Tình hình các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
lượt xem 35
download
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
- 2012 TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM Châu Văn Mạnh http://www.facebook.com/manhduy4588 Raymondchaupro@gmail.com
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM 1. Kinh tế Việt Nam Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Theo dự báo trong một báo cáo tháng 12-2005 của Goldman-Sachs thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới với GDP danh nghĩa đạt 436 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 4.357 USD.[4] Theo dự báo của PricewaterhouseCoopers năm 2008, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi (10% mỗi năm) và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050. 2. Chuyển theo kinh tế thị trường Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc d oanh và tập thể Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 2
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lện h hành chính dần dần giảm đi. Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần. Tháng 6 năm 1991: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Thời kỳ 1993-1997: là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số. Thập niên 1990 và 2000: là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản. 3. Kinh tế đối ngoại - hội nhập kinh tế Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64.8 tỷ dollar Mỹ, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàn g công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 3
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản cùng năm, giá trị nhập khẩu ước đạt 60,8 tỷ dollar, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là hàng tiêu dùng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển s ong phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO. 4. Số liệu những năm gần đây Dựa theo số liệu từ CIA và các báo chí Việt Nam Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 4
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản Các chỉ số về GDP theo tỷ giá Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP tỷ giá GDP FDI đăng ký FDI giải ngân theo tỷ theo đầu Tăng Năm Năm (tỷ USD) (tỷ USD) giá (tỷ người trưởng USD) (USD) 2007 8 2007 71,4 823 8,5% 2008 71,7 11,5 2008 89,83 1024 6,2% 2009 21,48 10 2009 92,84 1040 5,3% Các chỉ số về GDP theo sức mua Các chỉ số về xuất nhập khẩu GDP sức mua GDP theo Xuất Nhập Thâm hụt Năm sức mua theo đầu người Năm khẩu khẩu (tỷ USD) (tỷ USD) (tỷ USD) (tỷ USD) (USD 2007 48,38 60,83 -12,45 2007 230,8 2700 2008 63,0 80,5 -17,5 2008 245,1 2800 2009 56,58 68,83 -12,25 2009 258,1 2900 Các số liệu khác Còn các số liệu dưới đây được dịch từ nguồn của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Tỷ trọng trong GDP (2009): Nông nghiệp: 20,7% Công nghiệp: 42,3% Dịch vụ: 39,1% Lực lượng lao động: Có 43,87 triệu lao động (2009 ước) (xếp thứ 13 toàn cầu) Tỷ lệ thất nghiệp: Đạt 2,9% (2009 ước) (xếp thứ 23 toàn cầu) Dân số dưới mức nghèo Đạt 10% (2010). Mức nghèo của Việt Nam giảm từ hơn 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% trong năm 2010.. Hộ gia đình có thu nhập hoặc tiêu dùng bằng cách chia sẻ phần trăm: Thấp nhất 10%: 3,1% Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 5
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản Cao nhất 10%: 29,8% (2006) Đầu tư (tổng cố định) Đạt 42,5% của GDP (2009 ước) (xếp thứ 4 toàn cầu) Ngân sách: Thu: 24,27 tỷ USD Chi: 28,85 tỷ USD (2008 ước) Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng) Đạt 6,9% (2009 ước) (xếp thứ 164 toàn cầu) Xuất khẩu: Đạt 56,55 tỷ USD (2009 ước) (xếp thứ 40 toàn cầu) Nhập khẩu: Đạt 68,80 tỷ USD (2009 ước) (xếp thứ 36 toàn cầu) Tỷ giá trao đổi: 1 USD = 17.740,8 đồng (2009 ước) Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI nhập đến 31 tháng 12 năm 2009) Đứng thứ 51 toàn cầu với 47,37 tỷ USD tính toàn bộ các dự án đăng ký, chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn 1,83 tỷ USD vào những dự án đang tồn tại. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI xuất đến 31 tháng 12 năm 2009) Đứng thứ 50 toàn cầu với 7,7 tỷ USD. Nợ nước ngoài (% GDP, cuối 2005) 35,5%. Bộ Tài chính dự kiến mức này cho năm 2006 là 34%. Theo Nhóm Ngân hàng Thế giới, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ thực. [61] Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển đổi (2005) Xuất khẩu (f.o.b): 32,23 tỉ USD, tăng 21,6% so với 2004 Nhập khẩu (c.i.f): 36,88 tỉ USD, tăng 15,4% so với 2004 Thâm hụt thương mại: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ USD năm 2004) Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 6
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản I. HIỆN TRẠNG HIÊN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN NƢỚC TA 1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2007 – 6th/2010. Bảng 1: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2007 – 6th/2010 ĐVT: Sản lượng (nghìn tấn);Kim ngạch (triệu USD) Năm Chênh lệch(%) Chỉ tiêu 6th-2010 / 2007 2008 2009 6t/2010 2008/ 2007 2009/2008 6th-2009 S ản 1.164 1.239 1.219 597,9 19,3 (1,6) 17,1 lƣợng Kim 3.760 4.510 4.251 2.047 19,8 (5,7) 17 ngạch Nguồn: Hải quan Việt Nam - Tổng cục thống kê Năm 2007, sau khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới được mở rộng, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. Trong năm 2007, ngành th ủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được 1.164 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt kim ngạch 3,76 tỷ USD, tăng 14% về lượng và 11,7% về trị giá so với 2006, vượt 4,4% so với kế hoạch. Cho đến năm 2007, công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam đã ngang bằng với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Năm 2008 với rất nhiều khó khăn khi mà cả thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng,… trong khi tình hình nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trên hầu hết các thị trường trọng điểm đều Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 7
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản giảm đáng kể. Trong nước giá vật tư đầu vào cho sản xuất thủy sản tăng cao, trong khi giá các mặt hàng thủy sản trong nước lại giảm khiến ngư dân và nông dân gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt 4,5 tỉ USD với sản lượng xuất khẩu trên 1.239 nghìn tấn, tăng 19,3% về lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm. Năm 2009, hàng thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008. Có ba nguyên nhân cho sự sụt giảm trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2009 đó là do dư âm của khủng hoảng tài chính đã tác động đến các nước nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam dẫn đến khối lượng nhập khẩu giảm. Thứ hai, do sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp, làm giá xuống thấp tổn hại đến uy tín và thương hiệu của sản phẩm cá tra củaViệt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt giá trị 2,047 tỷ USD tăng 17% so với cùng kỳ năm 2009. Trong những tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có khá nhiều thuận lợi khi tỷ giá đồng USD/VND tăng mạnh cộng với sự hồi phục của hầu hết các thị trường xuất khẩu chính và các hiệp định thương mại với các nước cũng đem lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi thiếu nguồn cung nguyên liệu cho cả hai mặt hàng xuất khẩu chính là tôm và cá tra, basa, lượng cung ít hơn nhiều so với nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến dẫn đến giá bán cao đặc biệt đối với tôm nguyên liệu. Bên cạnh đó là những khó khăn từ quy định IUU của EU về truy xuất nguồn gốc xuất xứ cũng như việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra đối với Việt Nam với mức thuế trên 100% cộng với rất nhiều thị trường khác cũng đưa ra hàng loạt các hàng rào kỹ thuật khác đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm ngặt hơn trong việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp phải có sự hợp tác hơn Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 8
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả xuất khẩu chung của toàn ngành. 2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng Bảng 2: Sản lƣợng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007 – 6th/2010 ĐVT: Nghìn tấn Năm Chênh lệch (%) Mặt hàng 6th-2010/6th-2009 2007 2008 2009 6t/2010 2008/2007 2009/2008 160,5 192 209 87,2 18 8,9 20,6 Tôm 372 644 608 304 73,1 (5,6) 14,3 Cá tra & basa Loại khác 631,5 403 402 61,9 (36,2) (0,2) - Nguồn: Hải quan Việt Nam_Tổng cục thống kê Bảng 3: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007 – 6th/2010 ĐVT: Triệu USD Mặt hàng Năm Chênh lệch (%) 2007 2008 2009 6t/2010 2008/2007 2009/2008 6t/2010/6t/2009 1.500 1.630 1.692 718 7,7 3,8 21,9 Tôm - 1.460 1.357 653 - (7,5) 7,9 Cá tra & basa Loại khác - 1.420 1.202 256 - (15,4) - Nguồn: Hải quan Việt Nam Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007 – 6th/2010 ĐVT: % Loại thuỷ sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6t/2010 39,9 36,1 39,8 35,1 Tôm - 32,4 31,9 31,9 Cá tra & basa Loại khác - 31,5 28,3 33 Nguồn: Hải quan Việt Nam Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 9
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản a. Về mặt hàng tôm đông lạnh: Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản cho thấy không có sự biến động nhiều giữa các nhóm sản phẩm, nhìn chung tôm vẫn là nhóm sản phẩm chủ lực chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm. Trong năm 2007, xuất khẩu được 160,5 nghìn tấn tôm đông lạnh thu về kim ngạch hơn 1,5 tỷ USD. Đứng đầu là thị trường Nhật Bản tiếp theo là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Ôxtrâylia, Asean, Hồng Kông,… Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được 192 nghìn tấn tôm đông lạnh mang về kim ngạch hơn 1,63 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và 7,7% về trị giá so với năm 2007, chiếm 36,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này năm 2008 là Nhật Bản, Mỹ và EU đều giảm nhu cầu nhập khẩu nên các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng từ trọng tâm của các cuộc khủng hoảng là EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc sang khai phá các thị trường mới như Nga, Ukraina, Ai Cập,… Năm 2009, tôm đông lạnh xuất khẩu được 209 nghìn tấn đạt kim ngạch 1,692 tỷ USD tăng 8,9% về lượng và 3,8% về trị giá, chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Úc, Canada, Anh và Bỉ. Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu tôm đông lạnh tăng 20,6% về lượng nhưng tăng 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009, điều này chứng tỏ giá xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm 2010 đã cao hơn so với năm 2009. Sở dĩ giá xuất khẩu tôm trong năm 2010 cao hơn so với 2009 là do nguồn cung thế giới giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Các nước xuất khẩu tôm lớn như Indonesia hay Mexico sản lượng tôm xuất khẩu giảm đáng kể do ảnh hưởng từ nguồn cung trong nước vì sự cố tràn dầu và dịch bệnh. b. Về mặt hàng cá đông lạnh: Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 10
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản Vị trí mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 là cá tra và cá basa đông lạnh. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được 644 nghìn tấn cá đông lạnh tăng 73,1% về sản lượng xuất khẩu so với năm 2007 đạt kim ngạch 1,46 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản lượng cá đông lạnh xuất khẩu tăng vọt là do giá và lượng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản có giá trị cao như tôm và cá ngừ đều giảm mạnh, chuyển hướng nhiều sang các sản phẩm có giá trị thấp như bạch tuộc, mực ống và cá thịt trắng, giúp cho lượng xuất khẩu các loại sản phẩm này vẫn giữ được đà tăng trưởng. Và đặc biệt sản phẩm cá tra và cá ba sa đã được người tiêu dùng không chỉ tại Mỹ ưa chuộng mà ngày càng thể hiện rõ ưu thế tại thị trường các nước trong khối EU. Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặp phải nhiều vụ kiện bán phá giá và một số sự cố về chất lượng tại thị trường Italia và Ai Cập, hình ảnh con cá tra của Việt Nam bị giới truyền thông của một số nước Châu Âu bôi bẩn cung gây một số khó khăn nhất định cho việc tiêu thụ mặt hàng này tại một số nước Châu Âu. Sản lượng xuất khẩu cá tra & basa giảm xuống chỉ còn 608 nghìn tấn đạt kim ngạch 1,357 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và 7,55 về giá trị, chiếm 31,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngoài hai sản phẩm chính là tôm và cá đông lạnh xuất khẩu thì Việt Nam còn xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản khác như cá biển, cá ngừ, nhuyễn thể, thủy sản khô, các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm và cá tra & basa. Bên cạnh những thuận lợi do diễn biến tỷ giá đem lại thì trong 6 tháng đầu năm 2010, các thị trường xuất khẩu cũng có những chuyển biến tích cực cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ mặc dù bị áp thuế chống bán phá giá nhưng tốc độ xuất khẩu cá tra vào thị trường này vẫn tăng mạnh và duy trì ở mức cao. Trong 6th/2010 xuất khẩu cá tra vào Mỹ đạt giá trị 65,5 triệu USD tăng 10 % so với cùng kỳ Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 11
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản năm 2009. Bên cạnh đó xuất khẩu mặt hàng này vào Nga cũng rất khả quan khi Nga xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với cá tra của Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường này đang hồi phục rất nhanh. Trên thị trường thế giới, cá tra Việt Nam vẫn có thế mạnh gần như độc quyền. Tuy nhiên sản phẩm cá tra xuất khẩu vẫn chủ yếu là phi lê đông lạnh nên giá thấp. Cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian tới phải đối mặt với không ít khó khăn khi mà các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Ai Cập hay Braxin đang xem xét đưa cá tra vào diện phải kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trong nước vì tranh giành thị trường nên đã hạ giá thành làm gảm giá trị xuất khẩu chung của toàn ngành và đưa cá tra Việt Nam vào nguy cơ bị áp thuế chông bán phá giá không chỉ của Mỹ mà còn nhiều thị trường khác. Năm 2009, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang 133 thị trường. Trong đó, ba thị trường hàng đầu đều có kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Tây Ban Nha, Đức. So với năm 2008, cá tra mất 14 thị trường cũ, có thêm 17 thị trường mới. 3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trƣờng giai đoạn 2007 – 6th/2010 ĐVT: Nghìn USD Năm Chênh lệch (%) Thị 2008 2009 6t/2010 trƣờng so với so với so với 2007 2008 2009 6t/2010 2007 2008 6t/2009 923.965 1.149.207 1.050.453 515.000 24,4 (8,6) 8,5 EU Nhật Bản 753.593 830.154 760.725 373.000 10,2 (8,4) 18,7 Mỹ 728.523 738.888 711.149 339.000 1,44 (3,8) 13 1.363.622 1.791.867 1.728.986 820.000 31,4 (3,5) - Khác Tổng 3.763.703 4.510.116 4.251.313 2.047.000 19,8 (5,7) 17 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trƣờng giai đoạn 2007-6th/2010 Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 12
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản ĐVT: % Thị trƣờng 2007 2008 2009 6t/2010 24,55 25,5 24,7 25,5 EU Nhật Bản 20 18,4 17,9 18,5 Mỹ 19,4 16,4 16,73 16,8 36,05 39,7 40,67 39,2 Khác Tổng 100 100 100 100 Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Trong đó dẫn đầu là thị trường EU. Các thị trường quan trọng khác như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Ý, Nga, Australia, Canada, Đài Loan, Hồng Kông… Ngoài ra, hàng th ủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh. 4. Các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản * Tình hình nuôi cá tra nguyên liệu ở Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 400 ngàn hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản các loại. Hàng năm cung cấp ra thị trường hơn 1,5 triệu tấn, chiếm trên 70% sản lượng thủy sản cả nước. Trong ngành nuôi trồng thủy sản, cá tra, ba sa chiếm một số lượng không nhỏ. Tuy nhiên sản xuất và chế biến xuất khẩu cá tra của nước ta vẫn đang như làm gia công cho nước ngoài nên lợi nhuận người nuôi trồng thu được là rất thấp. Trong những năm gần đây giá thức ăn cho cá liên tục tăng cao trong khi giá cá tra xuất khẩu lại giảm khiến người nuôi trồng và doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Diện tích nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 6-2010, là 3.749 ha, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2009 trong đó nuôi quy mô lớn (từ 10ha trở lên) tăng mạnh, và giảm hộ nuôi nhỏ lẻ. Tại thành phố Cần Thơ, tổng diện tích nuôi cá tra Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 13
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản chỉ còn 420 ha do các hộ nuôi thả cá nhỏ lẻ đã giảm tới 40% và nuôi quy mô lớn tăng 15%. So với cuộc khủng hoảng thừa cá tra cách nay 2 năm, do nuôi và chế biến không gặp nhau, thì nay tình hình đã khác nhiều. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, giá cá tra nguyên liệu dao động 14.000 - 18.500 đồng/kg, trong lúc giá thành là 14.000 – 16.000 đ/kg nguyên nhân chính là do giá thức ăn tăng vì nó chiếm đến 80% cơ cấu giá thành trong khi giá cá tra phi lê xuất khẩu lại giảm 23% so với cùng kỳ năm 2009 đẫn đến giá thu mua giảm nên nhiều người dân đã bỏ ao và một số đã chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do các nhà máy chế biến với công suất lớn đã chủ động được nguồn nguyên liệu do tự xây dựng vùng nguyên liệu nên nhìn chung thì cá tra nguyên liệu tại Cần Thơ trong những năm gần đây là không thiếu. Nhưng từ đầu năm 2010 do nhu cầu cá nguyên liệu ngày càng cao trong khi nguồn cung giảm sút nên rất nhiều nhà máy chế biến đã phải đóng cửa hoặc hoạt động dưới công suất do thiếu nguyên liệu. Nên trong thời gian tới nếu nhà nước và các cơ quan ban ngành không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người nuôi khôi phục sản xuất thì rất có thể sẽ dẫn đến việc thiếu nguyên liệu trầm trọng II.CÁC GIẢI PHÁP CẦN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Giải pháp về sản xuất nguyên liệu 1. Tình hình sản xuất nguyên liệu Chuyện thiếu nguyên liệu của các nhà máy chế biến thủy sản đã xảy ra từ nhiều năm qua. Khi thủy sản được xuất khẩu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời, nguyên liệu trong nước nhanh chóng không đáp ứng kịp nhu cầu chế biến. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, do khan hiếm tôm nguyên liệu nên 26 nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động khoảng 50% công suất, thậm chí có lúc công nhân tạm nghỉ. Tình trạng phát triển nóng khiến sản lượng cá dư thừa, nhà máy ép giá. Dù Việt Nam gần như độc quyền về xuất khẩu cá tra, nhưng do các doanh nghiệp (DN) Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 14
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản xuất khẩu, đặc biệt những DN thương mại, muốn giành khách hàng đã giảm giá bán, nhà nhập khẩu được dịp ép giá. Giá thức ăn tăng cao, người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ. Giá cá tra, tôm nguyên liệu giảm do khủng hoảng kinh tế; người nuôi bỏ hầm, treo ao vì thiếu vốn. Gần đây, tuy xuất khẩu cá tra có chiều hướng phục hồi nhưng tình hình thả nuôi trong dân vẫn trầm lắng. Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra mới chỉ đạt khoảng 1.000 ha mặt nước, thấp hơn 30% diện tích so với cùng kỳ năm trước. Chi phí thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản chiếm một phần rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi. Việc tăng hay giảm giá thành thức ăn thủy sản sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả từng vụ nuôi. “Bao giờ chủ động nguồn thức ăn?” Đây là câu hỏi đồng thời cũng chính là sự mong mỏi của người nuôi thuỷ sản Việt Nam. Một trong những yếu tố giúp ngành thủy sản nước ta phát triển bền vững, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn… thì việc chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là yếu tố cần thiết. Để tự cứu lấy mình, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chủ động đầu tư mua sắm tàu trực tiếp ra các ngư trường lớn để thu mua nguyên liệu tại chỗ của ngư dân. Một số doanh nghiệp khác lại mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, sản lượng thu mua chẳng đáng là bao do phần lớn sản phẩm đánh bắt ngư dân bán cho tư thương Trung Quốc ngay tại ngư trường vì giá cao hơn, một phần lại phải đưa về bến cá địa phương bán cho các thương lái đã đầu tư kinh phí ban đầu cho họ đi biển. Cùng với đó, việc giá xăng dầu, ngư lưới cụ tăng cao khiến các chuyến đi biển cầm chừng cũng là nguyên nhân khiến sản lượng thủy sản khai thác giảm Giải pháp Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 15
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản Để khắc phục những hạn chế trên, theo nhận định của các chuyên gia là phải sớm khắc phục những khó khăn hiện tại, trong đó vấn đề quan trọng nhất là khâu nguyên liệu. Giải pháp cho nguyên liệu: -Muốn giải quyết cơ bản được khâu này, không cách nào khác là phải đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng và đánh bắt, trong đó chú trọng đến chất lượng sản phẩm phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Trong nuôi trồng, nên tăng chất lượng tôm nuôi để đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Trong khai thác, phải tổ chức tốt đội tàu đánh bắt xa bờ, đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Một đòi hỏi nữa là các cơ quan ch ức năng cũng nên sớm có kế hoạch thành lập các chợ nguyên liệu, khởi đầu cho hình thức thị trường nguyên liệu chính thức, tránh trình trạng cạnh tranh giá bán, giá mua tràn lan như trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, cần chủ động gắn kết chế biến với vùng nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết theo hợp đồng giữa các nhà máy với người dân và các đơn vị khai thác thủy sản. Song để việc này thành công cần sự vào cuộc của Nhà nước gắn kết các bên, không nên để mỗi bên mạnh ai nấy làm như hiện nay. Các DN chế biến cần nhanh chóng tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm thị trường để sản phẩm thủy sản nhích gần hơn với yêu cầu thị trường trong khu vực và thế giới -Bên cạnh đó nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu. Tại hội thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2015 và hướng đến 2020, ông Nguyễn Hồng Cẩn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (khi chưa nhập vào Bộ NN-PTNT) cho rằng, đến lúc phải ngồi lại và phân tích những được và mất khi áp dụng mức thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cao như hiện nay và về lâu dài sẽ ảnh hưởng thế nào đến chiến lược phát triển của ngành thủy sản. -Để giữ nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu 8%-10%/năm, cần xem việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu là một chủ trương nhất quán. Theo các DN chế biến, Nhà nước cần tạo cơ hội, giúp DN nhập khẩu nguyên liệu để trở thành một trung Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 16
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản tâm tái chế và sản xuất sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao hàng đầu trong khu vực. Do vậy, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh, giảm thuế nhập khẩu thủy sản xuống 0% như nhiều nước trong khu vực. Các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu tiên thông quan đối với các lô hàng thủy sản đông lạnh… Giải pháp cho thức ăn thủy sản: để có thể chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn thuỷ sản, ngoài việc các doanh nghiệp tự đầu tư dây chuyền sản xuất, thì nhà nước cũng cần đầu tư nguồn vốn cho nông dân để tăng cường hệ thống kho bãi, phơi, sấy, bảo quản để bảo đảm chất lượng nông sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn thủy sản cũng cần được tiến hành trên cơ sở tính toán nhu cầu thực tế… Có như vậy mới góp phần bình ổn thức ăn chăn nuôi, dẫn đến một số loại nông sản sản xuất trong nước phải bán với giá quá rẻ. Do đó giá thành thức ăn thủy sản sẽ giảm xuống giúp người nuôi bớt cảnh phập phồng theo giá thức ăn. Hiện nay một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn … đã bỏ tiền đầu tư, mua sắm dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản để chủ động nguồn thức ăn cho nuôi trồng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương khẳng định: Bộ rất ủng hộ những người lệ thuộc vào nguồn thức ăn sản xuất trong nước. Bộ cũng đang vận động để sớm hạ thuế nhập khẩu, dọn đường cho doanh nghiệp nhập thức ăn thuỷ sản. 2. Nhận diện những trở ngại của thủ tục chính đối với quyền của doanh nghiệp trong gia nhập thị trƣờng. Doanh nghiệp gia nhập thị trường thông qua việc đăng ký kinh doanh để gia nhập thị trường họ muốn tìm kiếm thị phần. Việc các nhà đầu tư gia nhập thị trường dưới hình thức thành lập mới doanh nghiệp hay đăng ký ngành nghề kinh doanh mới cũng đều thông qua các thủ tục hành chính nhất định. Thủ tục hành chính càng phức tạp, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp, doanh nhân càng lớn. Thủ tục đăng ký kinh doanh theo các qui định của pháp luật hiện hành vẫn còn khá phức tạp và tốn kém mặc dù về hình thức Luật Doanh nghiệp 2005 đã gạt bỏ nhiều thủ tục. Hiện tại, chi phí gia Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 17
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản nhập thị trường của doanh nghiệp ở Việt Nam còn quá cao so với các nước trên thế giới. Báo cáo Khảo sát. Dự án VIE 01/024/B. Bộ Nội vụ -Viện Khoa học Pháp lý , Bộ Tư pháp. Tháng 9/2005: Trong việc gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai hoặc thực hiện các thủ tục đăng ký nhà đất là yếu tố đầu vào quan trọng và cũng mất nhiều chi phí nhất. Điều kiện tiên quyết cho việc gia nhập thị trường đối với tất cả doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp qui mô lớn là đất đai, nhà cửa để làm tư liệu sản xuất, trụ sở, cơ sở sản xuất. Với tư cách là những yếu tố đầu vào không thể thiếu, chi phí tiếp cận đất, mua nhà, thuê nhà, đăng ký nhà ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Chỉ đơn giản khi doanh nghiệp thuê nhà làm trụ sở, làm văn phòng đại diện, sự chậm trễ từ phía các cơ quan nhà nước trong thủ tục đăng ký các giao dịch mà pháp luật đòi hỏi đã là cản trở không nhỏ đối với doanh nghiệp. Cản trở này vừa làm doanh nghiệp tăng thêm chi phí, vừa làm cho doanh nghiệp có thể mất cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý nhất là việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều bất cập nhất về thủ tục hành chính, tạo ra nhiều chi phí lớn và tốn kém cho doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát do Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp thực hiện mới đây thì có 65% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai là bức xúc nhất. Tương tự, có 73,9% doanh nghiệp cho rằng cần cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tiếp đó là lĩnh vực cấp phép xây dựng (43,3%) và thuế (39,5%) Theo qui định của Luật đất đai 2003, doanh nghiệp không được cấp đất mà chỉ được thuê đất. Thời hạn thuê đất phụ thuộc vào thời hạn của dự án đầu tư. Thuê đất được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thuê, tức là trên cơ sở bình đẳng giữa doanh nghiệp thuê đất và Nhà nước, người cho thuê đất. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ về đất đai giữa Nhà nước và doanh nghiệp không thực sự bình đẳng. Nhà nước đặt ra quá nhiều thủ tục hành chính và trên thực tế hợp đồng thuê đất không thể phát huy được tác dụng của nó. Doanh nghiệp khi muốn được đất phải tự (hoặc thuê) đo đạc, xác định địa giới, thoả thuận địa điểm, lập thiết kế chi tiết, lập dự án đầu tư, đền bù giải Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 18
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản phóng mặt bằng xong mới được thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều doanh nghiệp hiện đang trên bờ vực phá sản do những thủ tục như vậy. Traseco Visal là một ví dụ điển hình. Hành trình với thủ tục hành chính trong 7 năm, với chi phí hàng tỷ đồng cho các hoạt động khác nhau để có được đất triển khải dự án. Cho đến nay, công ty này vẫn chưa triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng đó được vì các cấp có thẩm quyền chưa phê duyệt. Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Việt Nam cần chú trọng vào những giải pháp chính sau: Kiểm soát chặt dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng Cần thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản thủy sản. Tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến thủy sản của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra chứng nhận về dư lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của cơ quan chức năng Nhật Bản. Giải pháp tổng thể để kiểm soát hiện tương bơm chích tạp chất và dư lượng kháng sinh bao gồm mọi hoạt động ở các khâu trong chuỗi quá trình cần được quản lý, chế tài chặt chẽ, tuyên truyền giáo dục tốt hơn ở mọi ngành, mọi cấp. Bởi lẽ, danh mục hóa chất cấm với thủy sản nhưng các ngành khác vẫn "vô tư" cho lưu hành, sử dụng ở những hoạt động khác của đời sống. Vì vậy, cần có thái độ dứt khoát đối với những hành động bơm chích tạp chất (agar), hoặc muối ướp nguyên liệu bằng bột đắng vì đó không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà phải được coi là hành vi nguy hiểm, nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, mạng sống của con người. Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 19
- Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản Nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh (ATVS) thủy sản xuất khẩu Để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của người tiêu dùng, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần: Nhanh chóng áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiếm soát tới hạn) giống như các nước EU, Mỹ và Hàn Quốc qui định và Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện. Nâng cấp chất lượng nguyên liệu thủy sản và giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ cá tại các cảng cá của các tỉnh trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt quan tâm tới việc nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu chính cho chế biến vì những sản phẩm nuôi trồng thường cho chất lượng tốt và số lượng đồng đều hơn sản phẩm đánh bắt, việc bảo quản trước khi chế biến cũng thuận tiện hơn và giảm bớt rủi ro do vi sinh vật gây nên. Tăng cường đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản để đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản. Chọn lựa để nhập khẩu những công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến tiên tiến của Nhật Bản phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn nhân lực và điều kiện tài nguyên thủy sản Việt Nam. Nguồn nhân lực cần được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ, nắm vững và sử dụng tốt máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức và hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển cho đến bảo quản và chế biến. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê”
64 p | 1495 | 1188
-
Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
42 p | 1366 | 440
-
Đề tài “ Tình Hình Kế Toán Và Quản Lý Tài Sản Cố Định ở Công Ty Xuất nhập khẩu Thủy Sản Miền Trung”
57 p | 375 | 198
-
Luận văn tốt nghiệp “Tình hình kinh doanh và thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội”
84 p | 502 | 154
-
Đề tài “ Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung”
55 p | 392 | 136
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
145 p | 390 | 87
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404
90 p | 213 | 71
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
64 p | 230 | 63
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia mô hình sản xuất rau thủy canh của nông hộ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng
103 p | 28 | 21
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa
27 p | 94 | 19
-
Luận văn kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM – DV Dầu khí Anh Thúy
124 p | 94 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang
254 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
133 p | 90 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang
85 p | 38 | 9
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá thực trạng về khoán chi phí trong một số doanh nghiệp thuỷ nông
103 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
187 p | 20 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang
26 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn