intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tình hình sản xuất – tiêu thụ đường tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Chia sẻ: Fvdxc Fvdxc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

204
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự động hóa trên toàn bộ dây chuyền sản xuất được áp dụng rông rãi trong các nhà máy đường. Nền công nghiệp đường đã phát triển tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho nhân dân và góp phần xây dựng cho sự phát triển kinh tế nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tình hình sản xuất – tiêu thụ đường tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM Tiểu luận môn: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG BÁNH KẸO Đề tài: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Lớp ĐHTP5LT – Nhóm 2 GVHD: Hồ Xuân Hương SV: Trần Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Hoàng Trần Thị Minh Nhật Hà Trần Quỳnh Như Phạm Thị Thảo Sương
  2. LỜI MỞ ĐẦU  Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, nghề làm đường thủ công ở nước ta cũng phát triển mạnh. Trong thời kỳ Pháp thuộc, ngành đường nước ta phát triển một cách chậm chạp, sản xuất thủ công là chủ yếu. Lúc này ta chỉ có 2 nhà máy đường hiện đại: Hiệp Hòa (miền nam) và Tuy Hòa (miền trung). Theo thống kê năm 1939 toàn bộ lượng đường mật tiêu thụ là 100.000 tấn. Sau ngày hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lòng nhiệt tình lao động của nhân dân ta cộng với giúp đỡ của các nước XHCN ngành đường nước ta ngày càng bắt đầu phát triển. Khi đất nước thống nhất, chúng ta tiếp tục xây dựng thêm một số nhà máy đường hiện đại ở miền Nam như: nhà máy đường Quảng Ngãi (1.500 tấn mía/ngày), Hiệp Hòa (1.500 tấn mía/ngày), nhà máy đường Phan Rang (350 tấn mía/ngày), 2 nhà máy đường tinh luyện Khánh Hội (150 tấn mía/ngày) và Biên Hòa (200 tấn mía/ngày), gần đây ta xây dưng thêm 2 nhà máy đường mới: La Ngà (2.000 tấn mía/ngày), Lam Sơn (1.500 tấn mía/ngày)... Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự động hóa trên toàn bộ dây chuyền sản xuất được áp dụng rông rãi trong các nhà máy đường. Nền công nghiệp đường đã phát triển tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho nhân dân và góp phần xây dựng cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trên đà phát triển đó thì tình hình tiêu thụ và sản xuất đường ở nước ta từ năm 2008 đến nay có những chuyển biến như thế nào? Sau đây là những tìm hiểu của chúng em.
  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Phân biệt các loại đường Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam: hiện nay trên thị trường có 3 loại đường: Đường thô (raw sugar): là loại đường có độ tinh khiết thấp, chất lượng kém, màu nhiều, sản xuát theo dây chuyên thủ công như đường tán, đường vàng… RE: là chữ viết tắt của Refined Extra - Đường tinh luyện thượng hạng. Ngoài sản phẩm đường tinh luyện RE thượng hạng, chúng tôi còn nhận sản xuất và cung cấp đường RE đặc biệt tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng. RS: là chữ viết tắt của Refined Standar - Đường tinh luyện tiêu chuẩn. Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ hạt khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tùy theo cỡ hạt mà đường RE có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: RE thị trường - RE sản xuất - RE hạt nhuyễn - RE hạt mịn. 1.2. Mức tiêu thụ đường ở Việt Nam Mức tiêu dùng đường theo nhu cầu sinh học đối với cơ thể người khoảng 12g/kg thể trọng/ngày. Mức tiêu dùng bình quân của thế giới là 24 kg/người/năm (đặc biệt là Mỹ 44 kg/người/năm, Anh là 42 kg/người/năm). Hiện nay ở Việt Nam mức tiêu dùng đường bình quân là 12 kg/người/năm (trong đó 4 kg cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và 8 kg thông qua các sản phẩm chế biến khác). Rõ ràng so với mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới (chỉ bằng 50%). Có thể giải thích điều này như sau: Các nước phát triển, đường được ăn chủ yếu thông qua các sản phẩm chế biến nhiều hơn rất nhiều so với ăn trực tiếp. Việt Nam là nước chậm phát triển nên đường ăn trực tiếp là chủ yếu. Dân ta còn nghèo, nước ta có nhiều loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới có hàm lượng đường lớn, nên khẩu phần đường đã được thay thế phần lớn khi ăn các dạng
  4. hoa quả. Mặt khác cũng xuất phát từ tập quán ăn uống của người Việt Nam ăn ngọt ít, không dùng nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong tiêu thụ, có thể đưa ra các nguyên nhân của tình trạng này như sau: Thứ nhất, đường sản xuất theo thời vụ nhưng tiêu dùng quanh năm. Do lượng đường sản xuất ra đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng và có dư thừa, nên các hộ tiêu thụ đường lớn đã không dự trữ đường như các năm để tránh chịu thuế VAT và lãi Ngân hàng. Vì vậy lượng đường mía tồn kho trong các nhà máy tăng, tăng sức ép thiếu vốn, buộc các nhà máy phải bán với giá thấp để có tiền thanh toán cho nông dân. Thứ hai, sự diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp có sử dụng đường, làm giảm sức mua và sức tiêu dùng đường của nhân dân. Thứ ba, đường, bánh kẹo của các sản phẩm có sử dụng đường được nhập lậu vào nước ta và chiếm một thị phần không nhỏ và cạnh tranh với các sản phẩm đường và từ đường của ta. Thứ tư, nhiều nhà máy đường không có hệ thống đại lý thực sự (làm ăn nghiêm túc), không có kế hoạch sản xuất tiêu thụ đường, không có hiệp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất… 1.3. Cung sản phẩm đường mía Việc phát triển ngành mía đường có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta 200.000 tấn/năm. Trong thời gian tới lượng cung đường sẽ tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu tiêu dùng đường của nhân dân không biến động nhiều có thể làm lượng dư thừa ngày một tăng lên. Con đường giải quyết sẽ là xuất khẩu. Trong khi giá thành sản xuất đường của ta lại cao (gấp 1,4-1,8 lần bình quân chung của thế giới). Nếu với mục
  5. tiêu phấn đấu giữ giá mía tại ruộng 230.000 - 250.000 đ/tấn mía 10CCS; giảm được tiêu hao mía / đường; công suất hoạt động của các nhà máy trung bình 70%; giảm chi phí quản lý và chi phí khác từ 6% xuống 3-4%... thì giá thành đường mía vẫn ở mức khoảng 2800-3000 USD/tấn. Nếu không hạ giá thành và bù lỗ sẽ không xuất khẩu được. Vì vậy, thị truờng xuất khẩu của Việt Nam là rất khó khăn, đòi hỏi các nhà quản lý phải có những quyết sách phù hợp. 1.4. Khái quát về các nhà máy đường Việt Nam  Phân theo khu vực như sau: Miền Bắc: 13 nhà máy, tổng công suất 27.350 TMN, chiếm 33% Miền Trung và Tây Nguyên: 16 nhà máy, tổng công suất 24.450 TMN, chiếm 29,5% Miền Nam: 15 nhà máy, tổng công suất 31.150 TMN, chiếm 37,5%  Phân chia theo cấp quản lý và thành phần kinh tế Trung ương: 16 nhà máy (Việt Trì, Sơn Dương, Nông Cống, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ng•i, Nam Quảng Ng•i, Kon Tum, An Khê, 333 Đăk Lăk, Đồng Xuân, Tuy Hoà, Bình Thuận, Bình Dương, Hiệp Hoà và Trà Vinh), với công suất thiết kế 20.850 TMN, chiếm 25,1% công suất cả nước và 11,4% tổng vốn đầu tư. Địa phương: 19 nhà máy (Cao Bằng, Thị xã Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Sông Con, Sông Lam, Bình Định, Đăk Lăk, Ninh Hoà, Cam Ranh, Phan Rang, Nước Trong, Trị An, Bến Tre, Sóc Trăng, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Kiên Giang và Thới Bình), với công suất thiết kế 24.600 TMN, chiếm 29,6% công suất cả nước và 36,3% tổng vốn đầu tư. Cổ phần hóa: 3 nhà máy (Lam Sơn, La Ngà, Biên Hoà), với công suất thiết kế 10.500 TMN, chiếm 12,8% công suất cả nước và 7,7% tổng vốn đầu tư.
  6. Liên doanh và 100% vốn nước ngoài: 6 nhà máy (Tab and lyb, Việt Đài, Bour bon Tây Ninh, Bour bon Gia Lai, KCP Phú Yên, Nagarjuna Long An), với công suất thiết kế 27.000 TMN, chiếm 32,5% công suất cả nước và 44,6% tổng vốn đầu tư.  Phân theo công suất Công suất 100 - 900 TMN có 10 nhà máy công suất 5.200 TMN chiếm 7% công suất cả nước. Công suất 1000 TMN có 14 nhà máy với tổng công suất 14.000 TMN chiếm 18% công suất cả nước. Công suất 1250 - 1500 TMN có 8 nhà máy với tổng công suất 11.000 TMN, chiếm 14% công suất cả nước. Công suất 2000 - 8000 TMN có 11 nhà máy với tổng công suất 48.000 TMN, chiếm 61% công suất cả nước.  Phân theo nguồn thiết bị 20 nhà máy thiết bị Trung Quốc 8 nhà máy thiết bị úc và ấn Độ 14 nhà máy thiết bị Tây Âu và Nhật Bản 2 nhà máy thiết bị do Việt Nam chế tạo Nhìn chung, quy mô của các nhà máy đường nước ta thuộc loại nhỏ trên thế giới. Công suất trung bình của mỗi nhà máy là 1.777 TMN. So với các nước trên thế giới như Thái Lan có công suất trung bình một nhà máy là 12.400 TMN, Úc 9100 TMN... thì quy mô của chúng ta quá nhỏ, chỉ bằng 14,33% so với quy mô trung bình của Thái Lan, bằng 20% so với Úc. Số nhà máy có quy mô dưới 1000 TMN là 10 nhà máy, chiếm 22,73% số nhà máy và chỉ chiếm chưa đầy 7% công suất. Các nhà máy tập trung chủ yếu ở quy mô trung bình. Nếu so với Thái Lan quy mô thực tế của họ đạt từ 950 TMN đến 31.200 TMN. Các nhà máy có công
  7. suất lớn chủ yếu là các nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà máy có quy mô công suất lớn nhất hiện nay là nhà máy đường Tây Ninh - Pháp với công suất thiết kế là 8000 TMN. Riêng công suất nhà máy này cũng chưa bằng công suất trung bình của úc. Tiếp đó là Công ty cổ phần mía - đường Lam Sơn 6000 TMN (trong đó mới mở rộng thêm 4000 TMN). Có hai nhà máy Liên doanh cũng có công suất thiết kế 6000 TMN là nhà máy Thanh Hoá - Đài Loan, nhà máy Nghệ An - Anh. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Tình hình tiêu thụ đường từ năm 2008 đến cuối năm 2009 Trong giai đoạn từ 2008 – 2009 theo “Báo cáo ngành Mía đường Việt Nam quý III/2009 và Triển vọng” – Báo cáo đầu tiên về ngành hàng mía đường do Trung Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (AGROINFO) thuộc Viện Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn thực hiện thì thị trường đường Việt Nam đang vô cùng sôi động. Giá đường trong nước và thế giới không ngừng tăng cao, thậm chí giá đường trong nước (tính từ đầu năm 2009) còn cao gấp đôi so với mặt bằng chung của thế giới Đồ thị biểu diễn diễn biến giá đường trên thị trường TP.HCM và Cần Thơ Trong một vài năm từ trước năm 2009, do mức thu nhập của người dân tăng và xu hướng tiêu dùng thực phẩm thay đổi nên lượng đường tiêu thụ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trong xu hướng lên cao. Trong khi đó nguồn cung đường mía (được chiết xuất từ mía đường, chiếm tới 74 - 77% tổng
  8. sản lượng đường toàn thế giới) lại rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Sức ép thiếu nguyên liệu, đó là nguyên nhân chính khiến nguồn cung trên thị trường bị thiếu hụt so với nhu cầu của người dân và dẫn đến tình trạng giá đường tăng rất mạnh. Trong báo cáo Ngành hàng Mía đường Việt Nam 2009 các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và phân tích khá rõ thực trạng trên. Thực chất đây là sự tác động lẫn nhau của một chuỗi các yếu tố diện tích, năng suất, sản lượng mía, giá mía nguyên liệu cũng như công nghiệp sản xuất đường nội địa. Mía hiện nay được trồng chủ yếu tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ với xu hướng thu hẹp dần về diện tích. Bình quân giai đoạn 2001 – 2008, diện tích trồng mía cả nước giảm 1,13%/năm. Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía không có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đã tác động quyết định trồng hay không trồng của nông dân. Rất nhiều diện tích trồng mía đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu công nghiệp. Và diện tích thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2008, hầu hết các khu vực đều giảm sản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, sản lượng giảm tới 33,9%. Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức ép về thiếu nguyên liệu. Nguồn cung cho các nhà máy sẽ được cải thiện nếu được bổ sung nguồn cung nguyên liệu mía đường thì sức ép lên các nhà máy đường sẽ được cải thiện và nguồn cung trong nước sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, nguồn cung đường trên thị trường thì vẫn còn là một bài toán nan giải. Vì hoạt động của các nhà máy sản xuất đường của Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Phần lớn các nhà máy đường đều hoạt động với công suất khoảng 2.643,75 tấn mía cây/ngày so với quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy mía đường trên thế giới vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày. Nếu các nhà máy hoạt động hết công suất thì có thể sản xuất được khoảng 1 triệu tấn đường thành phẩm, trong khi nhu cầu tiêu thụ hiện nay ước tính khoảng 1,2 triệu tấn. Như vậy lượng đường sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt hàng năm. Trong quý IV/2009
  9. đường đang trong tình trạng cung thấp hơn cầu nên đã gây ra cơn sốt giá bất thường. Cơn sốt giá này dịu đi vào cuối tháng 9/2009 khi các nhà máy đường trong nước bước vào niên vụ sản xuất 2009/2010 và hạn ngạch nhập khẩu bổ sung được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, như trong Báo cáo ngành hàng mía đường Quý III/2009, các nhà khoa học nhận định giá đường sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý IV/2009. Theo Bộ Nông nghiệp – PTNT, niên vụ mía đường 2008 – 2009, tổng diện tích mía cả nước chỉ có khoảng 270.600 ha, giảm 36.000 ha so với vụ trước. Tổng sản lượng đường dự kiến đạt khoảng 995.000 tấn, giảm 20%. Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội Đường VN, tính đến ngày 15/4/2009, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường (NMĐ) trên cả nước là 271.300 tấn, dự kiến hết vụ đạt thêm 34.800 tấn. Cộng với nguồn cung từ các Nhà máy đường là 306.100 tấn. Đường đã nhập khẩu theo cam kết WTO là 18.000/61.000 tấn, chưa kể nguồn dự trữ khá lớn ở khâu lưu thông do các doanh nghiệp(DN) tăng cường mua vào trong hai tháng 3 và 4. Theo số liệu thống kê, lượng đường tiêu thụ từ 1/4/2008 đến 31/3/2009 ước tính đạt 1.093.000 tấn, bình quân 91.000 tấn/tháng. Và lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thỏa thuận khi vào WTO vẫn còn 43.000 tấn. (thông tin tại http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=136535) Niên vụ 2007 - 2008, sản lượng đường toàn thế giới đạt 168.611.000 tấn. Sản lượng đường niên vụ 2008 - 2009 chỉ còn 161.527.000 tấn, trong khi tổng nhu cầu tiêu thụ gần 166 triệu tấn, nên thiếu hụt gần 4,5 triệu tấn. Trước đây, mỗi niên vụ cả nước sản xuất được 1.150 nghìn tấn đường, thêm 100 nghìn tấn đường thủ công, tổng sản lượng là 1.250 nghìn tấn. Niên vụ 2008 -2009, Việt Nam chỉ sản xuất được 915 nghìn tấn, cộng với đường thủ công, tổng sản lượng đạt 1.015 nghìn tấn, như vậy giảm 200 nghìn tấn so với bình quân mọi năm. Theo cam kết WTO, hàng năm Việt Nam phải nhập 61 nghìn tấn đường chính ngạch. Năm 2009, sau khi cân đối cung cầu (có tính đến 100 nghìn tấn đường tồn kho từ niên vụ trước), Nhà nước cho tăng lượng đường nhập khẩu thêm 40 nghìn tấn. Đến thời
  10. điểm 2009, tổng lượng đường tồn kho của các nhà máy còn khoảng 100 nghìn tấn. Trong số 101 nghìn tấn đường nhập khẩu hiện vẫn còn tồn 55 nghìn tấn, như vậy tổng cộng hiện còn tồn kho 155 nghìn tấn đường. Sản lượng đường tiêu dùng từ 15/6-15/7/09 là 44.300 tấn; từ 15/7-15/8/09 là 62.200 tấn.” 2.2. Tình hình tiêu thụ đường từ cuối năm 2009 đến 2010 Trong niên vụ 2008 - 2009, do thiếu nguyên liệu nhiều nhà máy phải đóng cửa một thời gian dài. Theo Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 4/2010 đã có 35 nhà máy đường dừng sản xuất, chỉ có 5 nhà máy hoạt động. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành mía đường chưa giải quyết được vấn đề quy hoạch vùng trồng mía, thêm vào đó, các nhà máy đường thời gian qua được xây dựng một cách ồ ạt mà không tính tới hiệu quả cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu, do đó đã gây tổn thất không nhỏ. Cũng theo Bộ NN&PTNT, lượng đường bán ra thị trường từ này 15/3 đến ngày 15/4 là 44,300 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 90.200 tấn. Trong đó lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến giữa tháng 4/2010 là 382.700 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 111.400 tấn. Nguyên nhân lượng đường bán ra thấp hơn và tồn kho cao hơn là do ảnh hưởng của đường nhập khẩu chính ngạch và nhập lậu tràn lan. (TT.Báo Thanh Tra) Tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường được tổ chức tại Hà Nội, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, niên vụ 2009/2010, diện tích mía nguyên liệu cả nước vào khoảng 290.000ha, tăng 19.400ha so với vụ trước, trong đó diện tích vùng mía nguyên liệu tập trung của các nhà máy là 221.816ha với năng suất mía bình quân đạt 55 tấn/ha và sản lượng đạt 16 triệu tấn. Trong năm 2010 ngành đường có yếu tố chu kỳ: lượng tiêu thụ lớn nhất trong tháng 1, tháng 2 (~ 150.000 tấn/tháng), giảm mạnh và ở mức thấp từ tháng 3 đến tháng 8 (50.000 – 60.000 tấn/tháng), tăng mạnh mẽ tháng 9, tháng 10 (khoảng 120.000 – 130.000 tấn/tháng) và giảm về mức trung bình trong tháng 11, tháng 12 (80.000 – 90.000 tấn/tháng). Ngược lại với chu kỳ tiêu thụ, chu kỳ tồn kho tăng
  11. liên tục từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm 2011, là nguyên nhân khiến giá đường ổn định trong quý 1, giảm mạnh trong quý 2, và tăng trở lại trong quý 3. Do vậy, sản lượng bán ra của các nhà máy đường thường cao nhất trong quý 1 nhưng lợi nhuận từ kinh doanh thường cao nhất trong quý 3. Một cách kỹ thuật, với mức tiêu thụ đột biến trong tháng 9, lượng tồn kho (127,000 tấn ) này chỉ có thể đáp ứng được cho đến thời điểm 15/9. Tuy nhiên, theo chu kỳ các năm trước, đây là thời điểm các công ty sản xuất tăng nhập khẩu và có thêm nguồn cung từ các nhà máy đường khu vực ĐBSCL vào vụ từ đầu tháng 9. Lượng tồn kho sẽ tiếp tục giảm cho tới tháng 11 và sẽ tăng lên sau đó khi hầu hết các nhà máy đường miền Bắc hoạt động từ tháng 12. Tiêu thụ đường trong nước trong tháng 8 (giai đoạn 15/7 đến 15/8/2010) chỉ đạt 46,100 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ. Lượng tồn kho đường còn lại là 127,000 tấn. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến nửa đầu tháng 10/2010, các nhà máy đường đã sản xuất 21.000 tấn, bán ra 81.000 tấn, tồn kho chỉ còn 20.000 tấn (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 gần 19.400 tấn). Tuy nhiên, sản lượng đường niên vụ 2009 -2010 tăng khoảng 10% so với niên vụ 2008 - 2009, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với công suất của các nhà máy chế biến. Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay các nước đang phát triển chiếm tới 70% lượng đường tiêu thụ trên thế giới. Do mức thu nhập của những quốc gia này đang tăng nên sẽ dẫn đến sức tăng trưởng mạnh về sản lượng tiêu dùng đường, thể hiện rõ rệt liên tiếp trong hai niên vụ 2007/2008 và 2008/2009. Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn nên làm nhu cầu tiêu dùng đường tăng chậm lại trong niên vụ 2009/2010. Và sản lượng đường thế giới niên vụ 2009/2010 đạt vào khoảng 165 triệu tấn, thị trường đường tiếp tục lún sâu hơn vào tình trạng thâm hụt nguồn cung, nâng giá đường cao lên mặc dù tình trạng kinh tế thế giới đang khiến nhu cầu đường giảm. Lượng đường sản xuất trong niên vụ 2009/2010 của Việt Nam là 1,3 triệu tấn, cộng với lượng đường nhập khẩu theo cam kết sau khi gia nhập WTO là 64.000 tấn.
  12. Hiện nay, ngành mía đường đang tập trung chỉ đạo quyết liệt việc đầu tư giống mới và kỹ thuật thâm canh để nâng nhanh năng suất và chất lượng mía nguyên liệu. Hiện nay có trên 60% các giống mía đang trồng phổ biến trong sản xuất là những giống cũ đã trồng tại Việt Nam trên dưới 10 năm về trước như ROC 1 - ROC 10, F156, F127… Đặc điểm chung của các giống mía này là dễ canh tác, có khả năng thích nghi, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái nhưng trữ lượng đường lại rất thấp. Một số năm trở lại đây, hàng loạt các công ty mía đường như: Lam Sơn, Quảng Ngãi, Biên Hòa, Tây Ninh… đã chủ động nhập về và khảo nghiệm thành công nhiều giống mía mới cho năng xuất và trữ lượng cao hơn, trong đó Công ty CP mía đường Lam Sơn là một trong những công ty hàng đầu quan tâm đến công tác phát triển giống mới với tỷ lệ đạt trên 50% diện tích. Diện tích những giống mía mới hiện mới chỉ đạt rất khiêm tốn với khoảng 30.000ha tính cho cả nước. 2.3. Tình hình tiêu thụ đường từ cuối năm 2010 đến nay Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện đang giữa mùa thu hoạch mía đường nên nguồn cung khá dồi dào. Tháng 1-2011, các nhà máy sản xuất trên 200.000 tấn đường, trong tháng 2 cũng sản xuất khoảng 130.000 tấn – 140.000 tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu thụ đường trên thị trường chỉ khoảng 100.000 tấn/tháng. Dự báo sản lượng đường mùa vụ 2010- 2011 sẽ đạt trên 1 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. 2.4. Biến động giá thị trường nội địa từ năm 2008 đến nay Vào giữa năm 2008, trong khi hầu hết các sản phẩm đều tăng giá mạnh theo giá dầu (kỷ lục 147 USD), thì giá đường lại xuống tới mức thấp nhất, chỉ 7.000- 7.500đồng/kg. Chỉ tính riêng từ năm 2008 -2009, giá đường thô liên tục tăng và duy trì ở mức xấp xỉ 600USD/tấn. Ở Việt Nam, thị trường đường còn sôi động hơn nhiều khi giá cả của Việt Nam ở ngưỡng cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Giá đường trắng tinh luyện (RE) trên thị trường Hà Nội quy đổi theo đơn vị
  13. USD/tấn trong giai đoạn 2007/2008 dao động trong khoảng 590 – 600 USD/tấn. Trong khi đó giá đường RE trên thị trường Thái Lan và London chỉ dao động trong khoảng 250 – 370 USD/tấn. Như vậy trung bình giá đường RE do Việt Nam sản xuất cao gấp đôi giá đường trên thị trường thế giới. Đặc biệt kể từ tháng 4/09, giá đường RE trên thị trường nội địa có hiện tượng tăng đột biến”. Năm 2009, trong khi hầu hết các mặt hàng khác đều “hạ nhiệt” (như giá dầu chưa bằng một nửa so với thời điểm này năm trước), thì giá đường lại tăng gần gấp đôi. Điển hình trong hai tháng 8 và 9-2009, giá đường trên thế giới liên tục tăng, kéo theo giá đường trong nước tăng trên 40%, tương đương 16-17 ngàn đồng/kg đường cát trắng. (Người tiêu dùng trong nước đang phải mua đường với giá bất hợp lý - Ảnh: MINH ĐỨC theo Báo Tuổi Trẻ) Nếu như vào thời điểm tháng 1-2009 giá đường trắng tinh luyện bán buôn tại VN chỉ 7.500 đồng/kg thì đến tháng 8-2009 đã vọt lên mức 13.500-14.000 đồng/kg. Và giá bán lẻ tại các siêu thị tăng lên 15.000-16.000 đồng/kg, còn tại các chợ và cửa hiệu tạp hóa giá đường đã bị đẩy lên cao chót vót: 17.000-18.000
  14. đồng/kg. Nhiều thời điểm một số siêu thị đã phải đưa quy định mỗi người không được mua quá 3kg đường/lượt và giảm giá để bình ổn thị trường đường. Giải thích việc tăng giá này, ông Võ Thành Đàng, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, cho rằng giá đường trong nước cao do tăng theo giá đường thế giới và do cân đối cung cầu của thị trường. Cụ thể giá đường trắng thế giới đang từ 340 USD/tấn trong tháng 1-2009 đã lên mức 570 USD/tấn vào tháng 9. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cách giải thích này chưa thỏa đáng, nguồn cung tại thị trường trong nước không phụ thuộc vào đường nhập khẩu. Hơn nữa, có dấu hiệu cho thấy các nhà máy đường đã dắt tay nhau tăng giá bởi vì sau chuyến khảo sát Thái Lan của Hiệp hội Mía đường VN vào tháng 4-2009, các nhà máy trong nước đồng loạt tăng giá bán đường từ 8.500 đồng/kg lên 11.000-11.300 đồng/kg. Trong khi đó, chính Bộ NN&PTNT vào thời điểm trên cũng xác nhận mức giá 8.500 đồng/kg là hợp lý vì giá thành sản xuất đường vụ 2008-2009 khoảng 7.500 đồng/kg. Giá đường tinh luyện tháng 9-2009. Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Nguồn: http://www.agro.gov.vn/ Những ngày đầu năm 2011 tại Bến Tre, giá đường RE nội là 22.000 đ/kg, tại Cà Mau là 23.000 đ/kg. Tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, giá bán lẻ tại các chợ và
  15. cửa hàng nhỏ vẫn duy trì mức 24.000 đ/kg đối với đường trắng, 22.000đ/kg đường vàng, tăng 1.000 đ/kg so với đầu tháng 1. Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính), do nhu cầu đường vẫn ở mức cao, bên cạnh đó giá đường trên thị trường thế giới dự báo cũng tăng cao, đẩy giá đường trong nước tăng lên.(Nguồn tổng hợp theo Bản tin đường mía 1/3/2011) CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY 3.1. Tình hình sản xuất đường 3.1.1. Thời kì 2008 - 2009 Từ cuối tháng 3/2009 đến tháng 4/2009, liên tục 6 nhà máy đường ở đồng bằng sông Cửu Long “tăng tốc” thu mua nguyên liệu, đã đẩy giá mía lên kỷ lục mới 620-670 đồng/kg (mía chữ đường 10 CCS) thu mua tại nhà máy. TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, từ giữa tháng 3 đến tháng 4, đã có hơn 20 trong tổng số 40 nhà máy đường trên cả nước phải kết thúc sản xuất trước thời hạn niên vụ, nguyên nhân do hết nguyên liệu. Thông thường, niên vụ sản xuất mía thường kết thúc vào đầu tháng 5, nhưng năm 2009 vụ sản xuất mía sẽ kết thúc sớm hơn khoảng nửa tháng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tới 10 nhà máy đường công suất lớn (từ 1.000-2.500 tấn/ngày) và nhiều nhà máy đang tiếp tục đầu tư nâng công suất. Trong khi đó sản lượng mía toàn vùng chỉ còn chưa tới nửa triệu tấn. Bởi vậy, để có đủ nguyên liệu, các nhà máy đã cạnh tranh nhau trong khâu thu mua, đẩy giá mía lên cao. Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường, cả nước với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất ép 12,3 triệu tấn mía, kế hoạch sản lượng đường niên vụ
  16. 2008-2009 là 1,275 triệu tấn. Thực tế, sản lượng mía năm nay chỉ đạt chưa tới 10 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với vụ trước. Do thiếu mía nguyên liệu, dự kiến sản lượng đường công nghiệp đạt 951.000 tấn, giảm 198.000 tấn so với kế hoạch. Đến giữa tháng 4/2009, các nhà máy đường sẽ kết thúc niên vụ sản xuất. Vào tháng 7/2008, các nhà nghiên cứu thị trường đường thế giới đã dự báo tổng sản lượng đường niên vụ 2008/2009 toàn cầu vào khoảng 167 triệu tấn. Nhưng đến nay, tổng sản lượng đường chỉ đạt 160,9 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn. Theo một số dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt 3,8 triệu tấn đường trong niên vụ 2008/2009. Do đó, giá bán xuất xưởng của các nhà máy đường trong nước đã tăng lên 1.500- 1.800 đồng so với cùng thời điểm này năm 2008 và phổ biến ở mức 9.000 đồng/kg. Tuy giá mía nguyên liệu cao, nhưng nhờ mía cuối vụ chữ đường cao, bình quân đạt 10-12 CCS, nên các nhà máy đường đều có lãi. 3.1.2. Thời kì 2009 - 2010 Vụ mía đường 2009 - 2010 kết thúc với những thống kê ảm đạm. Tất cả các chỉ tiêu đặt ra cho ngành mía đường đều đã không đạt kế hoạch. Định hướng đến năm 2015, phát triển ổn định diện tích mía cả nước 300 nghìn ha.
  17. Ngày 11/5/2010 Hội nghị “Tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2009-2010 và giải pháp phát triển trong thời gian sắp tới” đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng.  Thiếu nguyên liệu gay gắt Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, ngay từ đầu vụ, ngành mía đường đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía, dự kiến tăng 12.620 ha (6%) so với vụ trước. Tuy nhiên, điều trái ngược là diện tích mía cả nước khi kết thúc vụ chỉ đạt 265.136 ha, giảm 5.464 ha so với năm trước. Diện tích mía giảm chủ yếu ở vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy, hiện chỉ còn 242.413 ha, giảm 5.307 ha. Theo thống kê trung bình hàng năm, năng suất mía những năm gần đây đạt bình quân 60 tấn/ha. Tuy nhiên, theo báo cáo của các nhà máy trên cơ sở tổng diện tích thu hoạch và sản lượng mía được thu mua, thì năng suất mía nguyên liệu thực tế bình quân niên vụ 2009-2010 chỉ đạt 51,7 tấn/ha. Tổng sản lượng mía các nhà máy đường thu mua được là 9.747.800 tấn, chỉ đáp ứng được 61,2 tổng công suất thiết kế của các nhà máy. Trong số 40 nhà máy đường: chỉ có 2 nhà máy có đủ nguyên liệu; 13 nhà máy hoạt động dưới 50% công suất, thậm chí cá biệt Công ty đường Tuyên Quang chỉ đạt được 21% công suất; Công ty Suger Việt Nam chỉ đạt 15,5% công suất. Trong 3 năm qua, các công ty đã đầu tư nâng tổng công suất từ 86.500 tấn mía/ngày lên 105.700 tấn mía/ngày, nhưng diện tích mía, năng suất và sản lượng mía ngày càng sụt giảm dẫn đến tình trạng khan nguyên liệu gay gắt. Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, tất cả các chỉ tiêu đặt ra cho ngành đường đều không đạt được. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Mía đường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 như diện tích mía 300.000 ha; năng suất mía bình quân 65 tấn/ha; chữ đường bình quân 11 CCS; sản lượng mía cả nước 19,5 triệu tấn; tổng sản lượng đường sản xuất 1,5 triệu tấn (trong đó sản lượng đường công nghiệp đạt 1,4 triệu tấn).
  18. Nhưng các chỉ tiêu thực tế năm 2010 đạt được là: diện tích mía 265.000 ha (thấp hơn 11,7% so với kế hoạch); năng suất mía bình quân 51,7 tấn/ha (thấp hơn 20,5%); chữ đường bình quân chỉ đạt 9,7 CCS (thấp hơn 11,8%); tổng sản lượng mía chỉ đạt 13,7 triệu tấn (thấp hơn 29,7%); tổng sản lượng đường công nghiệp chỉ đạt 904 nghìn tấn (thấp hơn 35,4%), thiếu khoảng 300 nghìn tấn so với nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, riêng tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường lại vượt tới 7% so với quy hoạch, đã gây ra sự lãng phí rất lớn. Ông Phan Huy Thông nêu vấn đề, các nhà máy đường cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua mía, không căn cứ vào chữ đường, khiến nhiều nông dân bán mía non, dẫn đến năng suất thu hoạch mía thấp. Giá thu mua mía chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền: mía ở miền Bắc có chữ lượng đường cao, nhưng chỉ được mua với giá 600.000-700.000 đồng/tấn; nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long là nơi chất lượng mía kém hơn thì giá mua lại được đẩy lên tới 900.000- 1.000.000 đồng/tấn. Nguyên do là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhà máy không có vùng nguyên liệu riêng, nên tranh nhau mua mía, dẫn đến hiệu quả kinh doanh mất ổn định. Ngoài ra, ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng cơ chế đầu tư rất khác nhau giữa các nhà máy đường, có doanh nghiệp ứng trước vốn cho nông dân mua giống, phân bón; có doanh nghiệp chỉ hỗ trợ kỹ thuật canh tác; nhiều doanh nghiệp không đầu tư cho nông dân mà đưa ra chính sách mua giá cao. Khi đó, doanh nghiệp đã bỏ tiền ra đầu tư hỗ trợ nông dân thì không thể mua mía giá cao, khi thu hoạch thì nông dân lại đem bán cho các nhà máy khác có giá mua cao hơn, gây ra tình trạng các nhà máy ngày càng thờ ơ với việc đầu tư vùng nguyên liệu và hỗ trợ nông dân trồng mía.  Cấp thiết nâng cao năng suất và chất lượng mía Theo ông Phan Huy Thông, có nhiều nguyên nhân khiến năng suất mía của Việt Nam thấp như tỷ lệ giống cũ trong canh tác chiếm tới 60%; khâu làm đất sử dụng các máy công suất nhỏ nên độ sâu của đất kém; hầu hết mía trồng trên đất
  19. đồi bãi nên không được tưới nước, hiện mía được tưới nước chưa tới 6,4% tổng diện tích. Nhà nước đã đầu tư Dự án phát triển giống mía năng suất cao, giao cho Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Mía đường thực hiện, những năm qua đã nhập khẩu rất nhiều giống tốt về khảo nghiệm thành công. Nhưng trong tổng số 2.700 tấn giống mía tốt do Trung tâm này sản xuất, có tới 1.610 tấn mía giống đã phải hủy bỏ vì không bán được. Nông dân trồng mía không chịu đầu tư mua giống, vẫn giữ thói quen tự để giống mía cho vụ sau, khiến giống mía trồng ngày càng suy thoái. Kế hoạch đề ra cho niên vụ mía đường 2010-2011 là các địa phương phải tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích trồng mía, nhằm đưa diện tích mía lên 278 nghìn ha, tăng 13 nghìn ha so với vụ mía năm nay. Sản lượng mía nguyên liệu vụ tới phấn đấu đạt 11 triệu tấn, đáp ứng 69% công suất của các nhà máy đường. Định hướng đến năm 2015, phát triển ổn định diện tích mía cả nước 300 nghìn ha; đưa năng suất bình quân lên 65 tấn/ha; sản lượng mía nguyên liệu 17,2 triệu tấn; sản lượng đường 1,75 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu trong nước và có thể dư thừa để xuất khẩu. 3.1.3. Thời kì 2010 – đến nay Vào thời điểm tháng 10/2010, giá đường bán ra của nhà máy ở mức 17.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các chợ đầu mối và siêu thị dao động từ 20.000- 22.000 đồng/kg tùy loại. Như vậy từ đầu năm 2010 đến thời điểm này, giá đường trắng đã tăng 3 lần. Nguyên nhân do thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng đường niên vụ vừa rồi trên thế giới giảm gần 5 triệu tấn nên không chỉ Việt Nam mà các nước sử dụng nhiều đường như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ... cũng nhập khẩu dự trữ thêm đường. Những năm gần đây, lượng đường tiêu thụ, sản xuất công nghiệp trong nước trung bình khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Nhưng năm 2010, kế hoạch sản xuất 1 triệu tấn cũng rất khó hoàn thành bởi đợt hạn hán.
  20. Thống kê của Bộ NN-PTNT, vụ mía vừa qua, diện tích các vùng mía nguyên liệu cả nước tăng 3-4% với diện tích tăng không nhiều thì chưa thể tạo ra đột biến về sản lượng mía, bởi mía dù thâm canh tốt cũng chỉ đáp ứng không quá 70% nhu cầu của các nhà máy đường. Trên thực tế trong những năm gần đây cây mía hiện đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi cây cao su, cà phê, tiêu, điều, sắn mì... hay các cây trồng khác cho thu nhập cao hơn, nên diện tích mía thực tế hiện ở một số địa phương chỉ bằng một nửa so với quy hoạch. Quảng Ngãi, địa phương nổi tiếng trong trồng mía và chế biến đường hàng chục năm qua thì nay diện tích mía chỉ còn 4.000-5.000 ha, bình quân giảm 500-1.000 ha mía mỗi năm. Chương trình "Một triệu tấn đường tới năm 2000" được nhà nước đầu tư bằng cách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn mua thiết bị của nước ngoài lên tới hơn nửa tỷ USD và kết quả, tới nay, cả nước còn 40 nhà máy đường với công suất ép mía 97.200 tấn mỗi ngày, mỗi vụ sản xuất kéo 5 tháng, về lý thuyết cần 14 - 15 triệu tấn mía cây. Thế nhưng diện tích mía trong nước nằm trong vùng nguyên liệu của các nhà máy hiện chỉ có 220.000 ha và có xu hướng giảm dần, năng suất lại thuộc mức thấp nhất thế giới, chỉ 54 tấn/ha, bằng một nửa so với Thái Lan và nhiều năm qua giữ ở mức này, thậm chí còn giảm năng suất do nông dân không quan tâm đầu tư. Lượng mía cây năm trước của Việt Nam đạt khoảng 11-12 triệu tấn, nhưng năm nay dự báo có thể thấp hơn nhiều do thời tiết. Hiện tại giá thu mua mía nguyên liệu tại chỗ cho các thương lái đến từ các tỉnh khác khoảng 900 - 1.020 đồng/kg, đây thực sự là niềm mơ ước đối với người trồng mía. Thế nhưng khi giá mía lên cao doanh nghiệp lại bắt đầu lo nỗi lo muôn thuở của ngành nông nghiệp đó là tình trạng tranh mua nguyên liệu. Một số ý kiến cho rằng giá mía nguyên liệu liên tục tăng, là do Hiệp hội không liên kết được các thành viên, dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán. Đáng lẽ khi giá mía xuống thấp hay lên cao, doanh nghiệp vẫn phải giữ giá và mua cho nông dân với giá mía theo hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp phải đầu tư trở lại vùng nguyên liệu, chia sẻ với nông dân. Đó là cách làm bền vững. Còn cách làm như hiện nay vẫn là ăn đong, chạy theo thời vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2