intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu thêm về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Chia sẻ: Kata_9 Kata_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

376
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 - 1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới ( 1932 - 1945). Ông đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho thơ mới trong việc giao tranh quyết liệt với thơ cũ... - Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ vào những thập kỉ 30, 40 của thế kỉ XX. Phong trào thơ mới chủ yếu sử dụng thể thơ tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định. Có một số bài thơ vẫn dùng thể thơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu thêm về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

  1. Tìm hiểu thêm về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ I. Tác giả: Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 - 1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới ( 1932 - 1945). Ông đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho thơ mới trong việc giao tranh quyết liệt với thơ cũ... - Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ vào những thập kỉ 30, 40 của thế kỉ XX. Phong trào thơ mới chủ yếu sử dụng thể thơ tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạ n định. Có một số bài thơ vẫn dùng thể thơ 7 chữ, 8 chữ hoặc lục bát; nhưng nội dung tư tưởng thể hiện sự tự do, phóng khoáng, linh hoạt, không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiêm ngặt của thi pháp cổ điển. Thơ mới gắn liền với những tên tuổi như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư... - Thể thơ 8 chữ, gieo vần liền. II. TÁC PHẨM 1. Tác phẩm Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm trạng u uất của một lớp người sống trong cảnh tù hãm mất tự do. 5 Phần: - Phần 1 từ câu 1->8 + Tâm trạng của con hổ trong củi sắt ở vườn bách thú. - Phần 2,3: Từ câu 9-> 30 + Nhớ tiếc quá khứ .
  2. - Phần 4,5: từ câu 31-> 47 +Niềm uất hận ngàn thâu trước cảnh tầm thường giả dối để càng theo giấc mộng nhớ rừng. 2. Phân tích a. Tám câu đầu. => Thường sống ở rừng sâu, núi thẳm nay bị nhốt ở vườn bách thú. -> " Gầm ... củi sắt": Căm hờn, uất hận đã chứa chất thành "Khối, gậ m" mãi mà chẳng tan mà còn thêm cay đắng. Chỉ còn biết nằm dài bất lực, đau khổ. Trở thành thứ đồ chơi cho lũ người kia... nhưng cái khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hoá, bị xuống cấp. => Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ thất thế b ị giam cầm. => Trong hoàn cảnh đất nước khi bài thơ ra đời ( 1934) thì nổi tủi nhục, căm hờn cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta trong xiềng xích nô lệ... b. Đoạn thơ còn lại. => " Ta" sống mãi chẳng bao giờ quên, nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào gia diết. Ta sống mãi,... tình thương nổi nhớ..., nhớ cảnh sơn lâm... => Sự ....... về nhạc điệu đã khắc hoạ đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường, thường có một quá khứ oanh liệt, một tấm thân, một bước chân, một mắt thần... đó là một sức mạnh uy quyền bất khả xâm phạ m.. Đặc tả khúc trường ca dữ dội trong rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng- đó là những câu thơ tuyệt bút làm sang trọng cho " Thơ mới" ( 1932- 19945)
  3. - Uy quyền được khẳng định: đêm vàng.. ngày mưa... bình minh cây xanh... chiều lênh láng máu - kỉ niệm về 4 thời điể m ( Đêm, ngày, Sáng, Chiều) Tạo nên bức tranh tứ bình về cảnh giang sơn hùng vĩ. - Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện - Một không gian NT tái hiện và miêu tả qua bộ tứ bình của một nhà danh hoạ- Cái hay của thơ gắn liền với cái đẹp của nhạc hoạ. Nào đâu... 10 câu thơ hay nhất trong bài thơ. Thể hiện sự nuối tiếc xót xa trong quá khứ thời oanh liệt. Than ôi.... - Nổi đau khổ của thân phận nô lệ... khơi dậy trong họ niề m khao khát tự do... đó là tâm trạng của thế hệ thi sĩ lãng mạn bất lực trước thực tại .( Những trí thức Tây học ) - Phủ nhận, chán gét cảnh tù túng nô lệ. Nhưng chỉ mô tả quá khứ, không linh động cụ thể. Câu 1: Cho đoạn thơ: Nào đâu những đêm vàng trên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
  4. Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Ngữ văn 8, tập 2) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: a. Tác giả của đoạn thơ được dẫn trên là ai? b. Đoạn thơ trên có ý nghĩa như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, hãy chỉ ra bốn cảnh của bức tranh tứ bình đó? c. Chỉ ra hai cảnh tượng đối lập tương phản của bài thơ có đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của nó? Đáp án biểu điểm Câu 1: (4 đ) a. Thế Lữ (0,5đ). b. Bốn cảnh của bức tranh tứ bình đó là: + Cảnh ''những đêm vàng bên bờ suối'' với hình ảnh con hổ'' say mồi đứng uống ánh trăng tan'' đầy làng mạn. (0,5đ) + Cảnh ''ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'' với hình ảnh con hổ đang mang dáng dấp đế vương:'' Ta lặng ngắm dang sơn ta đổi mới''. (0,5đ) + Cảnh '' bình minh cây xanh nắng gội'' chan hoà ánh sáng, rộn ràng tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. (0,5đ)
  5. + Cảnh '' Chiều lênh láng máu sau rừng'' thật dữ dội vớ con hổ đang chờ đợi mặt trời ''chết'' để '' chiếm lấy riêng phần bí mật'' trong vũ trụ. (0,5đ) Nhận xét: Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực. c. Hai cảnh tượng đối lập tương phản trong bài thơ ''Nhớ rừng'' của nhà thơ Thế lữ là: + Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ đang bị giam cầm.(0,5đ) + Cảnh núi non hùnh vĩ, nơi con hổ ''tung hoành hống hách những ngày xưa. (0,5đ) Ý nghĩa: Cấu trúc hai cảnh tượng đối lập như vậy vừa tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm trạng con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề. (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2