intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ tư

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé đã bước qua 3 tháng đầu tiên đầy lạ lẫm của đời mình, bắt đầu từ tháng thứ tư, bé đã tự tin để đạt được những mốc phát triển rất đáng khích lệ. Trong tháng này, bé có thể đã biết lật mình và một số bé sẽ khoe những chiếc răng sữa trắng ngần đầu tiên (nhưng sự kiện này có thể làm bé hơi khó chịu đấy).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ tư

  1. Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ tư Bé đã bước qua 3 tháng đầu tiên đầy lạ lẫm của đời mình, bắt đầu từ tháng thứ tư, bé đã tự tin để đạt được những mốc phát triển rất đáng khích lệ. Trong tháng này, bé có thể đã biết lật mình và một số bé sẽ khoe những chiếc răng sữa trắng ngần đầu tiên (nhưng sự kiện này có thể làm bé hơi khó chịu đấy). 1. Não đang phát triển 4. Mát-xa cho bé 2. Hiểu các thói quen của bé 5. Kỹ năng vận động 3. Cùng đọc sách 6. Bắt đầu mọc răng Não bé đang phát triển Nhờ có công nghệ hiện đại, chúng ta đ ược biết nhiều hơn về sự phát triển sớm của não. Đúng như các bậc phụ huynh cảm nhận được bằng trực giác, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những kiến thức bé có được từ giai đoạn sơ sinh rất quan trọng trong việc định hình cách bé suy nghĩ và học hỏi. Não bé lúc sinh ra đã có 100 tỉ tế bào. Những tế bào này được kết nối với nhau như não trưởng thành. Trước 3 tuổi, não bé sẽ hình thành được khoảng 1
  2. triệu tỉ kết nối. Những kết nối này được hình thành dựa trên những sở thích, khám phá và quá trình bé học hỏi về thế giới xung quanh. Bé đang học hỏi ngay từ lúc này - Ảnh: Corbis Hiểu các thói quen của bé Hãy quan sát cách bé học hỏi từ bạn thông qua việc bé ngắm gương mặt, đôi mắt và thái độ của bạn. Khi bé đập tay vào một món đồ chơi hoặc với lấy cái lục lạc, não bé sẽ hình thành các kết nối. Thật không thể tin được là những kết nối như vậy sau này có thể giúp bé ném được bóng trúng rổ, giải được bài toán số học hoặc độc tấu guitar. Quan sát để biết bé thích những dạng hoạt động gì. Nếu bé thích nằm ngửa và đập tay vào đồ chơi, bạn hãy nằm bên cạnh bé và nói chuyện với bé trong khi bé chơi. Giúp bé phát huy các thiên hướng chính là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với sự phát triển của bé.
  3. Cùng đọc sách Không lúc nào là quá sớm cho bé làm quen với sách - Ảnh: Corbis Không lúc nào gọi là quá sớm để bắt đầu đọc sách cho bé nghe. Bắt đầu bằng những quyển sách bìa cứng, nhỏ gọn và chắc chắn. Bé có thể đọc sách bằng cách sờ mó bìa sách, cố gắng lật sách, nhìn bạn đọc sách và thậm chí là nếm thử sách. Dường như bé chỉ chú ý đến sách trong chốc lát nhưng chỉ cần đọc cho bé nghe vài giây thôi cũng tạo nên một ấn tượng lâu dài cho bé. Giọng đọc dịu dàng của bạn, những đoạn có vần điệu nhịp nhàng, sự gần gũi khi bé được ngồi trong lòng bạn, và những trải nghiệm bé có được khi tiếp xúc với quyển sách là rất quan trọng. Bé sẽ ngày càng thích thú những âm thanh mà bạn phát ra. Bé thích chữ “banh” và cũng thích luôn trái banh. Chẳng bao lâu nữa bé sẽ biết cầm
  4. quyển sách lên đưa bạn để bạn đọc cho bé nghe và để bé luyện cách phát âm. Mát-xa cho bé Vuốt ve là một cách giúp não bé phát triển sớm đồng thời thắt chặt tình cảm giữa bạn và bé. Ôm ấp vuốt ve bé hoặc xoa đầu bé khi bé chuẩn bị ngủ làm giải phóng hormone đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng của bé. Nghiên cứu cho thấy những em bé thường xuyên được mát-xa tăng cân nhanh hơn và ngủ sâu hơn. Những bé thường được mát-xa cũng tiết ra ít cortisol hơn – một loại hormone ức chế sự tăng trưởng. Kỹ năng vận động Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn. Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình. Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa. Bắt đầu mọc răng
  5. Một số bé mọc răng ngay từ 3-4 tháng tuổi - Ảnh: Corbis Thường ít nhất vài tháng nữa bé mới mọc răng nhưng một vài bé mọc răng từ lúc 3, 4 tháng tuổi. Mọc răng sớm hay muộn thường do di truyền nên bạn xem lại thử gia đình mình có truyền thống mọc răng thế nào để biết khi nào răng của bé có thể xuất hiện. Một số bé bị sưng nướu hoặc nướu có dấu hiện hằn lên của vết răng sắp mọc cả mấy tuần trước khi răng nhú ra trong khi một số bé khác lại mọc răng ngay mà không có dấu hiệu gì. Mức độ khó chịu khi mọc răng của các bé khác nhau. Các dấu hiệu mọc răng gồm: Chảy nước dãi (có thể xuất hiện nhiều tuần trước khi răng nhú ra).  Mặt bị nổi mẩn đỏ do chảy nước dãi quá nhiều.  Cho đồ vào miệng gặm vì nướu bị ngứa. 
  6. Khó chịu (thường vào nửa đêm).  Không chịu bú.  Kéo tai hoặc xoa lên má vì đau.  Đi tướt. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2