intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về thuế nhà nước: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình cung cấp cho người học các kiến thức: Những ván đề chung về thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về thuế nhà nước: Phần 1

  1. BỘ TÀI CHÍNH GIÁO TRÌNH THUẾ NHÀ NUÚC (Dùng trong các trường có đào tạo bậc trung học về kinh tế, Tài chính kế toán) Chủ biên: Đ ỗ T H Ị THANH VÂN NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ NẴM2002
  2. LỜI NÓI DẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, chính sảch, ch ế độ về tài chính, k ế toán không ngừng được đổi mới và hoàn thiện đ ể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã , hội trong nước và hợp tác, hội nhập quốc tể. Nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về nội dung, chương trình đào tạo cán bộ tài chính, k ế toán có trình độ trung học trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình “ThuếN hà nước”. Giáo trình do cô giáo Đ ỗ Thị Thanh Vân, Phó Hiệu trưởng - Trường Trung học Tài chính k ế toán I chủ biên và các giáo viên: Nguyễn Thị Lân, Hoàng Lan Anh, Đoàn Thị Nga, H ồ Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thịnh, Lê Xuân Trường cùng tham, gia biên soạn. Giáo trình “T huế Nhà nước” hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của tác giả và được các chuyên gia đầu ngành tham gia góp ý kiến. Giáo trình đã, được Hội đồng thẩm định Bộ Tài chính xét duyệt do PGS.TS Trần Vãn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài chính Chủ tịch và các thành viên: TS Quách Đức Pháp Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Cử nhân Trương Chí Trung Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, TS Đ ỗ Thị Thìn Trưởng phòng Tổng cục Thuế, Th.s Phạm Mạnh Hùng Phó Vụ trưởng Vụ TCCB & ĐT, Cử nhân Đ ỗ Đình Lâm Trưởng phòng Quẩn lý đào tạo - Vụ TCCB & ĐT, c ử nhân Nguyễn Vãn Túc Phó Trưởng phòng - Vụ TCCB & ĐT, PGS.TS Lê Văn Ái 3
  3. Phố Viện trưởng Viện khoa học tài chính - Học viện Tài chính, TS Nguyễn Thị Liên Phó Trưởng khoa Học viện Tài chính, Th.s Vương Thu Hiền Giảng viên Học viện Tài chính. Mong rằng giáo trình s ẽ là tài liệu hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo bậc trung học về kinh tế, tài chính - k ế toán. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn và xuất bản không tránh khỏi những khiếm khuyết, Bộ Tài chính và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.ỉ. Hà Nội, ngày 03 thắng 4 năm 2002 BỘ TÀI CHÍNH 4
  4. Chương I NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ THUẾ I- THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONỌ NỂN k in h TẾ THỊ TRƯỜNG 1- Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế: Lịch sử phát triển của xã hội loài ngưòi đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền vói sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo cho Nhà nưóe tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, Nhà nước phải dùng quyền lập pháp và hành pháp vốn có để tập trung một bộ phận của cải của xã hội vào trong tay Nhà nưóe. Việc huy động, tập trung của cải đó có tính chất bắt buộc đối vói mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm về thuế ở mỗi hình thái xã hội có khác nhau. Trong chế độ phong kiến phân quyền, mọi khoản chi tiêu của các chư hầu đều được trang ữải từ phần tài sản riêng của họ, do đó, ý niệm về thuế khóa rất đơn giản và thường có tính chất tượng trưng. Lúc đó các cá nhân cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các chủ thái ấp và chư hầu được coi là khoản nộp thuế, song nó không được quy định một cách rõ ràng và thống nhất. Đến chế độ phong kiến tập quyền, nhà nước quân chủ ra đời, Nhà nước chịu trách nhiộm thành lập và nuôi dưỡng quân đội, tổ 5
  5. chức bộ máy công quyền, quan lại để cai trị. Để cung cấp lương bổng cho quân sĩ và quan lại, nhà cầm quyền đã đạt ra một hệ thống thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp tiền bạc của dân chúng cho đế chế. Khi cuộc cách mạng tư sản thế giới thành công, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền đã chủ trương xây dựng Nhà nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế của các lực lượng thị trường. Nhà nước chỉ đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi và an ninh xã hội, do đó nhu cầu chi tiêu của Nhà nước không nhiều. Vì vậy thuế khóa chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc bảo vệ quốc phòng và giữ vững an ninh. Vào những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào khủng hoảng, qua đó người ta nhận thấy rằng mô hình Nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế đã bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp vói tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Từ đó cho đến nay, một mô hình kinh tế mới ra đời tỏ ra phù họp và có hiệu quả đã được đa số các nước trên thế giới áp dụng, đó là nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường có sự can thiệp của Nhà nước. Tức là Nhà nước phải can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lón và thực hiện việc phân phối lại sản phẩm xã hội thông qua công cụ Ngân sách Nhà nước. Thuế lúc này được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén để điều chỉnh nền kinh tế. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồivtại và phát triển của Nhà nước. Cùng vói việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ quan trọng, 6
  6. có hiệu quả của Nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. 2- Khái niệm và đặc điểm của thuế. 2 .1 - Khái niệm. ở nước ta cho đến nay vẫn chưa ẹó một định nghĩa thống nhất về thuế. Theo từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tụỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định. Nếu xét trên giác độ phạm trù tài chính cũng có thể hiểu thuế là hình thức động viên, phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, xét về thực chất, thuế được đặc trưng bed các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nước vối các tổ chức và cá nhân trong xã hội, các mối quan hệ này được nảy sinh một cách khách quan và có tính chất xã hội đặc biệt - việc nộp thuế có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước. Nhà nước quy định mức thu và thời hạn thu bằng pháp luật đối với mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, có thể nêu khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thòi hạn được pháp luật quy đinh nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. 2.2- Đặc điểm. Từ khái niệm trên đây có thể phân biệt thuế với các công cụ tài chính khác biểu hiện qua các đặc điểm cơ bản sau: 7
  7. - T h u ế là một khoản động viên bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà nước. Tính chất bắt buộc của thuế là một tất yếu khách quan xuất phát từ tính chất cung cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng. Hàng hoá công cộng phần lớn do Nhà nước sản xuất và cung cấp. Nhưng hàng hoá công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và không thể đem trao đổi trực tiếp trên thị ừường để bù đắp các chi phí bỏ ra. Chính vì vậy, trong việc cung cấp hàng hoá công cộng đã xuất hiện những “người ăn không”, nghĩa là không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng. Bởi vậy, Nhà nước chỉ có thể sử dụng thuế để buộc “người ăn không” chuyển giao thu nhập từ khu vực tư sang khu vực công nhằm tái tạo và phát triển hơn nữa các hàng hoá và dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc không mang tính hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nước là hành động thực hiện nghĩa vụ của người .công dân, không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện của vi phạm pháp luật. - T huế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được b;ểu hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội đóng góp cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp mà người nộp thuế được thừa hưởng. Ngưòi nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng cho mình rồi mới nộp thuế. Mặt khác, mức độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết phải ngarig bằng mức độ đóng góp cỷia người nộp thuế cho Nhà nước. Mức đóng góp dưới hình thức thuế nhiều hay ít chỉ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước. 8
  8. Thứ hai, thuế không mang tính chất hòàn trả trực tiếp có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được một phần các địch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá tri phần dịch vụ đó không nhất thiết phải tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp tà phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa thuế với các khoản phí và lệ phí. Khác với thuế, phí và lệ phí cũng là khoản thu của Nhà nước nhưng có tính chất đối giá. Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã. - hội trong những thời kỳ nhất định. Việc đánh thuế của Chính phủ không thể thoát ly yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội bed vì nguồn thu nhập của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế. Không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế kém hiệu quả không thể tạo ra được nguồn thu của thuế. Ngược lại việc đánh thuế của Chính phủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh tế-xã hội. Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tărig trưởng của nền kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động của Ngân sách Nhà nước... Yếu tố chính trị xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trị của Nhà nưóc, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc... Do thuế chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội nên ngưòd ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp. -Thuê được giói hạn trong phạm vỉ biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý của Nhà nưóc đối với con ngưòd và tài sản. Tóm lại, những đặc điểm cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất, nội dung bên trong của thuế. Từ những đặc điểm đó giúp 9
  9. ta phân biệt thuế với các hình thức động viên khác của Ngân sách Nhà nước như phí và lệ phí trên nhiều phương diện khác nhau. 3- Vai trò của thuế trong nền kỉnh tế nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối vói quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta được thể hiện trên các mặt sau đây : 3.1- Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Về bản chất, thu Ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tầng lớp dân cư trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của mình. Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khác nhau: - Phát hành thêm tiền để ữang ữải các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước. - Phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước. - Bán một phần tài sản quốc gia. - Thu thuế. Phát hành thêm tiền để chi tiêu là cách thức đơn giản nhất, song phát hành thêm tiền để chi tiêu thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả lạm phát đưa nền kinh tế đến bên bờ vực thẳm, càng làm khó khăn thêm cho Ngân sách Nhà nước. Phát hành trái phiếu để Vay trong và ngoài nước vừa phải chịu những ràng buộc về kinh tế và chính trị từ phía người cho vay, vừa phải tìm nguồn để hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Nếu không hoàn trả được nợ vay sẽ để lại gánh nặng nợ nần cho Chính phủ. 10
  10. Bán tài sản quốc gia dẫn đến nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt và không đảm bảo được nguồn thu ổn định, lâu dài cho NSNN. Do đó, nhìn chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, vai trò quan trọng thuộc về thuế. Việc sử dụng công cụ thuế để huy động sự đóng góp có ưu điểm: - Nguồn thu vào Ngân sách Nhà nước thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Thuế lại là công cụ phân phối có phạm vi rộng lớn, bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực. Đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập. Do vậy, thuế đảm bảo nguồn thu lớn, ổn định và thường xuyên cho Ngân sách Nhà nước. - Phương thức huy động tập trung nguồn lực của thuế sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Do vậy, Nhà nước đảm bảo thực hiện sự công bằng trong việc phân bố gánh nặng của các khoản chi tiêu công cộng. - Nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chỉ có thể tăng nhiều và nhanh trên cơ sở nền kinh tế có sự tăng ừưởng và đạt hiệu quả cao, đồng thời với ý thức triệt để tiết kiệm của mọi người dân trong cả sản xuất và tiêu dùng. Thuế kết hợp giữa phương thức bắt buộc, được quy định dưới hình thức pháp luật cao với kích thích vật chất đã tạo ra sự quan tâm của các chủ thể kinh tế đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, thuế đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng và khai thác nguồn thu ngày càng tăng cho NSNN. 3.2- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kỉnh tế. Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó như mất công bằng, thiếu ổn định, lạm phát... Để khắc phục những khuyết tật đó, Nhà nước phải 11
  11. can thiệp vào quá trình hoạt động của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình can thiệp vào nền kinh tế, Nhà nước đã sử dụng các biện pháp hành chính mang tính chất cưỡng chế và hàng loạt các công cụ kinh tế, đặc biệt là thuế. Cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nội dung quản lý và điều tiết vĩ mô của thuế đối vói nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở những khía canh sau: Thuế có vị trí quan trọng ữong việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo định hướng phát triển của Nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân (giữa tích luỹ và tiêu dùng, tiền và hàng, cung và cầu...). Thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm họp lý... Nhà nước đã khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết, làm ăn có hiệu quả cao, đồng thời kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí. Như vậy, bằng cách áp dụng các chế độ thuế phân biệt đối vói từng ngành kinh tế, từng mặt hàng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan ữọng nhất, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa chúng. Thuế đã góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng giai đoạn. Điều chỉnh nền kinh tế chu kỳ là một trong những nội dung quan trọng của quá trình điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường sự phát triển theo chu kỳ là điều khó ữánh khỏi. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn đinh, Nhà nước sử dụng thuế để 12
  12. điều chỉnh quá trình đó. Trong những năm khủng hoảng và suy thoái kinh tế, Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sức sản xuất, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra. Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp. Khi nền kinh tế có mức thất nghiệp cao thì cùng vói việc mở rộng các khoản chi tiêu của Chính phủ, thuế cần phải được cắt giảm để tăng tổng cầu và việc làm. Trong thòi kỳ nền kinh tế lạm phát thì cùng vói việc cắt giảm các khoản chi tiêu của Chính phủ, thuế lại được gia tăng để giảm tổng cầu và hạn chế gia tăng lạm phát. Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại, bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. Thông qua điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mà gây áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh so với hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hóa nhập khẩu để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa tự do hoá nền kinh tế, thuế quan dần dần giảm bớt vai trò bảo hộ của nó. Để phát triển hoạt động ngoại thương, tạo nên sức mạnh cạnh tranh mang tính tập thể, những thoả thuận về vấn đề thuế quan nhằm mở rộng tự do lưu thông hàng hoá giữa các nước vói nhau được hình thành. Trên cơ sở đó liên minh thuế quan ra đời. Thuế còn góp phần khuyến khích, thu hút yốn đầu tư nước ngoài thông qua việc Chính phủ các nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng và quy định những điều kiện ưu đãi đầu tư. Như vậy, việc thi hành chính sách thuế xuất, nhập khẩu, thực hiện liên minh thuế quan và Hiệp định tránh đánh thuế trùng đã góp phần thực hiện chính sách đối ngoại, 13
  13. thúc đẩy sự hội nhập giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. 3.3- T huế góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sá động viên đóng góp cho Nhà nước giữa các thành phần kinh t ế và thực hiện công bằng x ã hội. Công bằng và bình đẳng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng phải được thực hiện trước hết đối với việc phân chia gánh nặng của thuế khoá. Có công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mới động viên các thành viên hăng hái ữong hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững được thể chế chính trị. Tính công bằng, bình đẳng của thuế được biểu hiện trên những khía cạnh sau: - Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa những tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau và có thu nhập giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối vói mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi bất hợp lý cho đối tượng nào. - Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa, đòi hỏi mọi người trong xã hội chỉ có thể có thu nhập ngang nhau. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp, hay nói cách khác, người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác nhưng phải để cho người làm ăn hiệu quả cao có thu nhập cao, thậm chí rất cao so với người làm ăn lưòi biếng, kém hiệu quả, khuyến khích cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn giỏi để co thu nhập cao một cách chính đáng. - Bình đẳng, công bằng xã hội không thể chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng những luật pháp, chế độ, quy đinh rõ 14
  14. ràng của Nhà nước. Phải có những biện pháp chống thất thu có hiệu quả về đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, về tổ chức quản lý thu thuế, về chế độ miễn giảm, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các vụ vi phạm, khắc phục trường hợp xử lý không đúng pháp luật, quá nặng hoặc quá nhẹ. Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các nghĩa vụ khai báo, chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn, thu nộp thuế theo đúng pháp luật cũng là những yếu tổ quan trọng để chính sách thuế đảm bảo bình đẳng và công bằng xa hội. n - PHÂN LOẠI THUẾ. Cơ sở nộp thuế suy cho cùng đều bắt nguồn từ thu nhập, song do yêu cầu của quá trình tái sản xuất, thu nhập trải qua một quá trình vận động ữong một chu trình kinh tế và thay đổi ưạng thái biểu hiện của nó. Ban đầu người lao động làm việc cho doanh nghiệp, được doanh nghiệp ứả tiền lương, tiền công, người lao động dùng khoản tiền này để mua hàng hóa của doanh nghiệp, đến lượt các doanh nghiệp lại dùng số tiền thu được để mua vật tư, máy móc, trả lương, trả công cho ngưòi lao động... Chính sự biến đổi trạng thái đa dạng này đã tạo ra khả năng đánh thuế của Chính phủ trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín. Trong quá trình vận động khép kín của dòng thu nhập đó nảy sinh các cơ sở thuế khác nhau và do đó đòi hỏi các hình thức thuế cũng phải khác nhau. Các hình thức thuế này có mối quan hệ mật thiết vói nliau được xây dựng theo một nguyên tắc nhất đinh và được tổng hợp trong một hệ thống thống nhất gọi là hệ thống thuế. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Để định hướng xây dựng và quản lý hệ thống thuế, người ta tiến hành sắp xếp các sắc thuế có cùng tính chất thành những nhóm khác nhau gọi là phân loại thuế. 15
  15. Phân loại th u ế là việc sắp xếp cấc sắc th u ế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Phân loại thuế có ý nghĩa quan ữọng ừong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách đến khâu triển khai thực hiện. Mỗi hình thức thuế có vai ữò và tác dụng khác nhau trong việc tập trung huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và tác động đến đời sống kinh tế xã hội trong cả nước. Để phát huy vai trò và tác dụng của thuế, trọng quá trình xây dựng hệ thống thuế cần kết hợp những ưu thế của từng hìủh’ thức thuế và hạn chế tiến tói loại bỏ những điểm hạn chế của chúng. Việc phân loại thuế sẽ giúp ta hiểu rõ đặc thù của từng loại thuế nói riêng và ảnh hưởng của chúng trong hệ thống thuế nói chung để vận dụng đúng đắn trong quá trình xây dựng chính sách thuế cho phù hợp. Mặt khác, do những đặc điểm riêng của từng loại thuế mà mỗi hình thức thuế đòi hỏi những quy trình thu thuế riêng biệt. Phân loại thuế chính xác là cơ sở quan ừọng để tổ chức việc thu nộp thuế phù hợp với quy trình thu từng loại thuế. Thuế có nhiều loại, tùy theo yêu cầu của việc xem xét, đánh giá và phân tích mà có thể phân loại thuế theo những tiêu thức khác nhau. Thông thường, thuế được phân loại theo tính chất chuyển dịch của thuế và theo đối tượng đánh thuế. 1- Phán loại theo tính chất chuyển dịch của thuế. Các hình thức thuế suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộp thuế, tức là gánh nặng của thuế nhiều hay ít đối vói người nộp tùy theo thu nhập của người nộp thuế cao hay thấp. Tuy nhiên, gánh nặng đó trong nền kinh tế thị trường có thể chỉ tập trung vào một đối tượng nhất định nào đó và cũng có thể được chia sẻ cho nhiều chủ thể, tức là thuế có thể chuyển dịch từ người này sang người khác do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau làm gánh 16
  16. nặng của thuế không hoàn tơàn phu thuộc, vào ithu nhập của người nộp thuế. Vrvậy, tùy theo sự chuyển dịẻh.của thuế đối vối người nộp thuế mà' người ta chia hệ thống thuế thành hai loại': . ái - Thuếtrực thu: Là loại thuế đánh ứực tiếp vàò thụ nhập họặc tài sản của người nộp'thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Loại thuế trực thìU-hưqtpg l^ọ gồm các_sác thuế có đối tượng đánh thuế là thu nhập kẾrhĩtítíiKQổỊ mióẹđa, íhnl^rực thu bao gồm : Thuế thu nhập doanh n|hiệp;% uế fhèrfthập đối vpri người có thu nhập cao... ' ■Ị; ỊL . 1 T H |j t V Ì Ẽ H * - Thuế gián thu: Là loặi thuế không trựờ ổềpTỉắntrvằồ thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Người tiêu dùng hoặc người được cung cấp nhũng hàng hóạ và dịch vụ là: người chịu thuế này. i Thuế gián thu có đặc điểm là người trực’tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế; Lóại thuế này có sự chuyển dịch gánh nặng thuế trong những trường hợp nhất định. Thuế gián thủ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế giá cả trẽn thị trường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó của thuế gián: thu không những chịu sự chi phối của mối quan hệ cung cầu. trên thị trường mà còn phụ thuộc vào bản chất của thị trường mà trong đó có sự tác động của thuế, ở nước ta, thuế gián thu bao gồm; Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêụ thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... Việc phân loại thuế như: trên cung chỉ mang tính tương đối vì trong nền kinh tế thị trường, nếu người kinh doanh có giá thành sản xuất cao, giá bán có Gẳ thuế không được xã hội chấp nhận thì một phần thuế gián thu trở thành thuế trực thu và động viên trực tiếp vào thu nhập của ngứời kinh doanh. Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể, việc tính thuế vào chi phí hay vào thu nhập cũng ảnh hưởng tới việc phân loại thuế như trên. Chẳng hạn như một số loại thuế 17
  17. (thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất) mà người nộp thuế trực tiếp bỏ thu nhập của mình ra để nộp thuế thì coi đó là thuế trực thu, nhưng nếu những loại thuế đó liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh, được trừ vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế thì khi đó lại mang tính chất của thuế gián thu. Việc phân loại thuế theo tiêu thức này giúp cho việc nghiên cứu chính sách, xây dựng thuế suất, thuế biểu và định phương pháp hạch toán phù hợp. 2- Phân loại theo cơ sở đánh thuế Cơ sở đánh thuế chỉ rõ thuế được đánh trên cái gì. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế thì có thể chia các sắc thuế thành ba loại: 2.1- Thuế tiêu dùng. Thuế tiêu dùng là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế, loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... Mục đích của thuế đánh vào tiêu dùng là điều tiết» thu nhập của người mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thu thuế, người ta thường thu ở khâu bán hàng để giảm đầu mối thu thuế và dễ dàng hơn nhiều so với thu trực tiếp ở người mua hàng nên còn có thể gọi thuế tiêu dùng là thuế bán hàng. Thuế tiêu dùng là loại thuế có tính chất gián thu do người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gánh chịu. Thuế tiêu dùng có khả năng đem lại số thu thường xuyên và ổn định cho Ngân sách Nhà nước vì thuế tiêu dùng có phạm vi đánh thuế rộng, bao gồm hầu hết các giao jlịch mua bán phát sinh ứong nền kinh tế. Có thể nói thuế tiêu dùng chủ yếu phụ thuộc vào quy mô tiêu dùng của xã hội nên số thu về thuế tiêu dùng tương đối ổn định. Ở nhiều nước ữên thế giới, thuế tiêu dùng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số thu của Ngân 18
  18. sách Nhà nước. Ỏ Việt Nam, tỷ trọng thuế tiêu đừng chiếm gần 50% số thuế thu được hàng năm. 2.2- Thuế thu nhập. Thuế thu nhập ỉà các loại thuế có cơ sở đánh thuế ỉà thụ nhập thực tế kiếm được của các thể nhân hoặc các pháp nhân. Thu nhập thực tế kiếm được hình thành từ nhiều nguồn: từ ỉao động dưới dạng tiền lương, tiền cổng; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần... Thu nhập được biểu hiện dưới nhiều dạng, do đó, thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập đối với ngưòi có thu nhập cao ... Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu vì người nộp thuế theo luật cũng chính là người chịu th u ế . Thuế thu nhập giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập, đảm bảo tính công bằng xã hội. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu nhập quốc dân đầu người ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn tài chính thông qua thuế thu nhập ngày càng nhiều. Ở hầu hết các nước thuế thu nhập được áp dụng nhằm đảm bảo sự công bằng ữong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa của công dân. 2.3- Thuế tài sản. Thuế tài sản là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản lưu giữ hay chuyển dịch. Tài sản có nhiểu hình thức biểu hiện: tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu...; tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà máy, xe cộ...; tài sản vố hình như nhãn hiệu, kỹ th u ậ t... 19
  19. Đánh thuế tài sản chính là một hình thức đánh thuế thu nhập bổ sung cho việc đánh thuế thu nhập từ vốn. Đánh thuế tài sản nhằm mục đích góp phần giải quyết hậu quả về mặt xã hội do sự phân phối tài sản không công bằng trong xã hội. Việc phân loại thuế theo tiêu thức này cho thấy tính đa dạng của các sắc thuế, đảm bảo thực hiện tính toàn diện của cả hệ thống thuế. III- CÁC YẾU TỔ CHỦ YẾU CẤU THÀNH MỘT SẮC THUÊ Khác với các hình thức động viên tài chính khác, thuế thực hiện chuyển giao thu nhập dưới các hình thức biểu hiện cụ thể của mình bằng một sắc thuế. Trong mỗi sắc thuế, thông thường chứa đựng các yếu tố chủ yếu sau đây: 1- Tên gọi. Trong hệ thống thuế có nhiều sắc thuế, mỗi một sắc thuế đều có biểu hiện riêng trong quá trình chuyển giao thu nhập cho Nhà nước. Để thuận lợi cho công tác quản l ý n g ư ờ i ta phải đặt tên cho từng sắc thuế và do đó tên của mỗi sắc thuế phải biểu hiện được những đặc trưng riêng có của nó. Tên gọi của mỗi sắc thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó như thuế giá ữị gia tăng có cơ sở tính thuế là giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, còn thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. 2- Đối tượng nộp thuế. v Luật thuế chỉ rõ tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc khai báo, hoặc không phải thực hiện khai báo, nộp thuế theo quy định của sắc thuế đó. Tức là khoản thuế đó do chủ thể nào phải nộp thì chủ thể 20
  20. đó chính là đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế là thể nhân hoặc pháp nhân theo quy định của pháp luật. 3- Đối tượng chịu thuế. Đối tượng làm căn cứ để đánh thuế chính là đối tượng chịu thuế. Căn cứ đánh thuế có thể là thu nhập, hàng hóa hay tài sản, do đó đối tượng chịu thuế cũng có thể là thu nhập, hàng hóa hoặc tài sản. Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Luật thuế GTGT. Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp... 4- Căn cứ tính thuế. Luật thuế quy định mức thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước được xác định trên căn cứ nào. Thông thường, mức thuế phải nộp đối vói từng sắc thuế được xác định dựa vào hai căn cứ sau: 4.1- Cơ sở tính thuế. Cơ sở tính thuế là một trong những căn cứ để xác định mức thuế phải nộp. Cơ sở tính thuế có thể được tính theo đơn vị vật lý hay theo đơn vị giá trị. Môi sắc thuế có một cơ sở tính thuế riêng. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt có cơ sở tính thuế là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế, còn thuế sử dụng đất nông nghiệp có cơ sở tính thuế là diện tích và hạng đất. 4.2- Mức thuế, thuế suất. Mức thuế, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định mức thuế, thuế suất trong một luật thuế phải quán triệt quan điểm vừa coi ữọng lợi ích 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1