Tiểu luận Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945: Nhận xét về những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
lượt xem 27
download
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo ninh là một tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu đánh dấu móc quan trọng trong quá trình vận động của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945: Nhận xét về những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945. Đề bài: Nhận xét về những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) Nhóm: 06 Thành viên thực hiện: Đỗ Công Việt - 705601455 Ngô Thị Thu Uyên - 705601443 Nguyễn Thị Tú Uyên - 705601444 Đỗ Hải Uyên - 705601441 Trần Thu Trang – 705601427 Phạm Thúy Hằng - 705601394 HÀ NỘI – 2023
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 NỘI DUNG........................................................................................................... 2 Chương 1: Vài nét tiêu biểu về Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh.................... 2 1.1. Tác giả ..................................................................................................... 2 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp ..................................................................... 2 1.1.2. Quan điểm sáng tác ......................................................................... 3 1.2. Tác phẩm .................................................................................................. 3 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác.......................................................................... 3 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm............................................................................. 4 1.3. Giới thuyết thể loại .................................................................................. 5 1.3.1. Tiểu thuyết ...................................................................................... 5 1.3.2. Đề tài chiến tranh ............................................................................ 6 Chương 2: Những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh ...................................................................................... 9 2.1. Tình hình tiếp nhận .................................................................................. 9 2.2. Chiến tranh – viết về chiến tranh như một sự tri ân .............................. 12 2.3. Chiến tranh – một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại ....................... 14 2.4. Chiến tranh – số phận con người và vấn đề nhân tính ........................... 17 * Tiểu kết ...................................................................................................... 19 Chương 3: Những đổi mới trong nghệ thuật qua tiểu thuyết - Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh .............................................................................................. 20 3.1. Nhan đề - góc nhìn mới về chiến tranh .................................................. 20 3.2. Những kiểu nhân vật mới....................................................................... 21 3.2.1. Kiểu nhân vật dòng ý thức ............................................................... 21 3.2.2. Kiểu nhân vật chấn thương .............................................................. 22 3.2.3. Kiểu nhân vật lạc thời ...................................................................... 25 3.3. Đổi mới về kết cấu tiểu thuyết ............................................................... 29 3.3.1. Khái niệm kết cấu ............................................................................ 29 3.3.2. Kết cấu truyện lồng truyện .............................................................. 29 3.3.2. Kết cấu theo dòng ý thức ................................................................. 31 3.4. Gia tăng yếu tố huyền thoại ................................................................... 35
- 3.4.1. Giới thuyết về huyền thoại .............................................................. 35 3.4.2. Huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ................ 36 3.5. Đổi mới về phương thức trần thuật ........................................................ 40 3.5.1. Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật .................................................... 40 3.5.2. Ngôn ngữ trần thuật ......................................................................... 43 3.5.3. Giọng điệu....................................................................................... 47 * Tiểu kết ...................................................................................................... 48 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 50
- * Bảng phân công nhiệm vụ Họ và tên Mã sinh viên Phân công nhiệm vụ Đỗ Công Việt (NT) 705601455 Lên khung dàn bài. Thuyết trình. Tổng kết và chỉnh sửa. Mục: - 3.4. Gia tăng yếu tố huyền thoại - 3.5. Đổi mới về phương thức trần thuật Nguyễn Thị Tú Uyên 705601444 Thuyết trình Mục: - 3.3. Đổi mới về kết cấu tiểu thuyết - Kết luận Trần Thu Trang 705601427 Mục: - 3.2. Những kiểu nhân vật mới - Tiểu kết chương 3 Ngô Thị Thu Uyên 705601443 Mục: - Mở đầu - 2.1. Tình hình tiếp nhận - 2.2. Chiến tranh - viết về chiến tranh như một sự tri ân - Tiểu kết chương 2 - Mục 3.1. Nhan đề - góc nhìn mới về chiến tranh Đỗ Hải Uyên 705601441 Toàn bộ chương I Phạm Thị Hằng Thủy 705601394 Mục: - 2.2. Chiến tranh – một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại - 2.3. Chiến tranh – số phận con người và vấn đề nhân tính
- MỞ ĐẦU Văn học bắt nguồn từ đời sống, là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực mang trong mình giá trị nhân bản sâu sắc và hơi thở cuộc sống. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của độc giả mà những năm gần đây tiểu thuyết Việt Nam có những bước chuyển mình đáng ghi nhận. Các tác giả khéo léo vận dụng những quan điểm trong sáng tác nghệ thuật thổi vào nền văn học Việt Nam một diện mạo mới, phong phú, đa dạng hơn. Trong văn học nhân loại, chiến tranh là một đề tài lớn, đây như một tất yếu khi phản ánh một cách chân thực đầy sinh động nhất hiện thực cuộc sống, cuộc đấu tranh sinh tồn đầy cam go khốc liệt đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Khi nhìn vào lịch sử văn học cả phương Đông và phương Tây ta bắt gặp hàng loạt các tác phẩm có giá trị viết về chiến tranh thậm chí là những kiệt tác có thể coi là đạt đến đỉnh cao ví như Chiến tranh và hòa bình của Lep Tonxtoi, Sông Đông êm đềm của Solokhop, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh, Một thời để yêu, Một thời để chết, Đêm Lisbon, Ba người bạn, Khải hoàn môn,...văn học phương đông cũng không kém cạnh là bao với những bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng đồ sộ như Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am,... Văn học Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo của văn học nhân loại mang trong mình sứ mệnh cao cả luôn luôn song hành với lịch sử dân tộc, vận mệnh đất nước gắn liền với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn. chặng đường thì đề tài chiến tranh lại được khai thác, tiếp cận cũng như phản ánh ở nhiều góc độ theo những cảm hứng khác nhau. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo ninh là một tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu đánh dấu móc quan trọng trong quá trình vận động của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945. Tiểu thuyết được đánh giá là một tác phẩm đặc sắc với nhiều ý tưởng cách tân, đổi mới tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam đổi mới ( 1986), từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải Nhất về tiểu thuyết năm 1991. Tác phẩm đưa bạn đọc đến với chiến tranh với cái nhìn mới ở chất liệu mà còn ở phương pháp tiếp cận. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)”. 1
- NỘI DUNG Chương 1: Vài nét tiêu biểu về Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh 1.1. Tác giả 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Nhà văn Bảo Ninh, tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Quê của ông ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Gia đình của ông thuộc dòng dõi thư hương (dòng dõi nho học), cụ và ông nội đều là nho sĩ triều Nguyễn. Cha của ông, Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 – 1999) từng làm giáo sư thỉnh giảng Việt ngữ tại Đại học Bắc Kinh, ông còn là nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ. Mùa hè năm 1959, Bảo Ninh lần đầu xuất ngoại, đến thăm bố đang dạy học ở Bắc Kinh. Trái với ước mơ, ông đã không có điều kiện học Trung Văn để nối tiếp truyền thống gia đình. Bảo Ninh thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ 1975. Ông vào bộ đội năm 1969, khi ấy mới 17 tuổi. Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Bảo Ninh chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công cũng là lúc ông giải ngũ. Bảo Ninh trở về trường đại học với chuyên ngành sinh vật nhưng ông lại không theo nghề mà bỏ ngang sau đó nhập học trường Viết văn Nguyễn Du để đi theo văn nghiệp. Từ năm 1976 đến năm 1981, Bảo Ninh học đại học ở Hà Nội, sau đó ông làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Ông làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ, là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997. Ông bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32. Văn phong của Bảo Ninh được thừa hưởng từ nền tảng ngôn ngữ của người cha. Ngoài hai tác phẩm chính: Trại bảy chú lùn (1987), Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh, 1987), người đọc còn biết đến ông qua các tác phẩm: Bí ẩn của làn nước, Bội phản, Cái búng, Giang, Hà Nội lúc 0 giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Mắc cạn, Mây trắng còn bay, Rửa tay gác kiếm, Thách đấu, Thời của xe máy, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Vô cùng xưa cũ,… Đây đều là những tác phẩm rất ấn tượng của Bảo Ninh, bên cạnh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. 2
- 1.1.2. Quan điểm sáng tác “Chiến tranh và văn chương song hành. Từ xưa đến nay, trong khói lửa chiến tranh luôn sản sinh những tác phẩm văn học. Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam cũng vậy. Cũng như các bạn hữu cùng thời, đa số nhà văn, nhà thơ thế hệ chúng tôi, đều đã kinh qua chiến trận. Bản thân nếu như không trực tiếp lăn lộn trên các chiến trường, tôi đã không thể là nhà văn mà có lẽ đã làm một nghề khác”. Có lẽ hơn bảy năm gắn bó với chiến trường bom lửa ác liệt đã thôi thúc Bảo Ninh sáng tác những câu chuyện xoay quanh đề tài chiến tranh, đó dường như cũng là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà văn nhà thơ khác. Cũng chính bảy năm xông pha kháng chiến đó đã khiến Bảo Ninh có những am hiểu chi tiết và sâu sắc về chiến trường, về mặt trận, về người chiến sĩ… Bảo Ninh đã chọn đề tài bộ đội làm kim chỉ nam cho các sáng tác của mình, đó là thế mạnh, cũng là những gì ông yêu thích. Ông muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông cũng từng thừa nhận bản thân mình viết ít mà cũng chỉ xoay quanh đề tài bộ đội. Bảo Ninh luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, ông tin rằng mỗi cây viết cần phải tìm cho mình một cái gì đó phải mới và riêng để không bị lẫn với người khác. Chính tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã chứng minh điều ấy. Vẫn là đề tài bộ đội quen thuộc, nhưng đi ngược lại với những nhà văn đương thời, Bảo Ninh chọn cho mình một góc nhìn khác về cuộc chiến chống Mĩ cứu nước và viết nên tuyệt phẩm của mình. Chiến tranh vốn là một đề tài quen thuộc với mảng văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975. Sự đột phá của Bảo Ninh khi viết Nỗi buồn chiến tranh là việc ông đã tiếp cận hiện thực về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc thông qua dòng kí ức của nhân vật Kiên. Lịch sử dân tộc đã được nhìn nhận qua lăng kính của một người đã từng trực tiếp tham gia vào chiến tranh và phải chịu những “chấn thương tâm lí” giày vò suốt quãng đời còn lại. Chính yếu tố này đã khiến danh tiếng của Nỗi buồn chiến tranh vang xa ra ngoài lãnh thổ quốc gia. 1.2. Tác phẩm 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác 3
- Năm 1975, chiến tranh kết thúc, Bảo Ninh xuất ngũ. Nhưng sự tàn khốc và cảnh bi thảm của chiến tranh đã bám dai dẳng trong giấc mơ triền miên, thúc giục ông sáng tác. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được Bảo Ninh xuất bản năm 1987, là luận văn tốt nghiệp của ông tại trường Viết văn Nguyễn Du năm 1986, in lần đầu tiên với tên là Thân phận tình yêu. Tác phẩm được trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Năm 1993, bản tiếng Anh được xuất bản và từ đó tác phẩm vang tiếng trên văn đàn quốc tế. Tính đến năm 2019, tiểu thuyết đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và giới thiệu ở gần hai mươi quốc gia trên thế giới, đạt được bảy giải thưởng và đề cử ở sáu quốc gia. Riêng tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc mỗi nơi đều có hai phiên bản dịch. Sức ảnh hưởng quốc tế của Nỗi buồn chiến tranh không chỉ ở văn học mà còn ở cả nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, nhân học, văn hoá... 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh về cơ bản được chia làm bảy phần và một phần vĩ thanh dựa trên cách chia trang thống nhất trong cả bốn bản in (bản in năm 1990, năm 1991 và hai bản in năm 2003). Tiểu thuyết này không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những hồi ức của nhân vật Kiên, người lính của tiểu đoàn 27 bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Đây là câu chuyện viết về cuộc đời và tình yêu trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Kiên và Phương. Kiên, chàng học sinh trường Bưởi ở Hà Nội, mang trong mình tình yêu đẹp đẽ, trong sáng của tuổi 17 với Phương, cô bạn học từ niên thiếu của anh. Kiên xuất thân từ một gia đình trí thức tiểu tư sản miền Bắc, cha anh là một họa sĩ những tranh của ông lại bị người đời phê phán là thể hiện những chân dung ma quỷ; mẹ anh cho rằng chồng mình là một kẻ lập dị, đã bỏ hai cha con khi anh còn nhỏ và lấy chồng mới là một nhà thơ đã về hưu. Rời khỏi mái trường, Kiên tình nguyện gia nhập quân ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Anh là sự kết hợp hoàn hảo giữa cả bố và mẹ: xung phong đi bộ đội ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu, cứng rắn và can đảm. Ngày lên đường, Phương đã đưa tiễn Kiên một chặng đường dài. Trên chuyến tàu hàng ra tiền tuyến, Phương bị cưỡng bức. Cảm thấy ở Phương “thái độ điềm nhiên khinh nhờn và thờ ơ lãnh đạm” sau biến cố ấy, Kiên đã bỏ rơi Phương và đi vào 4
- cuộc chiến. Trải qua mười năm khốc liệt, cuối cùng Kiên “may mắn” sống sót trở về với cuộc sống hòa bình. Tuy nhiên, những vết thương trên thân thể và trong tâm hồn của anh không thể nào hàn gắn được. Anh không thể hòa nhập được với dòng chảy của cuộc sống, trở thành “nhà văn cấp phường” kỳ quặc, khó hiểu. Anh bắt tay vào viết tiểu thuyết, viết về chính cuộc chiến bản thân đã từng tham gia, với những đồng đội, những vui buồn, khốc liệt, với mối tiền day dứt với Phương, và cả những sự thật ghê gớm đã ám ảnh suốt quãng đời còn lại của anh. Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôn gắn liền với cái chết. Họ bị giết ngay trước mặt anh như người tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 27, cô Hòa giao liên,… Có cả những người đã chết trong vòng tay anh như Quảng, Thịnh “con”… những người đã “gỡ” cho tính mạng của Kiên. Rồi cũng có nhiều người phải hy sinh vì lỗi lầm của anh như Oanh. Tất cả những sự kiện đó đã được anh Kiên đưa vào tiểu thuyết của mình trong hình hài hỗn độn. Người duy nhất có mối quan tâm về cuốn tiểu thuyết ấy chính là người đàn bà câm sống trên tầng gác áp mái. Cùng với những trăn trở về quá khứ, “mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xé nát”. Ngày trở về, Kiên gặp Phương, muốn cùng Phương quay lại thời yêu nhau “bất chấp tất cả, bất chấp sự khác nhau quá lớn giữa hai đứa” nhưng lúc này đây Phương đã chìm đắm trong trụy lạc, cô đi theo một người lính “đã định với nàng một lễ cưới”. Chán chường với mọi thứ diễn ra xung quanh mình, Kiên quyết định đem đốt cuốn tiểu thuyết kia và ra đi. Mớ bản thảo như một cuộc sống hỗn loạn với cảm hứng chủ đạo là sự rối bời anh để lại đã được người đàn bà câm gom lại và cất giữ. 1.3. Giới thuyết thể loại 1.3.1. Tiểu thuyết GS. TS. Phương Lựu nhận định: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục của xã hội miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện lại nhiều tính cách đa dạng”. 5
- Tiểu thuyết là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cận và hiện đại. Thể loại này không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như thời gian. Qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống...mà khó có thể loại nào có thể đạt được. Các yếu tố khác của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu...cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi. Nó thể hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời… bao gồm những bi - hài; cao cả - thấp hèn; vĩ đại - tầm thường, lớn - nhỏ. Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ từ những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp khác. Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về mặt thẩm mỹ, có khả năng tổng hợp và thu hút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình nghệ thuật khác "Ðức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hóa mọi loại tác phẩm khác vào mình" (Ph. Mác xô- Nhà nghiên cứu tiểu thuyết Pháp) 1.3.2. Đề tài chiến tranh a. Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi trước năm 1975 Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú và không bao giờ vơi cạn của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay. Đất nước ta trưởng thành và phát triển nhờ các cuộc chiến chống lại các thế lực thù địch, và dấu ấn của chiến tranh in hằn đậm nét trên các tác phẩm văn học là lẽ đương nhiên. Đầu thế kỉ XX, thời kì 1930 – 1935, văn xuôi có đề tài chiến tranh vẫn còn nhạt nhòa, chưa có dấu ấn mạnh mẽ. Đến thời kì 1936 – 1939, phong trào cách mạng có nhiều thuận lợi, dòng văn học cách mạng những năm này đã xuất hiện thể loại phóng sự (Ngục Kon Tum – Lê Văn Hiến, Đời tù tội – Chí Thành) , truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài: Vượt ngục (Cựu Kim Sơn), Không tên không tuổi (Phong Ba), Ba năm ở Nga Xô viết (Trần Đình Long),… Sự phát triển của bộ phận văn học này đã khiến sức mạnh tố cáo hiện thực, cổ vũ đấu tranh của văn học cách mạng trở nên rộng lớn hơn. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng được xuất hiện thêm qua một hình thức mới, có tác dụng nêu gương rõ rệt. Trong không khí mặt 6
- trận Dân chủ, văn học cách mạng thời kì 1936 – 1939 phát triển với khí thế mới, quy mô mới, ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Các nhà văn đã miêu tả chiến tranh với thái độ trân trọng và lòng tự hào về mỗi chiến công trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Văn học thời kì này ghi lại chi tiết những hình ảnh về một thời kỳ lịch sử đầy máu, mồ hôi và nước mắt của đồng bào, nhân dân; văn xuôi đã có sự biến động, đổi mới về cả nội dung cho đến hình thức theo định hướng của một nền văn học kháng chiến. Những tác phẩm được ra mắt ngay từ những ngày đầu Cách mạng như Ở chiến khu của Nguyễn Huy Tưởng, Rãnh cày nổi dậy của Mạnh Phú Tư, Dân khí miền Trung của Hoài Thanh… đã mang trong mình tiếng nói của dân tộc, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, khát vọng được tự do, độc lập, tinh thần cộng đồng và chủ nghĩa anh hùng. Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp đã bám sát các diễn biến và sự kiện của cuộc chiến, dựng lại những bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến toàn quân toàn dân ở mọi miền Tổ quốc. Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, tuy nhiên đề tài chiến tranh vẫn đang là mảnh đất màu mỡ để các cây viết thỏa sức sáng tạo. Điển hình trong giai đoạn này có Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Ái), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)… Bước sang giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống lại đế quốc Mĩ xâm lược, sức nóng của đề tài chiến tranh vẫn không thuyên giảm. Đội ngũ với nhiều cây viết sắc sảo đã tập trung phản ánh kịp thời khí thế và những chiến công, những tấm gương anh hùng tiêu biểu trong cuộc chiến. Các tác phẩm thời kì này vừa phản ánh hiện thực chiến tranh, vừa đáp ứng kịp thời yêu cầu cổ vũ cuộc chiến đấu. Chính tinh thần ca ngợi cách mạng đã tạo nên khuynh hướng sử thi, bao trùm thời kì văn học chống Mĩ cứu nước. Có thể thấy đề tài chiến tranh trước năm 1975 có những đóng góp vô cùng tích cực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thể hiện ở chỗ đã lên án hiện thực ác liệt, tố cáo chiêu trò của kẻ thù, đồng thời khích lệ tinh thần kháng chiến cứu quốc của đồng bào, nhân dân, binh lính cả nước. Đề tài chiến tranh giữ vị trí quan trọng trong những năm 1930 đến năm 1975, là đại diện cho cả một thời kì văn học phát triển rực rỡ và mạnh mẽ. 7
- b. Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi sau năm 1975 Những năm đầu sau khi quân và dân ta giành độc lập, dư âm của cuộc kháng chiến vẫn còn đó, đề tài chiến tranh vẫn là mối quan tâm của văn học và các cây viết vẫn giữ nguyên cách khai thác đề tài giống với các giai đoạn trước. Dẫu vậy, cũng đã có một vài tác phẩm táo bạo hơn khi chọn những thời điểm căng thẳng nhất nhất của chiến tranh để khám phá tâm lí và tính cách nhân vật như: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Miền đất lửa (Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân), Đất trắng (Tập 1, Vũ Trọng Oánh)… Đến nửa đầu thập kỉ 80, nhu cầu đổi mới rõ dần. Có thể nói, những tiêu chí đổi mới văn học ít nhiều có liên quan đến văn học đề tài chiến tranh, truyện ngắn Bức tranh ra mắt năm 1982 của Nguyễn Minh Châu đã đánh dấu bước ngoặt của văn học Việt Nam. Còn tiểu thuyết đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học Việt Nam hiện đại. Nó vừa chứa đựng sự đổi mới quan niệm về hiện thực, con người, lại vừa là nơi thử thách bản lĩnh của người nghệ sĩ. Đội ngũ những cây viết viết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 không chỉ có những gương mặt quen thuộc mà còn hội tụ những cây viết mới mà trong chiến tranh họ ở vị trí một người lính hoặc gần gũi với công việc của người lính. Họ đem những trải nghiệm của mình từ chiến hào vào những trang văn, quan niệm của họ về chiến tranh có nhiều điểm khác biệt so với quan niệm trước đó. Nhiều cây bút coi việc viết về chiến tranh là một sự tri ân, do đó, tác phẩm của họ sẽ tập trung khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất: lòng dũng cảm, đức hi sinh, lối sống vị tha, tình nghĩa… Dù vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhưng những nhà văn dường như chú tâm đến tính chân thực của tác phẩm nhiều hơn. Vậy nên, những tác phẩm trong giai đoạn này không chỉ nhắc đến những thắng lợi vẻ vang mà còn chạm đến những góc khuất của chiến tranh như những chấn thương tâm lý, những mất mát, hi sinh… Chiến tranh, dù đã lùi xa cuộc sống của chúng ta rất nhiều năm rồi nhưng chưa bao giờ nó thôi hấp dẫn những cây viết. Đề tài chiến tranh sau năm 1975 không chỉ tiếp nối những truyền thống sẵn có mà còn đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại và làm thỏa mãn người viết. 8
- Chương 2: Những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh 2.1. Tình hình tiếp nhận Nỗi buồn chiến tranh được người đọc tiếp nhận như thế nào? Họ phản ứng ra sao? Họ nghiên cứu như thế nào? Tình hình tiếp nhận có nhiều vấn đề, dư luận phản bác, phức tạp, không đồng tình và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về tác phẩm,gây nhiều tranh luận...Nhìn chung lại người đọc “điên loạn, rối bời, bôi nhọ quan điểm,..” Ở trong nước: Nhà văn Nguyên Ngọc – người lãnh đạo đạo hội nhà văn hồi đó đã từng đánh giá cao thành quả sáng tạo của Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh”:“ Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến tranh. Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay. Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lương tâm. Cuốn sách nặng nề này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẻ chữ của một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy vọng”. Vậy mà sau này chính nhà văn lại là người đưa yêu cầu mạnh mẽ thu hồi cuốn tiểu thuyết nhất. Nguyễn Gia Thiều nói rằng: “Nỗi buồn chiến tranh” đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh”. Hay trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao cuốn tiểu thuyết này. Người viết đã dùng các phạm trù của thi pháp học hiện đại biểu dương cách tân tiểu thuyết của nhà văn, coi tác phẩm là “một điểm nhìn mới về chiến tranh”, “là giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại”: ““Nỗi buồn chiến tranh” và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt đó là hai nhịp đập mạnh của quyển tiểu thuyết”. Nguyễn Đăng Điệp có bài viết “Kĩ thuật dòng ý thức qua “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh “đã đi sâu phân tích kĩ thuật dòng ý thức trong tác phẩm”. Vấn đề thân phận cũng được người viết đề cập: “Đây không đơn giản là tâm lí hoài nghi các giá trị cao đẹp người ta thường nói về chiến tranh, mà sâu hơn, là những suy tư về thân phận, một vấn đề triết học lớn được đặt ra cấp thiết trong thời hiện tại. Sự hiện hữu của con người trong thế giới này có nghĩa lí gì? 9
- Nó sẽ ra sao trong loạn lạc, khổ đau? Nhưng Bảo Ninh không nhìn thế giới như các nhà hiện sinh đã nhìn. Từ tiếng thở dài về thân phận con người trong li loạn, Bảo Ninh vẫn tin về sức sống của cái đẹp cho dù đó là cái đẹp đã từng bị vùi dập”. Tuy nhiên “Nỗi buồn chiến tranh” sau khi đạt giải Hội nhà văn năm 1991 đã bị cấm xuất bản một cách không chính thức tại Việt Nam trong một thời gian dài thậm chí ngay trong năm tác phẩm đoạt giải chính vì thế cho đến những năm gần đây người ta vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. Hoàng Ngọc Phiến đã viết: “Cách tiếp cận đề tài của Bảo Ninh giống như một sự liều lĩnh. Có thể tác giả sẽ bị trả giá trong khi không ít người còn viết thiên về cách nghĩ bằng những “thuận lí”, “một nghĩa”, “bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác thường của Bảo Ninh là “cái được” của văn chương”. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi, gây xôn xao dư luận. Có nhiều lời ca ngợi dành cho tác phẩm nhưng cũng không ít bạn đọc công kích, phản đối nội dung của câu chuyện. Tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh bị coi là tiêu cực, thể hiện cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc. Tiến sĩ Mỹ học và Phó tiến sĩ Ngữ văn Đỗ Văn Khang đã phẫn nộ “vì Bảo Ninh đã gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “cuộc chiến tranh Việt – Mỹ”, đã thể hiện người lính quân đội nhân dân như một lũ thất trận chứ không phải những người mang tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Châu (Trong bài viết “Chiến tranh và chủ nghĩa nhân văn trong văn chương hiện nay”) lên án gay gắt tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh “Hình ảnh người lính chống Mỹ hiện lên trong tác phẩm của Bảo Ninh là những con bệnh về tinh thần, không lý trí, không niềm tin, không sức sống (…) Qua cái nhìn của Bảo Ninh, cuộc chiến tranh chống Mỹ đơn thuần là cuộc chiến phi nhân tính mà hai bên khạc đạn vào nhau, bắn giết lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau trong thân phận khốn cùng của người lính trận. Nguyên nhân sâu xa, theo tôi, chính là do lập trường chính trị sai lầm và quan niệm chủ nghĩa nhân đạo một chiều, chủ nghĩa nhân văn phiến diện, siêu thực của người cầm bút, không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, xóa nhòa ranh giới phải –trái, đúng – sai, thiện – ác, đánh đồng hành động chính nghĩa – phi nghĩa, đồng nhất cái ác, cái phi nhân với đấu tranh chính nghĩa để hủy diệt tàn bạo; phủ nhận ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, đánh đuổi kẻ thù của dân tộc giành sự toàn vẹn, thống nhất non sông để đoàn tụ mọi gia đình bị chia cắt”. 10
- Thậm chí có một số nhà văn trong ban giám khảo của Hội nhà văn đã lên tiếng phủ nhận giải thưởng cũng như những phát ngôn của mình trước đó. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nếu thời trước thì cứ thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ cần bị ném ra khỏi các thư viện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn, nhưng may mắn, nó được ra vào đúng thời kì Đổi mới. Đỗ Minh Tuấn trong bài “Văn học cần bảo hiểm cho sự thật lịch sử” cho rằng: “Trong một số tác phẩm viết về chiến tranh chống Mỹ, tiêu biểu là “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, đã xuất hiện sự thay máu anh hùng, tước đi những khát vọng cao cả, những cảm quan anh hùng có thực trong đời sống chiến sĩ của chúng ta trong chiến tranh và đó là sự đánh tráo linh hồn nhân danh một tòa án tối cao của chủ nghĩa nhân văn để ép cung và xáo trộn hiện trường lịch sử, sử dụng nhân chứng giả thay cho các nhân chứng thật đã xuất hiện trong các tác phẩm theo thủ pháp nghệ thuật quen thuộc”. Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “không thể giản lược chiến tranh thành một hành trình đơn điệu từ cái nhão nhoét của bùn và máu tới cái nhão nhoét của con bệnh tâm thần và cuối cùng trở thành cái nhão nhoét của văn chương cải lương, mùi mẫn, một chiều…” Ở nước ngoài: “Nỗi buồn chiến tranh” đã vượt ra khỏi biên giới. Là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thế kỷ XX đáng đọc nhất. “Nỗi buồn chiến tranh”cũng được xem là tiểu thuyết hay nhất của văn học Việt Nam thời kì hậu chiến, được Phan Thanh Hảo và Frank Palmos dịch sang tiếng Anh xuất bản năm 1994 với nhan đề “The Sorrow of War” được đánh giá cao và các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất viết về chiến tranh. Tháng 5/2011 tác phẩm được giải thưởng châu Á. Tháng 9/2011, “Nỗi buồn chiến tranh”được giải thưởng sách hay, nhiều nhà làm phim nước ngoài cũng có ý định dựng thành phim từ cuốn tiểu thuyết này. Tờ báo Anh The Guardian đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kì nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách nào của Mỹ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng không được. Nó quá hấp dẫn để xứng được thế”. Tờ Independent, một trong những nhật báo của nước Anh đã nhận xét: Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự 11
- mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp”. Tháng 10/2008, Dennis Mauster, thành viên của hội cựu binh vì hòa bình và hội cựu binh Việt Nam chống chiến tranh, tác giả sách A Bad Attiade: A Novel from the Viet Nam war đã viết: “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc. Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của người lính ở mọi bên xung dột, và cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh nghiệp”. Tôi đặc biệt giới thiệu nó cho các bạn bè cựu binh của mình; Bảo Ninh thực sự là “bạn chiến đấu” của của chúng tôi, bất kể việc anh ta đứng ở phía bên kia. Hết sức giới thiệu”. Trong bài báo điện tử Vietnamnet do Thiên Thai dịch với tiêu đề “Người Trung Quốc nghĩ gì về “Nỗi buồn chiến tranh””, cũng có đưa ra nhận định tốt về cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” “Tôi với tư cách là một tiểu thuyết gia đã có đến 26 năm trong quân đội, đọc xong tiểu thuyết này, cảm giác mãnh liệt nhất, đó chính là giả sử ngay từ cuối những năm 80 hoặc muộn hơn một chút vào đầu những năm 90, chúng ta có thể dịch “Nỗi buồn chiến tranh” sang tiếng Trung (…), thì nhận thức của chúng ta đối với văn học Việt Nam sẽ không đến nỗi phong bế và hạn hẹp như hôm nay; văn học quân đội Trung Quốc cự kì cũ kĩ và trì tuệ hôm nay cũng nhất định sẽ không bảo thủ, bó chân và tụt hậu như vậy. Thậm chí có thể nói, nếu như có thể nói, nếu chưa có thể kịp thời dịch và giới thiệu “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, văn học quân đội Trung Quốc ngày ấy và bây giờ đều rất có thể đã mang một cảnh sắc và sinh khí khác”. 2.2. Chiến tranh – viết về chiến tranh như một sự tri ân Những tác phẩm văn học về chiến tranh của các nhà văn – chiến sĩ là một bộ phận quan trọng trong văn học Việt Nam, đóng góp vào việc tôn vinh và giữ gìn ký ức về một thời máu lửa của dân tộc. Đó không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một cách để ghi nhận lịch sử và tôn vinh những người đã đóng góp cho đất nước, đưa cho thế hệ trẻ những bài học về tình yêu và sự hi sinh về một cái thời mà: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 12
- Các tác phẩm của nhà văn – chiến sĩ như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Quang Tuấn, Lê Minh Khuê, Nguyễn Văn Thiệu, và nhiều tác giả khác đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, tình yêu, và sự hi sinh của người lính và dân quân. Các tác phẩm này không chỉ được đọc và yêu thích trong nước mà còn được đón nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tác phẩm của các nhà văn – chiến sĩ đã góp phần tạo nên một phần lịch sử văn học của dân tộc, và truyền lại những giá trị về tình yêu, nhân văn, và tinh thần đồng đội cho thế hệ mai sau. Nguyễn Minh Châu thấy rằng: “Viết về hai cuộc kháng chiến, viết về chiến tranh, nhiều đồng chí cầm bút viết văn trong quân đội đã đứng tuổi nhiều lần nói tới công việc đó như một trách nhiệm, một món nợ chưa trả được. Một món nợ chưa trả và không thể nào quên”, “Người viết phải đáp ứng cho được, thỏa mãn cho được mỹ cảm nghệ thuật, bao hàm nhận thức cái đẹp từ trong phẩm chất, đức hi sinh và tâm hồn nhân văn của con người hôm qua”. Sự gặp gỡ giao thoa giữa độc giả và tác giả phải chăng cũng là sự tri ân về quá khứ, tri ân về lớp thế hệ dùng máu thịt của mình bồi đắp nên hình hài đất nước, những người nảy mực vẽ lên biên giới tổ quốc. Quan niệm ấy được nhiều người đồng tình, nó vừa được phát biểu trực tiếp vừa được hiện thực hóa bằng thực tiễn sáng tác. Chính thức nêu vấn đề tri ân quá khứ là hướng đi được nhiều người ủng hộ. Với quan niệm ấy, nhà văn sẽ chú trọng khắc họa vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hy sinh, lối sống vị tha, tình nghĩa… Tuy nhiên với một nhà văn ông lại tri ân quá khứ không phải xây dựng lên hình tượng anh hùng ca, một tượng đài đồ sợ to lớn mà ông lại tri ân gợi nhớ về quá khứ mang đến cho người đọc những cảm thức mới mẻ về chiến tranh. Chiến tranh nhìn từ sự tri ân không phải là bi tráng, hào hùng, hi sinh ra làm sao mà nó lại là “ bọc ni lông gói hài cốt tử sĩ xếp lát trên sàn xe”, “ tiểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người may mắn còn được sống đã bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn toàn phiên hiệu. Một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn…”, “ đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác”, “chết dúi ngã dụi vào biển lửa”, “Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét,..” đó là chiến tranh cho người đọc cho thế sau nhìn thấy rằng những người chiến sĩ ấy họ cũng là người thường, họ cũng thua, họ cũng bất lực, tuyệt vọng. Điều mà không một nhà văn nào viết như một điều cấm kỵ trong văn học. Nhưng Bảo Ninh đã phơi bày cho công chúng nhìn nhận chiến tranh ngẫm về quá khứ một khía cạnh 13
- mới. Đúng là chúng ta thắng đó nhưng trước giờ chúng ta chỉ nhìn chiến tranh nghĩ về, tri ân liệt sỹ những trận đánh nhìn vào bề mặt nổi của một người chiến sĩ cầm súng ra trận nhưng trước khi hy sinh tạo nên trang sử biên niên vàng cho đất nước họ cũng chịu đau đớn xác thịt điều đó chúng ta lại ít viết đến “vết thương không ngừng nhỏ máu, thứ máu của xác chết, lạnh và nhớt. Rắn rết bò qua người anh. Thần chết sờ soạng”, “ Vân chết cháy cùng với chiếc T54 đầu đàn. Thân xác ra tro nên chẳng cần huyệt mộ. Còn Thanh thì chết ở Cầu Bông, và cũng bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái. Chỉ có Từ là đã cùng Kiên đánh đến cửa số 5 sân bay Tân Sơn Nhất rồi mới hy sinh. Đêm 29 rạng ngày 30, khi hai thằng gặp nhau lần chót trên nóc nhà phở Tàu bay, Từ móc cỗ bài dưới đáy bồng ra trao cho Kiên.”. Sĩ sự tri ân đến từ người sau với người trước, người sống với người chết không có đồng đội không có tôi ngày hôm nay, hay những người lính muốn xóa đi đoạn ký ức hồi chiến đó nhưng xóa làm sao được “bao thành viên bị quên lãng của đại gia đình những người tử trận. Dưới lòng sâu đất ấm của đại ngàn họ chung nhau một số phận. Không có người vinh kẻ nhục không người hùng kẻ nhát, không có người đáng sống và kẻ đáng chết. Chỉ người tên tuổi còn đó, người thì thời gian đã xóa mất rồi, và người thì còn chút xương, người chỉ đọng chút bùn lỏng. Sau những nhát xẻng, đáy huyệt tối tăm lộ ra và lan hơi thở cuối cùng của người đã khuất phủ lên”, “Dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là sự nghiệp của những thằng đang sống”. Đôi khi sự tri ân cũng thật tàn nhẫn đầy ám ảnh. Hòa bình trong tâm thức của người sống sót qua những cuộc chiến “kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng le là những người đáng sống nhất.” 2.3. Chiến tranh – một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại Khi nhắc lại chiến tranh, lịch sử luôn ưu ái mà nhắc lại những chiến công anh dũng, đáng trân trọng, tự hào của những nhà kiệt xuất có đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng hòa bình. Nhưng chiến tranh không phải là điều đáng ngưỡng mộ. Bao nhiêu đau thương, bao nhiêu tang tóc của những người vợ mất chồng, con mất cha,… Tất cả những nỗi mất mát, đau thương ấy đều đến từ chiến 14
- tranh? Máu và nước mắt mà chiến tranh mang lại là sự thật mà các thế hệ mai sau cần biết. Dưới góc nhìn của một người vừa bước ra từ cuộc chiến, Bảo Ninh đã trực tiếp cảm nhận được những mất mát, đau thương mà bom đạn mang lại cho đất nước mình, đồng thời lột tả một cách trần trụi sự thật của cuộc chiến. Đầy ám ảnh và bi kịch. Khác với tiểu thuyết lịch sử luôn miêu tả chiến tranh bằng những hình tượng hào hùng, “Nỗi buồn chiến tranh” chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm của con người thời chiến - cái nhìn về thân phận người lính. Những người lính sau khi cầm súng chiến đấu cũng là những con người bình thường, tuổi trẻ họ vẫn có những hoài bão và tình yêu nhưng vì hoàn cảnh buộc phải ném bom dưới mưa. Người lính trong vòng xoáy của chiến tranh đạn pháo, trong sự đối mặt với hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Đó là người lính không có hào khí trận mạc hay dáng dấp lý tưởng cũng chẳng có chiến công vẻ vang, oai hùng trên trận địa như tác phẩm “ Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu. Mà người lính của Bảo Ninh là không gian ma mị bị hoàn cảnh rùng rợn với những cơn mưa “nặng nề xối dội” nhấn chìm trong “ướt át lầy lội khốn khổ”, “chẳng còn ai trông ra hồn” nữa “khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi”. Nhân vật Kiên mang trong mình lý tưởng của tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu ấy vậy mà giờ đây anh chỉ còn vẻ “lãnh đạm và ơ hờ”, “anh như đang âm thầm vĩnh biệt chính mình. Anh đón đợi cái chết, nhưng ngay cả nó, cái chết cũng tầm thường và vô vị, Kiên thản nhiên nhìn nhận nó với đôi chút ưu sầu, và đôi khi với cả niềm mỉa mai”. Chiến tranh khốc liệt với máu và bom đạn huỷ diệt đã vây kín khắp nơi, làm ngạt thở những tâm hồn lính chiến. Cái chết của người lính trong tác phẩm cũng khác nó không giống cái chết với các giai đoạn trước: những cái chết đi vào huyền thoại, cái chết có giá trị ngợi ca, khích lệ,...nhưng cái chết của Bảo Ninh là những cái chết chưa sẵn sàng đón nhận. Cái chết đến bên người lính như sự bất ngờ “Tạo thì lại từ từ gập người xuống, hai bàn tay ôm ngực như muốn đỡ lấy quả tim, mắt dại đi như tràn đầy ngạc nhiên, ở nửa lưng bên trái nở bùng rất nhanh một bông hoa máu.”. Cái chết của Thịnh “nhớn” trong cuộc tấn công trên đồi Phượng Hoàng gợi âm hưởng bi thương và đau đớn hơn là hào hùng: “Đạn cày bên trái, bên phải, bấm sát gót, 15
- lia rát ràn rát mang tai, đỉnh đầu. Ối – Thịnh hộc một tiếng, nhảy dựng lên húc đầu vào không khí, vật sấp”. Đó còn là nỗi ám ảnh về những cái chết: Thịnh “con”, Quảng, Can (người đồng đội bỏ trốn đáng thương của anh),..; cái chết của những thằng lính Mỹ, có lần anh vì muốn cứu một lính Mỹ mà bỏ chạy đi tìm dụng cụ cứu thương, đến khi đến nơi, người lính kia đã bị nước mưa nhấn chìm dưới hố sâu. Rồi lần lượt lần lượt cái chết của những người xung quanh Kiên kéo đến, bám riết trong tâm trí của anh. Có cả những tiếng cười thảm thiết, man rợ của những người đồng đội hóa điên của mình… Những giấc mơ của anh gắn liền với cái chết, có người hy sinh vì anh, cũng có người đã chết vì những lỗi lầm của anh. Tất cả sống lại trong cuốn tiểu thuyết của Kiên dưới những hình hài hỗn độn. Chẳng ai có thể hiểu được chúng, trừ một người đàn bà câm sống trên gác áp mái tòa nhà. Với Kiên, anh phải đối mặt với sự cô đơn vô bờ bến. Trở về ngôi nhà xưa với một nỗi cô đơn khủng khiếp: cha đã mất, mẹ không còn! Nơi bấu víu tinh thần duy nhất của anh là Phương - cô người yêu hồi học sinh, cũng bỏ anh mà đi. “Nhưng chỉ sợ chúng mình sẽ không kịp sống và yêu”, “có ai chết đâu, nhưng tình yêu đó, tình yêu giữa Phương và Kiên chỉ mãi mãi nằm trong ký ức để họ nhớ về nhau.Tình yêu đau đớn nhất có lẽ là yêu mà không đến được với nhau. Nhưng một khi đến được với nhau rồi liệu tình yêu có còn đẹp nữa hay không?” “… Hai đứa mình, Kiên ơi… Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng… Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào…” “Nỗi buồn chiến tranh” còn khắc họa cảnh sống và sinh hoạt của những chàng trai mười chín đôi mươi chờ giờ ra trận, cờ bạc, ma túy cho quên tháng ngày. Ma túy chẳng gì khác hơn là sợi hồng ma cho quên đi cái chết cận kề. Đó là những chàng thanh niên mới lớn, chưa một lần biết đến mùi yêu, hàng đêm lần lượt kéo nhau xuống “khu trang trại gia tăng của huyện đội 67” với mỗi ba cô gái đang sống và chờ đợi từng đêm, chờ đợi bước chân người lai vãng. “Nỗi buồn chiến tranh” miêu tả chân thực cuộc sống bị “sốc” của những con người từ chiến trường trở về cuộc sống đời thường. Họ, những chàng lính anh dũng trên chiến trận, còn lại gì khi đất nước đã hòa bình? Phải chăng, họ còn lại là nỗi buồn, mất mát, ám ảnh và đang loay hoay trong cái gọi là hòa nhập, là sống 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 p | 386 | 146
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với Văn học Việt Nam 1930 - 1945
133 p | 268 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ trong sáng tác của Trần Tiêu
91 p | 267 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 162 | 37
-
Tiểu luận triết học: Việt Nam trong xu thế hội nhập dưới con mắt triết học
49 p | 149 | 32
-
Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại II: Triết lý triết thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX)
41 p | 147 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Lý luận văn học: Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu)
10 p | 190 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay
165 p | 91 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2010 - Từ góc nhìn nữ quyền
157 p | 85 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
110 p | 33 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 112 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân
82 p | 49 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
56 p | 55 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ
172 p | 75 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Bùi Anh Tấn từ góc nhìn liên văn bản
125 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012
27 p | 85 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh
112 p | 30 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn