Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh
lượt xem 4
download
Luận văn tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Vũ Huy Anh đối với văn học Việt nam thời kỳ Đổi mới về đề tài ngƣời công giáo. Tử đó, có cái nhìn khái quát, đa diện về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ TƯƠI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2014
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại ............................................................ 7 4.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ........................................................... 7 4.3. Phƣơng pháp lịch sử ................................................................................ 7 4.4. Phƣơng pháp loại hình ............................................................................ 7 5. Những đóng góp mới của luân văn...............................................................8 6. Cấu trúc luận văn...........................................................................................8 PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VŨ HUY ANH ....................................................................................... 9 1.1. Khái niệm “cảm hứng nghệ thuật” ......................................................... 9 1.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh ................. 10 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Vũ Huy Anh...........10 1.2.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản.............................................12 1.2.2.1. Cảm hứng bi kịch .............................................................. 12 1.2.2.2. Cảm hứng ngợi ca đan xen cảm hứng phê phán ............... 23 1.2.2.3. Cảm hứng khám phá con người bản năng ........................ 33 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH....................................................................................................... 38 2.1. Khái niệm “nhân vật” ........................................................................... 38 2.2. Các kiểu nhân vật và phƣơng thức biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh ................................................................................................. 38 1
- 2.2.1. Nhân vật nữ tu sĩ ........................................................................... 39 2.2.2. Những vị cha xứ ............................................................................. 51 2.2.3. Những người giáo dân ................................................................... 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU..65 3.1. Cốt truyện ............................................................................................. 65 3.1.1. Cốt truyện kép ................................................................................ 66 3.1.2. Cốt truyện tâm lý ............................................................................ 70 3.2. Không gian – thời gian nghệ thuật ....................................................... 72 3.2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................... 72 3.2.1.1. Không gian thực ................................................................... 73 3.2.1.2. Không gian ảo ...................................................................... 79 3.2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................... 81 3.2.2.1 Thời gian hiện thực ............................................................... 83 3.2.2.2. Thời gian tâm lý ................................................................... 85 3.3. Giọng điệu............................................................................................. 88 3.3.1. Giọng điệu buồn thương – chia sẻ ................................................. 90 3.3.2. Giọng điệu hài hước, châm biếm ................................................... 93 3.4. Ngôn từ ................................................................................................. 96 3.4.1. Ngôn ngữ đậm màu sắc công giáo ................................................. 96 3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ........................................................... 98 3.4.3. Ngôn ngữ đối thoại ....................................................................... 102 PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108 2
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. So với lịch sử tiểu thuyết thế giới, tiểu thuyết ở nƣớc ta ra đời muộn hơn nhƣng đây lại là một thể loại văn học có tốc độ phát triển nhanh chóng, có sức thu hút lớn đối với các nhà văn cũng nhƣ đối với độc giả. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ của truyện ngắn, tiểu thuyết vẫn âm thầm tiến những bƣớc vững chắc, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là từ thời kỳ Đồi mới (1986). Theo đà phát triển đó, trong những năm gần đây, tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại có những thành tựu vƣợt bậc, bên cạnh những gƣơng mặt tiểu thuyết quen thuộc trƣớc năm 1975 vẫn tiếp tục sáng tác có sự xuất hiện một lớp nhà văn mới mà ở họ có những khả năng khám phá hiện thực cũng nhƣ đổi mới trong thi pháp tiểu thuyết nhƣ: Bảo Ninh, Dƣơng Hƣớng, Bình Phƣơng ... Trong số đó có tác giả Vũ Huy Anh. Các nhà văn đã không ngừng khám phá các thủ pháp nghệ thuật và sáng tạo các kỹ thuật viết làm cho tiểu thuyết đƣơng đại trở nên mới mẻ từ tƣ tƣởng chủ đề cho tới hình thức nghệ thuật. Vì thế, tìm hiểu những đóng góp nghệ thuật về tiểu thuyết của bất cứ tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là một cách nhìn nhận để khái quát về diện mạo của cả một giai đoạn văn học. 1.2. Trong văn chƣơng Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết viết về đề tài công giáo đã có những thành công đƣợc khẳng định. Tiểu thuyết Xung đột của Nguyễn Khải đã đánh dấu cột mộc đầu tiên của đề tài khó khăn và phức tạp này. Đặc biệt bộ tiểu thuyết tƣơng đối đồ sộ Bão biển của Chu Văn đã ghi đƣợc thành công lớn. Đây là một hiện thực đƣợc phản ánh khá phong phú, sinh động và sâu sắc, dẫu hoàn cảnh khách quan đã thay đổi nhƣng ý nghĩa của các tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị. Và những tiểu thuyết của Vũ Huy 3
- Anh là những thành công tiếp theo của mảng đề tài này. Tuy chƣa gây đƣợc tiếng vang lớn nhƣng những tiểu thuyết viết về đề tài công giáo của ông đã có những thành công riêng, để lại những ấn tƣợng tốt đẹp về ngƣời công giáo trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Vũ Huy Anh tập trung viết về đề tài công giáo – một mảng đề tài đặc biệt. Tuy đây không phải là đề tài mới nhƣng đó vẫn là con đƣờng mà không nhiều ngƣời bƣớc chân vào. Hơn ba mƣơi năm sống và làm báo, viết văn tại Hà Nội, ông đã xuất bản 15 cuốn tiểu thuyết và truyện. Đó là một con số đáng kể đối với một đời lao động nghệ thuật. Trong đó, có nhiều cuốn tiểu thuyết đã đƣợc dƣ luận chú ý và đặc biệt tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài đƣợc giải thƣởng chính thức của Hội nhà văn năm 1984. Đó thực sự là những tác phẩm mang thông điệp chính trị và văn hóa sâu sắc. Đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của Vũ Huy Anh cũng là để bạn đọc biết thêm, yêu mến thêm một cây bút tiểu thuyết mới tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghiệp văn, với cuộc đời đồng thời cũng để khẳng định sự đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh. 2. Lịch sử vấn đề Vũ Huy Anh là một gƣơng mặt tiểu thuyết mới nổi trên văn đàn hiện nay, vì vậy những tác phẩm của ông chƣa đƣợc khám phá nhiều. Các cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của ông nhƣ: Cuộc đời bên ngoài, Trăm năm thoáng chốc, Dang dở, Cách trở âm dương đã thu hút đƣợc sự chú ý, bình luận của giới nghiên cứu và một số nhà văn. Song, hầu hết các sáng tác này còn khá mới mẻ với nhiều bạn đọc. Trong số bốn tác phẩm trên, Cuộc đời bên ngoài giành đƣợc nhiều sự quan tâm hơn cả. Viết về tác phẩm này, các nhà nghiên cứu, phê bình đã tập 4
- trung vào một số vấn đề chính nhƣ: đề tài nữ tu sĩ, giá trị nhân đạo, cốt truyện, ngôn ngữ, lối kể chuyện và chủ yếu nói đến nhân vật chính nữ tu sĩ Têrêsa Lành. Với dung lƣợng khá ngắn trong khuôn khổ của một bài báo, những vấn đề trên mới chỉ đƣợc đề cập một cách sơ lƣợc. Trong số đó, duy nhất có bài viết Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong (Ngô Thu Thủy – số 11 năm 2011 tạp chí Khoa học và công nghệ) đi vào tìm hiểu khá sâu về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chính – Têrêsa Lành trong quá trình đấu tranh giữa hai lựa chọn: giữ mình cả đời trong nhà dòng hay trở về cuộc đời bên ngoài. Bên cạnh đó, ở tiểu thuyết Trăm năm thoáng chốc, nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh và nhà nghiên cứu Trần Bảo Hƣng lại bàn đến triết lý nhân sinh sâu sắc trong tác phẩm, về hiện thực đầy biến động ở làng quê xứ Đạo trong gần một thế kỷ (XX) và thân phận con ngƣời trong hoàn cảnh đó. Đồng thời có một số vấn đề cũng đƣợc khám phá đó là vấn đề bản năng gốc của con ngƣời, vòng đời trầm luân và sự luân hồi trong tác phẩm. Các nhà nghiên cứu có nói đến ý thức tìm tòi đổi mới nghệ thuật nhƣng mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua về nghệ thuật tả cảnh, tả ngƣời, có nói đến tính cách nhân vật Trƣơng Rô và ông Sóng nhƣng hầu nhƣ chƣa bàn đến phƣơng thức biểu hiện nhân vật. Còn cuốn tiểu thuyết sáng tác gần đây của Vũ Huy Anh, Cách trở âm dương, hai tác giả Phùng Văn Khai và Trần Bảo Hƣng lại bàn luận trên một số phƣơng diện chính: giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, cách đặt ra và giải quyết vấn đề công giáo theo hƣớng nhân bản của tác giả đồng thời chỉ một vài nét đặc sắc trong bút pháp. Ngoài ra, Dang dở - một cuốn tiểu thuyết khá hấp dẫn của Vũ Huy Anh nhƣng đáng tiếc lại hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm, tìm hiểu. 5
- Nhìn chung, số lƣợng bài viết về tác phẩm của ông hiện nay còn khá ít ỏi và chủ yếu mang tính khái quát, đƣa ra đôi điều cảm nhận về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong từng tác phẩm, chƣa có sự liên hệ giữa các tiểu thuyết trong chuỗi tác phẩm viết về đề tài tôn giáo của Vũ Huy Anh. Các bài viết mới chỉ dừng lại ở những bài báo lẻ tẻ, không mang tính chất chuyên sâu. Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, những đóng góp nghệ thuật của Vũ Huy Anh trong lĩnh vực tiểu thuyết. Đa số các nhà phê bình đều chỉ đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể mà mà chƣa hề có một công trình nghiên cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh nhằm giúp bạn đọc có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn. Đồng thời, đây cũng là cách tiếp cận những đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết và văn học đƣơng đại. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là khám phá nội dung và một số phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh. Qua đó chỉ ra những nét đặc sắc của nhà văn, góp phần tạo nên sự đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Từ đó, chúng ta có cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. b. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh bao gồm: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc. c. Phạm vi nghiên cứu 6
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Ông có tất cả 9 tiểu thuyết, nhƣng chúng tôi chỉ nghiên cứu những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất và đƣợc nhà văn tâm đắc nhất gồm bốn cuốn: Cuộc đời bên ngoài, Dang dở, Cách trở âm dương, Trăm năm thoáng chốc. Đó là những tác phẩm làm nên phong cách tiểu thuyết và tên tuổi của nhà văn Vũ Huy Anh. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt tiểu thuyết của ông trong sự đối sánh với sáng tác cùng đề tài của các nhà văn khác (Nguyễn Khải, Chu Văn) để thấy đƣợc những đóng góp của tiểu thuyết Vũ Huy Anh với văn học Việt Nam đƣơng đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp thống kê, phân loại: 4.1.Phương pháp thống kê, phân loại Phƣơng pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Huy Anh. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, cắt nghĩa, lý giải các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật... Từ đó khái quát lên đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn. 4.3. Phương pháp lịch sử Phƣơng pháp lịch sử xem xét đặc trƣng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh trong sự kế thừa của văn học truyền thống nhƣng cũng có cách tân tạo dấu ấn riêng của ông trên văn đàn. 4.4. Phương pháp loại hình 7
- Phƣơng pháp loại hình đi sâu vào tìm hiểu những đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết nhằm khu biệt, so sánh nó với những thể loại văn xuôi khác để từ đó nhận thấy những nét độc đáo của tiểu thuyết. 5. Những đóng góp mới của luận văn Tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Huy Anh: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Vũ Huy Anh đối với văn học Việt nam thời kỳ Đổi mới về đề tài ngƣời công giáo. Tử đó, có cái nhìn khái quát, đa diện về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật Chương 2: Thế giới nhân vật Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu 8
- PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VŨ HUY ANH 1.1. Khái niệm “cảm hứng nghệ thuật” Từ trƣớc đến nay, có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đƣa ra khái niệm về cảm hứng nghệ thuật là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngƣời tiếp nhận tác phẩm” [17 ; tr.44 - 45]. Ở phƣơng diện rộng hơn, cảm hứng nghệ thuật còn là một hiện tƣợng độc đáo không lặp lại, thể hiện thế giới quan và phong cách riêng của mỗi tác giả. Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm đƣợc xƣớng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từ tình huống, khung cảnh, chất liệu... từ không khí chung của tác phẩm. Lý luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuât, của thái độ tƣ tƣởng xúc cảm của nhà văn với thế giới nghệ thuật đƣợc mô tả. Cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện đƣợc thế giới quan của nhà văn, bộc lộ đƣợc quan điểm của nhà văn trƣớc mọi vấn đề của cuộc sống. Đối với tiểu thuyết, sự hiện diện của cảm hứng nghệ thuật đƣợc trải theo chiều dài, bề rộng và chiều sâu “Tiểu thuyết biết đến tiềm thức sớm hơn Freud, biết đến đấu tranh giai cấp sớm hơn Marx, nghiên cứu hiện tƣợng học sớm hơn các nhà hiện tƣợng học” [47]. Cảm hứng của tiểu thuyết là cuộc sống nhìn từ góc độ đời tƣ. Theo từng thời kỳ, cái nhìn đời tƣ đƣợc kết hợp với chủ đề thế sự hoặc lịch sử. Tiểu thuyết còn miêu tả tƣ duy của nhân vật về thế giới, phân tích tình cảm, chi tiết về cảnh vật... Do đó, cảm hứng nghệ 9
- thuật trong tiểu thuyết khá đa dạng. Nếu nhƣ cảm hứng ở truyện ngắn mang sức gợi, thì ở tiểu thuyết lại thƣờng lý giải để nắm bắt cuộc sống. Trong tình hình văn học hiện nay, cảm hứng lại càng khẳng định đƣợc vai trò của mình. Nhà văn dùng cảm hứng nghệ thuật để duy trì ham muốn đọc, khám phá của độc giả từ đầu cho tới cuối truyện, hoặc xa hơn nữa... Vì vậy, dù ở thời kỳ nào, tiểu thuyết cũng đòi hỏi cảm hứng phải dồi dào, có định hƣớng, thể hiện nội dung tƣ tƣởng và cấu trúc nghệ thuật hài hòa, lý trí và tình cảm sâu sắc. 1.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Vũ Huy Anh Nhà văn còn có các bút danh khác: Huy Anh, Trung Vũ, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1944 tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Quê gốc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Häc xong phæ th«ng, Vò Huy Anh lµm kÕ to¸n tr-ëng cho hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ë quª. Trong thêi gian nµy, «ng b¾t ®Çu viÕt bµi cho ChÝnh nghÜa thuéc ñy ban liªn l¹c c«ng gi¸o ViÖt Nam. Ít l©u sau, Vò Huy Anh ®i häc líp nghiÖp vô b¸o chÝ dµi h¹n t¹i Tr-êng Tuyªn huÊn Trung -¬ng. Ra tr-êng, «ng vÒ lµm phãng viªn b¸o ChÝnh nghÜa, råi lµm chuyªn viªn Ban t«n gi¸o ChÝnh phñ. Sau ®ã, chuyÓn sang lµm tr-ëng ban biªn tËp, th- kÝ tßa so¹n b¸o Thanh tra. HiÖn nay lµm viÖc t¹i Thêi b¸o Kinh tÕ ViÖt Nam. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: Mùa xuân về (truyện dài, NXB Phụ nữ,1979); Cuộc đời bên ngoài (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới,1984, tái bản 1986); Trái cấm vườn địa đàng (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 1986); Đường qua biển đỏ (tiểu thuyết, NXB Thanh niên, 1988); Ai bắn giáo hoàng (truyện dài tƣ liệu, NXB Công an Nhân dân, 1988); Bến lạ bờ xa (tiểu thuyết, NXB Lao động, 1989); Mật thư Phatima (truyện dài tƣ liệu, NXb Công an nhân dân, 1989); Tìm lại tình yêu (tiểu thuyết, NXB Quảng Ninh,1990); Sa ngã (tiểu thuyết, NXB Thanh 10
- niên,1992); Người đẹp trước nhà (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 1992); Dang dở (Bộ tiểu thuyết tuyển chọn, NXB Lao động, 2000); Dòng sông cứ chảy (tập truyện, NXB Phụ nữ). Năm 1984, ông đƣợc giải thƣởng chính thức Hội Nhà văn Việt Nam về tiểu thuyết cho tác phẩm Cuộc đời bên ngoài. Tiểu thuyết Trăm năm thoáng chốc đƣợc tặng giải thƣởng giải C cuộc thi tiểu thuyết 2002 – 2005 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng những bài viết in trên báo Chính nghĩa nhƣng những tác phẩm khiến độc giả biết đến cái tên Vũ Huy Anh lại là các tiểu thuyết xuất hiện khá đều đặn và liên tục từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX cho đến nay. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo lại sống trên một xứ đạo gốc, nên hầu hết các sáng tác của ông đều xoay quanh một đối tƣợng mà ông hiểu khá kỹ đó là ngƣời công giáo. Có thể nói, sau Nguyễn Khải với Xung đột, Cha và con và..., Thời gian của người; sau Chu Văn với Bão biển, Vũ Huy Anh là nhà văn của thế hệ kế tiếp chuyên tâm với đề tài tôn giáo. Hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về tôn giáo với những hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chính xác. Những trang viết của ông không chỉ cho thấy tâm huyết mà còn là sự đồng cảm với những giáo dân, những con ngƣời luôn mong muốn sống tốt đời, đẹp đạo, trải qua bao biến thiên của thời cuộc vẫn đồng hành cùng dân tộc. Trong tƣ duy nghệ thuật của mình, Vũ Huy Anh luôn đau đáu một nỗi niềm: phản ánh và lý giải sự tồn tại và phát triển của công giáo trong lòng dân tộc. Từ tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài, Đường trở về, Dang dở, Trăm ngăm thoáng chốc đến Cách trở âm dương, ngòi bút của Vũ Huy Anh đều hƣớng tới cuộc sống đích thực của mỗi con ngƣời trải qua một vòng đời với những gấp khúc, éo le, với những đau thƣơng mất mát để khỏa lấp và loại bỏ những hiểu lầm, cách biệt, những cuồng tín vô lối, trở về với trạng thái an nhiên của con ngƣời trƣớc đời sống và tín ngƣỡng. 11
- Về nghiệp văn, Vũ Huy Anh cho rằng: Văn chƣơng cần đến sự rèn luyện và tinh thông của nghề nghiệp nhƣng lại chịu sự dìu dắt của cảm hứng và đƣợc chi phối bởi thiên bẩm, nên văn chƣơng nhƣ là một sự giải tỏa ẩn ức, một thiên hƣớng, một niềm đam mê nghệ thuật hơn là một nghề sinh nhai. Có điều văn chƣơng đúng là văn chƣơng chƣa dễ gì đƣợc số đông tìm đọc với những gì viết ra theo thị hiếu. Tuy vậy là một nhà văn thì phải giữ lấy cái tinh hoa của Nghiệp... văn trong quan niệm của ông là cái Tình của ngƣời viết và cái Đẹp của lời văn. Xuất phát từ quan niệm văn chƣơng nghiêm túc và chân chính ấy, Vũ Huy Anh đã truyền đến ngƣời đọc khá nhiều nguồn cảm hứng, trong đó tiêu biểu là ba nguồn cảm hứng chính: cảm hứng bi kịch, cảm hứng ngợi ca xen lẫn phê phán và cảm hứng khám phá con ngƣời bản năng. Đây là những cảm hứng cơ bản của văn xuôi sau 1975 và đặc biệt là văn học thời kỳ Đổi mới. Đi vào tìm hiểu những cảm hứng này sẽ giúp ngƣời đọc thấy rõ hơn phong cách nghệ thuật cũng nhƣ hiểu thêm về nhà văn giàu tâm huyết này. 1.2.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản 1.2.2.1. Cảm hứng bi kịch Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, cả dân tộc ta đồng lòng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong bom đạn hiểm nguy, tinh thần lạc quan chiến đấu, quyết tâm đánh giặc vẫn tỏa sáng rực rỡ. Nếu nhƣ văn học trƣớc 1975 chủ yếu đi sâu vào cảm hứng ngợi ca thì sau chiến tranh, sự thay đổi của hiện thực đã dẫn đến sự thay đổi diện mạo của đời sống văn học. Những góc khuất, những khoảng tối của đời sống trƣớc đây hầu nhƣ không đƣợc văn học chú ý hoặc giữ thái độ dè dặt giờ đã đƣợc phản ánh một cách tự nhiên, chân thực. Hiện thực đời sống con ngƣời với những tâm tƣ, khát vọng, những bi kịch riêng tƣ chồng chất, những trào lộng, giễu nhại bi hài đƣợc các cây bút tiểu thuyết khám phá đến tận cùng, đẩy tác phẩm chạm đến một chiều 12
- sâu mới. Từ rất sớm, trong bài Viết về chiến tranh (1978), nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi cho hƣớng đi của tiểu thuyết chiến tranh sau thời chiến. Khi “tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn vẹn”, khi trong hàng chục cuốn hồi kí của các tƣớng lĩnh “có rất nhiều sự kiện, nhiều bối cảnh lịch sử đƣợc kể lại một cách hết sức cụ thể”, “tiểu thuyết viết về chiến tranh sẽ tìm trong lĩnh vực nào để mình có một chỗ đứng không trùng lặp với chỗ đứng của hồi kí chiến tranh?”. Sự lựa chọn duy nhất là “phải viết về con ngƣời”. Con ngƣời với “tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực” mà đã nhiều thập kỉ qua “tạm thời giấu mình trên trang sách”. Tiểu thuyết chiến tranh không thể để các nhân vật bị sự kiện lấn át, “chỉ đóng vai trò làm đƣờng dây để xâu các sự kiện lại với nhau”. Nhìn lại quá khứ đã qua, khoảng cách thời gian đã đƣa lại cho ngƣời cầm bút những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con ngƣời ở khía cạnh mà trƣớc đây luôn bị làm mờ đi, nhạt đi trƣớc số phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân. Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự xuất hiện của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu chiến có thể đƣợc đánh dấu từ Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, một hiện tƣợng nổi bật của văn học Việt Nam bấy giờ. Tiếp sau đó, cảm hứng bi kịch vẫn đƣợc tập trung thể hiện sâu đậm hơn cả trong bộ phận tiểu thuyết hậu chiến. Cắt nghĩa, lí giải, nhận thức lại hiện thực bằng cảm hứng bi kịch, tiểu thuyết hậu chiến đã thực sự đem lại cho ngƣời đọc những suy ngẫm sâu sắc. Với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay 13
- (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)… sự xuất hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh – con ngƣời suy tƣ, con ngƣời bi kịch là dấu hiệu quan trọng bƣớc đầu khẳng định sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết và những dấu hiệu xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại. 1.2.2.1.1. Bi kịch cá nhân Nếu nhƣ trƣớc 1975, văn học đề cao và chủ yếu đi sâu vào vẻ đẹp lý tƣởng của con ngƣời thì sau 1975 và đặc biệt là sau 1986, các tác giả đã không hề né tránh những khoảng tối trong đời sống cá nhân. Khám phá tận cùng tâm tƣ, tình cảm con ngƣời, nhiều bi kịch cá nhân đƣợc thể hiện một cách chân thành và sâu sắc. Hòa trong cảm hứng bi kịch của văn học thời kỳ này, tiểu thuyết Vũ Huy Anh cũng xuất hiện khá nhiều bi kịch cá nhân. Phần lớn đó là bi kịch tình yêu của những ngƣời phụ nữ có nhan sắc, có tài năng. Có khi trong một tiểu thuyết lại xuất hiện khá nhiều bi kịch khiến ngƣời đọc không khỏi xót xa, trăn trở. Tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài viết về nông thôn công giáo những năm 50, 60 là một tác phẩm chứa đựng nhiều bi kịch tình yêu, hôn nhân đau đớn. Nhƣng éo le thay, nạn nhân lại chính là những con ngƣời có phẩm chất đạo đức cao đẹp, xứng đáng đƣợc hƣởng hạnh phúc. Có lẽ ám ảnh ngƣời đọc nhất chính là số phận bi thƣơng của chị giáo Gọn. Chị là ngƣời dạy kinh ở xứ đạo Tâm Đức, một cô gái xinh đẹp và ngoan đạo. Thuở mới lớn, chị đã thầm thƣơng trộm nhớ một anh cán bộ Việt Minh về làng chị hoạt động. Đó là sự rung động thật trong sáng, tự nhiên của ngƣời thiếu nữ. Ngày anh ra đi, chị vô cùng buồn bã. Và tình yêu chớm nở ấy đã trở thành động lực thôi thúc chờ đợi anh bao năm, chôn vùi đi tuổi thanh xuân của chị. Trong trái tim mãnh liệt của cô thôn nữ, hình ảnh anh lúc nào cũng đau đáu, khắc khoải và chị luôn 14
- mong đợi đƣợc hội ngộ cùng anh. Số phận dƣờng nhƣ không nỡ chia cách họ. Tƣởng chừng nhƣ chẳng có niềm hạnh phúc nào hơn khi tình cờ, sau bao năm đằng đẵng mong chờ, chị gặp lại ngƣời cán bộ Việt Minh mà trái tim mình đã trao gửi hết yêu thƣơng. Buồn thay, niềm vui ấy quá ngắn ngủi, chị phải giải lời khấn mới có thể kết hôn với anh nhƣng anh ấy không đồng ý cho chị làm nhƣ vậy. Anh chị giận nhau, chị bỏ về nhà vì nghĩ rằng sự giận dỗi sẽ tăng thêm gia vị cho tình yêu của hai ngƣời, sẽ chỉ làm anh càng thêm nhớ chị. Nhƣng thật éo le, từ đây, những ngã rẽ trong cuộc đời chị bắt đầu mở ra. Cuộc đời chị bƣớc sang những tháng ngày đau đớn nhất. Trên đƣờng về chị bị bọn lính tự vệ Đức Cha hãm hiếp, chị có thai và buộc phải chấp nhận lấy ngƣời đàn ông già góa vợ, có con riêng. Chị bị ông chồng già cục cằn, thô lỗ hành hạ. Sau khi mẹ mất, chị bế con ra đi nhƣng rồi đứa bé ấy không may cũng sớm lìa bỏ cõi đời. Và cuối cùng, chị nghe tin anh cán bộ Việt Minh – ngƣời chị yêu thƣơng đã hy sinh. Một chuỗi những biến cố đau thƣơng liên tiếp xảy đến với chị - một ngƣời phụ nữ đức hạnh và tội nghiệp. Còn những nỗi đau, mất mát nào đắng cay hơn thế. Quả thực, ngƣời phụ nữ nhỏ bé, đáng thƣơng ấy đã phải chịu đựng những nỗi đau quá lớn của một đời ngƣời. Đọc tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài, ta cũng hiểu thêm về hoàn cảnh và con đƣờng đến với cuộc sống tu hành của nhiều tu sĩ. Và trong số đó, không ít ngƣời vì quá đau khổ ngoài đời mà tìm đến nhà dòng. Cùng với chị giáo Gọn, ngƣời đọc cũng không khỏi day dứt trƣớc hoàn cảnh của chị giáo Nhƣờng. Chị sống trong nhà thờ nhƣ một cái bóng vô hồn, có lẽ nếu không đi sâu tìm hiểu quá khứ của chị thì không ít độc giả sẽ ác cảm cho rằng chị là ngƣời phụ nữ khó tính. Chị tên thật là Tuyết và với chị quá khứ thực sự là một ám ảnh chua xót, nặng nề. Chị đã trải qua những đau đớn trong tình yêu. Tất cả đã biến chị thành một ngƣời khô khan, trầm lặng, sống đố kỵ và trong lòng đầy sự tức tối. Tác giả không đi sâu vào cuộc tình buồn ấy mà chủ yếu phản ánh 15
- đời sống nội tâm buồn tẻ của chị. Nỗi buồn của chị liên quan đến hai ngƣời đàn ông: Còm điên - ngƣời thanh niên điên loạn vẫn thƣờng đập cửa nhà xứ và Quận Vàng – một kẻ đê tiện đã hãm hiếp chị. Tất cả đã trở thành nỗi ám ảnh, là vết cứa in sâu vào trái tim chị không thể phai mờ. Bƣớc ra cuộc sống đời thƣờng, chúng ta còn cám cảnh thƣơng cho biết bao hoàn cảnh bi kịch khác. Tiểu thuyết Dang dở ngay từ nhan đề đã gợi ra một câu chuyện có kết thúc không trọn vẹn. Tác phẩm viết về cuộc sống nông thôn một vùng công giáo miền Bắc sau giải phóng xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến thời kỳ đầu Đổi mới. Cuộc đấu tranh không đơn giản giữa cái thiện và cái ác, mà cái ác có khi lại nhân danh cái thiện, đội lốt tổ chức Đảng và chính quyền để che giấu dã tâm của một kẻ bất lƣơng. Cô Thảo trở thành nạn nhân đáng thƣơng của hoàn cảnh ấy. Tất nhiên là do cô không thắng nổi mình và thắng hoàn cảnh, do hám danh không dám sống thật từng bƣớc bị tha hóa để kẻ xấu lợi dụng và điều khiển, đến khi thức tỉnh thì mọi sự đã muộn màng. Thảo trải qua những mất mát, đau đớn liên tiếp. Ngày còn trẻ, cô đã bị Khôi – cán bộ xã lợi dụng và cƣỡng hiếp mà không dám chống lại. Đó thực sự là một cú sốc đầu đời quá lớn với ngƣời con gái trẻ ấy. Nhƣng đau đớn thay, cô không đƣợc tố cáo hành vi nhơ bẩn của hắn, đổi lại cô còn phải quỵ lụy, dựa vào hắn để đƣợc nâng đỡ trong quá trình phấn đấu công tác. Vì tinh thần hãnh tiến mù quáng, đặt sự tiến bộ của mình lên trên hết, cô đã tự đánh mất mối tình đầu với Điền – cũng là mối tình sâu nặng nhất đời mình không chỉ một lần mà đến tận ba lần. Không đến đƣợc với ngƣời đàn ông mà mình yêu thƣơng nhất thì cuộc đời dƣờng nhƣ cũng trêu ngƣời, chẳng để cô tìm đƣợc bến đỗ hạnh phúc mới. Và hai lần trƣớc khi diến ra đám cƣới, cô lại tiếp tục đánh mất những ngƣời đàn ông khác đến với mình: Mạnh và Khang. Sự xuất hiện của Mạnh – chàng kỹ sƣ Hà Nội giống nhƣ một cơn mƣa mùa hạ đến tƣới đẫm tâm hồn Thảo, làm trái tim cô tƣng bừng sức sống. Lẽ ra cô có 16
- thể tạo dựng cho mình một cuộc sống mới với chàng trai rộng lƣợng bao dung này. Nhƣng chính hành động xấu xa của cô khi bôi nhọ thanh danh của linh mục Tiên đã khiến Mạnh không thể chấp nhận một ngƣời vợ độc ác, dối trá nhƣ cô để rồi anh quyết định bỏ cô mà đi. Tuổi xuân của ngƣời con gái thoáng chốc trôi qua vùn vụt, sau cái tang của mẹ, cô sống trong cảnh cô đơn của một cô gái muộn chồng khi đã luống tuổi. Và lần này, số phận đã mang Khang – một ngƣời đàn ông phục viên nghèo khổ nhƣng hiền lành, tốt tính đến với cô. Nhƣng một lần nữa hạnh phúc đã lìa khỏi cuộc đời Thảo khi chỉ chừng một tuần lễ nữa là đến đám cƣới. Đau đớn hơn, ngƣời khiến hạnh phúc lìa tầm tay chẳng ai khác chính là Thảo. Thế rồi, số phận nhƣ mỉm cƣời với cô khi ngƣời đàn ông mà cô yêu thƣơng nhất cuộc đời là Điền tƣởng chừng sẽ chẳng bao giờ gặp lại đã phục viên về làng. Nhƣ vậy, cơ hội nối lại của hai ngƣời đã tới. Thảo đã vui mừng biết bao nhiêu khi Điền sẵn sàng mở rộng trái tim mình đón nhận cô. Anh muốn vun vén hạnh phúc cho hai ngƣời bằng một đám cƣới. Thủ tục ly hôn với Đào – cô vợ cũ của Điền quá rắc rồi cộng thêm sự kìm kẹp của Khôi khiến Điền đành phải đƣa ra phƣơng án chờ đợi thêm hoặc cùng nhau đến một miền đất mới lập gia đình. Thảo vốn là kẻ hãnh tiến, cô đã bất chấp tất cả, hăng hái phấn đấu trong nhiều năm qua để đƣợc thuận lợi trên con đƣờng thăng tiến nên đã không nghe lời anh, và lại tiếp tục đổ lỗi, chê Điền để rồi tự Thảo lại đánh mất đi hạnh phúc khó khăn lắm mới trở về với mình. Sự mù quáng, ích kỷ đã lấn át, khiến trái tim cô trở nên lạnh lùng. Cô không dám hy sinh, không dám đánh đổi cái sự nghiệp mà cô tƣởng chừng rất oanh liệt ấy của mình để bảo vệ tình yêu. Bi kịch ngày càng chua xót hơn khi tình cờ, lên Hà Nội Thảo đƣợc tin Điền đang ở đó. Trái tim cô nhƣ đƣợc đánh thức, lòng cô rạo rực niềm vui khi hình ảnh về một mái ấm, con cô đƣợc gặp lại cha tất cả nhƣ đang hiện ra trƣớc mắt. Nhƣng hạnh phúc một lần nữa nhƣ trêu đùa 17
- tàn nhẫn với Thảo khi chỉ sau một tháng, cô nhận đƣợc thƣ Huyền ngƣời bạn sống cùng nhà trọ báo tin đã về chung sống với Điền. Nhận đƣợc lá thƣ xiết bao vui sƣớng của Huyền, lòng cô đau điếng. Cả đời cô mải miết đi tìm hạnh phúc nhƣng tất cả chỉ nhƣ một ảo ảnh. Và nỗi đau nối tiếp nỗi đau, trên đƣờng từ Hà Nội về quê, đứa con – kết quả tình yêu của Thảo với Điền bị tai nạn chết. Những nỗi đau đến liên tiếp dồn dập khiến ngƣời đàn bà đau khổ đó phát điên. Cuộc đời cô đến đây có thể coi là vô nghĩa, trở về con số không: không gia đình, không sự nghiệp sau bao năm phấn đấu. Có thể nói, Thảo rơi vào một loạt bi kịch. Những ngƣời đàn ông cứ lần lƣợt đi qua đời Thảo nhƣ những con thuyền tƣởng chừng có thể cập bến nhƣng sóng gió lại cuốn họ đi mất bởi chính căn bệnh thành tích háo danh mù quáng và cách cƣ xử quá đáng của Thảo. Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn bắt gặp một bi kịch khác trong Cách trở âm dương. Đó là bi kịch của nhân vật chính xƣng “tôi” tên là Tâm An. An và Tuân là đôi bạn thân cùng làng, lớn lên đi học cùng nhau. Tình bạn trong sáng, đẹp đẽ đã chắp cánh cho một tình yêu đang dần chớm nở. Cô cảm nhận đƣợc tình cảm cảm của Tuân dành cho mình và thực lòng, từ sâu thẳm trái tim, Thảo rất muốn đón nhận nó nhƣng cô vẫn phải khƣớc từ. Vì cô biết hoàn cảnh của mình chẳng thể nào đến đƣợc với Tuân: cha cô bị quy kết phản cách mạng và ngƣời chú của Tuân vẫn luôn thành kiến cho rằng chính bố Thảo đã chỉ điểm gây ra cái chết của bố Tuân. Và còn nỗi đau nào hơn khi yêu mà không thể đến đƣợcvới ngƣời mình yêu. Chính vì thế, An phải kìm nén lòng mình, cố tình đƣa Tuân và Thảo – ngƣời bạn học cùng làng đến với nhau. Tình yêu lỡ làng nhƣng con đƣờng học hành mà bấy lâu nay cô hy vọng, phấn đấu cũng đứt quãng. Khi thi lên cấp ba, vì gia đình bị quy kết là lý lịch không trong sạch, cô phải chấm dứt con đƣờng học hành mà bấy lâu theo đuổi. Không còn lựa chọn, An phải nuốt nƣớc mắt chấp nhận cuộc sống lao động 18
- chân lấm tay bùn ở làng quê. Cô đã trải qua những tháng ngày buồn thảm vì thất tình và tuyệt vọng. Tình yêu dang dở, học hành lỡ làng. Bao mơ ƣớc, khát vọng tuổi trẻ đều bị dập tắt. Đó thực sự là một cú sốc tinh thần lớn với cô: “Đó là những tháng ngày mà tôi thất vọng tƣơng lai, tắt nguội đi cả niềm hứng khởi thanh xuân. Tôi vô cùng buồn bã và suy nghĩ nghĩ những điều già trƣớc tuổi” [3; tr.123]. Tình trạng sầu thảm liên miên ấy đã khiến cô nhiều đêm không ngủ. Học xong, Tuân và Thảo lấy nhau. Nhân vật “tôi” cũng vội vã nhận lời đến với Khôi – con ông Cựu Liên, ân nhân gia đình cô. Ở với chồng một thời gian ngắn, chồng tòng quân. Con gái chƣa đầy một năm thì Khôi hy sinh. Hạnh phúc với Thảo quá ngắn ngủi. Bi kịch tình yêu ấy không chỉ xảy đến với những ngƣời phụ nữ mà đọc tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài, chúng ta cũng cảm thƣơng cho số phận của chàng trai tên Ninh - ngƣời đàn ông đã làm thay đổi cả cuộc đời Lành, đƣa cô từ một nữ tu sĩ sống gò bó, ép mình trong bốn bức tƣờng lạnh lẽo ở nhà dòng trở về cuộc sống đời thƣờng của một ngƣời phụ nữ. Anh cũng trải qua một đời vợ. Từ ngày vợ bỏ nhà theo nhân tình, anh trở nên lầm lì, ít nói. Buồn quá, anh sinh ra thích thổi sáo. Cứ chiều xuống, xong công việc đồng áng là anh lại lấy sao ra thổi. Tiếng sáo nghe sao buồn bã, cô đơn nhƣ chính nỗi lòng của chàng trai trẻ không may mắn đƣờng tình duyên. Mỗi nhân vật có số phận, hoàn cảnh khác nhau nhƣng họ đều là những con ngƣời đáng thƣơng, thiếu may mắn trong cuộc đời này. Ngoài ra, ta còn bắt gặp nhiều hoàn cảnh bất hạnh khác: nhân vật chính trong Trăm năm thoáng chốc là ông Sóng. Ông Sóng bị chặt cụt hết các ngón chân là kết quả của một hành động tâm linh bí ẩn. Ông đã đi gần trọn thế kỷ 20 bằng đôi bàn chân không có ngón. Ông chứng kiến trọn vẹn những biến động xảy ra ở xứ đạo; cô gái không tên mang thai tự tử vì ngƣời tình phụ bạc và trở thành vợ ông; bà Nhất bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh, chạy trốn xứ đạo theo ngƣời 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 144 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn