Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào)
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ động xã hội và phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi và một số kiến nghị nhằm cung cấp luận chứng khoa học giúp cho việc hình thành, xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về cán bộ. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào)
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KETMANY INTHAVONG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƢỚC CỦA NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2021
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KETMANY INTHAVONG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƢỚC CỦA NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 9 31 30 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS,TS. Nguyễn Đình Tấn 2. PGS,TS. Phạm Minh Anh HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ketmany INTHAVONG
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 11 1.1. Các nghiên cứu về cơ động xã hội và cán bộ Nhà nước trên thế giới và Lào 11 1.2. Khái quát kết quả đã đạt được, hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 48 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 52 2.1. Những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 52 2.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 68 2.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về cán bộ Nhà nước 75 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƢỚC CỦA NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 84 3.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 84 3.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ Nhà nước của Lào 87 3.3. Đặc điểm về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào 94 3.4. Thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của Lào 96 Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƢỚC CỦA NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 124 4.1. Yếu về điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về cán bộ 124 4.2. Các yếu tố thuộc về cá nhân 130 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 165
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HVCT-HCQG : Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia NDCM : Nhân dân cách mạng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ Nhà nước năm 2018 (n=184.161 người) 87 Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo các tiêu thức điều tra (n=510) 91 Bảng 3.3: Tình hình cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510) 96 Bảng 3.4: Mối liên hệ giữa lớp học và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%) 98 Bảng 3.5: Mối liên hệ giữa giới tính và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%) 101 Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa độ tuổi và sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước (%) 103 Bảng 3.7: Mối liên hệ giữa các bộ phận công tác và sự cơ động theo chiều dọc (%) 107 Bảng 3.8: Mối liên hệ giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào (%). 108 Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ Nhà nước % 112 Bảng 3.10: Lĩnh vực công tác được dịch chuyển đến (N=269) 114 Bảng 3.11: Mối liên hệ giữa độ tuổi và thâm niên công tác với sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước Lào (n= 269). 117 Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước (n=269) 119 Bảng 4.1: Tương quan về điều kiện kinh tế gia đình với hình thức cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 125 Bảng 4.2: Tần suất thực hiện công tác cán bộ của cơ quan (%) 128 Bảng 4.3: Tương quan về thực hiện công tác cán bộ với hình thức cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 129 Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của nguồn gốc xuất thân, dân tộc nghề nghiệp của bố mẹ đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 131 Bảng 4.5: Tương quan về nghề nghiệp của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào 131 Bảng 4.6: Tương quan về nơi sinh với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 132
- Bảng 4.7: Tương quan về hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 133 Bảng 4.8: Tương quan về giai cấp với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 135 Bảng 4.9: Tương quan giữa trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 136 Bảng 4.10: Tương quan về lứa tuổi với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 138 Bảng 4.11: Tương quan giữa thâm niên công tác với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 139 Bảng 4.12: Tương quan giữa giới tính với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 142 Bảng 4.13: Tương quan giữa nơi cư trú với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 143 Bảng 4.14: Tương quan giữa nơi công tác với sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (n=510) 144 Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (%) 146 Bảng 4.16: Tương quan giữa các yếu tố tác động đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào 148 Bảng 4.17: Sự nỗ lực của cán bộ Nhà nước để đạt được chức vụ hành chính hiện nay (%) 154
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510) 97 Biểu đồ 3.2: Mức độ thay đổi chức vụ hành chính (%) 99 Biểu đồ 3.3: So sánh sự thay đổi về chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước từ năm 2012 đến 2019 (%) 100 Biểu đồ 3.4: Mối liên hệ giữa giới tính và chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước (%) 102 Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa thâm niên công tác và sự cơ động theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào hiện nay (%) 104 Biểu đồ 3.6: Mối liên hệ giữa giới tính, nơi công tác và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%) 105 Biểu đồ 3.7: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính của bố mẹ và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%) 109 Biểu đồ 3.8: Mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%). 110 Biểu đồ 3.9: Tần suất sự nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%). 112 Biểu đồ 3.10: Mức độ dịch chuyển lĩnh vực công tác (%) 116 Biểu đồ 3.11: Mối liên hệ giữa nơi công tác và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác (%) 118 Biểu đồ 3.12: Mức độ liên quan giữa chuyên ngành/chuyên môn được đào tạo và lĩnh vực công tác chuyển đi (%) 120 Biểu đồ 4.1: Mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế - xã hội đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 125 Biểu đồ 4.2: Mức độ ảnh hưởng của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 127 Biểu đồ 4.3: Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về chuyên môn đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 136
- Biểu đồ 4.4: Mức độ ảnh hưởng của lứa tuổi và thâm niên công tác đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 138 Biểu đồ 4.5: Mức độ ảnh hưởng của giới tính đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 141 Biểu đồ 4.6: Mức độ ảnh hưởng của nơi cư trú đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 143 Biểu đồ 4.7: Mức độ ảnh hưởng của năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 145
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, mặc dù có những biến đổi to lớn, sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Lào, nhưng sự nghiệp đổi mới do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế đất nước tăng trưởng khá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện đáng kể, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng,Nhà nước và nhân dân Lào đã lựa chọn ngày càng được xác định rõ hơn. Những thành tựu đó tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Lào, đất nước Lào. Lào đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội đã đem lại nhiều kết quả, làm thay đổi cơ cấu hầu hết các nhóm xã hội của Lào trong đó là đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong điều kiện đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề mới về số lượng, chất lượng, thành phần cơ cấu xã hội cán bộ Nhà nước, tình hình việc làm, đời sống, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước,… Cán bộ Nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đã và đang học tập tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (HVCT-HCQG Lào), đây là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, công chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước Lào; đào tạo cán bộ kế tiếp cho các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Là người có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển đất nước Lào trong tương lai. Hiện nay, đội ngũ cán bộ Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ đã từng qua mái trường của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng và được đề cao trong hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước của Lào. Họ là lực lượng chính trong sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Lào đã đề cao việc phát triển đội ngũ cán bộ Nhà nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đã tạo ra nhiều sự biến đổi và thành tựu sâu sắc. Nhưng trong thực tế còn
- 2 thấy rằng, một số cơ quan Đảng và Nhà nước chưa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, còn phát hiện một số vấn đề tiêu cực trong một số cán bộ đặc biệt là sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như tham nhũng, quan liêu, lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền, sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển… dẫn đến sự mất công bằng trong cơ động xã hội của nhóm xã hội này đặc biệt là sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghệp của cán bộ Nhà nước. Đồng thời, thực tế trong 10 năm trở lại đây chưa có một công trình nghiên cứu hay một thống kê nào về sự cơ động xã hội của cán bộ sau khi tham dự các khóa đào tạo - bồi dưỡng tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Do vậy, vấn đề đặt ra cần có những thống kê về vấn đề này, góp phần chỉ ra thực trạng cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ - công chức đã tham gia đào tạo - bồi dưỡng. Trên cơ sở đó chỉ ra hướng cơ động xã hội. Như vậy, xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, tác giả đã chọn đề tài “Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan liên quan xây dựng chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về cơ động xã hội trong độ ngũ cán bộ Nhà nước,đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong tương lai. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu củaluận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ động xã hội và phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi và một số kiến nghị nhằm cung cấp luận chứng khoa học giúp cho việc hình thành, xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về cán bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu và làm rõ thêm cơ sở lý luận, một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Mô tả và phân tích thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào qua dữ liệu khảo sát từ cựu học viên HVCT-HCQG Lào.
- 3 - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến chuyển trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay. - Đưa ra dự báo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực, phát huy tính tích cực trong cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) - đội ngũ cán bộ đã học tập tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ cán bộ Nhà nước là cựu học viên HVCT-HCQG Lào. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn: Các cơ quan có cựu học viên HVCT-HCQG Lào. Thời gian: Từ năm 2012 đến nay, thời điểm khảo sát thực tế từ tháng 05-09 năm 2019. Nội dung: Nghiên cứu hiện tượng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước CHDCND Lào - cán bộ đã học tập tại HVCT-HCQG Lào. Từ đó tìm ra yếu tố ảnh hưởng, xu hướng phát triển và đề xuất một số kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Cơ động xã hội trông đội ngũ cán bộ nhà nước Lào đang diễn ra như thế nào? Có những loại hình cơ động xã hội gì? Thứ hai: Những yếu tố xã hội và cá nhân nào ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào? Thứ ba: Xu hướng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của Lào diễn ra khá đa dạng nhưng nổi bật là cơ động xã hội theo chiều dọc. Giả thuyết 2: Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với nhân tố xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào có ảnh hưởng lớn đến cơ động xã hội trong đội
- 4 ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Hai là nguồn gốc xuất thân của cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Giả thuyết 3: Cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào có xu hướng bình đẳng giới nhưng sẽ có sự gia tăng theo trình độ học vấn/trình độ chuyên môn của cá nhân. 4.3. Khung lý thuyết Vốn xã hội - Các quy định phi chính thức - Các chuẩn mực - Các quan hệ xã hôi 4.4. Các hệ biến số - Biến độc lập Cácnội Thao tác hóa các biến số dung cụ thể 1. Đặc điểm - Giới tính Nam/nữ cá nhân - Tuổi Năm sinh người trả lời - Nguồn gốc xuất thân: Thành thị/nông thôn/miền núi + Nơi sinh Công nhân/Nông dân/tri thức + Giai cấp: Lào-Thái/ Mon-Khơ Me/ Mông-Dao/ Hán- + Dân tộc/Nhóm ngôn ngữ Tây tạng + Tôn giáo) Phật giáo/Tà đạo + Nghề nghiệp của bố mẹ Công nhân/Nông dân/Cán bộ NN-về hưu/Cán bộ công ty tư nhân/Chủ doạnh nghiệp-công ty/Trồng trọt-nông nghiệp/Buôn bán/Nhân dân/Làm thuê/Chết
- 5 + Chức vụ của bố mẹ Không chức vụ/không công tác/Chức vụ cán bộ cấp cao/Loại 1/2/3/4/5/6/7/8/ Chuyên viên + Trình độ học vấn của bố mẹ Mù chữ/Cấp 1/Cấp 2/Cấp 3/Sơ cấp/Trung cấp/Cao đẳng/Cử nhân/Thạc sỹ/tiến sỹ + Hoàn cảnh kinh tế gia đình Giàu có/Khá giả/Trung bình/Khó khăn/ của bố mẹ Rất khó khăn - Trình độ chuyên môn cao Sơ cấp/Trung cấp/Cao đẳng/Cử nhân/ nhất Thạc sỹ/tiến sỹ - Nơi cư trú hiện nay Thành thị/nông thôn/miền núi - Thâm niên công tác Dưới 5 năm/5-10 năm/11-20 năm/21-30 năm/Trên 30 năm - Chức vụ hành chính Chức vụ cán bộ cấp cao/Loại 1/2/3/4/5/6/7/8/ Chuyên viên 2. Đặc điểm - Hoàn cảnh kinh tế gia đình Giàu có/Khá giả/Trung bình/Khó khăn/ gia đình Rất khó khăn - Số nhân khẩu trong gia đình 1-3 người/4-6 người/7 người trở lên - Số thế hệ trong gia đình 1 thế hệ/2 thế hệ/3 thế hệ/4 thế hệ - Nơi sinh sống hiện nay của Thành thị/nông thôn/miền núi bố mẹ - Mức thu nhập hàng tháng của Dưới 1 tr/1-2 tr/Hơn 2 tr-3 tr/ Hơn 3 tr-4 gia đình tr/Hơn 4 tr-5 tr/Hơn 7 tr kip - Mức chi tiêu hàng tháng của Dư giả/Tạm đủ/Thiếu thốn, khó khăn/Rất gia đình thiếu thốn, khó khăn 3. Đặc điểm - Nơi công tác hiện nay Trung ương/Địa phương nơi công tác - Lĩnh vực công tác trước và Cơ quan Nhà nước sau đi học Cơ quan Đảng Lực lượng vũ trang Tổ chức chính trị-xã hội Doanh nghiệp Nhà nước - Bộ phận làm việc trước và Bộ/Cơ quan ngang bộ/ Tỉnh/ Huyện/Bản sau đi học - Cơ quan thực hiện công tác Rất tốt/Tốt/Bình thường/Chưa tốt/Không cán bộ: Tuyển dụng/Bố trí cán biết bộ, quản lý, sử dụng/Phân công, phân cấp quản lý/ Quy hoạch/Đào tạo, bồi dưỡng/Nhận xét, đánh giá/Bổ nhiệm/Khen thưởng/ Kỳ luật/Miễn nhiệm, bải nhiệm/Thực hiện chế độ, chính sách/ Kiểm tra công tác cán bộ/Giải quyết khiếu nại, tố cáo cán bộ
- 6 4. Vốn xã - Các quy định không chính Tích cực/ Bình thường/ không tích cực/ hội thức không rõ - Các chuẩn mực - Các quan hệ xã hội - Các quan hệ xã hội Nhiều/ Bình thường/ ít/ không biết - Biến phụ thuộc: Các nội dung Thao tác hóa các biến số cụ thể 1. Cơ động xã Sự thay đổi, chuyển dịch về - Hình thức cơ động xã hội: hội theo chiểu vị trí công tác trên bậc thang + Cơ động lên dọc trong đội nghề nghiệp như xu hướng + Cơ động xuống ngũ cán bộ Nha thăng tiến cá nhân của những + Cơ động ngang nƣớc Lào cán bộ nhà nước. Nghĩa là sự + Không có sự thay đổi thay đổi về mặt địa vị hành - Số lần thay đổi: 1 lần/2 lần/trên 2 lần chính của họ - Số năm thay đổi: Dưới 3 năm/3-5 năm/hơn 5 năm Sự thay đổi về học vị, chiều - Sự thay đổi về chuyên môn được sâu của lĩnh vực chuyên môn đào tạo. được đào tạo của cán bộ nhà - Giống hay khác với chuyên môn cũ nước 2. Cơ động xã Cá nhân cán bộ có thể - Sự dịch chuyển nơi công tác: hội theo chiều chuyển dịch lĩnh vực hoạt + Cơ quan Đảng ngang trong đội động của mình trong tổ chức, + Cơ quan Nhà nước ngũ cán bộ Nha cơ quan mà mình đang công + Bộ đội/công an nƣớc Lào tác và cũng có thể chuyển + Doanh nghiệp Nhà nước dịch sang lĩnh vực hoạt động - Số lần thay đổi: 1 lần/2 lần/trên 2 lần khác nhưng sự chuyển dịch - Số năm thay đổi: Dưới 3 năm/3-5 đó không làm thay đổi vị thế năm/hơn 5 năm xã hội (địa vị hành chính) của - Mức độ liên quan đến chuyên cá nhân cán bộ đó. môn/chuyên ngành + Đúng chuyên môn + Liên quan mật thiết + Liên quan mức trung bình + Liên quan nhưng không nhiều + Liên quan rất ít + Không liên quan + Không biết/không trả lời Cá nhân cán bộ có thể dịch - Sự thay đổi chuyên môn được đào chuyển từ một lĩnh vực tạo. chuyên môn này sang một - Mức độ liên quan đến chuyên lĩnh vực chuyên môn khác. môn/chuyên ngành Lĩnh vực chuyên môn họ + Đúng chuyên môn chuyển tới có thể gần hoặc + Liên quan mật thiết cũng có thể khác nhiều với + Liên quan mức trung bình
- 7 lĩnh vực chuyên môn mà họ + Liên quan nhưng không nhiều đang theo đổi. + Liên quan rất ít + Không liên quan + Không biết/không trả lời - Biến can thiệp: Những chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; điều kiện kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Phương pháp luận - Nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và các quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong các văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa xung quanh vấn đề nghiên cứu. Trong đó, luận án đã kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số số liệu thống kê và đề xuất của một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng các lý thuyết của xã hội học và lý thuyết như: Lý thuyết cấu trúc-chức năng và lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đề tài đã triển khai nghiên cứu, phân tích các số liệu, các hệ thống các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo, các bài viết trên các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu để xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được đề cập. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng các thực hiện các phỏng vấn sâu đối với cán bộ của Đảng, Nhà nước CHDCND Lào. Cụ thể, NCS thực hiện phỏng vấn sâu 20 cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm: - Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương: 01 người. - Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Bộ Nội: 01 người. - Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo của HVCT-HCQG Lào: 01 người. - Phỏng vấn cán bộ thuộc ngành tổ chức-cán bộ tỉnh: 05 người. - Phỏng vấn cựu học viên: 12 người. Tác giả lập kế hoạch và đi thực tế phỏng vấn sâu các cán bộ tại các tỉnh và các
- 8 bộ. Đã đi thực tế 6 tỉnh. Trong đó, miền Bắc có 2 tỉnh: Tỉnh Hóa Phăn và Luang Pha Băng; Miền Trung có 3 Tỉnh: Thủ đô Viêng Chăn, Khăm Muan, Sa Văn Na Khét; Miền Nam có 1 Tỉnh: Tỉnh Chăm Pha Sắc. Còn các bộ và cơ quan ngang bộ bao gồm 07 bộ phận: Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Bộ Nội vụ; Bộ Năng lượng và Mỏ; Bộ Giáo dục và Thể thao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Học viện Khoa hoc Xã hội Quốc gia; Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia.Tiêu chí lựa chọn là dựa trên danh sách số các bộ phận có cán bộ đối tượng nhiều và phân theo các ngành. Nội dung phỏng vấn tập trung tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác cán bộ, tình hình và những yếu tố tác động đến đào tạo cán bộ Nhà nước tại Học viện Chính trị Quốc gia Lào; tính cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước sau khi được đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Lào. Các thông tin định tính thu thập được sử dụng kết hợp với các thông tin định lượng trong mô tả, đánh giá thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Dung lượng mẫu: Thu thập thông tin từ 510 phiếu hỏi. - Tiêu chí mẫu: Cán bộ Nhà nước của nước CHDCND Lào - là cựu học viên của HVCT-HCQG Lào đã tốt nghiệp trên 5 năm (Các lớp hệ tập trung tốt nghiệp năm 2012 và năm 2013): lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng, lớp cao cấp lý luận 2 năm học, lớp cử nhân 4 năm học và lớp cao học. - Cách chọn mẫu: Theo danh sách có tất cả 813 người (nam 78,2%, nữ 21,8%). Cán bộ ở Trung ương công tác tại các bộ và các cơ quan ngang bộ có 189 người chiếm 23,3% và ở các tỉnh toàn quốc là 624 người (cán bộ công tác tại 17 tỉnh và 1 Thủ đô chiếm 76,7%). Có nhiều cấp học, bao gồm: Lớp cao cấp có 120 người (14,8%), lớp cử nhân có 120 người (14,8%), lớp cao học có 173 người (21,2%) và lớp bồi dưỡng 5 tháng có 400 người (49,2%). Cách chọn mẫu của đề tài là chọn mẫu xác suất theo phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên. - Cách thức phát phiếu: Bắt đầu từ lập danh sách cán bộ - cựu học viên và phân theo Trung ương và địa phương. Trung ương bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ có tất cả 35 bộ phận; địa phương bao gồm 17 tỉnh và thủ đô Viêng Chăn. Sau khi lập xong danh sách, tác giả đã liên lạc với các cơ quan mà học viên đã và đang công tác. Trên cơ sở đó, tác giả đã gửi phiếu khảo sát dựa trên danh sách đã đến các cơ quan, thông qua
- 9 ban tổ chức cán bộ tỉnh và vụ tổ chức cán bộ thuộc bộ và cơ quan ngang bộ. Sau khi phát được 01 tháng đã dần thu lại các phiếu và đi thực tế tự thu lại các phiếu ở các Bộ và cơ quan ngang bộ tại Trung ương và một số tỉnh. Trong số 813 cán bộ trong danh sách, đã thu lại 545 phiếu; tổng các phiếu hợp lệ có 510 phiếu; trong đó bao gồm 391 phiếu của cán bộ địa phương (76,7%) và 119 phiếu của cán bộ tại Trung ương (23,3%). Cán bộ nam có 399 người chiếm 78,2% và 111 cán bộ nữ chiếm 21,8%. Cán bộ đã tốt nghiệp lớp cao cấp có 76 người (14,8%), lớp cử nhân có 76 người (14,8%), lớp cao học có 108 người (21,2%) và lớp bồi dưỡng 5 tháng có 250 người (49,2%). Số còn lại, 136 người không trả lại phiếu (bao gồm những người có nguyên nhân và không có nguyên nhân như: không liên lạc được, đi công tác, không biết rõ nơi công tác…), 118 người về hưu và 14 người chết (Không có sự cơ động). Trong số người không trả lại phiếu 44 người học lớp cử nhân và 65 người học lớp cao học; có 42 người đang công tác tại các cơ quan hành chính, số còn lại 94 người đang công tác tại các Trường Chính trị Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Trong đó, có 25 người cơ động theo hàng dọc (đề bạt) có người lần đầu được bổ nhiệm, có người từ phó khoa lên trưởng khoa còn lại 510 phiếu hợp lệ đa phần là lớp bồi dưỡng 5 tháng và lớp cao cấp. Đây là đội ngũ cán bộ chủ yếu để thực hiện nghiên cứu này. Các thông tin thu nhập được từ khảo sát được sử dụng trong đánh giá thực trạng cơ động xã hội hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là cơ sở đề đề xuất các kiến nghị thúc đẩy tính cơ động xã hội trong hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo chiều hướng tích cực. 5.2.4. Phương pháp xử lý thông tin Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS và mã hoá tư liệu. Dữ liệu thu được từ phương pháp định tính, các thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn sâu,... tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại thông tin nhằm trích dẫn và lý giải các vấn đề của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số thuật nhữ xã hội học như: cơ động/di động xã hội; vai trò xã hội; vị trí lao động; phân tầng xã hội… Bên cạnh đó, luận án vận dụng một vài lý thuyết xã hội học như: lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức để lý giải hện tượng di động xã hội ở trong đội ngũ cán bộ nhà trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất.
- 10 - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan xây dựng chính sách, xây dựng giải pháp hữu ích trong việc tạo xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh và đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay và tương lai. 7. Đóng góp mới của luận án - Đây là nghiên cứu đầu tiên từ phương diện tiếp cận xã hội học nghiên cứu về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước CHDCND Lào (cựu học viên Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào). - Là lần đầu tiên vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức, lý thuyết về cơ động xã hội vào việc nghiên cứuvề cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào từ đó tạo lập rakhoa học cho chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước Lào. 8. Hạn chế của luận án - Đề tài mới chủ yếu sử dựng góc độ tiếp cận xã hội học để nghiên cứu; Chưa có điều kiện bổ sung những nghiên cứu cụ thể về đội ngũ cán bộ Lào thông qua góc độ tiếp cận xây dựng Đảng. - Số phiếu chưa thu được đầy đủ theo mẫu khảo sát đã dự kiến trước. Lý do là trong thời gian khảo sát học viên gặp phải tình trạng lũ lụt ở Nam Lào cho nên việc thu phiếu không được đầy đủ. - Nghiên cứu này là nghiên cứu mới nghiên cứu đầu tiên ở Lào nên học viên không có điều kiện bổ sung các nguồn tư liệu tham khảo khác đã có từ trước. 9. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng và khuyến nghị về cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CƠ ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁN BỘ NHÀ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LÀO Trong phần này tác giả tập trung tìm hiểu các bài viết, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các nước trên thế giới và Lào về cơ động xã hội và cán bộ Nhà nước như các nghiên cứu chung, quan điểm, khái niệm, các loại hình cơ động xã hội và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu, NCS tóm tắt những giá trị của các công trình nghiên cứu đã làm được,. Đưa ra quan điểm, đánh giá của NCS đối với các nghiên cứu và các đóng góp của các công trình nghiên cứu có liên quan. Đồng thời chỉ ra những hạn chế và khoảng trống của các nghiên cứu cần tiếp tục hoàn thiện. 1.1.1. Các nghiên cứu về cơ động xã hội và cán bộ nhà nƣớc của các nƣớc phƣơng Tây - Nghiên cứu về cơ động xã hội nói chung Nghiên cứu về hiện tượng phân tầng xã hội nói chung, cơ động xã hội nói riêng với những khác biệt mang tính tầng lớp xã hội đã có lịch sử hàng ngàn năm. Thời Hy Lạp Cổ Đại ở phương Tây, các nhà triết học nổi tiếng như Socrates, Plato, Aristotle đều ít nhiều đề cập đến “mô hình xã hội” với các tầng lớp xã hội khác nhau trong mối quan hệ thống trị - bị trị. Trong cuộc cách mạng công nghiệp và những cuộc cách mạng xã hội ở Tây Âu, người ta đã chứng kiến một số giai cấp mới xuất hiện, một số giai cấp suy tàn, biến mất. Trong bối cảnh đó, hàng loạt học giả đã nghiên cứu về các giai tầng, về sự khác biệt giữa các giai tầng trong xã hội. Nhà khoa học vĩ đại C. Mác đã đưa ra lý thuyết duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc lý giải về sự hình thành các giai cấp và phân tích sự chuyển động của những cơ cấu xã hội cụ thể. Kế tục sự nghiệp của C. Mác, Lênin đã có những công trình nghiên cứu sâu về kết cấu xã hội. Max Weber đã sử dụng sơ đồ 3 yếu tố: địa vị kinh tế (sở hữu tài sản và cơ may thị trường), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín) để xây dựng lý thuyết về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Với sơ đồ phân tích này, ông mở rộng việc nghiên cứu cơ cấu xã hội không phải chỉ ở các giai cấp cơ bản mà còn là những tầng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 162 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 28 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 35 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn