Tiểu luận Xã hội học: Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
lượt xem 24
download
Tiểu luận trình bày một số khái niệm cơ bản; thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay; nguyên nhân nghiện game online; hậu quả của nghiện game online; một số kiến nghị và đề xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Xã hội học: Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
- Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay (Xã Hội Học) Tên: Huỳnh Phúc Hoàng Năm 2016 101
- Mục Lục Phần 1: Lýdo chọn đề tài································································3 Phần 2: Nội Dung ·········································································3 1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 3 1.1. Khái niệm trò chơi trực tuyế n (game online) .................................... 3 1.2. Khái niệm nghiện .............................................................................. 4 1.3. Khái niệm nghiện game online.......................................................... 4 2. Thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay .......................... 4 3. Nguyên nhân nghiện game online ............................................................ 6 4. Hậu quả của nghiện game online ............................................................. 8 5. Kết luận và đề xuất giải pháp ................................................................... 9 5.1. Kết luận ............................................................................................. 9 5.2. Đề xuất giải pháp............................................................................... 9 6. Nguồn tài liệu tham khảo ....................................................................... 10 2
- Phần 1: Lýdo chọn đề tài Hiện nay, tình trạng chơi và nghiện game online trong giới trẻ chiếm tỉ lệ khácao. Không thể phủ nhận những lợi ích giải trímàGame online đem lại, song việc chơi game liên tục, không kiểm soát sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khoẻ, nhân cách, lối sống… Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật ngày nay, cónhiều dịch vụ công nghệ truyền thông ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt làsự phát triển của Internet. Internet được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ việc học hành, nghiên cứu, làm việc vàgiải trí… Trong đó, game online làmột trong những hì nh thức giải trí đươc giới ch. Bên cạnh những tác động tí trẻ yêu thí nh trạng nghiện game online đang trở ch cực, tì thành vấn đề bức xúc của gia đình, nhà trường vàxãhội. Với ưu thế làmột loại hình giải tríhiện đại, dễ chơi, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, rõràng hiện nay ngoài tác dụng giải trí, game online cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. Môi trường game online rất sống động, thậm chítrong nhiều trường hợp còn li kì hơn cuộc sống bên ngoài. Càng dành nhiều thời gian chơi, niềm đam mê đầu tư cho nhân vật càng lớn. Săn lùng, nhặt đồ, bán đồ,… sôi động chẳng khác nào thế giới thật. Vàrồi họ trở thành dân “nghiện” lúc nào không biết. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, trẻ học hành sa sút, bị đuổi học, làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chítrầm cảm, loạn thần… nhiều trường hợp trộm cắp, cướp giật, thậm chígiết người vìnghiệm game online cũng đã xảy ra và được báo chí đăng tải rất nhiều trong thời gian vừa qua, có những nhóm thanh niên vìmâu thuẫn trong game đã tìm đến nhau thanh toán theo kiểu xãhội đen. Tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đã trở nên ngày càng nghiêm trọng để lại nhiều hậu quả khôn lường và như một vấn nạn trong xãhội vàcần được sự quan tâm của toàn xãhội hiện nay. Nhận thấy được xu hướng nghiện game online ngày càng tăng ở giới trẻ vàhậu quả từ những vấn nạn này gây ra làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến bộ của xãhội vàmỗi cá nhân của người trẻ, nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay” làm nội dung bài tiểu luận của mình. Phần 2: Nội Dung 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1 Khái niệm trò chơi trưc̣ tuyế n (game online) “Trò chơi trực tuyến” (giới trẻ hiện nay thường dùng từ “game online” theo tiếng Anh) là thuật ngữ để gọi tên một trong các ứng dụng giải trícủa Internet. Trò chơi trực tuyến thực chất là trò chơi điện tử nhưng cho phép người chơi tham gia cùng lúc với nhiều người chơi khác. Các trò chơi trực tuyến cónhiều tính năng khác nhau nhưng có chung đặc 3
- điểm sau: hệ thống nhiệm vụ vàtài sản ảo của tròchơi; hệ thống trao đổi buôn bán vàlập nhóm, hội; hệ thống quản lý…. 1.2 Khái niệm nghiện Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghiện” là ham thích đến mức thành một thói quen khóbỏ. 1.3 Khái niệm nghiện game online “Nghiện game online” là một trường hợp của nghiện Internet, cóthể được định nghĩa là một rối loạn kiểm soát xung lực (impulse control disorder) không liên quan đến chất gây nghiện. Trong đó, người sử dụng dành hơn 38 giờ đồng hồ hoặc hơn thế mỗi tuần vàcó biểu hiện ít nhất một triệu chứng gồm khóngủ hay mất tập trung, khát khao được lên mạng, cáu giận và đau đớn về thể xác hay tinh thần làcóbiểu hiện của nghiện internet – game online. 2. Thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Game online làmột sản phẩm của công nghệ cao, của tri thức, cũng là trò chơi giải trí hiện đại vàthông dụng nhất của giới trẻ ngày nay. Vẫn biết chơi game là để giảm bớt căng thẳng trong học tập nhưng ranh giới giữa giải trívànghiện ngập ngày càng trở nên mong manh. Game online đưa con người vào thế giới ảo được thiết kế với các tính năng gần như thế giới thật, người chơi được tạo hì nh nhân vật vàhoàmì nh vào một thế giới mới, màở đó người chơi có thể biến những điều kiện không thể thành cóthể vàcóthể khẳng định mình trongg thế giới ảo. Chính vìthế màsức hút của game online ngày càng được lan nhanh vào các trường học kể cả các trường ĐH, CĐ khiến cho không ít học sinh sinh viên bị cuốn vào vòng xoáy đó. Cũng không thể phủ nhận những lợi í ch của game online song một khi đã nghiệm game rồi thìảnh hưởng của nóquả thực làkhông nhỏ không những đến kết quả học tập, sức khoẻ màcòn nhân cách vàcả lối sống nữa. Điều đó khiến chúng ta không thể không lo lắng cho giới trẻ màchủ yếu làhọc sinh, sinh viên - lực lượng chính trong giới tri thức trẻ, làbộ mặt của xãhội, tương lai của đất nước. Do đó mà vấn đề này thật sự làcần thiết vàquan trọng cần được nhanh chóng giải quyết. Hiện nay ở Việt Nam tốc độ phát triển của game online rất nhanh. Một công ty nghiên cứu của Mỹ dự báo năm 2011 Việt Nam sẽ cókhoảng 10 triệu người chơi game online. Tuy bây giờ nhiều người sở hữu máy tí nh cánhân của mì nh song số lượng các điểm kinh doanh internet vẫn lớn đặc biệt là xung quanh các trường học, vídụ chỉ riêng xung quanh khu vực Học viện Tài chính, ĐH Mỏ địa chất cũng có tới khoảng 50 điểm kinh doanh dịch vụ internet lớn nhỏ khác nhau. Trung bình mỗi quán nét chỉ rộng từ 25-30m2 nhưng chủ quán thường tận dụng tối đa diện tích để lắp đặt máy tí nh chỉ để chừa lại lối đi nhỏ, nhiều quán net còn mở nhiều dịch vụ khác như nước giải khát, mỳ tôm… để phục vụ cho các game thủ chơi thâu đêm. Những ngày hènóng bức hay mùa đông lạnh giánhiều quán vẫn đông khách mà trong đó có tới 95% làsinh viên, học sinh. 4
- Dưới đây là cách nhận diện một nguời mắc chứng nghiện game online màmột số nhà nghiên cứu đã đưa ra: Ngồi chơi game online hơn năm giờ/ngày, hoặc không cócảm giác về thời gian và không gian khi đang chơi game online. Giấu gia đình người thân đi chơi game online. Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ công việc, giảm năng suất làm việc hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh như học tập vàcông việc. Tiếp tục chơi game online bất chấp những trục trặc khó khăn trong công việc, học tập vàcác mối quan hệ bạn bè, gia đình. Có những dấu hiệu của chứng suy nhược vàcóxu hướng hành xử như những hành vi trong game online. Người nghiện game lànhững người quên đi thực tại, đắm mình vào gàm, chăm chút cho nhân vật còn hơn là quan tâm đến bản than vànhững người xunh quanhm không muốn tham gia các hoạt động xãhội khác. Họ hầu như không có các hoạt động xãhội vàkhông cóbạn bè. Nếu cóchỉ đơn giản làbạn bètrên thế giới ảo. Mọi hoạt động khác của người nghiện game đều thay thế bằng game. Khi tách khỏi game phản ứng của họ trở nên chậm chạp vàkém linh hoạt. Những người nghiện game thường đứng trước nguy cơ làm tổn hại đến các mối quan hệ vànghề nghiệp của chính bản thân họ. Theo một nghiên cứu mới đây, có tới 70% số đối tượng thích chơi game mang tính bạo lực, trong đó có 25% nghiện game nặng, tức làmỗi ngày nếu các em không được chơi game từ 1 - 3 giờ thìkhông thể chịu được. 70% các em thường xuyên xem phim hoặc chơi các loại game sex (nhất làcác em ở lứa tuổi 12 - 16). Trong game có đến 77% làbạo lực, 9% làcờ bạc vàchỉ có14% làgiải trí. Trong khi đó, công tác quản lý trò chơi này của ngành chức năng thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trẻ dành hầu hết thời gian cho game online, ít chơi với bạn bè, ít tham gia vào hoạt động xãhội, không giao tiếp với mọi người nên dẫn đến bị côlập vàcảm thấy cô đơn. Các trò chơi game mang hứng thúcho trẻ hầu hết đều là trò đâm chém, cướp giật, giết người, xâm hại tì nh dục. Khi quá đam mê, lại xa lánh với đời thường, trẻ rất dễ bị ảo giác, mang nhân vật ảo, cuộc sống ảo ra cuộc sống thật. Từ đó, các hiện tượng giết người, cướp giật, hiếp dâm cũng dễ nảy sinh từ những trẻ này. Nhiều game thủ thường có các hành động liều lĩnh, coi thường mạng sống của mì nh vànhững người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xãhội vàpháp luật. Theo lýgiải của chuyên gia tâm lý, do các em không dám khám phá, chinh phục nhân vật ngoài đời, nên tì m đến nhân vật trong game. Khi đã bị nhiễm nặng, trở về thế giới thực thìcác game thủ đã không thể kiểm soát được bản thân, kéo theo đó làtì nh trạng rối loạn tâm sinh lý, hành động đồi bại, sẵn sàng hoạt động phạm tội. 5
- Dưới đây là một vài dẫn chứng cụ thể cho trường hợp nghiện game online ở giới trẻ hiện nay mà báo chí đã đăng tải vàcảnh báo đến các bậc phụ huynh vàthầy côtrong thời gian vừa qua: Vào năm 2014, trên dịa bàn tỉnh Kontum, đã xảy ra vụ giết người gây hoang mang trong nhân dân. Đối tượng gây án làLêHoàng Anh Tuấn (SN 2000, trútại tổ 2, phường Nguyễn Trãi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) hiện mới học hết lớp 6. Theo điều tra, xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ tại quán internet, Tuấn đã dùng dao thái lan đâm chết Lê.K.N (Sn 2000, làbạn học chung trường với Tuấn). Hành động côn đồ, máu lạnh của Tuấn cóảnh hưởng không nhỏ từ việc nghiện game online. Được biết, Tuấn thường bỏ học để chơi game mang tính bạo lực như “đột kích”, “liên minh”. Vụ việc trên báo động tì nh trạng thanh thiếu niên nghiện game online, dẫn đến sự rối loạn về tâm sinh lý, hành động. (Nguồn:http://www.congankontum.gov.vn/) Một ví dụ khác: Bạn Trần Minh V., sinh viên năm 3, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông - Lâm chia sẻ: Bản thân mình đã từng là người rất nghiện game, những lúc rảnh rỗi bọn mình thường tụ tập chơi game từ 9 giờ tối đến khoảng từ 2-3 giờ sáng. Lắm hôm chơi khuya nhưng sáng hôm sau phải đi học mình thường chỉ đến lớp điểm danh cho xong hoặc nằm ngủ ngay tại lớp. Kết quả học tập ngày càng kém, phải học đi học lại nhiều môn đôi lúc khiến mình chán nản không muốn đi học nữa. Sau dần mình quyết định nghỉ học để tập trung vào game. Một năm nghỉ học mình đã mất đi rất nhiều kiến thức. Đến khi bạn bè ai nấy đều chuẩn bị ra trường mình mới thấy tiếc nuối và ân hận. (Nguồn: http://baothainguyen.org.vn/) 3. Nguyên nhân nghiện game online Những nguyên nhân dẫn đến nghiện game online thìkhócóthể nói hết, cóthể phụ thuộc vào từng cánhân vànhiều yếu tố khác. Sau đây là một số nguyên nhân chí nh cóthể dẫn đến nghiện game của giới trẻ hiện nay: Sự hấ p dẫn vố n có của game online: Các nhàcung cấp game hiện nay cóthể nói làrất “tâm lý” khi thiết kế các game, nó đánh trúng vào tâm lý của giới trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu của họ. Vìvậy cũng không qúa khó hiểu khi giới trẻ bị cuốn hút vào game online, bởi quả thật những trò chơi này qúa hấp dẫn, hơn hẳn cuộc sống thực tế của chúng ta. Nghiê ̣n do tập nhiễm: Trẻ em sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nếu ngay từ nhỏ chúng đã thấy bố mẹ hay những người lớn trong gia đình chơi game, dần dần chúng sẽ xem chơi game như một việc tốt vàchúng bị nghiện game từ rất nhỏ làkhótránh khỏi. Xung đột tâm lý: Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể các bạn trẻ sẽ cónhững thay đổi về tâm sinh lý, các bạn muốn trở thành người lớn, muốn khẳng định mình, muốn được người lớn tôn trọng. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của đời sống hiện đại, nếu như bố mẹ không quan tâm đến điều đó, hay như bố mẹ vìnhững 6
- áp lực trong cuộc sống, giáo dục con cái không đúng cách, giáo dục bằng roi vọt, hoặc thể hiện sự yêu thương bằng sự áp đặt. Những điều đó đều khiến các bạn trẻ cảm thấy cô đơn, bất mãn hay thậm chícảm thấy mì nh thật vôdụng. Các bạn không tìm được cách chia sẻ cảm xúc, thêm với việc các bạn được tiếp xúc với công nghệ thông tin rất sớm nên rất dễ sa vào các cạm bẫy, và trong đó cógame online. Vìkhi ở trong game, các bạn tìm được cảm giác được coi trọng, cảm giác mình được ở vị trítrung tâm. Thiế u điạ điểm vui chơi cho trẻ em: Các địa điểm vui chơi dành cho trẻ em, ngay cả ở ćc thành phố lớn vẫn còn thiếu. Ćc địa điểm thật sự bổ í ch vàphù hợp lại càng thiếu. Do vậy, các bạn trẻ tìm kiếm các hì nh thức giải trítrên Internet vàdần sa vào game. Sự yế u kém của cá nhân trong cuộc số ng thực tế : Một bộ phận giới trẻ sa vào game online do những bất lực của họ trong thực tế. Cómột bộ phận không được coi trọng trong thực tế, xong trong game, họ lại được xếp vào bậc “đại ca”, họ chơi game như một cách để khẳng định mì nh, cái màhọ không thể làm được trong thực tế. Cũng có một bộ phận vìnhững biến cố lớn trong cuộc sống, không thể tự cân bằng, họ lại lao vào game như một cách để giải tỏa. Dần dần, họ lệ thuộc dần vào game vànghiện lúc nào không hay biết. Do môi trường xung quanh: Môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của giới trẻ. Nếu trong môi trường của họ cónhững yếu tố độc hại màbản thân họ lại không tự làm chủ được chính mình, thìhọ cũng có thể bị lôi kéo vào rất nhiều tệ nạn, chứ không riêng gìgame online. Chúng tôi cómột vídụ như sau: Một cậu học sinh chưa bao giờ biết đến game, nhưng đến khi cậu học cao lên, bạn bècủa cậu lại chơi game rất nhiều, cậu cũng tò mòxem game cógìmàbạn bèmì nh lại say mê đến thế, vàrồi cậu tò mò chơi thử, và cũng thành nghiện. Chơi game có thưởng: Trò chơi trực tuyến là trò chơi đóng vai và có thể trò chuyện, biểu đạt hành động của cánhân một ćch tương tác với người khác. Chí nh vìchức năng ứng dụng với sự tương tác cao đó làm cho những người tham gia cảm thấy hứng thú, cóthể chia sẻ thông tin, tình cảm và được tôn trọng. Bên cạnh đó những phần thưởng trong trò chơi cũng tạo ra sự hứng thú kìlạ, người chơi được thưởng các phần thưởng ảo làm họ thấy say mêvàthậm chí được tôn vinh và người khác tôn trọng, nhất là đối với các bạn nam mới lớn, rất thích chinh phục. Như vậy chúng ta thấy thực trạng nghiện game trong giới trẻ mànhất làhọc sinh hiện nay làmột hiện tượng cónguyên nhân từ nhiều yếu tố tâm lý, sinh lývàxãhội, gia đình. Chính vì thế việc giải quyết tình trạng nghiện game online cần một hệ thống nhiều giải pháp chứ không chỉ đơn lẻ là tác động đến nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng 7
- nhận ra làviệc phòng ngừa nghiện game online làviệc làm cấp thiết hơn khi mà các em đã nghiện. 4. Hậu quả của nghiện game online Internet và các trò chơi trực tuyến đã và đang phát triển nhanh, không chỉ ở khu vực thành phố, màcòn ở các vùng nông thôn. Thế nhưng, bên cạnh những lợi í ch màInternet mang lại lànhững hệ lụy khó lường nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Giới trẻ ngày nay chơi game rồi nghiện game đang là vấn đề nhức nhối của toàn xãhội. Cóthể khẳng định game online không phải chỉ cótiêu cực, những chí nh sự lạm dụng quámức dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Tác hại cóthể thấy làviệc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bản thân, đến gia đình, cộng đồng. Đáng lưu tâm là xu hướng trẻ em nghiện chơi game ngày càng tăng, điều này tỉ lệ thuận với tỉ lệ trẻ em phạm tội do chơi game trên Internet quámức. Dưới đây làmột số hậu quả dễ dàng nhận thấy từ việc nghiện game online: Về thời gian: Người nghiện game dành quánhiều thời gian của mì nh vào việc chơi game, sao nhãng các công việc khác như học tập, làm việc, tập luyện… Ngồi qúa nhiều trước máy tính quên cả ăn uống điều độ, không vận động khiến cơ thể suy nhược, thậm chítử vong. Đã có khá nhiều trường hợp như vậy, gần đây nhất làvụ nam thanh niên tử mạng do chơi game 22h liên tiếp. Về tâm sinh lí : Các bạn học sinh, sinh viên nghiện game online dẫn đến chứng loạn thần, từ đó trở nên thích bạo lực, đ́nh đấm, nghiện sex, chém giết,… Ở một số nơi trên thế giới đã có nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt hay pháhoại, trộm cướp,.. vìmuốn bắt chước nhân vật trong game. Tiếp xúc với các game cóxu hướng gợi dục quánhiều, một số học sinh, sinh viên khi nhập viện đã có biểu hiện lệch lạc về sinh lí, trong đó không ít những bệnh nhân làhọc sinh nữ. Cũng vì thế màgiới trẻ hiện nay không ngại văng những câu tục tĩu kể cả khi đang ở nơi công cộng. Điều này khiến người nước ngoài cómột cái nhì n khác về người Việt Nam. Nóảnh hưởng trực tiếp tới danh dự của cả một dân tộc. Ngoài ra do lười vận động nên những người nghiện game thường kháyếu, vật vờ. Đây cũng là một nguyên nhân làm suy thói trầm trọng nguồn lao động của đất nước. Về tài chính: Người chơi game thường tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của mì nh vào việc chơi game. Với 4000 đồng/1h chơi game ở quán net, chả mấy chốc màtiền tiêu vặt, tiền ăn uống,... cũng lần lượt ra đi. Từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường. Về an ninh xã hô ̣i: Gần đây ở Việt Nam càng ngày càng xuất hiện nhiều vụ cướp của, giết người, đánh nhau vì game online. Ở nước ngoài cũng có không ít các trường hợp như vậy. Đây là một sự thực đáng báo động bởi nó đã vượt qua những chuẩ n mực màxãhội cóthể chấp nhận, gây ra những nỗi đau và cấu thành hành vi phạm tội. 8
- 5. Kết luận và đề xuất giải pháp 5.1 Kết luận Game online làmột loại hình thức giải trícónhiều đặc tí nh phùhợp với giới trẻ như tính mới mẻ, hấp dẫn và bí ẩ n để khám phá, do đó nó được xem như là một loại hì nh thức giải tríhot nhất hiện này, song song với Facebook. Nó như một loại ma túy, cuốn người chơi vào thế giới ảo và để lại sau đó là những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội nếu người chơi không làm chủ được hành vi của bản thân. Qua phân tí ch thực trạng, nhận thấy thực trạng học sinh nghiện game online làrất nghiêm trọng, đặc biệt làở các trường trung học phổ thông và15 trung học cơ sở. Vìvậy, nếu không cóbiện pháp xử líkịp thời thìgame online sẽ làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Nguyên nhân gây nghiện game thường làdo chán học, không có môi trường vui chơi, vận động, hay do bạn bèrủ rê,... Đây đều lànhững nguyên nhân mà nhà trường, gia đình và cộng đồng cóthể cùng nhau khắc phục. Hậu quả của việc nghiện game online không chỉ làm mất thời gian, tiền bạc màcòn ảnh hưởng trầm trọng tới tâm sinh lícủa học sinh, sinh viên. Căn bệnh này cũng rất dễ dẫn người chơi tới chỗ phạm tội, giết người. 5.2 Đề xuất giải pháp Từ những phân tích đã nêu ra ở trên, chúng ta thấy rằng nghiện game online chưa phải là hiện tượng phổ biến vàquánghiêm trọng ở giới trẻ, tuy nhiên những nguy cơ tình trạng này gây ra tác động tiêu cực tới giới trẻ làrất dễ xảy ra nếu thiếu sự quản lý. Vìvậy để ngăn chặn sự ảnh hưởng bởi tì nh trạng nghiện game online trong ở giới trẻ cần phải cósự phối hợp hoạt động đồng bộ của cả xãhội, đi đầu làcác nhàquản lí trong lĩnh vực internet - game online và nhà trường. Về phía gia đình Gia đình Cần định hướng tốt cho học sinh việc sử dụng hợp lý internet cũng như game online, tŕnh rơi vào tình trạng sử dụng quámức, đặc biệt làvới các học sinh nam. Mặt khác, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm vàchia sẻ với con cái nhiều hơn. Như vậy không những trń h được game online vànhiều tệ nạn xãhội khác màcòn xây dựng được một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Về phía nhà trường Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, các trò chơi lành mạnh màhấp dẫn, bổ ích cho học sinh trong các giờ học. Tổ chức ngoại khóa tìm hiểu về cách khai thác thông tin hiệu quả từ internet để phục vụ cho học tập, cách sử dụng game online hợp lívàtác hại của việc nghiện game online. Trong một số dịp thí ch hợp cóthể mời một số người từng nghiện game đến trường nói chuyện với các bạn học sinh về tác hại khi quásay mê game online. Hàng tuần hoặc hàng tháng, tổ chức các hoạt động thi đấu các trò chơi thể thao trong phạm vi trường học, giới thiệu các trò chơi mang tính giáo dục vàkhuyến 9
- khích học sinh tham gia chơi, từ từ giúp học sinh nhận thức được tác hại của việc chơi game quánhiều, nhất là chơi ćc trò mang tính bạo lực. Ngoài ra, trong tiết chào cờ đầu tuần, phân công lớp trực tuần tìm hiểu để giới thiệu các cuốn sách hay, những trang web thông tin khoa học - giải trílíthúvề nhiều chủ đề khác nhau với học sinh, để học sinh biết những địa chỉ nên truy cập, dần tránh xa những trang web xấu cũng như ćc trang game online. Với những lớp cóhọc sinh nghiện game online, các thầy cô gío , đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, chúýtheo dõi tì nh hình học tập của học sinh, phối hợp với gia đình để quản líhọc sinh thật tốt. Bạn bècùng lớp cũng nên giúp đỡ bạn mì nh cai nghiện game online. Về phí a xãhội Phải chăng giới trẻ hiện nay nghiện game do thiếu các địa điểm vui chơi lành mạnh? Ngay cả ở các thành phố lớn, chúng ta cũng rất khó tìm được một địa điểm vui chơi cho trẻ em ở độ tuổi Trung học, mànếu có thì cũng chẳng mấy hấp dẫn. Để thu hút được giới trẻ thìnhất thiết làm làm cho họ hứng thú, đó phải lànhững thứ họ chưa biết hay lànó liên quan phần nào đến cuộc sống của họ. Ý tưởng của chúng tôi ở đây là tổ chức một số hoạt động triển lãm, trưng bày những thứ màgiới trẻ, nhất làhọc sinh quan tâm. Có những nơi vui chơi giải trílành mạnh ngoài thế giới thực, rất cóthể người nghiện game cóthể thoát ra khỏi thế giới ảo. Với một bộ phận chơi game do thiếu kĩ năng trong cuộc sống, chúng ta nên tổ chức các lớp kĩ năng sống, để học sinh tự tin với cuộc sống thật của mình vàdần rời xa game online. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần làm việc hiệu quả hơn trong quản línội dung các game online vàcác quán internet. Các nhàsản xuất game trong nước nên giới thiệu, cung cấp những game lành mạnh, cótí nh giáo dục, phù hợp với học sinh. Trên đây nhóm nghiên đã đề xuất một số giải pháp, dù chưa thực sự toàn diện song đây là những giải pháp chọn lọc vàcótí nh khả thi cao. 6. Nguồn tài liệu tham khảo http://baothainguyen.org.vn/ http://www.congankontum.gov.vn/ http://www.hoptactre.com/ http://www.hvtc.edu.vn/ http://ictdanang.vn/ (của ông LêMạnh Hà) http://haiphong.gov.vn/ Một số bài tiểu luận nghiên cứu của: IBM (chơi game trực tuyến an toàn), Ths Nguyễn giác trí(phân tí ch thực trạng chơi game của giới trẻ đồng tháp), Ts Dương Hiền Hạnh (thực trạng chơi game của giới trẻ hiện nay). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Lễ hội
13 p | 2960 | 179
-
Tiểu luận: Sự phân hoá giàu nghèo chủ yếu ở nông thôn và thành thị.
41 p | 480 | 147
-
Tiểu luận: Phân tầng xã hội
95 p | 1319 | 93
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 p | 586 | 89
-
Tiểu luận: Kinh tế trang trại
26 p | 451 | 77
-
Tiểu luận: Di dân
10 p | 662 | 40
-
Tiểu luận Chính trị học đại cương: Lý luận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, liên hệ với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay
22 p | 210 | 34
-
TIỂU LUẬN: HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH CÁC TÁC NHÂN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ
12 p | 205 | 32
-
Tiểu luận Xã hội học kinh tế: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền)
19 p | 104 | 29
-
Tiểu luận: Tổ chức xã hội
39 p | 251 | 27
-
Thuyết trình: Thuyết hiện đại và hậu hiện đại trong xã hội học
16 p | 246 | 25
-
Tiểu luận: Tự quản làng xã
22 p | 184 | 24
-
Tiểu luận kết thúc học phần Chính trị học đại cương: Quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay
18 p | 137 | 13
-
Báo cáo tiểu luận Tâm lý học trẻ em nâng cao: Phân tích sự mở rộng mối quan hệ xã hội trong gia đình của trẻ em
21 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào)
191 p | 38 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Trung học phổ thông theo quan điểm dạy học phân hóa
27 p | 16 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn