Tiểu luận Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng - Hà Nội
lượt xem 11
download
Mục tiêu nhằm nghiên cứu hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng - Hà Nội
- MỤC LỤC 1
- DANH MỤC HÌNH 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tăt Diễn giải VCSH Vốn chủ sở hữu TTPH Thông tin phản hồi KQKD Kết quả kinh doanh KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 3
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh nên em chọn đề tài:" Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội" là một đề tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá 4
- và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội. 5
- 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng – Hà Nội Phương pháp: Phương pháp so sánh. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn đề tài gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế cho chương trình phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Sông Hồng Chương 3: Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh 6
- 7
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó” “Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN. Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả 8
- năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. - Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. - Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không? 1.1.3. Ðối tượng Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế” Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra. Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội 9
- dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv. 10
- Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu số tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng. Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các DN thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện vật bên cạnh chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu. Chỉ tiêu có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm cụ thể. Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ tiêu. Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra và cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra, kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv. Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ khác nhau. Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân tố 11
- khách quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế độ chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay đổi theo. Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của DN làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ cấu hàng hoá...vv. Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng và nhóm các nhân tố chất lượng. Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm nhân tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực. Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực. Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế thì có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động, lượng hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các 12
- nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu cung ứng vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả hàng hoá, chi phí, khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ. Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính 1.2.1. Phương pháp chung Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêng và phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng. Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung. 1.2.2. Các phương pháp cụ thể 13
- Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em xin được đề cập một số phương pháp sau: 1.2.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: + So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. + So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu c ủa doanh nghi ệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được. + So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. 1.2.2.2. Phương pháp cân đối Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. 14
- Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính. Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phươ ng pháp này đượ c áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượ ng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: + Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất. 1.3. Hệ thống báo cáo tài chính 1.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 15
- Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo. Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. 16
- 1.3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực : Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ rac các hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán,lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiểu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. 1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo thuyết minh là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích chi tiết về nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo tài chính không thể được hết. 1.4. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. 17
- Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp. Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục. Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính 1.4.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. 1.5. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính 1.5.1. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm : các ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...Trong mọi quan hệ với doanh nghiệp, họ luôn đặt ra những câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không? Để trả lời câu hỏi trên, các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng. a, Khả năng thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả bảo gồm : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Công thức tính : b, Khả năng thanh toán ngắn hạn 18
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là chậm nhất. Do vậy để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh. Công thức : c, Khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể hàng tồn kho. Doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản thu chưa thu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, ta có thể sử dụng công thức sau: d, Khả năng thanh toán dài hạn. 19
- Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực tài sản cố định hình thành từ vốn vay và mức trích khấu hao căn bản hàng năm, xem xét xem mức trích khấu hao căn bản hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không. Công thức tính : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại cửa hàng điện thoại di động
37 p | 607 | 131
-
Đồ án hệ điều hành: Xây dựng chương trình Quản lý CPU và RAM của Windows
38 p | 400 | 56
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý khách sạn Sao Minh
15 p | 236 | 33
-
Tiểu luận: Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương pháp dự báo định lượng tại công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên
49 p | 103 | 18
-
Tiểu luận: Xây dựng chương trình phân tích khả năng thanh toán cho siêu thị điện máy HC Thái Nguyên
44 p | 86 | 17
-
Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
128 p | 45 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình ngoại khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
298 p | 18 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
347 p | 24 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Công tác xây dựng Chương trình, Kế hoạch tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La
71 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ điện tử: Nghiên cứu xây dựng chương trình điều khiển và truyền thông cho robot ABB 1200 nhằm nâng cao chất lượng cho quy trình sản suất màn hình điện thoại
77 p | 22 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án nesthome 1 tại Đà Nẵng
26 p | 113 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng Chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc
206 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình giảng dạy võ thuật ứng dụng Công an Nhân dân tại Trường Đại học An ninh Nhân dân
236 p | 17 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên
42 p | 92 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông cho dự án The City Inside của cộng đồng Tiếng Anh IZiEnglish
118 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng Chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc
10 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức
184 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn