Tìm hiểu về hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ qua tư liệu người Pháp
lượt xem 1
download
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu của học giả người Pháp có liên quan đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ (1862 – 1945) gắn với hai chương trình khai thác thuộc địa (1897 – 1914 và 1919 – 1939) của thực dân Pháp thực hiện ở Nam Kỳ, và Đông Nam Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ qua tư liệu người Pháp
- TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở ĐÔNG NAM BỘ QUA TƯ LIỆU NGƯỜI PHÁP Nguyễn Thị Nga 1 1. Lớp NCS22LSVN01, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Từ lâu, nhiều nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm, thực hiện các công trình nghiên cứu về Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp. Trong đó, người Pháp đã có một số công trình nghiên cứu về vùng đất Nam Kỳ, về Đông Nam Bộ nói chung. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu của học giả người Pháp có liên quan đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ (1862 – 1945) gắn với hai chương trình khai thác thuộc địa (1897 – 1914 và 1919 – 1939) của thực dân Pháp thực hiện ở Nam Kỳ, và Đông Nam Bộ. Bằng nhiều góc độ nghiên cứu, đánh giá, nhận xét khác nhau, thông qua kết quả nghiên cứu đã công bố, các học giả đã phần nào cung cấp các thông tin khoa học lịch sử, sự hiểu biết về vùng đất này, cũng như những hoạt động khai thác, bóc lột, cai trị của thực dân Pháp đã thực hiện. Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tổng hợp các nghiên cứu của người Pháp về vùng đất Nam Kỳ và Đông Nam Bộ, về sự phát triển của hệ thống giao thông nơi đây và nhất là vai trò và tác dụng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Nam Bộ, Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương. Từ khóa: Đông Nam Bộ, học giả người Pháp, hệ thống giao thông, thời Pháp thuộc. 1. MỞ ĐẦU Bởi sự phong phú về lịch sử, văn hóa cũng như tính chất biến động và xáo trộn trong quá trình hình thành và phát triển nên vùng đất Nam Kỳ, Đông Nam Bộ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả nước ngoài. Trong đó, nhiều người Pháp nghiên cứu khá sâu về Nam Bộ, họ đã để lại những tài liệu quan trọng đề cập đến nhiều lĩnh vực của vùng đất này, nhất là về lịch sử kinh tế và chính trị. Đặc biệt, nghiên cứu về thời thuộc Pháp ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ, Đông Nam Bộ nói riêng đã có nhiều công trình tập thể hay cá nhân do người Pháp thực hiện. Họ xuất phát từ những mục đích khác nhau, bỏ nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu khá sâu về Nam Kỳ, Đông Nam Bộ. Mỗi tác giả hay nhóm tác giả, tác phẩm đều có những kết quả nghiên cứu quan trọng, có giá trị khoa học cao. Họ đã góp nhiều thông tin, tài liệu có giá trị đề cập đến nhiều lãnh vực của vùng đất này. Bên cạnh đó, nhiều ấn phẩm nghiên cứu về giao thông thời thuộc Pháp ở Nam Kỳ và Đông Nam Bộ, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, về hệ thống giao thông, về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất Nam Kỳ, của các tỉnh Đông Nam Bộ. Nội dung các công trình này đã tạo nên bức tranh vừa tổng quan, vừa chuyên sâu, cung cấp những hiểu biết khoa học về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông vùng đất Nam Kỳ nói chung, hệ thống giao thông Đông Nam Bộ nói riêng. Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu về lĩnh vực cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông nước ta dưới thời thuộc Pháp, tác giả nhận thấy vấn đề chính sách của thực dân Pháp và quá trình xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông tại Việt Nam nói chung, vùng Nam Kỳ, Đông Nam Bộ nói riêng đã được một số học giả trong nước, nước ngoài đề cập trong các công trình nghiên cứu với nội dung và mức độ khác nhau. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài vùng đất Nam Kỳ và Đông Nam Bộ, về sự phát triển của hệ thống giao thông nơi đây và nhất là vai trò và tác dụng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Nam Bộ, Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương. Trong bài viết, tác giả điểm qua một số công 400
- trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, dự án, các bài báo khoa học của học giả người Pháp có liên quan đến giao thông Đông Nam Bộ thời Pháp thuộc mà tác giả tiếp cận được15 dưới các khía cạnh: quan điểm và phương pháp, nguồn tư liệu và đối tượng nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các công trình nghiên cứu của học giả người Pháp về giao thông ở Đông Nam Bộ thời Pháp thuộc Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lịch sử giao thông của Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp với những quan điểm, thời điểm lịch sử khác nhau và dựa trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Song các công trình chủ yếu đề cập một cách khái lược, chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hệ thống đường bộ ở vùng Đông Nam Bộ. Vấn đề giao thông đường bộ ở khu vực mới chỉ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến ít nhiều liên quan đến một mặt nào đó trong chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu sau: Năm 1900, tác giả E.l’agrillère Beauclerc xuất bản công trình “A travers l’Indochine” (Qua xứ Đông Dương), xuất bản tại Paris, được xem như một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc dưới góc độ địa lý và lịch sử. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa, vị quan chức đương thời của chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành khảo cứu sơ lược về địa lý, dân số, phong tục tập quán ở xứ Đông Dương. Thông tin từ cuốn sách cung cấp những hiểu biết về các yếu tố tác động đến cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông ở Việt Nam trong thời kỳ đầu trở thành thuộc địa của Pháp. Được xuất bản năm 1905, “L'Indo-Chine francaise (Souvenirs)” (Xứ Đông Dương) là hồi ký của Joseph Athanase Paul Doumer (1857 - 1932). Tác giả là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 tới 1902, là Tổng thống Pháp từ 1931 tới 1932. “L'Indo-Chine francaise (Souvenirs)” là cuốn hồi ký ghi lại lịch sử năm năm Paul Doumer cai quản Đông Dương qua bảy chương sách. Ở chương đầu, tác giả kể hành trình nhậm chức từ Paris tới Sài Gòn bấy giờ. Các chương tiếp theo đặt theo tên những địa danh: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. Bằng con mắt quan sát, tác giả dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế mỗi vùng. Trong chương cuối cùng “Sự trỗi dậy của Đông Dương”, Toàn quyền Paul Doumer đã tổng kết sứ mệnh khi làm toàn quyền Đông Dương của mình. Ông tự nhận đã tạo ra “một nền hòa bình vững chắc”, “một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng hệ thống giao thông cơ bản” ở Đông Dương trong đó có Nam Kỳ. Theo ngòi bút của Paul Doumer, độc giả được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau với bản sắc riêng cùng những điểm yếu của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, cuốn sách đã cung cấp những tư liệu hữu ích về lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, cho chúng ta thấy rõ âm mưu, chính sách của thực dân Pháp cũng như chính sách đó. A.A. Pouyanne (1926) với cuốn “Les travaux publics de L’indochine”. Là Tổng Thanh tra công chính Đông Dương, A.A. Pouyanne đã có những ghi chép khá rõ các công trình giao thông quan trọng ở Đông Dương thời thuộc Pháp. Sách dựa trên cơ sở các báo cáo của Nha (sở) công chính của các kỳ/xứ ở Đông Dương để phân tích các vùng đất và phân chia các công trình công chính. A.A. Pouyanne đã chia các công trình công chính làm 03 loại rất rõ ràng, khoa học và cụ thể như sau: - Loại thứ nhất là các công trình đem lại những lợi ích trực tiếp làm tăng ngay năng suất của vùng đất được xây dựng công trình; - Loại thứ hai là các công trình đem lại những lợi ích gián tiếp gồm những công trình giữ một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Liên bang Đông Dương; 15 Còn rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố mà tác giả chưa có điều kiện đề cập ở bài viết này. Tác giả sẽ giới thiệu ở bài viết khác. 401
- - Loại thứ ba là các công trình không đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Liên bang Đông Dương mà là kết quả của sự phát triển và những nghĩa vụ xã hội. Việc phân chia này giúp chính quyền thực dân đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống giao thông để khai thác nguồn lợi trên các vùng đất ở Nam Kỳ cũng như toàn Đông Dương. Đây là một tác phẩm cung cấp sử liệu toàn diện về hệ thống giao thông ở Đông Dương trong đó có Nam Kỳ và cũng là những thông tin quản lý của chính quyền phục vụ cho công tác hình thành xây dựng và phát triển hệ thống giao thông ở Đông Dương. Đặc biệt, qua tác phẩm này, A.A. Pouyanne đã cung cấp thông tin và những phân tích, nhận xét và đánh giá rất rõ về tiềm năng, lợi thế của hệ thống giao thông từng vùng đất, từng xứ (nhất là Nam Kỳ), phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là tác phẩm quan trọng, không thể thiếu trong việc nghiên cứu về hệ thống giao thông ở Nam Kỳ, Việt Nam và Đông Dương. Năm 1929, H. Simoni xuất bản tác phẩm “Le role du capital. Dans la mise en valeur de l’Indochine” (Vai trò của tư bản Pháp trong cuộc khai thác xứ Đông Dương). Nội dung công trình gồm có phần mở đầu và 3 phần: Phần thứ nhất: Các nhà ngân hàng và tín dụng, gồm có 4 chương; Phần thứ hai: Kết quả của việc khai thác, gồm có 5 chương; Phần thứ ba: Mục đích các khoản chi công cộng, gồm có 4 chương. Trong đó, ở phần thứ ba, chương I và II, tác giả có đề cập về công chính, vận tải tư nhân. Trong công trình này, người đọc tìm thấy nhiều tư liệu quý giá nhất để có một khái niệm đúng đắn và chính xác về trình độ phát triển kinh tế và tài chính cũng như các khoản đầu tư của tư bản Pháp ở xứ Đông Dương. Tác phẩm “Guide historique des rues de Sai Gon” (1943), được xuất bản bởi Công ty cổ phần In và Thư viện Đông Dương. Cuốn sách được các giáo sư người Pháp chuyên ngành lịch sử và địa lý viết về vùng đất Sài Gòn cùng quá trình xây dựng, khai thác Nam Kỳ và thành phố Sài Gòn – Chợ lớn. Sách gồm 06 chương, thực hiện trên cơ sở tư liệu, bản vẽ, bảng số liệu thực tế trong việc về xây dựng hạ tầng cơ sở ở Nam Kỳ mà chủ yếu là ở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Tác giả P.Brocheux xuất bản công trình “Une histoire économique du Viet Nam, 1850 - 2007. La palanche et le camion”. Ấn phẩm này của P.Brocheux giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về tình hình giao thông trong bức tranh cơ cấu kinh tế, dân số, hệ thống sản xuất và mạng lưới thương mại truyền thống Việt Nam từ năm 1850 đến năm 2007. Dưới sự tác động đầu tư của người Pháp vào Việt Nam, tác giả cho rằng, là quốc gia thuần nông, khép kín, kém phát triển, nhưng lại giàu tài nguyên. Chính vì vậy khi đầu tư vào vùng đất thuộc địa này, người Pháp chú trọng đầu tư vào hệ thống giao thông với mục đích khai thác một cách triệt để nhất tài nguyên nơi đây. Công trình “La présence financière et économique française en Indochine (1859 - 1939)” của Jean Pierre Aumiphin công bố năm 1981, đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, xuất bản vào năm 1994, với tên gọi “Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 – 1939)”. Nội dung cuốn sách gồm: Phần mở đầu: Bối cảnh của sự hiện diện. Phần thứ nhất đề cập về “sự hiện diện tài chính Pháp”. Ở phần này, tác giả đã trình bày về sự hiện diện của tài chính tư nhân, và sự hiện diện của tài chính nhà nước. Trong phần thứ hai có nội dung “sự hiện diện của kinh tế Pháp”, Jean Pierre Aumiphin đã cung cấp thông tin về sự cấu thành khu vực hiện đại, những tác động của khu vực kinh tế hiện đại đến nền kinh tế địa phương. Cuối cùng là phần kết luận. Qua các nội dung được trình bày, sách đã thống kê và đưa ra những số liệu tài chính về nguồn đầu tư của tư nhân cũng như ngân sách nhà nước cho các ngành kinh tế, các xứ thuộc Liên bang Đông Dương… trong đó có giao thông vận tải, có đường bộ. Tác giả đã đưa ra những số liệu về số công ty giao thông vận tải giai đoạn 1875 - 1939; chi phí trang bị cho các công trình công cộng thời gian 1899 - 1923, trong đó có chi phí cho đường bộ; số phương tiện lưu thông, đăng kí hoạt động. Tác giả cũng đã đề cập tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tình trạng vận chuyển khách, số nhân công và phương thức tuyển mộ nhân công. Tuy nhiên, số liệu và thông tin được thống kê và trình bày theo ngành kinh tế, các xứ thuộc Liên Bang Đông Dương (chỉ ghi chung của Bắc Kỳ và của ngành giao thông nói chung, hoặc ghi đường bộ nói chung). Trong tác phẩm, ông đã viết với một tinh thần khách quan và trung thực. Một mặt tác giả Aumiphin ghi nhận sự đóng góp tích cực của Nhà nước Pháp, mặt khác ông cũng đề cập tới mặt tiêu cực về sự hiện diện tài chính của Pháp, ông đã khẳng định rằng trong suốt một thời 402
- gian dài, nhà nước thực dân chưa hề có một chính sách phát triển kinh tế Đông Dương một cách có hệ thống và chặt chẽ. Có thể nói những thống kê, phân tích và biện luận của J.Aumiphin đã cung cấp cho chúng ta một nguồn sử liệu quý, một cái nhìn tổng quát về sự hiện diện nền tài chính của Pháp ở Việt Nam và chủ yếu là tài chính công. Cuốn “Des pionniers en Extrême-Orient” (Những người tiên phong ở Viễn Đông) (1990), nội dung phần 2 với tên gọi “Histoire de la Banque de l’Indochine 1875 - 1945”, tác giả Marc Meuleau trình bày về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương trong giai đoạn 1875 - 1945, trong đó đề cập về vấn đề Ngân hàng Đông Dương cho các nhà tư bản vay để đầu tư vốn xây dựng, bảo trì các tuyến đường thuộc địa ở Đông Dương nói chung. Vào năm 1991, nhà nghiên cứu Mark W.McLeod xuất bản cuốn “The Vietnamese Response to French Intervention, 1862 - 1874”. Nếu như các nhà nghiên cứu khác chỉ phân tích mâu thuẫn chủ yếu từ các nguồn tài liệu của Pháp, thì Mark McLeod đã có cách tiếp cận của riêng mình, ông đã sử dụng các nguồn tài liệu từ Việt Nam để nghiên cứu phản ứng của Việt Nam trước cuộc chinh phục thuộc địa Pháp trong thế kỷ XIX. Tác giả trình bày bối cảnh lịch sử nước Pháp, tầm quan trọng của triều đại nhà Nguyễn cũng như cuộc xâm lược Pháp - Tây Ban Nha trước khi Pháp chiếm đóng. McLeod nghiên cứu sự hồi sinh của các giá trị lịch sử dân tộc tại Việt Nam và sự đấu tranh cho độc lập chính trị trước sự xâm lược của thực dân thế kỷ XIX. Tác giả quan tâm đến phản ứng của người Việt Nam với sự hiện diện của người Pháp trong cuộc chinh phục. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị bàn về ý thức hệ và tư tưởng Việt Nam. Dù không đề cập trực tiếp đến các vấn đề về giao thông nhưng công trình đã góp phần làm rõ sự “va chạm” không mấy êm đềm trong quan hệ Pháp - Việt giai đoạn này. Công trình nghiên cứu của Ryan S. Mayfield có tựa đề “The Road Less Traveled Automobiles in French Colonial Indochina” đăng trên Tạp chí ASIANetwork thuộc Đại học Ohio Wesleyan, năm 2003. Nội dung công trình nghiên cứu về phát triển giao thông ở Đông Dương trong đó có Nam Kỳ. Nghiên cứu của Ryan S. Mayfield, được công bố trên trên Tạp chí ASIANetwork thuộc Đại học Ohio Wesleyan, năm 2003. Đây là một tài liệu đặc biệt, có nhiều thông tin vừa tổng quát, vừa chi tiết, nhất là các số liệu thống kê về hệ thống đường bộ và số lượng các loại xe ô tô (xe hơi) ở Đông Dương trong đó có Nam Kỳ giai đoạn từ năm 1918 - 1937. Đây là một trong số rất ít những công trình nghiên cứu cung cấp thông tin cụ thể nhất, tổng quát nhất về ô tô - một loại hình giao thông mới, hiện đại cùng các thông tin về việc hình thành, xây dựng và hiện đại hóa hệ thống đường bộ ở Nam Kỳ và Đông Dương. Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên còn có những chuyên khảo khác về Địa chí các tỉnh ở Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1901 – 1951, được người Pháp xuất bản. Đặc điểm chung của các chuyên khảo này là ở các chương đầu đều thường trình bày những nội dung cơ bản của địa lý tự nhiên, nhân văn và lịch sử Nam Kỳ. Có nhiều cuốn chuyên khảo bằng tiếng Pháp về các tỉnh Đông Nam Bộ của các tác giả người Pháp và người Việt lần lượt được xuất bản như: Monographie de la province de: Bien Hoa (tập I), (1901, 58 trang); Gia Dinh (tập III) (1902, 126 trang); Ba Ria et de la ville du Cap Saint-Jacques (tập V) (1902, 60 trang); Thu Dau Mot (1910); Bien Hoa (M. Robert, 1924, 147 trang); Ba Ria (Lê Thành Tường, 1950, 137 trang); Ha Tien (Nguyễn Văn Hải, 1951). Một số chuyên khảo nói trên không có tên tác giả cụ thể. Các chuyên khảo có tác giả như: Monographie de la province de Baclieu (Louis Girerd), Monographie de la province de Ba Ria (Lê Thành Tường), Monographie de la province de Bien Hoa (M. Robert). Các tập còn lại đều đứng tên Société des Estudes Indochinoises (Hội Nghiên cứu Đông Dương). Mặt khác, các chuyên khảo này đều đã được các dịch giả chuyển ngữ để làm tài liệu tham khảo, nhất là dùng vào việc biên soạn địa chí các tỉnh ở Đông Nam Bộ. Một số ít trong những sách nói trên có bản in tiếng Việt như: Địa chí tỉnh Biên Hòa (Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc biên dịch, Nhà xuất bản Đồng Nai tái bản năm 2015), Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Bà Rịa (Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc biên dịch, Nhà xuất bản Đồng Nai tái bản năm 2015). Những cuốn chuyên khảo này là cẩm nang cho các quan đầu tỉnh cũng như bộ máy công quyền để có được những hiểu biết cơ bản về địa phương mình đang quản lý trên nhiều phương diện trong đó có cơ sở hạ tầng là đối tượng nghiên cứu của luận án mà hệ thống giao thông là một phần của cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hơn hết, những cuốn sách này sẽ là một phần cơ sở sử liệu 403
- để nghiên cứu về sự tác động của hệ thống giao thông đến kinh tế – xã hội Nam Kỳ, Đông Nam Bộ thời thuộc Pháp. 3.2. Nhận xét đánh giá Đến nay chưa có nhiều học giả trong nước, nước ngoài nghiên cứu sâu về giao thông đường bộ ở Nam Bộ, Đông Nam Bộ, nhưng mỗi nhóm tác giả - tác phẩm đã cung cấp những tư liệu khoa học cơ bản, có giá trị để luận án tham khảo khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của hệ thống giao thông đường bộ ở Đông Nam Bộ từ năm 1862 đến năm 1954. Đối với mảng nghiên cứu về giao thông ở Đông Nam Bộ các học giả mới chỉ tập trung nghiên cứu riêng về từng loại hình giao thông của thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn như: giao thông đường thủy, giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không; một số công trình nghiên cứu về giao thông của một số địa phương Đông Nam Bộ còn đang nằm tản mát. Trên cơ sở những nguồn tài liệu mà tác giả đã tiếp cận được, có thể nhận xét, đánh giá tình hình nghiên cứu về giao thông đường bộ nói chung, giao thông đường bộ ở Đông Nam Bộ nói riêng mà các công trình nghiên cứu trước đã đề cập tới ở nhiều mức độ, như sau: Một là, các công trình nghiên cứu của các giả trong nước, nước ngoài đều đã tập trung trình bày một cách khái quát về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của vùng đất Nam Kỳ nói chung, trong đó Đông Nam Bộ. Một số công trình cũng đã cung cấp những tư liệu và sử liệu có giá trị khoa học về quá trình hình thành và phát triển giao thông của xứ Nam Kỳ, góp phần cung cấp những hiểu biết tổng quan về bức tranh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, tương ứng với các loại hình giao thông cụ thể, như: giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không ở vùng đất này dưới thời thuộc Pháp. Bên cạnh đó, một số thông tin chính sách đầu tư xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật, về hệ thống giao thông nói chung, hệ thống giao thông đường bộ Đông Nam Bộ cũng đã được khắc họa qua một vài chi tiết mà các nhà nghiên cứu thể hiện qua các ấn phẩm xuất bản. Hai là, các công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Kỳ, lịch sử Đông Nam Bộ dưới thời Pháp cai trị của các học giả nước ngoài, chủ yếu là các học giả người Pháp, họ đã để lại những tài liệu quan trọng đề cập đến nhiều lĩnh vực của vùng đất này. Mỗi nhóm tác giả - tác phẩm quân sự hoặc dân sự viết về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng chủ yếu là tái hiện quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Nam Kỳ, những lợi ích của Pháp tại nước thuộc địa, và phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ chống Pháp. Một số tác phẩm cũng đã tập trung đặc tả sự thay đổi về diện mạo kinh tế, đô thị của các địa phương xứ Nam Kỳ như: Sài Gòn – Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,… Đây là những đô thị, thành phố đầu tiên của vùng đất phía Nam mang dáng dấp của một thành phố phương Tây. Ba là, Đông Nam Bộ là khu vực lịch sử, văn hóa, nhưng các học giả chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng quan về vùng đất Nam Kỳ, hoặc nghiên cứu một cách riêng lẻ về từng địa phương, từng chủ đề, từng loại hình giao thông… Nội dung được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất về thời kỳ này là vấn đề Pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, kiến thiết các đô thị ở vùng đất này để phục vụ cho chương trình khai thác, vơ vét tài nguyên, phục vụ sự phát triển của chính quốc. Do vậy, có rất ít các công trình nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về Đông Nam Bộ. Bốn là, các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về vùng đất Nam Kỳ, và Đông Nam Bộ được nhìn nhận dưới ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu thực dân, nên có những nhận định, đánh giá chưa thật khách quan với lịch sử, con người, văn hóa, xã hội nước ta lúc bấy giờ. Đối với các học giả trong nước, do phải trải qua thời gian dài đấu tranh giải phóng dân tộc, nên các bài viết, chủ đề nghiên cứu còn tập trung phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa của chế độ thực dân, và phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta. Mặt khác, nghiên cứu về hệ thống giao thông Nam Kỳ, giao thông đường bộ ở Đông Nam Bộ dưới góc độ xem xét như là di sản của chủ nghĩa thực dân nên những đánh giá, nhận xét chưa thật cởi mở và khách quan. 404
- 4. KẾT LUẬN Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lịch sử giao thông của Đông Nam Bộ thời kỳ thuộc Pháp với những quan điểm, thời điểm lịch sử khác nhau và dựa trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Song các công trình chủ yếu đề cập một cách khái lược, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hệ thống đường bộ ở vùng Đông Nam Bộ. Vấn đề giao thông ở khu vực mới chỉ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến ít nhiều liên quan đến một mặt nào đó trong chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam. Vì vậy, cho đến nay vẫn còn thiếu công trình đồ sộ nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ dưới thời thuộc Pháp, đây là một khoảng trống khoa học bị bỏ ngỏ. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu vắng những công trình về giao thông đường bộ ở Đông Nam Bộ là ở chỗ các nguồn tài liệu lưu trữ liên quan đến các số liệu, các chính sách, hoạt động xây dựng, duy tu, bảo trì, hoạt động khai thác chưa được khai thác một cách triệt để và toàn diện. Vì lẽ đó, từ các công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước ở những mức độ khác nhau liên quan đến đề tài nghiên cứu, cùng với nguồn tài liệu mới, tác giả mong muốn có thêm nhiều các công cứu về giao thông đường bộ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1862 – 1954 có ý nghĩa bổ chú vào những khoảng trống lâu nay trong nghiên cứu về vùng đất này, hướng đến những tìm tòi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.A.Pouyanne (1926). “Các công trình giao thông công chính Đông Dương (Les travaux publics de L’indochine)”, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải Hà Nội (1998). 2. Guide historique des rues de Sai Gon” (1943), xuất bản bởi Công ty cổ phần In và Thư viện Đông Dương. 3. Simoni (1929) “Le role du capital. Dans la mise en valeur de l’Indochine”, Helms, Libraire - Editeur, Paris. 4. Jean Pierre Aumiphin (1981). La présence financière et économique française en Indochine (1859 - 1939)” (Sự hiện diện tài và kinh tế của Pháp ở Đông Dương 1859 – 1939), bản dịch Đinh Xuân Lâm, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản (1994). 5. Joseph Athanase Paul Doumer (1905). “L'Indo-Chine francaise (Souvenirs)” (Xứ Đông Dương), Nguyễn Xuân Khánh dịch, Nhà xuất bản Thế giới (2016). 6. Marc Meuleau (1990). “Des pionniers en Extrême-Orient: histoire de la Banque de l'Indochine, 1875- 1975”, Nhà xuất bản Fayard. 7. Mark W.McLeod (1991). The Vietnamese Response to French Intervention, 1862 - 1874”, Praeger Publisher, New York. 8. P.Brocheux (2009).“Une histoire économique du Viet Nam, 1850 - 2007. La palanche et le camion”, Paris, Les Indes Savantes. 9. Pierre Brocheux, Daniel Hémery (1995). Indochine la colonisation ambigue 1858 - 1954, Published by Decouverte, Paris. 10. Ryan S. Mayfield (2003). “The Road Less Traveled Automobiles in French Colonial Indochina” được công bố trên Tạp chí ASIANetwork thuộc Đại học Ohio Wesleyan. Ryan S. Mayfield, The Road Less Traveled Automobiles in French Colonial Indochina.http://www.departments.bucknell.edu/history/projects/BeaucarnotDiary/documents/Ryan Mayfield Paper.pdf. 11. Lê Thành Tường (1950). Monographie de la province de Ba Ria. 12. Monographie de la province de Thu Dau Mot, 1910. http://www.departments.bucknell.edu/history/projects/BeaucarnotDiary /documents/Ryan_Mayfield_Paper.pdf. 13. Tạp chí kinh tế vùng Viễn Đông , ngày 20/4/1929. http://www.entreprises-coloniales.fr/inde- indochine/Cie_aerienne_frse-IC.pdf. 14. Theo Les entreprises coloniales françaiseS Proche Orient. http://www.entreprises-coloniales.fr/inde- indochine/Cie_aerienne_frse-IC.pdf. 405
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô - PGS.TS Đỗ Văn Dũng
233 p | 1313 | 357
-
Giáo trình Tự động hóa trong hệ thống điện: Phần 2 - ĐHBK Hà Nội
44 p | 418 | 213
-
Phân tích hệ thống bê tông cốt thép
6 p | 467 | 203
-
Giáo trình Hệ thống vô tuyến dẫn đường - ĐH Hàng hải
147 p | 354 | 77
-
Các bộ phận cơ bản của một hệ thống lái ô tô ( Phần 2/2 )
10 p | 236 | 76
-
Hệ thống khí nén - Tổng quan về hệ thống khí nén
14 p | 244 | 67
-
TÀI LIỆU VỀ MAINBOARD_MẠCH TẠO TÍN HIỆU RESET HỆ THỐNG
7 p | 269 | 39
-
thiết kế hệ thống truyền tải công nghệ số 7 trong NGN, Chương 13
7 p | 169 | 36
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: Bài 17: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG
6 p | 510 | 36
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
172 p | 102 | 26
-
Giáo trình Hệ thống giao thông thông minh (Module 4e): Phần 2
29 p | 158 | 20
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý GIS: Phần 2
79 p | 86 | 15
-
Bài thuyết trình Hệ thống thông tin Logistics-LIS: Hệ thống thu phí không dừng ETC (Ứng dụng công nghệ RFID vào giao thông)
12 p | 102 | 14
-
Giáo trình Tự động hóa quá trình (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
91 p | 29 | 7
-
Tìm hiểu về vấn đề hồi quy phi tuyến và ứng dụng trong dự báo lưu lượng giao thông
9 p | 36 | 3
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng - Trường Cao đẳng nghề Số 20
210 p | 6 | 3
-
Sổ tay Hệ thống âm thanh – GV. Nguyễn Văn Nhu
26 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn