Tiểu luận: Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
lượt xem 124
download
Như chúng ta đã biết một đặc trưng của một nền kinh tế đóng là không có các hoạt động của ngoại thương. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng của ngoại thương mà qua đó ta biết được nền kinh tế nước nhà sẽ trao đổi với nửa còn lại của thế giới những gì. Quy mô và cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia thể hiện năng lực sản xuất và các lợi thế của nền kinh tế đó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Tiểu Luận Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Phần I: Lời Nói Đầu. Như chúng ta đã biết một đặc trưng của một nền kinh tế đóng là không có các hoạt động của ngoại thương. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng của ngoại thương mà qua đó ta biết được nền kinh tế nước nhà sẽ trao đổi với nửa còn lại của thế giới những gì. Quy mô và cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia thể hiện năng lực sản xuất và các lợi thế của nền kinh tế đó. Với xu hướng ngày càng hội nhập rộng sâu của các nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới cho nên việc chúng ta nghiên cứu về tính hình xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam trong thời gian qua từ năm 2006-2009 là một việc làm hết sức quan trọng mà qua đó chúng ta biết được nền kinh tế của chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng với mức độ nào và xu hướng sẽ đi đến đâu. Để biết được những điều trên thì đòi hỏi người nghiên cứu phải có một kiến thức tổng quát và sâu rộng về một nền kinh tế mở và phương pháp thu thập, sử lý số liệu hợp lý mới có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét cũng như những kiến nghị giải pháp hợp lý được. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi được sự trợ giúp rất nhiệt tình của GS.TS: Ngô Thắng Lợi. Cùng với những chuyên gia kinh tế tương lai của lớp kinh tế phát triển 49A yêu dấu này. Do đề tài mang tính thời sự cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy giáo các bạn góp ý. Tập thể thành viên Nhóm 08_Kinh Tế Phát Triển 49A_Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Mọi thắc mắc và góp ý xin gửi về: Nhóm 08_Kinh Tế Phát Triển 49A_Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Hoặc: KTPT.NEU2010@GMAIL.COM 2
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Phần II: Những Vấn Đề Lý Luận Chung. 1. Khái quát chung về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng hóa. 1.1 Tăng Trưởng Kinh Tế 1.1.1 Khái Niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 1.1.2 Các Nhân Tố ảnh Hưởng Nếu nghiên cứu theo phía cung thì: Y=f(K,L,T,R…) Trong đó thì Lao động: Lao động là nhân tố tiên quyết, không thể thiếu trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, kể cả khi trình độ khoa học phát triển ở mức độ cao đi chăng nữa thì lao động vẫn không thể thay thế hoàn toàn được. Vốn: Phân loại theo tiêu chí cách thức sử dụng vốn thì vốn được chia là hai loại là vốn sản xuất và vốn đầu tư sản xuất. Vốn là yếu tố quan trọng của tất cả các ngành kinh tế quốc dân và càng ở trình độ phát triển cao bao nhiêu thì dung lượng sử dụng vốn trong sản xuất sẽ cao bấy nhiêu. hao mòn vô hình do đó sự cần thiết của vốn là đổi mới tư liệu sản xuất. Công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Công nghệ góp phần nâng cao năng xuất lao động của xã hội và giúp xã hội giảm sự tiêu hao nguồn lực. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và 3
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt những khoáng sản trong đất… con người có thể khai thác và sử dụng những lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế thì tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Nếu nghiên cứu theo phía cầu thì: GDP=C+I+G+EX-IM Trong đó: C: là tiêu dùng của dân cư I: tiêu dùng của doanh nghiệp G: tiêu dùng của chính phủ EX: xuất khẩu IM: nhập khẩu Nếu nghiên cứu theo phía tổng cầu thì ta thấy được EX tác động như thế nào đến GDP của một nền kinh tế. Sự tăng lên của EX tác động trực tiếp và gián tiếp vào GDP và tạo nên tăng trưởng. Tác động trực tiếp: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa một năm được cộng trực tiếp vào GDP của một năm. Tác động gián tiếp: yếu tố EX tác động đến C,I,G. Làm nên sự ảnh hưởng chung và có độ trễ tùy theo quy mô và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. 1.2 Xuất Khẩu Hàng Hóa 1.2.1 Khái Niệm 4
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận quan trọng của ngoại thương nó thể hiện qua việc một nền kinh tế bất kỳ thực hiện việc bán hàng hóa cho các nền kinh tế khác thuộc nửa kia của thế giới. 1.2.2 Sự Cần Thiết Của Xuất Khẩu Các lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại đều nói lên sự cần thiết khác quan của ngoại thương (xuất khẩu và nhập khẩu). Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối(lợi thế so sánh): Nhà kinh tế học cổ điển RICARDO đã nghiên cứu lý thuyết này trên góc độ chi phí so sánh để sản xuất ra sản phẩm. Bảng chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Sản phẩm Việt Nam Nga Thép (1đơn vị) 25 16 Quần áo (1 đơn vị) 5 4 Bảng chi phí so sánh: Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Sản phẩm Việt Nam Nga Thép (1đơn vị) 5 4 Quần áo (1 đơn vị) 1/5 1/4 Theo bảng chi phí sản xuất thì Việt Nam không nên sản xuất thép hay quần áo. Nhưng theo bảng chi phí so sánh thì Việt Nam nên sản xuất quần áo, còn Nga thì nên sản xuất thép. Lý thuyết HECKSHER-OHLIN: Đây là lý thuyết phát triển dựa trên lý thế về lợi thế so sánh của RICARDO do hai nhà kinh tế học HECKSHER và OHLIN. Lý thuyết H-O này phát biểu rằng chính sự sắn có về nguồn lực quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh. 5
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Lợi ích của việt nam khi có ngoại thương: Khi có ngoại thương (xuất khẩu) thì điểm C phản ánh khả năng tiêu dùng vượt ra khỏi giới hạn của đường sản xuất PPF. B Quần áo C A Thép 1.2.3 Vai Trò Của Xuất Khẩu Hàng Hóa Tới Tăng Trưởng Kinh Tế. Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng: Xuất khẩu có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, như một tác nhân quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là chìa khóa mở ra con đường đi đến thịnh vượng thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu phát triển ở trình độ cao hơn Xuất khẩu ảnh hưởng tích cực tới nhập khẩu bởi nguồn vốn nhập khẩu chủ yếu là do hoạt động xuất khẩu m từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu có tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tếm thúc đẩy sản xuất ổn điịnh và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu đóng vai trò là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật,c ông nghệ từ thế giới bên ngoài tạo ra những tiền đề kinh tế, kĩ thuật nhằm 6
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt cải tao và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. góp phần hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra năng lức sản xuất mới, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Xuất khẩu phát triển khuyến khích chuyển dich cơ cầu sản xuất và cơ cấu ngành trong nước, từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Bởi lẽ trong đk cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, hàng hóa tham gia xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế về giá cả, chất lượng, mẫu mã… điều này đòi hỏi phải tổ chức,c ơ cấu lại sản xuất cho phù hợp và thích nghi với nhu cầu thị trường. Và đồng thời trong đk cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển. điều này tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu phát triển có tác động tích cực trong giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Thông qua xuất khẩu và sản xuất hàng hóa sẽ tạo them cơ hội việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào làm việc và tạo ra khoản thu nhập cho người lao động. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những đồ dùng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người dân Xuất khẩu phát triển tạo cơ sỏ để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu phat triển là biểu hiện của 1 nền kinh tế mở thông thoáng, tạo nhiều cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế đóng khiến kinh tế trong nước phát triển trì trệ, không có tăng trưởng và ngày cành tụt hậu. Vì vậy xuất khẩu là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tác đông của tăng trưởng tới xuất khẩu Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng của các nguồn lực đầu vào của nền kinh tế. Bản chất của nó chính là sự tăng trưởng của các ngành sản 7
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt xuất như công, nông, dịch vụ…. đây là tiền để quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. bởi lẽ , các ngành này tao ra đầu vảo cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.. CN, NN phát triển các sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm được nâng cao … ảnh hưởng tích cực tới nguồn cung cho xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu được nâng cao, thúc đẩy xuất khẩu phát triển Nền kinh tê tăng trưởng và phát triển, theo đó cơ sở hạ tầng của nền kinh tế được cải thiện, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng được nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu. 2. Các Chiến Lược Về Xuất Khẩu Hàng Hóa. 2.1 Chiến Lược Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng . Điều kiện áp dụng : Chiến lược này sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế. Mục tiêu: tạo sức bật cho nền kinh tế khi nền kinh tế đang ở trình độ thấp. 2.2 Chiến Lược Hướng Ngoại Chiến lược hướng ngoại: Tận dụng lợi thế so sánh và sự sẵn có về nguồn lực để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu. Điều kiện áp dụng: có sự sẵn có về nguồn lực trong nước, có quan hệ thương mại quốc tế tốt để tìm kiếm thị trường. 8
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Mục tiêu: giải phóng sức sản xuất đang dư thừa, tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phần III: Thực Trạng Xuát Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam Thời Kỳ (2006-2010). 3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Hóa Trong giai đoạn qua, xuất khẩu hàng hóa đã có những đóng góp tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2006. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,7 triệu USD, tăng 29, 1% so với năm 2007 (Bảng 1). Tuy nhiên, do tác động của suy thoái toàn cậu, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 56,58 triệu USD, giảm 9,7% so với năm 2008, nhưng vẫn cao hơn kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 42,2%, 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Với con số 56,58 triệu USD mà kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã đạt được năm 2009 thì đây vẫn là một con số khả quan trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay. Nhìn vào bảng 1, mặc dù tốc độ xuất khẩu là khá cao và ổn định nhưng Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Bảng 1: Kim ngạch xuất- nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu Quy mô Tốc độ Quy mô Tốc độ Quy mô Tỷ lệ Năm (triệu (%) (triệu (%) (triệu (%) USD) USD) USD) 2006 39.8 22.7 44.89 22.1 5.09 12.8 2007 48.56 21.9 62.68 39.6 14.12 29.1 2008 62.7 29.1 80.7 28.6 18.00 28.7 2009 56.58 -9.7 68.89 -14.7 12.31 21.8 9
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Nguồn: Tổng cục thống kê Nếu không tính năm 2009 (do tác động mạnh của khủng hoảng), tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 và 2008, nhất là năm 2007, tuy có tăng nhưng không thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi nước ta gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 là 25,5% và trong ba năm 2007-2009 là 12,8% trong khi tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn trước khi gia nhập WTO 2004-2006 cũng đã đạt 25,5%. 4. Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chính Xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2008 tăng là do giá trên thị trường thế giới tăng cao. Cụ thể, một vài mặt hàng như than đá, hạt tiêu, gạo, giá tăng gấp 2 lần so với năm 2006, trong khi khối lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và nhiên liệu tăng thấp. Năm 2009,chỉ có ba mặt hàng trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là hạt tiêu, gạo và hạt điều có khối lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2008.(Bảng 2). Bảng 2: Thay đổi kim ngạch, giá và lượng xuất khẩu của một số mặt hàng (%). 10
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Bảng 3: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thời kỳ 2004-2009 (%) 5. Các Thị Trường Xuất Khẩu Chính Trong những năm qua, Việt Nam đã tham nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Các thị trường truyền thống của Việt Nam luôn được phát triển, tại các khu vực, các nước là bạn hàng lớn của Việt Nam như ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU cũng là các thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép. Các thị trường này chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thời kỳ 2004-2009, tỷ trọng kim ngạch 5 thị trường lớn này giảm nhẹ từ 77,4% năm 2004 xuống 72,3% năm 2009. Điều này chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường mới sau khi chúng ta gia nhập WTO như: Nga, Australia, Châu Phi, vùng Trung Đông….Tuy các thị trường này còn nhỏ, nhưng đây được coi là thị trường tiềm năng với mức yêu cầu không cao như các thị trường truyền thống là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Bảng 4: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng theo thị trường (%) 11
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Tuy nhiên trong giai đoạn từ cuối 2008 đến này, do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các bạn hàng này đều giảm (Bảng 5). Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với năm 2009 tại các thị trường đều giảm : -4,6% tại Hoa Kỳ, -25,7% tại Nhật Bản, -9,1% tại Đức, -15,9% tại Anh, -22,5% tại Singapore, -14,0% tại Malaysia, -19,9% tại Philippines, - 9,1% tại Thái Lan và tại Indonesia là -5,9%. Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối tác thương mại lớn và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước này (%). 12
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Bên cạnh đó cũng phải kể đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường đã tăng. Bảng 6 cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ tính theo năng lực cạnh tranh thực. Sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của các hàng hóa sử dụng công nghệ thấp ( theo phân loại của UNCTAD và OECD) tiếp tục tăng, trong khi các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và sản phẩm nguyên liệu thô lại giảm đáng kể. Điều này có cho thấy Việt Nam tiếp tục phát huy được lợi thế cạnh tranh (giá nhân công rẻ ) của mình. Năng lực cạnh tranh của các hàng hóa sử dụng công nghệ cao và trung bình của Việt Nam cũng đã tăng lên sau khi gia nhập WTO, mặc dù nhìn về tổng thể tính cạnh tranh của các mặt hàng này vẫn còn thấp. Bảng 6: Năng lực cạnh tranh của các nhóm hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ ( Phân loại hàng hóa theo HS-6). Bảng 7: Số lượng các mặt hàng có năng lực cạnh tranh (RCA ≥ 1) tại các thị trường chính 13
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Ở bảng 7, xét về số lượng các mặt hàng có chỉ số RCA >= 1 ( tức là năng lực cạnh tranh ) ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản sau khi gia nhập WTO, số lượng các mặt hàng có tính cạnh tranh đã tăng lên tương đối cao, kể cả các mặt hàng sử dụng công nghệ cao. Ví dụ trên thị trường Hoa kỳ, số mặt hàng sử dụng công nghệ cao có tính cạnh tranh đã tăng từ 61 mặt hàng năm 2006 lên đến 86 mặt hàng năm 2009. Con số này trên thị trường Nhật Bản và EU-15 tương ứng là 92 lên 117 và 80 lên 100 mặt hàng (năm 2008). Số lượng các mặt hàng có tính cạnh tranh ở các nhóm hàng khác cũng tăng đáng kể. 6. Các Vụ Kiện Thương Mại Càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn thì khả năng bị khởi kiện liên quan đến thương mại càng cao. Từ 1994 đến nay (5/2010), nước ta đã và đang phải đối mặt với 37 vụ kiện về thương mại, trong đó 31 vụ về chống bán phá giá còn lại là các vụ kiện về chống trợ cấp và kiện phòng vệ. EU là thị trường khó tính nhất với 10 vụ kiện chống bán phá giá. Riêng từ năm 2007 đến nay, có 13 vụ khởi kiện liên quan đến Việt Nam. Trong thời gian tới, nhiều hàng hóa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vụ 14
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt kiện thương mại, đặc biệt là các vụ kiện liên quan đến chống trợ cấp trong nước do chính phủ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Trước đây chỉ có những nước phát triển như Mỹ, EU… kiện chúng ta, nhưng gần đây cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Ai Cập… cũng đã đệ đơn kiện Việt Nam. Do là nền kinh tế phi thị trường trong WTO nên khả năng thắng kiện của Việt Nam không cao. Đây là tác động tiêu cực của cam kết WTO đối với nền kinh tế. Theo như nhóm 8 thì có một số nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời qua rất ấn tượng nên tính cạnh tranh cao dần, vì thế nhiều nước nhập khẩu để ý đến. Thứ hai là hiện tượng phòng vệ thương mại quốc tế theo hiệu ứng “phòng vệ domino”. Cụ thể như từ cuối năm 2006, Việt Nam đồng thời bị một số nước nhập khẩu EU áp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường EU. Thứ ba là hiệu ứng cộng gộp, các nhà sản xuất trong nước (nước nhập khẩu) có quyền cộng thị phần hàng hóa của một nhóm nước xuất khẩu để khởi kiện. Trong 37 vụ kiện, các hình thức cộng gộp đối với hàng hóa Việt Nam là đa số. Ngoài ra, cùng với hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại nói chung, nhiều nước đã lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay. Không những thế, sản phẩm bị khởi kiện cũng ngày càng đa dạng, nhiều hơn. Cụ thể trước đây chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn như thủy sản, da giầy mới bị kiện, nhưng nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ 15
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt vài chục triệu USD (như lò xo, giường ngủ…) cũng phải đối mặt với các vụ kiện. Trong 3 tháng đầu 2009, Việt Nam phải đối mặt với 2 vụ kiện chống bán phá giá. Vụ thứ nhất Canada áp dụng với sản phẩm giày không thấm nước. Vụ thứ hai Mỹ kiện Việt Nam về mặt hàng túi nhựa đựng hàng hóa bán lẻ. Trong vụ kiện về mặt hàng túi nhựa PE, Mỹ đồng thời kiện cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Vụ việc này có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường rộng lớn này. Cũng trong hai tháng vừa qua, riêng Ấn Độ đã có tới 3 quyết định áp thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với hàng hóa Việt Nam. 7. Nguyên Nhân Và Hạn Chế Trong giai đoạn từ 2006 đến này và đặc biệt là 3 năm sau gia nhập WTO, khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như sản phẩm gỗ, giày dép, dây điện và cáp điện vẫn chưa thấy có sự biến đổi mạnh so với thời kỳ trước đó, thậm chí có xu hướng chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các sản phẩm này đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 của các sản phẩm dây điện và dây cáp điện giảm xuống còn 19,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 42,7%/năm trong các năm 2004-2006. Qui mô xuất khẩu còn nhỏ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2007 của Singapore là 60.600 USD, Malaysia 5.890 USD, Thái Lan 1.860 USD, Philippin 546 USD, và Việt Nam 570 USD (năm 2008 là 730 USD, năm 2009 là 666 USD). Bảng 8 cho thấy danh mục các mặt hàng xuất khẩu chính gần như không có nhiều thay đổi trong vòng 6 năm gần đây. Tỷ trọng kim 16
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt ngạch các mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu chỉ giảm từ 80,8% năm 2004 và 79,5% năm 2006 xuống 76,7%, 73,0% và 68,8% trong 3 năm tiếp theo. Nếu bỏ dầu thô ra khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính thì tỷ trọng các mặt hàng khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần như không đổi. Năm 2004, tỷ trọng các mặt hàng này là 59,3% thì năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 59,2%, 56,4% và 57,8%. Bảng 8: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2004-2009 (%) Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng thô như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy sản; trong khi các mặt hàng công nghiệp chế biến (như dệt may, da giày, điện tử và máy tính) về cơ bản mang tính chất lắp ráp, gia công với GTGT thấp. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ thấp vẫn chiếm tới 44,5% tổng giá trị kim ngạch (không kể dầu thô). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ cao và công nghệ trung bình tăng chậm từ 17
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt 14,5% năm 2004 lên 18,1% năm 2008. Chất lượng hàng xuất khẩu còn không đồng đều. Phần IV: Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Xuất Khẩu Hàng Hóa Đổi Với Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Trong Thời Gian Tới. 8. Giải Pháp Về Xuất Khẩu. 8.1 Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Hóa. - Xúc tiến xuất khẩu: Bên cạnh việc mở rộng thị trường truyền thống, theo phương châm đa dạng hóa, giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo để có giá cạnh tranh trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách để giảm bớt các chi phí, giảm giá thành sản phẩm để thu hút thêm đơn hàng, vừa khai thác khách hàng truyền thống vừa tìm kiếm khách hàng mới, và vấn đề này cần có sự giúp đỡ đắc lực từ phía Nhà nước. Tiếp đó, cần có giải pháp nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, hàng nông sản nước ta như hạt tiêu, điều, gạo, cà phê… xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị xuất khẩu không cao. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, thực tế này đòi hỏi các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phải liên kết với nhau để có đơn hàng lớn, tránh thiệt hại về giá khi xuất khẩu. Đồng thời, để khắc phục tình trạng suy giảm về giá xuất khẩu tại một số thị trường thì chính sách điều tiết phải rất linh hoạt. Các cơ quan quản lý và các tổ chức hiệp hội ngành hàng phối hợp cụ thể hơn để giữ được giá xuất khẩu và ổn định thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có giải pháp tăng năng lực xuất khẩu cho các 18
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và xây dựng thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và có biện pháp phòng vệ trước các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu khó tính như: thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, xây dựng nhóm thị trường trọng điểm xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, tư vấn về cách vượt rào cản thương mại đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu… Xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, giảm tỷ lệ nhập siêu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần làm tốt công tác xúc tiến xuất khẩu. Theo các chuyên gia, đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp cận thị trường xuất khẩu. Do đó, các sự kiện xúc tiến xuất khẩu cấp quốc gia phải được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp hơn, tránh tình trạng chỉ tập trung vào việc bán hàng trực tiếp tại các hội chợ triển lãm. Với các thị trường trọng điểm, phải có chính sách xúc tiến xuất khẩu riêng; thiết lập các Trung tâm Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm để làm cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và thị trường xuất khẩu, khắc phục tình trạng doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hóa qua trung gian. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường truyền thống mà ta đang có thế mạnh; đồng thời tiếp tục tìm kiếm thêm các thị trường mới, các mặt hàng mới. Ở đây chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm của Trung Quốc; 19
- Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt Cần thể thấy rằng kinh tế TQ khác VN bởi vì sự đa dạng và quy mô của nền kinh tế. Bất cứ 1 mặt hàng gì cũng có thể tìm thấy tại TQ. Chính phủ TQ khuyến khích xuất khẩu nhưng nếu bạn cho rằng họ khuyến khích xuất khẩu tất cả mọi thứ là sai lầm. Họ có chính sách ưu tiên cho những doanh nghiệp xuất khẩu có hàm lượng gia công cao và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Hơn thế nữa, TQ nhập nguyên liệu thô giá rẻ để gia công, sản xuất ra thành phẩm có giá trị cao hơn để xuất khẩu. Họ cũng không đem dầu thô , than đi bán với đi bán như chúng ta. Chính sự đa dạng về hàng hóa tạo nên sự hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước của họ rất cao, người ta có thể tìm thấy hầu như mọi nguyên liệu sản xuất của mình ngay trong TQ chứ không phải như ở nước ta. Bên cạnh đó , chúng ta phải học bài học đẩy mạnh xuất khẩu từ Trung quốc trong việc khuyến khích các nhà xuất khẩu giảm giá thành, tìm mọi cách thâm nhập thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng của Trung quốc ra nước ngoài. Tại sao Trung quốc không phê phán các nhà XK Trung quốc bán hàng ra nước ngoài thấp hơn giá của Việt nam? Xét về mặt phát triển kinh tế mà nói kinh tế phát triển được là phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Khi nhà sản xuất bán được hàng, kích thích họ tiếp tục sản xuất, và từ đó kéo theo nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm khác, kích thích các ngành khác sản xuất. Nếu hàng không bán được, sản xuất sẽ bị đình lại, và cũng làm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác. Vì vậy chính sách đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn này là hợp lý, dù rằng chúng ta có bán thấp hơn giá sản phẩm tương tự của nước khác, nhưng số lượng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, sẽ kích thích sản xuất của các ngành 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Chiến lược Marketing xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
142 p | 285 | 69
-
Tiểu luận: Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển
11 p | 289 | 54
-
TIỂU LUẬN: Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển
15 p | 139 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
217 p | 245 | 35
-
TIỂU LUẬN: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ
15 p | 559 | 33
-
Luận văn: Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển
15 p | 133 | 19
-
Tiểu luận: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển
25 p | 162 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH TM&DV Bảo Long
85 p | 135 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân
183 p | 51 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO
14 p | 85 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Tác động của hiệp định thương mại tự do liên minh châu Âu – Việt Nam đối với xuất khẩu hàng hóa trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam
33 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu
170 p | 41 | 8
-
Tiểu luận: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu best logistics
12 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030
31 p | 78 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Densavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
124 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2030
31 p | 77 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại
0 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn