỷ giá công bố vẫn cách xa mức giá hình thành trên thị trường. Diễn biến tỷ giá hối đoái từ năm 1989 đến năm 1992 không những nói lên khoảng cách giữa tỷ giá của nhà nước trên thị trường tự do mà còn phản ánh xu hướng tăng nhanh của giá trị USD. Năm 1990, giá trị đồng USD cuối năm đã tăng tới 50% so với đầu năm, và sang năm 1991 còn tăng cao hơn nữa, điều này đã kích thích tâm lý nắm giữ USD. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của Nhà nước ít đem lại hiệu quả Đến đầu năm 1992, Chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều chỉnh tỷ giá như buộc các doanh nghiệp có USD phải gửi vào ngân hàng, bãi bỏ hình thức quy định tăng giá theo nhóm hàng; làm cho giá USD bắt đầu giảm. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 9
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy 2.2. Giai đoạn 1993 – 7/1997: Giai đoạn cố định tỷ giá Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng kỳ một năm, giá USD giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự chênh lệch tỷ giá hối đoái chính thức và ở thị trường tự do dẫn đến việc các đại lý lợi dụng danh nghĩa của nhà nước để trục lợi. Việc NHNN khống chế chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là cứng nhắc. Điều này làm cho tỷ giá vận hành thoát ly hoàn toàn quan hệ cung cầu, không ít NHTM đã phá rào. Trước những tồn tại của việc thả nổi mất kiểm soát tỷ giá, Chính phủ đã thay đổi cơ chế điều hành và quản lý tỷ giá: - Quy định biên độ giao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức mà NHNN công bố. - Tăng cường sức mạnh của các biện pháp hành chính mà cụ thể là buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá nhất định.t - Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá theo nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương, thay vào đó là áp dụng tỷ giá chính thức do NHNN công bố. - Công khai hóa nhanh chóng và chính xác chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường, chỉ số giá…. - Thông qua nhiều hình thức, tốc độ, mức can thiệp để thể hiện rõ quyết tâm cải cách triệt để nền kinh tế và dập tắt nguy cơ bùng nổ lạm phát. - Thể hiện rõ sự can thiệp vào tỷ giá bằng cách gia tăng dự trữ ngoại tệ, lập quỹ ổn giá, dành tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng tiền cung ứng thâm cho nền kinh tế để có thêm tài sản ngoại tệ. - Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (mở cửa từ 8/1991) tạo điều kiện để cung – cầu gặp nhau. Với những biện pháp kể trên thì tính đến cuối năm 1992 đầu năm 1993, nạn đầu cơ ngoại tệ đã được giải tỏa, những đồng ngoại tệ đạ hướng mạnh vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. USD có xu hướng giảm giá. Mức tỷ giá chính thức cũng không có sự chênh lệch nhiều so với tỷ giá trên thị trường chợ đen. Một minh chứng nữa cho thấy hiệu quả của chính sách mang lại là từ năm 1993 đến 1996, đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế thường xuyên có sự biến động mạng so với hàng loạt các đồng tiền chủ chốt khác như JPY, NDT,… Trong khi đó USD lại có sự ổn định trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên chính sự ổn định này đã làm tăng giá mạnh của đồng tiền Việt Nam, gây thâm hụt lớn trong ngoại thương, thâm hụt trong cán cân thương mại đã tăng liên tục qua các năm ( 1993 là 547 triệu USD, 1994 là 1170 triệu USD, 1995 là 2345 triệu USD, 1996 là 3150 USD). Ví dụ: nếu tính một cách tương đối và lấy năm gốc là 1992, thì đến đầu năm 1997, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam đã tăng 36.8%, trong khi ở Mỹ là 16.5%. Theo SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 10
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy thuyết ngang giá sức mua, nếu tỷ giá chính thức vào đầu năm 1993 là 10,500VND/USD, thì đầu năm 1997 tỷ giá phải là 10,500 × (1 + 16.5%) = 12,095VND. Trong khi đó, tỷ giá chính thức trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ khoảng 11,000VND/USD. Đặc biệt trong 3 năm 1994, 1995, 1996, sự thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam rất nghiêm trọng, phần lớn là do tác động trực tiếp của việc Trung Quốc phá giá đồng NDT vào đầu năm 1994. Điều này cho thấy chính sách tỷ giá của Việt Nam từ đầu năm 1993 đến 1997 đôi khi quá thụ động. Sự kiện Trung Quốc phá giá NDT có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam nhưng trong suốt những năm 1993 đến 1995, Chính phủ hoàn toàn không có bất kì điều chỉnh nào trong chính sách tỷ giá hối đoái để ứng phó với sự việc này. 2.3. Giai đoạn từ 7/1997 đến 26/2/1999: Ngày 2/7/1997, Thái Lan thả nổi tỷ giá sau 14 năm duy trì chế độ cố định và cũng là ngày đánh dấu sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á với ảnh hưởng rộng khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và taọ nên một cơn sốc rộng khắp thế giới. Đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng đã gián tiếp ảnh hưởng đến cán cân vãng lai, và đầu tư của nước ngoài. Dự trữ ngoại tệ giảm bớt do đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nền kinh tế và hỗ trợ cho người dân. Trong bối cảnh đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam về cơ bản không khác so với giai đoạn từ năm 1993 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng. Nhưng đây là giai đoạn có nhiều sự điều chỉnh nhỏ, liên tục nhằm hạn chế những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng. Ngày 13/10/1997, Thống đốc NHNN quyết định mở rộng biên độ giao dịch lên mức 10%. Ngày 16/2/1998, NHNN nâng tỷ giá chính thức từ 11,175VND lên 11,800VND; tăng 5.6%. Ngày 7/8/1998, NHNN lại thu hẹp biên độ giao dịch xuốn còn 7%....và nhiều lần thay đổi tỷ giá USD/VND khác. 2.4. Giai đoạn 1999 đến nay: Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước. Trước ngày 26/2/1999, tỷ giá hối đoái được NHNN công bố hàng ngày, và trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng được phép mua bán ngoại tệ trong một biên độ nhất định. Ngoài ra còn có tỷ giá trên thị trường tự do tạo ra một hệ thống đa tỷ giá phức tạp, tỷ giá chính thức mà NHNN công bố không được xác định theo tín hiệu của thị trường nên không có ý nghĩa kinh tế. Đến nay khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì việc xác định tỷ giá như trên là không còn phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thong lệ quốc tế. Từ 26/3/1999, tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống còn ±0% (Quyết định 64/1999/QĐ–NHNN7 và 65/1999/QĐ-NHNN7). Song song với việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, NHNN cũng có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất (Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1). SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 11
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy IV. Kết luận: Từ khi chính sách điều hành tỷ giá ra đời và được áp dụng, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Một số hạn chế của chính sách quản lý ngoại hối của NHNN: Về điều hành chính sách lãi suất: trong một thời gian dài lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ đã có khoảng chênh lệch quá lớn. Về chính sách điều hành tỷ giá: biên độ giao dịch quá hẹp trong một thời gian dài đã hạn chế doanh số mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Về dịch vụ kiều hối: NHNN chưa có biện pháp hữu hiệu kiểm soát lượng ngoại tệ lớn đang trôi nổi trên thị trường Về nguồn nhân lực: trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối nhất là ở cấp cơ sở còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn, nhóm xin đưa ra một số biện pháp khắc phục: Nắm bắt và xử lý kịp thời những thông tin về diễn biến thị trường ngoại tệ trong, ngoài nước. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp điều hành nhanh chóng các công cụ lãi suất, tỷ giá. Tích cực phát triển, phổ biến hơn nữa những giao dịch ngoại hối tiên tiến như giao dịch kỳ hạn (FORWARD), giao dịch quyền chọn mua, chọn bán ngoại tệ (OPTION), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại hối; nhất là trình độ ngoại ngữ. B. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ GIAI ĐOẠN 2009- 2012. I. Giới thiệu về tỷ giá USD/VND 1.1 Tỷ giá USD/VND Nền kinh tế nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và được coi như là chiếc đầu tàu kinh tế cho phần thế giới còn lại. Thương mại quốc tế (nhập khẩu và xuất khẩu) của Mỹ chiếm 15% toàn thế giới và Mỹ cũng đóng vai trò chính trong việc chu chuyển vốn tư bản. Chính vì điều này đồng USD là đồng tiền quan trọng nhất. 1.1.1. Lịch sử hình thành tỷ giá: Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm liên kết (như liên minh châu Âu) đều có đồng tiền riêng của mình. Việt Nam có tiền đồng (VND), Trung Quốc có Nhân dân tệ (CNY), Mỹ có Dollar (USD) Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của các nước khác nhau với SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 12
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó ta có thể nói rằng: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác. 1.1.2. Vai trò của tỷ giá Tỷ giá hối đoái nói chung và tỷ giá USD/VND nói riêng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Khi đồng tiền của một nước bị mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng: Kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên. 1.1.3. Tại sao USD là đồng tiền quan trọng trong thương mại của Việt Nam? USD là đồng tiền luôn có sẵn và không hạn chế với người mua và người bán Luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong dự trữ ngoại hối của NHNN Việt Nam. Hầu hết các hàng hóa cơ bản và giá trị các đồng tiền trên thế giới đều được yết giá thông qua USD nên tạo ra nhu cầu về USD của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 1.2 Phương pháp yết giá: Xét từ góc độ quốc gia, ta cũng có hai phương pháp yết tỷ giá là: SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 13
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Yết tỷ giá trực tiếp (Direct Quotation hay Price Quotation). Yết tỷ giá gián tiếp (Indirect Quotation hay Volume Quotation). 1.2.1. Yết giá trực tiếp: Về mặt nguyên lý thì yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp) không khác gì yết giá hàng hóa thông thường trực tiếp. Nếu lấy quốc gia Việt Nam làm ví dụ, thì VND đóng vai trò là tiền tệ còn các ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa, do đó yết giá trực tiếp hàng hóa thông thường và yết giá trực tiếp ngoại tệ (hàng hóa đặc biệt) là như nhau. Ví dụ: 1 KG = 5.000 VND và 1 USD = 18.000 VND Phương pháp yết tỷ giá (yết giá ngoại tệ) như trên gọi là trực tiếp, bởi vì giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền (VND), ta không cần tính toán suy đoán gì thêm. Như vậy, phương pháp yết giá trực tiếp là phương pháp yết giá ngoại tệ xét từ giác độ quốc gia, trong đó: Ngoại tệ với vai trò là hàng hóa (Commodity Currency), là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. Nội tệ với vai trò là tiền tệ (Terms Currency), là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên Forex. 1.2.2. Yết giá gián tiếp: Về mặt nguyên tắc, nếu xét từ giác độ quốc gia, thì yết tỷ giá gián tiếp không khác gì yết giá gián tiếp hàng hóa thông thường. Nếu xét từ giác độ quốc gia Việt Nam, ta có: Ví dụ: 1 VND = 0,0002 KG và 1 VND = 0,00006667 USD Phương pháp yết tỷ giá (yết giá ngoại tệ) như trên gọi là gián tiếp, bởi vì giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ một cách gián tiếp bằng tiền (VND). Để biết được giá ngoại tệ một cách trực tiếp, chúng ta phải tính toán suy đoán mới ra. Ví dụ, giá USD được yết gián tiếp như sau: E(VND/USD) = 0,00006667; để biết được giá USD trực tiếp, chúng ta phải làm phép tính: E(USD/VND) = 1 / [E(VND/USD)] = 1 / 0,00006667 = 15.000 Như vậy, xét từ giác độ quốc gia thì phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp mà trong đó: Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị; Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. 1.2.3. Về yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp: Tất cả quốc gia trên thế giới (có cả Việt Nam) đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, ngoại trừ 4 trường hợp sau đây: Anh, New Zealand, Úc và các nước đồng tiền chung EURO. Riêng nước Mỹ vừa áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp, trong đó: SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 14
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Trực tiếp với các ngoại tệ GBP, AUD, NZD, EUR và SDR. Gián tiếp với tất cả các ngoại tệ còn lại. 1.2.4. Cách viết tỷ giá: Hiện nay, tồn tại đồng thời hai cách viết tỷ giá, đó là: theo tập quán kinh doanh của ngân hàng và theo học thuật. Theo tập quán kinh doanh ngân hàng: Trong giao dịch, khi đọc tỷ giá, các ngân hàng đọc đồng tiền yết giá trước và đồng tiền định giá sau, khi viết tỷ giá họ viết theo trật tự đọc tỷ giá. Do đó, đối với các ngân hàng, trong tỷ giá có hai đồng tiền, thì đồng tiền đứng trước là yết giá còn đồng tiền đứng sau là định giá. Ví dụ, tại NHTM X: 1 USD = 17.000 VND USD/VND = 17.000 Theo học thuật: Việc yết giá một đồng tiền nào đó là tương tự như yết giá bất kỳ hàng hóa thông thường nào. Ví dụ: 1 USD = 17.000 VND E(VND/USD) = 17.000 VND/USD = 17.000 Như vậy, theo học thuật, trong tỷ giá có hai đồng tiền, đồng tiền đứng trước (hay nằm trên) đóng vai trò là định giá còn đồng tiền đứng sau (hay nằm dưới) đóng vai trò là yết giá. Cách viết tỷ giá này thường gặp trong sách vở, giáo trình và công trình nghiên cứu khoa học. Nhằm tương thích với thực tiễn hoạt động của thị trường ngoại hối quốc tế và hoạt động kinh doanh của các NHTM (NHTM), sau đây tỷ giá được viết theo tập quán trên Forex và tại các NHTM, tức USD/VND = 17.000. 1.3 Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND: 1.3.1. Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn Các nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn gồm: mức giá cả tương đối giữa hai quốc gia, hàng rào thương mại, ưa thích hàng ngoại so với hàng nội, thu nhập và năng suất lao động, là các nhân tố tác động lên cung cầu hàng hóa trong nước và nước ngoài. Để phân tích các nhân tố tác động lên tỷ giá, ta luôn tuân thủ giả thiết: “các nhân tố khác là không đổi”. Mức giá cả tương đối Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của Mỹ, làm cho giá hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa của Mỹ, dẫn đến: Cầu nhập khẩu hàng hóa đối với Việt Nam tăng, dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, làm dịch chuyển đường cầu ngoại tệ sang phải, kết quả là VND giảm giá, tức tỷ giá tăng. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 15
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Cầu xuất khẩu hàng hóa đối với Việt Nam giảm, dẫn đến cung ngoại tệ giảm, làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ sang trái, kết quả là VND giảm giá, tức tỷ giá tăng. Hi u ng l m phát VND lên t giá USD/VND E(USD/VND) D0 D1 S1 S0 E1 E0 Q(USD) Khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, làm cho giá hàng hóa của Việt Nam trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hóa của Mỹ, dẫn đến: Cầu xuất khẩu hàng hóa đối với Việt Nam tăng, làm tăng cung ngoại tệ, làm dịch chuyển đường cung USD sang phải, kết quả là VND lên giá, tức tỷ giá giảm. Cầu nhập khẩu hàng hóa đối với Việt Nam giảm, làm giảm cầu ngoại tệ, làm dịch chuyển đường cầu USD sang trái, kết quả là VND lên giá, tức tỷ giá giảm. Hi u ng l m phát VND lên t giá USD/VND E(USD/VND) D0 S0 S1 D1 E0 E1 Q(USD) Hàng rào thương mại (thuế quan và hạn ngạch) Nếu Việt Nam tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu, sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu tính bằng VND tăng, làm giảm cầu nhập khẩu hàng hóa, làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là VND sẽ lên giá. Nếu Việt Nam giảm mức thuế quan hoặc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng VND giảm, làm tăng cầu nhập khẩu hàng hóa, làm cho cầu ngoại tệ tăng, kết quả là VND sẽ SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 16
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy giảm giá. Nếu Mỹ tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ tính bằng USD tăng, dẫn đến giảm cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, làm cho cầu VND giảm, kết quả là USD sẽ lên giá và VND sẽ giảm giá. Nếu Mỹ giảm mức thuế quan hoặc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng USD giảm, dẫn đến tăng cầu nhập khẩu hàng hóa, làm cho cầu VNd tăng, kết quả là USD sẽ giảm giá và VND sẽ lên giá. Ngày nay, với xu thế tự do hóa thương mại, biện pháp hạn ngạch hầu như rất ít quốc gia áp dụng, đồng thời các nước thành viên WTO đang từng bước thảo luận nhằm cắt giảm mức thuế quan và đối xử công bằng, chính vì vậy, ý nghĩa của thuế quan và hạn ngạch là những nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn ngày càng giảm. Hàng rào th ng m i M tăng Hàng rào th ng m i Vi t Nam tăng E(USD/VND) E(USD/VND) D S1 S0 D0 S D1 E1 E0 E0 E1 Q1 Q0 Q(USD) Q1 Q0 Q(USD) Tâm lý ưa thích hàng ngoại Nếu người Việt Nam trở nên ưa thích sản phẩm hàng hóa nước ngoài hơn so với sản phẩm hàng hóa cùng loại của Việt Nam, làm tăng cầu nhập khẩu hàng hóa, dẫn đến tăng cầu ngoại tệ, kết quả là VND giảm giá. Nếu người nước ngoài trở nên ưa thích sản phẩm hàng hóa Việt Nam sẽ làm cho cầu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng, dẫn đến tăng cung ngoại tệ, kết quả là VND lên giá. Tâm lý ưa thích hàng ngoại thay đổi từ từ theo thời gian, nên được xem là nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 17
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Ng i Vi t Nam a thích hàng ngo i Ng i n c ngoài thích hàng VN E(USD/VND) E(USD/VND) D1 D S0 D0 S S1 E1 E0 E0 E1 Q0 Q1 Q(USD) Q0 Q1 Q(USD) Thu nhập Nếu thu nhập của người Việt Nam tăng, kích thích tăng nhu cầu nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, kết quả là VND giảm giá, tức tỷ giá tăng. Nếu thu nhập của người Việt Nam giảm, làm giảm cầu nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, kết quả là VND lên giá, tức tỷ giá giảm. Nếu thu nhập của người nước ngoài tăng, kích thích tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, làm cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng, làm tăng cung ngoại tệ, kết quả là VND lên giá, tức tỷ giá giảm. Thu nh p ng i Vi t Nam gi m Thu nh p ng in c ngoài tăng E(USD/VND) E(USD/VND) D0 D S0 S1 D1 S E0 E0 E1 E1 Q1 Q0 Q(USD) Q0 Q1 Q(USD) Năng suất lao động Nếu năng suất lao động của Việt Nam tăng nhanh hơn thế giới, làm cho mức giá hàng hóa của Việt Nam có xu hướng giảm, dẫn đến tăng cầu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, làm tăng cung ngoại tệ, kết quả là VND lên giá, tức tỷ giá giảm. Nếu năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm hơn thế giới, làm cho mức giá hàng hóa của Việt Nam có xu hướng tăng, dẫn đến giảm cầu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, làm giảm cung ngoại tệ, kết quả là VND giảm giá, tức tỷ giá tăng. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 18
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Năng su t lao đ ng Vi t Nam tăng Năng su t lao đ ng Vi t Nam gi m E(USD/VND) E(USD/VND) DK S0 S1 DK S1 S0 E0 E1 E1 E0 Q0 Q1 Q(USD) Q1 Q0 Q(USD) Bảng tổng hợp các nhân tố tác động lên tỷ giá USD/VND trong dài hạn Nhân tố Hướng thay đổi của nhân tố Hướng thay đổi của tỷ giá Mức giá cả trong nước ↑ ↑ Mức giá cả nước ngoài ↑ ↓ Hàng rào thương mại trong nước ↑ ↓ Hàng rào thương mại nước ngoài ↑ ↑ Ưa thích hàng ngoại (cầu NK) ↑ ↑ Ưa thích hàng nội (cầu XK) ↑ ↓ Thu nhập người Việt Nam ↑ ↑ Thu nhập người nước ngoài ↑ ↓ Năng suất lao động Việt Nam ↑ ↓ Năng suất lao động nước ngoài ↑ ↑ 1.3.2. Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn Các nhân tố quyết định đến cung cầu tài sản tài chính ghi bằng các đồng tiền khác nhau như lãi suất, sự kỳ vọng… thường xuyên thay đổi, điều này khiến cho tỷ giá thay đổi theo. Và đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ giá biến động nhanh và mạnh trong ngắn hạn. Ngày nay, thị trường tài chính quốc tế liên kết với nhau nên cung cầu về các tài sản tài chính không chỉ diễn ra trên thị trường nội địa mà còn diễn ra trên thị trường quốc tế, kết quả là khi cung cầu về các tài sản tài chính ghi bằng một đồng tiền nào đó thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 19
- Kinh doanh ngoại hối GVHD: Th.S Phan Chung Thủy Mức lãi suất của USD – ký hiệu là r* Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi r* tăng, làm tăng lợi tức kỳ vọng của tài sản USD so với VND, làm tăng cầu nắm giữ tài sản USD, làm dịch chuyển đường cầu tài sản USD sang phải, làm tỷ giá tăng. Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi r* giảm, làm giảm lợi tức kỳ vọng của tài sản USD so với VND, làm giảm cầu nắm giữ tài sản USD, làm dịch chuyển đường cầu tài sản USD sang trái, làm tỷ giá giảm. Hi u ng lãi su t USD tăng Hi u ng lãi su t USD gi m E(USD/VND) S E(USD/VND) S E1 E0 E0 E1 D0 D1 D1 D0 Q0 Q1 Q(USD) Q1 Q0 Q(USD) Tóm lại, với các nhân tố khác không đổi, khi lãi suất ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá tăng, khi lãi suất ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá giảm. Mức lãi suất của VND – ký hiệu là r Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi r tăng, làm tăng lợi tức kỳ vọng của tài sản VND so với USD, làm tăng nhu cầu nắm giữ tài sản VND, tức làm giảm nhu cầu nắm giữ tài sản USD, làm dịch chuyển đường cầu tài sản USD sang trái, kết quả là tỷ giá giảm. Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi r giảm, làm giảm lợi tức kỳ vọng của tài sản VND so với USD, làm giảm nhu cầu nắm giữ tài sản VND, tức làm tăng nhu cầu nắm giữ tài sản USD, làm dịch chuyển đường cầu tài sản USD sang phải, kết quả là tỷ giá tăng. SVTH: Nhóm 1 – Lớp TN09DB2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu quá trình kinh doanh dịch vụ cafe Highlands Coffee
38 p | 1946 | 215
-
Tiểu luận: Tìm hiểu máy biến tần FRA700 của Mitsubishi
60 p | 493 | 188
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hình thức chính thể quân chủ đại nghị trên thế giới
27 p | 1714 | 182
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về quản lý hành chính về đất đai ở Việt Nam
18 p | 588 | 113
-
Bài tiểu luận: Cải cách hành chính
24 p | 469 | 103
-
Tiểu luận Môi trường và con người: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính
26 p | 449 | 84
-
Đề tài: “ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP - Tìm hiểu về tấn công trên mạng dùng kỹ thuật DOS DDOS (Denial of Service Distributed Denial Of Service ) và đưa ra một số chính sách phòng chống”
16 p | 287 | 68
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước
17 p | 872 | 56
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ MBTI
21 p | 377 | 56
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu bao bì của sản phẩm Coca-Cola
33 p | 476 | 44
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về khoai lang và quá trình sản xuất tinh bột khoai lang
37 p | 573 | 43
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về kỹ thuật map trong bảo quản rau quả tươi. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí trong bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp MAP
30 p | 200 | 32
-
Tiểu luận: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn
10 p | 411 | 29
-
TIỂU LUẬN: Tìm hiểu hoạt động của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân và báo cáo về tình hình chung của Công ty
23 p | 139 | 26
-
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 p | 128 | 21
-
TIỂU LUẬN: Tìm hiểu phân tích, đánh giá những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội
31 p | 175 | 20
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về kỹ thuật CA trong bảo quản rau quả tươi. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí trong bảo quản rau quả tươi bằng CA
26 p | 155 | 19
-
Tiểu luận: Tìm hiểu công nghệ truyền hình cáp
39 p | 165 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn