intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu ca dao Nam Trung bộ: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:256

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Cuốn sách "Ca dao Nam Trung bộ" là một công trình mang tính khảo cứu, sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu một số loại hình sáng tác dân gian của các tỉnh thành từ Đà Nẵng tới Ninh Thuận. Sách được chia thành 2 phần, phần 1 giới thiệu các câu ca dao của vùng đất này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu ca dao Nam Trung bộ: Phần 1

  1. 6a dao J a m . T R U N G •# v BỘ ■
  2. BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP. HCM Ca dao Nam Trung Bộ / Thạch Phương, Ngô Quang Hiển sưu tầm, tuyển chọn. - T.p. Hổ Chí Minh : Nxb. Tổng hợp T.p. Hố Chí Minh, 2015. 416 tr .; 24 cm. ISBN 978-604-58-3209-7 1. Văn học dân gian Việt Nam. 2. Ca dao Việt Nam. I. Thạch Phương. II. Ngó Quang Hiển. 1. Folk songs, Vietnamese. 2. Folk literature, Vietnamese. 398.809597 - ddc 23 cm
  3. THẠCH PHƯƠNG - NGÔ QUANG HIỂN Sưu tầm - Tuyển chọn 6adao NAM
  4. O C A A /ấ Ă tQ ả sv v ăn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng V của các tầng lóp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay, thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính như: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca, hò vè, truyện thơ và các loại hình sân khấu dân gian (chèo, tuồng, múa rối. . Trong các thể loại này, ca dao - dân ca chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm con người từ khi còn nằm trong nôi. Những câu ca ngắn gọn, lời thơ súc tích mà các bà, các mẹ thường dùng để hát ru với những vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng đã góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn và nhân cách bao thế hệ người Việt. Ca dao - dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết họp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Trong đó, dân ca là những sáng tác kết họp lòi và nhạc- ca dao là lòi thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao. Cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ của tác giả Thạch Phương - Ngô Quang Hiển là một công trình mang tính khảo cứu, sưu tẩm, tuyển chọn và giới thiệu một số loại hình sáng tác dân gian của các
  5. tinh thành từ Đà Nẳng tới Ninh Thuận. Công trình này là kết quả sưu tẩm, điều ưa điền dã trong nhiều năm tại các địa phương, có kết họp với các tài liệu, thư tịch đã được công bố ưên các sách báo cũng như các cuộc hội thảo khoa học về văn hóa dân gian tổ chức tại miền Trung trong thời gian qua. Cuốn sách cung cấp cho độc giả mảng sáng tác lón nhất và phong phú nhất của văn học dân gian là ca dao, bên cạnh đó còn có dân ca, câu đố, vè,... có mối quan hệ khắng khít về nội dung tạo nên bộ mặt đa dạng và phong phú của văn học dân gian ở một khu vực, vùng miền. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1999, đến nay, một số địa danh được chú thích trong sách có ít nhiều thay đổi về mặt quản lý hành chinh. Yì vậy, trong lần xuất bản này, tại Nhà xuất bản Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh, những địa danh cũ đã được chỉnh sửa, bổ sung cho phù họp vói việc phân chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nằng thành thành phố Đà Nẳng trực thuộc Trung ưong và tính Quảng Nam cũng như các thị xã Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phú Yên... ưở thành thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời, nội dung cuốn sách cũng được tu sửa cho hoàn chỉnh hon. Nhằm giúp độc giả có được một cái nhìn tương đối khái quát và rõ nét về một số tác phẩm văn học dân gian Nam Trung Bộ, các tác giả đã dày công sưu tẩm, biên soạn và sắp xếp bố cục cuốn sách một cách khoa học gồm hai phần: Ca dao và Những ửiể loại có liên quan đến ca dao. Hi vọng rằng công trình này sẽ góp thêm một cái nhìn chi tiết hon về ca dao Việt Nam đồng thời góp thêm tư liệu cho kho tàng văn học dân gian ngày một phong phú và đa dạng hon trong bối cảnh đất nước đang từng ngày đổi mói, phát triển và hội nhập. Nhà xuất bản Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
  6. 6a dao cửa một vùng đăt ừ đường số 1 theo hướng Bắc - Nam, sau khi vượt qua T ngọn đèo hùng vĩ cao 496 m ét1 mà sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (Quan ải hùng tráng nhất của đất nước) - du khách không khỏi ngạc nhiên khi vào mùa đông ở Thừa Thiên - Huế không khí rét mướt chẳng kém gì các tỉnh phía Bắc, thì noi đây trời vẫn nắng ấm. Những ngọn gió lạnh buốt từ hướng Đông Bắc thổi vào, khi vượt qua độ cao trên đã biến tính mạnh, nên khí hậu ở đây vẫn ấm áp, dễ chịu. Từ lưng chừng đèo nhìn xuống, thành phố - hải cảng Đà Nằng nằm bên vùng biển lớn có tên là Vũng Thùng VÓI đường viền cát trắng cong cong hình bán nguyệt, và ngút xa tầm mắt là vùng đồng bằng Quảng Nam kéo dài đến tận chân núi màu lam ở phía chân trời. Đây là vùng địa đầu của miền Nam Trung Bộ, hay gọi theo cách phân vùng hành chính hiện nay là Duyên hải miền Trung. Từ đây xuôi về phương Nam đến tận địa giới miền Đông Nam Bộ là một chuỗi đồng bằng lớn, nhỏ nối tiếp nhau, thỉnh thoảng bị cắt ngang bói những mạch núi của dãy Trường Son 1 Ngọn núi cao nhát so với mặt biển ở đây là 1.172 mét. Ca dao -\ain Tnirig ề ộ • 7
  7. đâm thẳng ra biển. Phần lớn những đô thị được hình thành dọc theo ven biển, ở noi các cửa sông lớn: Đà Nẳng, Hội An, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiét. Trong số đó, có đô thị cổ như Hội An, ngay từ thế kỷ xvn, đã là một đô thị sầm uất bên cửa sông Thu Bổn, mà thời đó đã có đến 7 thưong điếm nước ngoài được thiết lập: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Sử cũ xếp Hội An là một trong “thập nhị hải khẩu” của nước ta. Cửa biển Thị Nại, nay là cảng Quy Nhan, và vùng phụ cận là noi giao tranh ác liệt với nhiều trận đánh đẫm máu giữa quân chúa Nguyễn và quân Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII. Trên bản đồ Tổ quốc, dải đất Nam Trung Bộ nằm ở giữa một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông chạy suốt theo chiều dài hon 5 vĩ tuyến gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong quá khứ cũng như hiện tại, Nam Trung Bộ là một kho nhân tài vật lực quan trọng, có m ột vị trí chiến lược về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự. Thương cảng Đà Nảng đứng hàng thứ ba sau Sài Gòn và Hải Phòng. Quy Nhơn là cửa ngõ thông thương ra bên ngoài của vùng Tây Nguyên. Nha Trang, thành phố biển đẹp nhất nước. Cam Ranh, hải cảng vừa rộng, vừa sâu, vừa kín gió, được xếp là một trong ba vùng biển thiên nhiên tốt nhất thế giới. Đây cũng là vị trí xuất phát tiếp tế và bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trên đây là mấy nét tổng quát về hiện trạng thực tế của vùng đất Nam Trung Bộ vào những năm cuối của thế kỷ XX. Ngược dòng lịch sử, cho đến năm 1470 (năm đầu Hồng Đức), phần đất phía Bắc Duyên hải miền Trung mới sáp nhập vào bản đồ nước Việt với tên gọi là “Thừa tuyên Quảng N am ” 8 ■ Thạch 'Phưưiìg - -Ngô Q itangJliển
  8. trải dài từ đèo Hải Vân đến núi Thạch Bi (núi Đá Bia) bao gồm các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Sau đó, sáp nhập thêm Khánh Hòa vào năm 1653. Còn Bình Thuận thì đến năm 1697 mới trở thành dinh, nằm ở phía cực Nam nước Việt thời ấy1. Tuy được khai thác muộn han sau nhiều thế kỷ so với vùng đất phía bắc đèo Hải Vân, nhưng do những điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, bộ mặt đời sống xã hội vùng này đã thay đổi nhanh chóng. Vào giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã có nhận xét: “Thuận Hóa không có nhiều của cải, đều phải lấy ở Quảng Nam ra (hiểu là “Thừa tuyên Quảng Nam” - TP) vì xứ Quảng Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Người Thăng Hoa, Điện Bàn biết dệt lụa, vải, vóc, đoạn, lĩnh, là, hoa và màu khá đẹp chẳng kém gì hàng Quảng Đông (Trung Quốc - TP), ruộng đồng rộng rãi, gạo lúa tốt đẹp, trầm hưcmg, tốc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi mồi, trai ốc, bông, sáp ong, đường mật, dầu sơn, cau, hồ tiêu, cá, muối, gỗ lạt đều sẵn.”2 Nền sản xuất lúc này không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một khối lượng đáng kể. Lê Quý Đôn miêu tả trung tâm thương nghiệp Hội An như sau: “Đại phàm những hóa vật được sản xuất từ các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang cùng dinh sở Nha Trang; chỗ thì ngưòi ta chuyên chở hàng hóa bằng thuyền theo đường thủy, hay chở bằng ngựa theo đường bộ, đều đổ xô dồn về phố Hội An cả (...)• Ở noi đây, các khách Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dầu có trăm chiếc thuyền lớn chở hàng trong một lúc cũng không thể hết được.”3 Như vậy là ở vùng này cách đây một thế kỷ rưỡi, không chỉ nồng nghiệp phát triển, mà các ngành nghề thủ cống, mỹ nghệ đã cung cấp cho thị trường trong và cả ngoài nước nhiều hàng hóa có chất lượng cao về kỹ thuật. 1 Theo Đại Nam nhất thống chí - Các tinh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Vãn hóa, Bộ Vãn hóa - Giáo dục, s. 1965. 2, 3 Phù biên tạp lục, Q,IV, mục Sản vật, phong tục, Nxb. Khoa học xã hội, 1997, tr. 337. Ca dao Jfaiti Triiììg tì ộ m 9
  9. Sản xuất phát triển ở noi sinh tụ mới này không chi góp phần tăng cường đáng kể tiềm lực kinh tế đất nước lúc bấy giờ, mà còn tạo ra tiền đề cùng những điều kiện mới cho việc hoàn tất vói tốc độ nhanh chóng hơn công cuộc Nam tiến ở giai đoạn cuối cùng: việc khai phá vùng đất Đồng Nai - Cửu Long vào thế kỷ kế tiếp. Như vậy, chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế, Nam Trung Bộ không chỉ đóng vai trò của một trạm trung chuyển trong cuộc di dân, mà còn là noi cung cấp vốn liếng, lương tiền, công cụ, giống má, đặc biệt những người đứng ra chiêu mộ và tổ chức những đoàn người vượt biển vào Nam, tạo nên một bước nhảy vọt trong công cuộc khai hoang. Đó là những người mà Lê Quý Đôn gọi là “dân có vật lực”, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là những địa chủ giàu có ở vùng này. Nhìn chung, việc phát triển kinh tế ở khu vực Nam Trung Bộ - một chặng đường chuyển tiếp quan trọng của công cuộc Nam tiến - là một quá trình yận động luôn được thay đổi và bổ sung không ngừng bằng những kinh nghiệm và kiến thức trong lao động sản xuất, trong tổ chức, quản lý xã hội và cả trong tư duy. Đồng thời cũng qua đó, con người nhận thức được rõ hơn quy luật của thiên nhiên, sức mạnh của bản thân và của cộng đồng, phát huy tinh thần tương thân tương ái giữa người và người, nhanh chóng thích nghi vói môi trường và hoàn cảnh mới. Những kinh nghiệm thực tiễn đó là nguồn bổ sung vào hành trang văn hóa mà lưu dân mang theo từ đất cội nguồn, để góp phần nâng cao vẻ đẹp và sức sống của dân tộc. Bởi vì, trên một ý nghĩa nào đó, thì văn hóa là cách thế sống của con người trong quá trình thích ứng YỚi môi trường tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời hoàn thiện các mối quan hệ khác nhau trong cộng đồng người. Trong quá trình khai phá, chinh phục thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất, những lưu dân người Việt đồng thời cũng tạo nên một bộ mặt đời sống tinh thần ngày một phong phú ở nơi sinh tụ mới. Cảnh những lũy tre làng nàm ven những 0 ■ Thạch -Phương - ..\ưô Qiumg Ịlit ii
  10. con đê chạy dài tít tắp, vói những cây đa, cây gạo, mái đinh rêu phong, cổ kính của đồng bằng sống Hồng cùng những rừng cọ, đồi chè, đồi sơn của miệt trung du xứ Bắc, giờ đây được bổ sung thêm cảnh núi cao, biển rộng cùng những thác ghềnh, cồn bãi, đảm vũng,... Nơi đó có những con gió mùa thổi qua theo chu kỷ nhất định - “Sớm mai nam có bạn, chiều nồm có ta”. Và phải chờ đến một vài thế kỷ sau, kho tàng ca dao của đất nước mới có thêm được hình ảnh của vùng đất mới Nam Bộ. Đó là những dòng sông mênh mông cuộn chảy cùng hệ thống kênh rạch đan nhau chằng chịt, viền trên đôi bờ bằng rừng dừa nước bạt ngàn, rừng mù u, rừng bân đêm đêm đom đóm đậu sáng ngời, những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay cùng tiếng chim bìm bịp báo hiệu con nước lớn ròng. Đó cũng là cái mốc thời gian mà hình thể của Tổ quốc được xác lập trọn vẹn trên dải đất hình chữ s, từ Lũng Cú ở biên giới cực bắc đến xã chót cùng phía nam Viên An nol mũi Cà Mau. Những hình ảnh quen thuộc "Sông Cẩu nước chảy lơ thơ”, “Sông Tô nước chảy trong ngần”, hay “Sông Thương nước chảy đôi dòng” vói những nàng Tố Thị, chùa Tam Thanh, Đền Hùng, Cổ Loa, Đồi Lim, sông Gianh, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang, Vĩ Dạ, Ngã Ba Sình... từng gắn với những câu ca hội hè hay giọng hò trên sông nước noi miền đất cũ, nay được bổ sung thêm hàng loạt địa danh của miền đất mới: Hải Vân, Sơn Trà, Non Nước, Thiên Ấii, Hòn Bà, Hòn Bình, Núi Quế, Chóp Chài, Đá Bia, đèo An Khê, đèo Rù Rỳ, đầm Thị Nại, Vũng Trâu Nằm, Vũng Rô, Tháp Nhạn, Tháp Bà v.v... Ai đã từng theo con đường xuyên Việt vào Nam ắt không khỏi ít nhiều xao xuyến, bàng hoàng trước khung cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp của đèo Hải Vân, chóp vướng mây tròi, chân dầm nước biển, những con sóng cần mẫn vỗ vào vách đá ngày đêm tung bọt trắng xóa, để rồi khi đến chân đèo bên kia là bước vào vùng “đất chưa mưa đà thấm”. Đã có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ từng ngợi ca cảnh trí tuyệt vòi này. Thế kỷ XVIII, Ngô Thì Chí có Ca dao -\aiii Trung fìọ ■ 11
  11. lần đi ngang qua đây, đã nhận xét: “Ngọn núi này, khí át sóng Ngân, thế nuốt bờ biển, tầng núi trập trùng khó vịn, cây cối sum suê rợp bóng, sóng vỗ ầm ầm như vang lên tiếng sấm ngang trời, suối chảy rào rào như mưa tuôn từ lưng chừng trời đổ xuống”. Cao Bá Quát, Trần Bích San, Trần Quý Cáp... khi đi ngang qua Hải Vân đều có thơ cảm tác. Phan Châu Trinh, khi sắp xuống tàu sang Pháp (1911), có bài thơ gởi lại bạn, trong đó có hai câu: Tha nhật Bã Lê phong tuyết dạ Thi hồn do nhiễu Hải Vân biên. (Dịch: Ngày kia trong đêm tuyết ở Ba Lê, hồn thơ ta vẫn lẩn quất bay về Hải Vân) Chếch về phía đông, bán đảo Sơn Trà án ngữ hải cảng Đà Nẵng tạo thành một vùng biển rất kín gió cho tàu bè neo đậu. Ngọn núi còn có tên là Tiên Sa, gắn liền với truyền thuyết các tiên nữ vì mê cảnh đẹp nơi này thường “sa” xuống để tắm biển, đánh cờ. Hai chữ Sơn Trà gợi nhớ đến câu ca dao xưa đầm đìa nước mắt: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn com. Tiếp tục xuôi về phía Nam đến địa phận Phú Yên - Khánh Hòa, du khách sẽ gặp một ngọn đèo khác có độ cao không kém, nhưng cảnh quan khống hùng vĩ bằng. Đó là đèo Cả, còn có tên gọi khác là đèo Đại Lãnh. Phong cảnh của hai ngọn đèo nổi tiếng này đều được các vua nhà Nguyễn cho khắc vào Cửu đỉnh thờ ở Thái Miếu (Cố đô Huế) và được ghi vào từ điển. Ngày xưa, khi việc đi lại còn dựa chủ yếu vào đôi chân, hoặc cao lắm thì cũng chỉ đi ngựa hay đi cáng, đèo dốc là những chướng ngại thiên nhiên đầy hiểm trở đối với khách bộ hành. Cho nên mỗi lần vượt qua những đèo lớn, con người có bao thứ lo ngại. “ đi thì sợ cải đèo Quán Cau”, “Ra. đi thì sợ cải đèo Ra Cù M ông”. 12 ■ Thạch thư ơng - . \ịrỏ Qium gJlitu
  12. Những địa danh Hải Vân, đèo Cả, Quán Cau, Cù Mông đã đi vào ca dao và gợi nhớ cái không khí hắt hiu của một thòi những chàng lính thú đóng nơi đồn ải do chính quyền phong kiến thiết lập để giữ gìn an ninh. Có tiếng khóc than của rigười phụ nữ băng ngàn, vượt suối đi thăm chồng: Tiếng ai than khóc ni non Phải vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? Cũng có cả nỗi buồn thân phận người lính thú xa nhà trước cảnh rừng núi về chiều: Chiêu chiều mây phủ Hải Vân Chim kêu gành đá gẫm dián lại buồn. Về mặt thời gian, so với noi đất cội nguồn, ca dao Nam Trung Bộ cũng như văn học dân gian nói chung, được hình thành muộn màng hơn nhiều, tuổi trung bình từ 3 đến 5 thế kỷ. Nếu như ca dao lịch sử ở Bắc Bộ còn lưu giữ được không ít sự kiện, truyền thuyết xa xưa từ thuở bình minh m ở nước thòi Hùng Vương, Bách Việt sơn hà, Loa thành Thục Vương, Thần Tản Viên, Ông Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, đời vua Thái Tổ, Thái T ông... thì nội dung phản ánh của ca dao lịch sử Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở những sự kiện cận đại của khu vực Đàng Trong. Đó là cống cuộc khai sơn phá thạch cùng những thành quả đã đạt được của những thế hệ lưu dân ở nol đất mói, sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc khởi nghĩa, cuộc nổi dậy của những anh hùng nông dân chống áp bức như Chàng Lía, anh em nhà Tây Sơn và các phong trào Cần Vương, Duy Tân của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Duy Hiệu, Trần Quý Cáp, Lê Trung Đình, Mai Xuân Thưởng, vỏ Trứ, Trịnh Phong v.v... Trong số họ, có những người thành công và không ít người thất bại, nhưng nói chung, họ là những con người “nuôi chí vá trời”. Cuộc đời họ là những tấm gương yêu nước sáng chói. Khi nghiệp lớn không thành, bị sa vào cảnh thất thế, họ vân giữ được Ca (lao :\'aiii 'Trang ê ộ • 13
  13. sĩ khí hiên ngang trước mặt kẻ thù, chối từ mọi mua chuộc, ban phát và khảng khái nhận lấy cái chết. Tên tuổi của họ sống mải với sông núi, làng quê. Nhân dân yêu quý và kính ưọng những con người nghĩa khí, lập miếu thờ, xây phần mộ, hằng năm giỏ cúng, hương khói, bất chấp lệnh cấm đoán của nhà cầm quyền. - Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú Lía bị váy trong ứiành.1 - Đường đi chín xã Sông Con Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hãy không?2 - Ngó vô Linh Đổng m ây m ờ N hớ Mải nguyên soái dựng cờ chống Tây.3 Đặc biệt ở Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vái Nguyễn Huệ, vẫn còn lưu lại một khối lượng ca dao, vè, truyện kể về cuộc khởi nghla nông dân tiêu biểu nhất của thế kỷ x v m này cùng bao nhiêu sự kiện có liên quan, từ noi phát tích "Cây me cũ, Bến Trầu xưa” đến thành Hoàng Đế (thành Đồ Bàn cũ), từ chuyện vua Thái Đức4 đến nữ tường Bùi Thị Xuân vói Bãi tập voi chiến và Trường võ do bà trực tiếp điều hành v.v... Đèo An Khê, noi vùng Tây Sơn thượng đạo, vẫn sừng sững đứng đó như một nhân chứng lịch sử. An Khê nổi tiếng Hòn Bình Ngày xưa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này. Ca dao Nam Trung Bộ còn ghi lại tâm trạng, nỗi đau của người dân mất nước, những thủ đoạn áp bức, bòn vét của bọn thực dân cùng những cuộc đấu tranh của quần chúng như phong 1 Truông Mây thuộc huyện Hoài Ân, Bình Định. Lợi dụng những rừng mây dày đặc nơi đây, chàng Lía lập căn cứ chống lại quân triéu đình. 2 Chín xã Sông Con thuộc mién tây huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Hường Hiệu tức Nguyẻn Duy Hiệu, lãnh đạo phong trào Nghĩa Hội ở Quảng Nam. Ông lập chiến khu chổng Pháp ở Tăn Tỉnh (Quế Sơn) được 3 năm thì thát bại. 3 Mai nguyên soái tức Mai Xuân Thưởng, lập chiến khu chóng Pháp ở Linh Đổng, huyện Bình Khê, nay là huyện Tầy Sơn, Bình Định. 4 Năm 1787, Nguyên Nhạc lên ngòi Hoàng đé láy hiệu là Thái Đức. 14 ■ TUạch -Phương - -.Vyõ Qiiatìg Ị [it’l l
  14. trào Nghla Hội, phong trào Chống thuế, Xin xâu (sưu)... Bài ca dao sau đây phản ánh tâm trạng của người dân xứ Quảng khi nhìn thấy m ột mảnh quê hương bị triều đình nhà Nguyễn cắt giao cho Tây làm “đất nhượng địa”: thành phố Đà Nằng (1886) với cái tên mới là Tourane, còn nhân dân thì vẫn quen vói cái tên dân dã là cửa Hàn, hay đất Hàn. Đứng bên ni Hàn Ngó qua bên tê Hà Thân Nước xanh như tàu lả Đứng bên tê Hà Thân Ngó về Hàn, p h ố xả nghênh ngãng Kể từ ngày Tây lại đất Hàn Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bông Miêu Dặn lòng, ai dỗ đừng xiêu Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau. Bài ca dao không chỉ mang tư tưởng tố cáo những thủ đoạn khai thác, bòn rút của cải dân ta của bọn thực dân, mà còn hàm m ột ý kín đáo khuyên gởi, nhắn nhủ mọi người hãy giữ lòng thủy chung, kiên định lập trường yêu nước, dù ai có mua chuộc, dỗ dành cũng “đừng xiêu”, đừng đi theo giặc, mà ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau! “Phụ m ẫu” ở đây đồng nghĩa với Đất Mẹ. Bên cạnh đề tài lịch sử và đề tài ngợi ca những cảnh vật thiên nhiên, ca dao Nam Trung Bộ còn có nhiều câu nói về những tài nguyên của rừng, của biển, nol lòng đất và những đặc sản địa phương từng nổi tiếng xa gần. Noi đây có những đặc sản mà dưới thờỉ phong kiến được xếp vào danh mục vật phẩm để “tiến vua” hằng năm như xoài tượng Đá Trắng (Phú Yên), lòn bon ở Đại Lộc (Quảng Nam). Ngay từ thế kỷ XVII, XVIII, nhiều sản vật quý noi đây đã thu hút sự chú ý của nhiều thương nhân ngoại quốc như sừng tê giác, ngà voi, vàng bạc, trầm hương, gỗ mun, quế, yến sào, hạt tiêu ... và đã từng được Lê Quý Đôn, Phan Huy Ca (lao ,À(111 ) Trung tìộ • 15
  15. Chú nói đến. Nhưng vì do khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, cho nên nhiều loại đã cạn kiệt nhanh chóng. Những loại sản vật có giá trị còn lại hiện nay đáng chú ý là trầm hương và yến sào. Cả hai thứ đều tập trung ở tính Khánh Hòa. Cù lao Chàm ở Quảng Nam cũng có yến sào, nhưng không nhiều bằng các đảo ngoài khơi Nha Trang, mà Hòn Nội và Hòn Ngoại được coi như là những mỏ “vàng trắng”. Còn trim hương đặc biệt là kỳ nam ở đây thì không nơi đâu sánh bàng. Câu chuyện “Ngậm ngải tìm trầm ” ngày trước nói lên sự gian truân, vất vả của những người đi săn tìm thứ lâm sản quý hiếm này trong rừng sâu với bao nhiêu nguy hiểm, rủi ro. Thế nhưng ở đây, đến “ngọn gió bay cũng phảng phất hơi trầm ”. Có lẽ vi vậy mà xứ này còn mang tên là “xứ Trầm Hương”. Khảnh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về Yến sào mang đậm tình quê Sông sâu đá tạc lời ứiề nước non. Sau trầm hương, phải kể đến quế. Hai huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam) là những vùng quế nổi tiếng - “Trà Mi rừng quế, kho vàng Bồng Miêu Dừa Bình Định cũng có tiếng vang xa về số lượng và cả chất lượng. Tuy diện tích dừa ở đây nhỏ hơn Bến Tre nhiều, nhưng so với các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa vào đến Nam Bộ thì không đâu hon. Câu ca “Công đấu công uổng công thừa., Cóng đàu gánh nước tưới dừa Tam Quan” cho ta hình ảnh về sự dồi dào của loại cây này. Cây dừa với công dụng đa dạng của nó, đã gắn bó thiết thân với đòi sống của cư dân ở đây và đã trở thành một hình tượng đẹp trong ca dao. Anh con trai Bình Định nói với người yêu: “Em về Bình Định cùng anh, Được ản bí đỏ nấu canh nước dừa”. Không phải thuộc loại cao lưcrng mỹ vị gì, nhưng nó mang hương vị đậm đà của đồng quê mộc mạc và giản dị như mối tình của họ. 16 • Thạch -Phương - -S ự ô Q iic m g J liẻit
  16. Nếu như nguồn lọi của núi rừng và đồng bằng do còn tùy thuộc vào yếu tố thổ nghi nên phân bố chưa thật đồng đều giữa các địa phương (mặc dù tỉnh nào cũng có rừng và đồng bằng) thì ân huệ của biển dành cho mỗi nơi có phần hào phóng hơn. Tỉnh nào cũng có thể tự hào về những đặc sản biển của m ình như: muối, cá, tôm, cua, mực, sò huyết, nước mắm ngon... Ngoài việc cung cấp những thức ăn cần thiết cho con người, biển còn đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hóa, đi lại giữa các vùng trong hoàn cảnh giao thông trên bộ chưa phát triển. Điều này có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và phát triển hàng loạt đô thị trên các cửa sông dọc theo bờ biển Nam Trung Bộ, với sự xuất hiện hình tượng chiếc ghe bầu trong ca dao. Ghe bầu vói tính năng của nó, đã phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, nội thương, và ngoại thưong, đồng thời là cái cầu nối trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các địa phương. Thư tịch cổ còn cho biết trong biên chế thủy quân cúa chúa Nguyễn có sự tham gia của ghe bầu. - Con quạ nó đứng đầu câu Nó kêu bớ mả ghe bầu vô chưa.? - Ghe bầu trở lái về đông Em đi ứieo chổng, bỏ m ẹ ai nuôi? Cùng với sự giao lưu theo chiều dọc (ra - vô) còn có quan hệ giao lưu giữa miệt nguồn và biển (lên - xuống) "Ai về nhắn với bạn nguồn, M ít non gỏi xuống cá chuồn gỏi lên ” (hoặc Mảng le gởi xuống cả chuồn gỏi lên). Câu ca không chỉ nói lên sự trao đổi mang tính chất kinh tế đơn thuần, mà còn hàm chứa một mối quan hệ thâm sâu, bền chặt về tình cảm, về văn hóa giữa người trên nguồn vói kẻ dưới biển. Con người, bên cạnh khả năng thích nghi với môi trường sống, còn biết triệt để khai thác những đặc điểm và tài nguyên thiên nhiên, cải biến và bắt thiên nhiên phục vụ lại con người với hiệu quả cao nhất. Bàn tay và khối óc con người nơi đây đã C'a dao JVflm 'Trung Sộ ■ 17
  17. tạo nên hàng loạt vật phẩm nổi tiếng. Câu ca dao "Tiếng đổD Bình Định tốt nhà, Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu ” là một đúc kết có ý nghĩa về lao động sáng tạo của người dân vùng này trải qua hàng thế kỷ. Đề tài về tình yêu lứa đôi và khát vọng hạnh phúc vẫn là đẻ tài lớn nhất, phong phú và đa dạng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất, nếu không nói là áp đảo, so với các đề tài khác. Ở chủ đề này, ta thấy các sắc thái biểu hiện khác nhau với đủ loại cung bậc tinh cảm: độ nồng của tình, chiều sâu của nghĩa, m ơ ước và đợi chở, yêu thưong và hờn giận, lo toan, oán trách, hạnh phúc và đau khổ cùng bao nhiêu lòi thề non hẹn biển... Qua hình tượng ca dao, người đọc có thể nhận ra đặc điểm tính cách con người của một vùng đất - “Khúc ruột miền Trung”. Bên cạnh những thủ pháp truyền thống của thể loại, lối phô diễn của ca dao ở đây vẫn có những nét riêng. ít thấy ở đây lối chải chuốt mượt mà của ca dao xứ Bắc kiểu như “Trèo lên cày bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hải nụ tầm x u â n ...” hoặc “Hỡi cô cắt cỏ bên sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Ca dao trữ tình ờ đây cũng kém phần uyển chuyển và giàu nhạc tính như ca dao Bình - Trị - Thiên. Tất nhiên, nhận xét trên m uốn nhấn mạnh nét đặc trưng, nét trội của loại ca dao “chính hiệu” được sản sinh ra từ mảnh đất này, bởi vì bên cạnh ca dao của địa phương, vẫn có một khối lượng không nhỏ ca dao của các miền khác đã từ lâu lưu hành, phổ biến trong dân gian do giao lưu văn hóa và những nhu cầu khác của cuộc sống đặt ra. Đặc biệt, những câu ca dao hay, sáng giá, có tính chất mẫu mực, mà từ lâu đã trở thành tài sản tinh thần của dân tộc thi vẫn được quần chúng nâng niu và giữ gìn trân trọng. Có những câu ca dao vốn xuất xứ từ đất cội nguồn được các lưu dân mang theo và đã được “địa phương hóa”, thay đổi m ột số từ ngữ địa 18 ■ Thạch 'Phươrtg - ,A'gô QiiangỊỉiếi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2