Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhằm tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG TS. HÀ NGỌC HÕA HUẾ - 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: ............................................................... ........................................................................................................................... Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: .......................................................... ........................................................................................................... Phản biện 1: ................................................................................................... ........................................................................................................................... Phản biện 2: ..................................................................................... ........................................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... ........................................................................................................... Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ........................................................................................ ........................................................................................................... Vào hồi: .... giờ ngày ... tháng .... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: ............................................................ ...........................................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky “đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết …[20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết, từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng… Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết. 1.2. Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn “Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động. 1
- 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể; Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện; Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu; Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động của tiểu loại tiểu thuyết này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp tiểu sử; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp liên ngành; Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận án Chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác. Khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong khoảng thời gian một thế kỷ, chúng tôi đã cố gắng xác lập những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên cơ sở lý luận, những tiền đề hình thành cũng như sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ. Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự 2
- truyện, luận án đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, luận án cũng đã xác lập cái nhìn tổng thể về sự vận động, phát triển và diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Luận án cũng góp phần khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá trình và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; - Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX; - Chƣơng 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX – Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người; - Chƣơng 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ phương thức thể hiện. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến cuối thế kỉ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926). Nhưng phải đợi đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được nghiên cứu như “một hoạt động sáng tạo”. Đến thập niên 70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu về tự truyện của mình đã viết: “Chính sự chuyển hướng sang cái “tôi” khi đã có được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận” [155]. Trong ba thập niên cuối của thế kỉ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng “ngoại biên” nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà 3
- cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được định hình rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Nhưng trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú, vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của tự truyện. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật… 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, giới học thuật của Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc nhìn thể loại. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng này cũng ngày một nở rộ. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây (Phong Lê); Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975 (Nguyễn Văn Long); Truyện và tự truyện của Phan Bội Châu (Hoàng Đức Khoa); Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Bích Thu); Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 (Nguyễn Thị Bình); Văn học Việt Nam trong bước chuyển mình (Lã Nguyên); Văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ (Nguyễn Phượng); Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Mai Hải Oanh); Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế (Ma Văn Kháng); Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong thời kỳ đổi mới (Lý Hoài Thu); Thế kỷ tiểu thuyết (Nguyễn Vy Khanh); Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam (Đỗ Hải Ninh); Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật khác trong văn học Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh); Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1900 đến nay (Hồ Khánh Vân); Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (Trần Huyền Sâm)… Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả 4
- một chuỗi thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có nhiều tác giả chú ý khảo sát các tác phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX. 1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể 1.3.1. Giai đoạn trước 1945 Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nhờ “sự đọc” của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu loại này đến gần hơn với công chúng. Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945: Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan); Những ngày thơ ấu - cuốn hồi ký tự truyện đặc sắc (Nguyễn Ngọc Thiện); Sống nhờ của Mạnh Phú Tư (Bùi Huy Phồn); Hai không gian trong Sống mòn (Đỗ Đức Hiểu); Đọc lại và nhìn lại “Sống mòn” (Phong Lê); Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn (Nguyễn Ngọc Thiện)… Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Bẵng đi một thời gian dài, trong chặng đường từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện gần như không xuất hiện trên văn đàn Việt Nam. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết này bắt đầu xuất hiện trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm của Võ Hồng… Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam chặng đường từ sau 1954 đến 1975. 5
- Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm tiểu thuyết này được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961 của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tiểu thuyết hiện đại (1963) của Tràng Thiên (Nxb Đời mới); Tình hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số 265 - 266 (15/1/1968)… 1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Từ sau 1975, khi đất nước bắt đầu dần hồi sinh đó cũng là lúc mà những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày một thêm nảy nở, trong số đó phải kể đến những tiểu thuyết: Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên và một số tác phẩm khác của nhà văn Ma Văn Kháng… Chúng tôi điểm qua những bài viết và nhận xét về các tác phẩm cụ thể ra đời ở chặng đường này, bao gồm: Những bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Lê Tiến Dũng); Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 (Thái Thị Mỹ Bình); Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời xa vắng (Nguyễn Thị Như Trang, Ngô Thu Thủy); Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ Mỹ (Phạm Xuân Nguyên); “Nỗi buồn chiến tranh” viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp (Phạm Xuân Thạch); Người kể chuyện tự ý thức trong “Nỗi buồn chiến tranh” (Cao Kim Lan); Những nét đặc sắc của nghệ thuật tiểu thuyết Phùng Quán (Vĩnh Mẫn); Chuyện kể năm 2000 - Bản cáo trạng không được công bố (Lê Minh Hà); Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn (Nguyễn Thị Hải Hà); Sóng từ trường II (Thụy Khuê); Đọc “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn (Trần Bình Nam) Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên nhiều phương diện, từ tác giả, tác phẩm đến đề tài, nhân vật và cả ở góc nhìn thủ pháp nghệ thuật trần thuật… Đây chính là nguồn tư liệu không chỉ mang tính chất gợi dẫn mà còn cung cấp những cơ sở lý luận rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 6
- 2.1. Giới thuyết về thể loại 2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những cách thức riêng. 2.1.2. Quan niệm về tự truyện Theo một số tài liệu nghiên cứu về tự truyện của các nhà khoa học, những tác phẩm tự truyện đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Âu Tây. Nhưng mãi đến thế kỉ XVIII, danh từ tự truyện (autobiography) mới chính thức được sử dụng. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa khá đầy đặn về tự truyện phải đợi đến khi Hiệp ước tự thuật (1975) của Philippe Lejeune ra đời. Trong hiệp ước này, Philippe Lejeune định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc đời của chính mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [154]. Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học mà ở đó tác giả viết lại một câu chuyện về chính cuộc đời mình” [94, tr.35]. Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) định nghĩa tự truyện là “một thể loại văn học trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả” [94, tr.35]. Còn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (đồng chủ biên) định nghĩa “tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” [34, tr.389]. Từ những định nghĩa trên, có thể thấy, điểm đáng lưu ý trong quan điểm của các tác giả là: đều công nhận tự truyện là một thể loại văn học, trong đó, chất liệu làm nên tác phẩm chính là từ cuộc đời thực của tác giả. 2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết, tại trường Đại học Strasbourg (1970), đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò và con đường phát triển của tiểu thuyết tự truyện trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Rất nhiều tham luận cho rằng sự dung hợp và xâm nhập giữa tiểu thuyết và tự truyện đã mở ra một hướng phát triển đầy hứa hẹn ở tương lai cho thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều tác giả không đồng tình với việc đưa yếu tố tự truyện vào trong một tác phẩm tiểu thuyết và không thể đổi mới tiểu thuyết bằng con 7
- đường tự thuật (tự truyện). Trong hội thảo Autofiction & Cie (tiểu thuyết tự truyện và đồng loại) tổ chức tại Đại học Nanterre (1992), trong bài tham luận Tiểu thuyết tự truyện: một thể loại tồi? (L‟Autofiction: un mauvais genre?), Jacques Lecarme khẳng định: tiểu thuyết tự truyện (tự truyện hư cấu) là “truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết” [20, tr.35]. T.S. Eliot lại cho rằng: “Sự tiến bộ của nghệ sĩ là sự từ bỏ không ngừng bản thân mình, là sự giảm thiểu không ngừng yếu tố cá nhân” [94, tr.40]. Theo như Pierre Alexandre, tiểu thuyết tự truyện (tự sự hư cấu) là chuyện riêng tư, trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, còn văn bản và/ hay chung quanh văn bản thì chứng tỏ đó là hư cấu” [20, tr. 35]. Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện là những hư cấu nghệ thuật dựa trên phần nền tiểu sử của chính cuộc đời tác giả. Những chi tiết từ cuộc đời tác giả đều trở thành chất liệu để làm nên tác phẩm tiểu thuyết. 2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận 2.1.4.1. Mối quan hệ với hồi ký và nhật ký Đều là những thể loại gắn với câu chuyện đời tư, đều là những thể loại lý tưởng có khả năng “cấp chứng chỉ” để tả lại chân thật nhất những kinh nghiệm của thời đại, nhưng nếu như thể nhật kí thường gắn liền với thời gian mang tính thời sự, được thực hiện dưới dạng ghi chép những diễn biến, sự việc diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày tháng cụ thể thì tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí thường tác giả ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ - kể lại những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Nhật kí thường mang tính độc thoại, viết cho riêng mình, còn hồi kí và tiểu thuyết có tính chất tự truyện, người viết nhằm hướng đến giãi bày, trao gửi với người khác. Nhưng, giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí lại có địa hạt phân định tương đối rõ nét. Bởi, xét trên trục hệ thống thể loại văn học, bản chất của kí là ghi chép, đòi hỏi có sự chính xác về các sự kiện và đánh giá một cách khách quan của người viết. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ mang chức năng tựa như chất phụ gia để hỗ trợ cho những sự kiện khách quan. Còn bản chất của tiểu thuyết mang tính hư cấu để tạo nên những hình tượng văn học hoàn chỉnh. Hơn nữa, hồi kí thường cần có độ lùi thời gian “đủ để đong đầy” miền kí ức nên thường không tồn tại một cái tôi trong hiện tại. Ngược lại, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường tồn tại một cái tôi trong hiện tại ngoái nhìn về quá khứ như một hành trình tìm lại chính mình. 2.1.4.2. Mối tương quan với tự truyện Sự giống và khác nhau từ tính chất và đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện và tự truyện có thể được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau: 8
- Đặc điểm Mối quan hệ giữa Sự thật đời tƣ Ngôi trần thuật tác giả - nhân vật – Thể/Tiểu loại ngƣời kể chuyện Tự truyện Đóng vai trò chủ Trần thuật ở Tác giả - nhân vật yếu. ngôi thứ nhất, – người kể chuyện xưng tôi. là một, đồng nhất. Tiểu thuyết có -Nghiêng về chất Có thể trần Có thể tương đồng, tính chất tự tiểu thuyết. thuật ở ngôi trùng khít nhưng truyện -Sự thật đời tư + Hư thứ nhất hoặc hoàn toàn không cấu. ngôi thứ ba. đồng nhất. Từ những gì khảo sát và nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi giới thuyết khái niệm về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, xem đây là cơ sở lý thuyết cho luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại tiểu thuyết mà tác giả đã sử dụng chất liệu đời tư của chính bản thân mình để hư cấu hóa thành thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bức chân dung tự họa của tác giả được cấu trúc lại thành một sáng tạo nghệ thuật. 2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện 2.1.5.1. Sự ra đời và phát triển của những thể loại mới Trước khi xuất hiện hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắn… thì văn học Việt Nam cũng đã có cả một hệ thống loại hình tự sự được định hình trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại. Đến thế kỷ XX, trên cơ sở những thay đổi về văn hóa - xã hội, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ (1900 -1945), nhưng văn học Việt Nam đã sớm có được cả một hệ thống thể loại tương đối hoàn chỉnh. Điều đáng nói ở đây là, gần như tất cả các thể loại được hình thành và phát triển trong quá trình hiện đại hóa đều tồn tại “trong trạng thái động”, có sự dung hợp, xâm nhập lẫn nhau. Đây là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của văn học, đồng thời, nó cũng làm cho mỗi thể loại càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. Cùng với sự vận động của hệ thống thể loại, một trong những hiện tượng đáng để lưu tâm nhất là quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện thể loại được khởi động từ thể tài văn xuôi mà trước hết là thể loại tiểu thuyết, một trong những thể loại mặc dù đã có mặt trong đời sống văn học trung đại nhưng thành tựu không nhiều. Tiểu thuyết, một thể loại mang đậm “cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư... có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” [34, tr.330], cùng với tính năng “chưa hề chịu ngưng kết”, nó đã “lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình… nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không 9
- hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình” [78, tr.27 - 30]. Chính nhờ những đặc tính ấy của tiểu thuyết đã tạo điều kiện cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại nằm trung gian giữa tiểu thuyết và tự truyện ra đời. 2.1.5.2. Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học Đầu thế kỷ XX, Pháp đẩy nhanh công cuộc khai thác thuộc địa, khiến cho cơ cấu xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc: từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt, sự du nhập ngày một sâu rộng của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học. Chính hiện thực này đã tạo điều kiện cho con người cá nhân có dịp được bừng thức, nảy nở và nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai, trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ. 2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX 2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Trên nền của đời sống văn học đang làm cuộc cách tân rầm rộ, những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng bắt đầu định hình được gương mặt tiểu loại của mình trên văn đàn. Những ngày đầu khi Phan Bội Châu niên biểu hay Giấc mộng lớn ra đời, người đọc còn thấy bỡ ngỡ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, có đến hàng loạt tác phẩm tiểu thuyết như Bốc đồng, Mực mài nước mắt, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Dã tràng, Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, Sống mòn ra đời mang theo câu chuyện đời tư tự kể đã nhanh chóng trở nên quen thuộc và neo vào lòng người đọc niềm trăn trở, xót xa. Dẫu thế nhưng, đại từ nhân xưng “tôi” mang nghĩa tuyệt đối của cá nhân nhà văn trong tiểu thuyết vẫn còn có những giới hạn nhất định. Tuy nhiên, sự hiện diện của cái tôi tự thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã tạo nên được những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa. 2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Từ bước chuyển ban đầu ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lưu lại những dấu ấn đậm nét qua hàng loạt tác phẩm ra đời ngay giữa lòng đô thị miền Nam trong những năm kháng chiến. Khi Mười đêm ngà ngọc của Mai Thảo ra đời, dư luận công chúng độc giả thời bấy giờ đã thoáng thấy bóng dáng câu chuyện tình vượt ra ngoài khung nền văn hóa phương Đông ẩn trong tâm tình “chuyện ba người” tựa như chuyện tình một thời từng xôn xao giữa Mai Thảo và ca sĩ Thái Thanh. Cho đến Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng cũng đã 10
- làm dấy lên làn sóng trong dư luận những ngờ vực rằng: liệu chăng đây là câu chuyện tình của chính nữ sĩ? Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài nét chấm phá về cuộc đời tác giả qua tác phẩm. Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết ở đô thị miền Nam chỉ thực sự in đậm dấu ấn của mình qua Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay của Võ Hồng, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền... Ở những tác phẩm này, mức độ nhận biết về sự thật trong tác phẩm có phần khó hơn so với các tác phẩm ra đời ở giai đoạn trước. Vì, đa phần sự thật trong tác phẩm đã được “làm mới” lại qua nghệ thuật hư cấu, chất tiểu thuyết trong các tác phẩm này có phần đậm hơn và chất tự truyện khá mờ nhạt. Người đọc nếu như không có một vốn hiểu biết nhất định về tác giả sẽ khó mà nhận diện ra được đâu là cuộc đời, con người thật tác giả, đâu là nhân vật hư cấu trong tác phẩm. Nhân vật Luân (Hoa bươm bướm), Trâm (Vòng tay học trò), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách) đã không còn “mang tấm thẻ căn cước” cuộc đời tương khớp với nhà văn nữa mà họ chỉ còn là “cái bóng”, “hao hao” giống tác giả. 2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Từ sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới (1986), cùng với những thay đổi quan niệm hiện thực và con người đã tạo điều kiện cho nhà văn “tự tìm lại chính mình”, để một lần được trung thực với mình, chân thành bộc bạch, giãi bày những niềm suy tư, trăn trở ẩn sâu trong bể tâm hồn. Có lẽ vì thế mà công chúng độc giả hôm nay ít nhiều được bắt gặp bóng dáng cuộc đời nhà văn đổ bóng xuống trang tiểu thuyết qua: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán). Và hiện tượng này còn kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XXI qua các tác phẩm: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác phẩm này, gần như phần tiểu sử đời tư tác giả cũng đã được “viết lại” bằng thủ pháp nghệ thuật theo dụng ý của tác giả. 11
- CHƢƠNG 3 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI 3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của ngƣời trong cuộc 3.1.1. Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm Đa phần các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong giai đoạn đầu thường mang tính chất tái hiện lại quãng đời tuổi thơ của tác giả khi mà phần lớn các tác giả ấy có tuổi đời chưa xa lắm với thời thơ ấu. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, khi viết về tuổi thơ thường hay đi vào khai thác mảng màu u tối trong cuộc sống. Cảm thức về thân phận, về những nỗi đau đớn, xót xa trước các bất hạnh trong cuộc đời mà tác giả phải luôn đối mặt trở thành tâm điểm nổi bật trong các tác phẩm này. Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, Chiếc cáng xanh, Sống mòn, hay Mực mài nước mắt… cùng với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi, những người đàn bà góa, hay những gã trí thức nghèo… là những số phận con người trong xã hội trước 1945 đang từng ngày đối mặt với nạn nghèo đói cùng những hủ tục lạc hậu. Nếu như sự bất hạnh và tình người rẻ rúng sớm đày đọa những đứa trẻ, những văn sĩ nghèo hay một thầy giáo khổ trong phận đời cơ cực trước miếng cơm manh áo thì những hủ tục lạc hậu lại dày vò những người đàn bà trẻ sớm chịu cảnh góa bụa trong nạn tam tòng tứ đức, chỉ cần bước chân họ nhích đi về miền khát vọng tự do, hạnh phúc thì lập tức sẽ bị vùi dập bởi dư luận và lễ giáo phong kiến hà khắc. 3.1.2. Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm Đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là kể lại cuộc đời đã qua của tác giả bằng nghệ thuật hư cấu. Vì vậy, tiểu loại này thường có xu hướng xây dựng lại con người trong hồi quang số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường là những con người bình thường, nhỏ bé, luôn khắc khoải một nỗi đau thân phận về đời mình trong quá khứ. Tuy nhiên, vấn đề về thân phận con người hiện lên khá đậm nét trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ở đô thị miền Nam trước 1975. Từ Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Hoa bướm bướm, Như cánh chim bay (Võ Hồng), đến Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng)… đều là những cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Ở các tác phẩm này, các tác giả đã đi vào đào sâu cái tôi nội cảm, cái bản ngã của những con 12
- người cảm thấy chới với, cố gắng vùng vẫy để vượt thoát khỏi kiếp sống vô nghĩa nhưng hầu như rơi vào bất lực trước hiện thực đời sống luôn như “thảm kịch” và hư vô. Các nhân vật: Luân (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay - Võ Hồng), Tâm (Bếp lửa - Thanh Tâm Tuyền), đến cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm (Vòng tay học trò - Nguyễn Thị Hoàng), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách -Túy Hồng)… đều mang đầy nỗi băn khoăn, hoài nghi trước cuộc đời tăm tối của những năm đất nước ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Trong bước chuyển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường 1945 đến 1975, một trong những điểm đáng để lưu tâm nhất có lẽ đó chính là sự góp mặt của những cây bút nữ. Với sự xuất hiện của Vòng tay học trò (1966), Tôi nhìn tôi trên vách (1970) đã đánh dấu bước đột phá mới của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Trước đây, dường như lối “tự thú” bằng tiểu thuyết chỉ là lãnh địa dành riêng cho nam giới, thì kể từ 1966, tình hình đã khác. Sự hiện diện những lời “tự thú” thành thật của các nữ văn sĩ đã mang đến cho đời sống văn học hiện đại chút nồng nàn, đầy táo bạo, mang đậm thiên tính nữ. Điều này đã cho thấy, người phụ nữ trong thời hiện đại không còn bị ràng buộc bởi những quan niệm phong kiến quá lỗi thời thuở trước. Người phụ nữ của thời hiện đại được giải phóng hoàn toàn về mặt tư tưởng, tình cảm. Họ lên tiếng, khẳng định cái tôi của mình bằng tiếng nói bình đẳng với nam giới, và việc bày tỏ quan điểm, tiếng nói riêng tư kể từ đây không còn chỉ là “đặc quyền” của nam giới. Bằng trái tim nhạy cảm, các nhà văn nữ đã cảm nhận một cách sâu sắc về nỗi đau thân phận con người, về sự mong manh, bé nhỏ của con người trong thế giới ngổn ngang những phi lý của xã hội hiện đại. 3.1.3. Hiện thực qua góc nhìn phản tư Cùng chung trong dòng chảy của tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng những tác phẩm ra đời từ những năm sau 1975 như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… lại mang một sắc màu khác. Vấn đề đặt ra trong các tác phẩm này không chỉ đi vào khai thác số phận con người dưới góc nhìn hiện sinh, hay phảng phất chút sắc màu Phật giáo mà nó còn cho thấy một lối nhìn đầy soát xét của con người trong cuộc sống hôm nay, nhìn lại quá khứ để khám phá con người thật của mình như hòng tìm lời giải cho câu hỏi “Tôi là ai?”. Vì thế, quá trình viết của tác giả không còn là sự tái hiện lại quá khứ, hoặc làm sống lại quá khứ ấy qua góc nhìn hồi cố, chiêm nghiệm mà đó còn là cả một sự phản tỉnh, thức ngộ của mình trước cuộc đời. Bởi, chính tác giả cũng chưa hiểu và không thể hiểu hết được bản thân mình ở quá khứ, một quá khứ như mới vừa diễn ra nhưng để hiểu hết về nó, hiển 13
- nhiền là điều không dễ. Cho nên, nhà văn không kể, trình bày lại “thời đã qua” mà chủ yếu là phân tích, lý giải, cắt nghĩa, soát xét để tìm ra sự thật về con người mình, một sự thật mà tác giả muốn hiểu hết về nó chứ không phải là sự thật tác giả đã từng biết/từng hiểu. 3.2. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật 3.2.1. Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày Khi xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu đời mình, mẫu nhân vật thường thấy trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện từ đầu thế kỷ XX đến 1945 đó là kiểu nhân vật tự trình bày, kiểu một người nhớ lại quãng đời đã qua của mình và tái dựng lại theo trình tự biên niên, gần như không có sự xáo trộn thời gian. Ở các tác phẩm này thường nghiêng về hướng tự trình bày nhằm tái hiện lại quãng đời đã qua của tác giả qua điểm nhìn của cái tôi trong hiện tại “thấu suốt và nhất quán”. Nhưng, mỗi một con người đều có một cuộc đời riêng, một tính cách, số phận khác nhau, không ai giống ai, cho nên, mỗi một tác giả lại có một cách “tự trình bày” khác nhau về thời quá khứ của mình. Tuy nhiên, trong chặng đường này cũng đã có một số tác giả đã khai thác lai lịch bản thân mình từ góc độ của một nhà văn ngẫm về nghề như Sống mòn của Nam Cao và Mực mài nước mắt của Lan Khai. Nhưng đây vẫn chỉ là điểm dự báo cho bước chuyển động ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện theo hướng hiện đại. 3.2.2. Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm Mang nét đặc trưng của tiểu loại tiểu thuyết viết về cuộc đời cá nhân tác giả, tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn 1945 - 1975 khi xây dựng nhân vật cũng lấy từ chính chất liệu hiện thực cuộc đời nhà văn. Nhưng điểm khác biệt ở tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn này so với giai đoạn trước đó chính là cấu trúc đơn tuyến, biên niên dần được thay thế bằng nhiều dạng cấu trúc đa tuyến, những sự việc trong quá khứ được “tái cấu trúc” lại, đan xen cùng với sự việc trong hiện tại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm. Đôi khi, tồn tại trong câu chuyện là cả một chuỗi đối thoại giữa hiện tại và quá khứ (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Vòng tay học trò, tôi nhìn tôi trên vách). Vì vậy, nhân vật trong các tác phẩn ở giai đoạn này thường tìm về quá khứ, hồi cố, chiêm nghiệm lại để tìm ra con người thật của chính mình trong miền hồi ức. Khai thác số phận cá nhân qua cái nhìn hồi cố, đã không ít lần tiểu thuyết có tính chất tự truyện chạm đến cái tôi chứa đầy lạc lõng, cô đơn. Thậm chí, không ít những tác phẩm mà ở đó màu sắc hiện sinh hiện lên tương đối đậm nét: sự mong manh của kiếp người trước những cơn dư chấn của lịch sử, con người cảm thấy lạc loài, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, con người được gì, mất gì trong một thế giới xô bồ, hỗn độn và phi lý… Gần như không tìm thấy trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra 14
- đời ở chặng đường 1945 đến 1975 một mẫu hình nhân vật có được cuộc sống đời tư đủ đầy, ấm êm và hạnh phúc. Họ phần lớn là những người sống trong tâm trạng bất an, hoài nghi, cùng cảnh vừa “không gia đình”, vừa “thiếu quê hương”. Nhân vật Tâm trong Bếp lửa, Trâm trong Vòng tay học trò, hay Luân trong Hoa bươm bướm, Khanh trong Tôi nhìn tôi trên vách… tất cả đều mang tâm trạng rã rời, “buồn nôn”, đều hoài nghi chính sự hiện hữu của mình, sống giữa cuộc đời mà cứ ngỡ như giữa “một hành tinh bằng cát bụi lơ lửng giữa không gian, bắt đầu hư không rồi chấm dứt ở đó. Sống như một di chuyển lạnh lùng” [40]. Không những thế, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, đặc biệt là trong các tác phẩm của nhà văn nữ, kiểu con người nổi loạn trong tâm hồn, nổi loạn trong hành động để chống đối, phản kháng lại thực tại đã được các nhà văn xây dựng thành công qua các tác phẩm Vòng tay học trò và Tôi nhìn tôi trên vách. 3.2.3. Từ con người thực đến nhân vật phản tư Trong những trang tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975, người đọc sẽ rất khó tìm thấy mẫu nhân vật tự trình bày lai lịch cuộc đời mình theo trình tự biên niên, với hàng loạt những câu kể với điểm khởi đầu là: tôi sinh; tôi là; tôi đã; tôi còn nhớ rất nhiều; tôi còn biên nhiều lắm… như trước đây đã từng hiện diện trong câu chuyện kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này nổi lên rất rõ mẫu hình nhân vật phản tư, “tự phân tích”, chất vấn để tìm lại con người rất thật của mình giữa cuộc sống đời thường thời hậu chiến, đan xen tốt - xấu, vui - buồn, hạnh phúc - đắng cay đầy phức tạp... Vẫn là câu chuyện đời tự kể nhưng ở những tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975 đã tìm đến một lối ứng xử mới để tái tạo lại chất liệu hiện thực. Từ thành thật tự thú, đi sâu vào vùng hiện thực ẩn khuất đến phá vỡ tất cả những “qui tắc” phản ánh hiện thực để đi vào khai thác cả vùng mờ, vô thức cùng những giấc mơ và cả nhại, giả hiện thực, “gây nhiễu”, khiến cho người tiếp nhận khá hao tổn tâm trí trong việc đọc - hiểu tác phẩm khi phải “đồng sáng tạo”. 15
- CHƢƠNG 4 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN 4.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi điểm nhìn Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện có rất nhiều tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ nhất, từ Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, đến Người về đầu non, Trường cũ, Miền thơ ấu…. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” ở đây đồng nhất với nhân vật chính, nhân vật xưng “tôi” để kể lại câu chuyện về đời mình theo trình tự biên niên của thời gian tuyến tính. Chọn ngôi thứ nhất, người trần thuật lúc bấy giờ đóng vai trò là nhân chứng - người chứng kiến tất cả mọi diễn biến xảy ra trong đời mình và thuật lại bằng những dòng hồi tưởng kiểu như: “tôi không thể nói rõ là bao nhiêu”, “tôi cũng không thể nhớ rõ”… Ở hình thức trần thuật này, điểm nhìn trần thuật thường hướng vào diễn biến tâm lý bên trong cái tôi đóng vai trò là người kể chuyện. Phương thức trần thuật này có đường biên sát với các dạng tự thuật khác với kiểu nhân vật trải nghiệm tự thú. Trần thuật ở ngôi thứ nhất, cái tôi tự thuật hiển lộ rõ trên bề mặt tác phẩm. Tất cả những sự kiện, hành động, những trạng thái cảm xúc, yêu ghét, hờn giận… đó có thể là của nhân vật nhưng đồng thời nó cũng chính là những sự kiện, hành động, những trạng thái xúc cảm mà tác giả từng trải qua. Và khi hồi tưởng lại những gì đã qua trong quá khứ, lẽ dĩ nhiên, nó có một khoảng cách nhất định về thời gian. Hơn nữa, quá khứ ấy hiện về trong hoài niệm, nên đôi lúc mức độ xác thực chưa hẳn đã là trọn vẹn. Tuy nhiên, dẫu thế nào thì người đọc vẫn có cơ hội được sống trong miền hiện thực mà từ lâu từng ẩn giấu trong tâm hồn tác giả. Khi chọn ngôi kể thứ nhất, các tác giả đã đứng trên lập trường của “cái tôi” chính mình nên đã gọi ra được tất cả niềm trăn trở, cùng những cay đắng, đau đớn, đến những kỷ niệm êm đềm của đời mình... Ưu thế của lối trần thuật ở ngôi thứ nhất đó chính là việc thể hiện cái tôi cá nhân một cách trực tiếp. Với ngôi kể này, nhà văn dễ dàng xác lập được điểm nhìn trần thuật bên trong, nhờ vậy mà nhà văn dễ đi sâu vào khai thác những diễn biến tâm lý đầy phức tạp nhằm thỏa được niềm suy tư, cùng những giãi bày tâm trạng của nhân vật - tác giả - người kể chuyện. Tuy nhiên, truyện được kể ở ngôi thứ nhất cũng bị giới hạn bởi tính cá nhân, chủ quan và hạn chế điểm nhìn. Những giới hạn của việc trần thuật ở ngôi thứ nhất đã được khắc phục một cách đáng kể khi điểm nhìn đơn tuyến đã được thay thế bằng việc trần thuật ở ngôi thứ 16
- nhất với điểm nhìn đa tuyến. Trong Tôi nhìn tôi trên vách của nữ văn sĩ Túy Hồng chủ yếu được kể ở ngôi thứ nhất. Cái tôi trải nghiệm - Tôi - cô Khanh vừa là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Ở tác phẩm này, Túy Hồng đã tránh lối sử dụng kể chuyện với điểm nhìn đơn tuyến, hạn định điểm nhìn. Mặc dù trong tác phẩm nhân vật “tôi” - cô Khanh - người kể chuyện vẫn giữ vai trò trung tâm, nhưng toàn bộ câu chuyện không phải duy nhất một mình “tôi” kể với duy chỉ có một điểm nhìn của „tôi” - người kể chuyện. Trong tác phẩm đã có sự trao chuyển vai kể chuyện cho nhiều người khác nhau với nhiều điểm nhìn khác nhau. Ở Bếp lửa, nhà văn Thanh Tâm Tuyền cũng sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong suốt cả từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặc dù truyện được kể lại thông qua nhân vật “tôi” - Tâm với lối kể gần như đơn tuyến theo một mạch chảy mà không hề xuất hiện sự đảo tuyến xảy ra trong tác phẩm, nhưng trong tác phẩm, tác giả đã vận dụng khá khéo léo điểm nhìn đa tuyến. Chính yếu tố này tạo cho tác phẩm một sắc diện mới, đậm chất hiện đại. 4.1.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong Là sản phẩm của quá trình lai ghép, dung hợp giữa tự truyện và tiểu thuyết, một mặt, tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn giữ được nét đặc trưng của tự truyện, nhưng mặt khác, nó cũng chịu sự ảnh hưởng tính chất hư cấu của tiểu thuyết nên tiểu loại này hoàn toàn tự do trong cách chọn lựa bút pháp, cũng như việc tổ chức trần thuật. Đã có không ít tiểu thuyết có tính chất tự truyện “khước từ” lối trần thuật ở ngôi thứ nhất - “tôi” bằng cách chọn lối trần thuật ở ngôi thứ ba nhằm tạo nên tính khách quan hóa cho câu chuyện kể. Trong văn học trên thế giới (cả ở thế kỉ XX và XXI) cũng có nhiều tác phẩm tiểu thuyết giàu chất tự truyện đã tìm đến ngôi kể thứ ba làm yếu tố trung tâm cho câu chuyện kể (như Người tình của M. Duras, Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleife). Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 40 (thế kỷ XX), lối kể chuyện ngôi thứ ba cũng đã được nhà văn Nam Cao và Lan Khai sử dụng khá thành công trong Sống mòn và Mực mài nước mắt. Từ sau 1945, trong số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện mà chúng tôi khảo sát, có đến 2/3 tác phẩm sử dụng ngôi thứ ba để trần thuật. Tuy nhiên, mỗi một chặng đường khác nhau, cùng với những thay đổi quan niệm và tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã không ngừng làm mới phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba. Phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết có tính chất tự truyện khi bước vào quỹ đạo mới ở những năm sau 1945 đã phát huy tối đa tác dụng của nó khi được các nhà văn kết hợp với điểm nhìn đa tuyến. Sự kết hợp này đã làm tăng thêm độ thông thoáng và tính mở cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn