Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
lượt xem 440
download
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1977:Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977 1988 Xí nghiệp Đông lạnh 22 được đổi tên là Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty Thủy sản Bến Tre)
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
- HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Khoa Ngân hàng ____***____ BÀI THẢO LUẬN Đề tài : Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre Thực hiện: Nhóm Sky Bộ môn : Phân tích tài chính doanh nghiệp
- I. Giới thiệu công ty: Tên và địa chỉ công ty. Tên pháp định Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND EXPORT Tên quốc tế JOINT STOCK COMPANY Viết tắt AQUATEX BENTRE Địa chỉ Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Điện thoại (84.75) 860 265 Fax (84.75)860 346 Website http://www.aquatexbentre.com Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423 ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre. Tháng 5/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng. Nơi niêm yết: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex BenTre)là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh. Năm 2006, Công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử phối hợp cùng với Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha và Italy bình chọn. Ban lãnh đạo. Chức vụ Tên Ông Đặng Kiết Tường Chủ tịch HĐQT Ông Lê Bá Phương Phó Chủ tịch HĐQT Bà Nguyễn Thị Ngọc Lê Thành viên HĐQT Ông Lương Thanh Tùng Thành viên HĐQT Ông Lương Văn Thành Thành viên HĐQT Ông Đặng Kiết Tường Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Văn Nhỏ Phó Tổng GĐ
- Ông Nguyễn Xuân Hùng Phó Tổng GĐ Bà Nguyễn Thị Ngọc Lê Kế toán trưởng Bà Võ Thị Thùy Nga Trưởng BKS Bà Nguyễn Thị Hương Giang Thành viên BKS Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh Thành viên BKS Lịch sử hình thành 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1977:Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977 1988 Xí nghiệp Đông lạnh 22 được đổi tên là Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty Thủy sản Bến Tre) 1992 Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre được đổi tên là Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (AQUATEX BENTRE) 1993 Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (QUATEX BENTRE) được phép xuất khẩu trực tiếp 1995 Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, SSOP, HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: Code DL 22. 1999 Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP 05-2002 Công ty được tổ chức DNV - Na Uy cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 01/12/2003 UBND Tỉnh Bến Tre có quyết định số 3423/QĐ-UB thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre 01/01/2004 Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần 2004 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 04/10/2005 Để tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong đầu tư phát triển SXKD, Công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có (chiếm 51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của UBND tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-
- CNTNMT của UBND tỉnh Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổ phần Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre 22/05/2006 HĐQT Công ty đã thực hiện việc bán 500.000 cổ phần và chia cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 10:1 để nâng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 33 tỷ đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503- 000010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003 được đăng ký thay đổi lần 2 06/12/2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-GPNY. 2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn. 2. Lĩnh vực kinh doanh: a, Ngành nghề kinh doanh hiện tại : - Chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản - Nhập khẩu vật tư, hàng hóa - Nuôi trồng thủy sản - Kinh doanh nhà hàng b, Thị trường: - Thị trường xuất khẩu: +Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận +Việc duy trì tỷ trọng cao thị trường Châu Âu trong nhiều năm lên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Châu Âu, Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty gồm có: Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng, Israel, Dominica và Ả rập - Thị trường nội địa: +Khách hàng của nhà hàng thủy sản +Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, giấy +Các đại lý tiêu thụ hàng thủy sản nội địa tại Bến Tre và Tp.HCM c, Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là các Công ty chế biến, xuất khẩu nghêu, cá tra, basa và tôm trong khu vực
- 3. Vị thế công ty: Các đặc điểm nổi bật của công ty - Điểm mạnh của Công ty: Gần nguồn nguyên liệu, điều kiện sản xuất đảm bảo, sản xuất đồng thời được nhiều chủng loại hàng (nghêu, cá, tôm), có uy tín và kinh nghiệm trong SXKD, có Code xuất khẩu thủy sản (kể cả nghêu) vào EU. Trong đó, khả năng sản xuất đồng thời được nhiều chủng loại hàng là một ưu thế cạnh tranh lớn chỉ có ở một số rất ít doanh nghiệp. - Hình thức mua bán: Công ty mua bán thông qua các hợp đồng ngoại thương (đối với khách hàng nước ngoài) và hợp đồng mua bán (đối với khách hàng trong nước). - Phương thức thanh toán: Các hợp đồng ngoại thương của Công ty được thực hiện theo các thông lệ thương mại quốc tế, phương thức thanh toán chủ yếu là L/C, một số hợp đồng thanh toán theo TT, DP. - Khách hàng của Công ty: Là các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và nhà chế biến tại nước sở tại với các kênh phân phối là bán lẻ, thị trường dịch vụ ăn uống và tái chế. Hợp đồng với các khách hàng cũ của Công ty chiếm 60%, phần còn lại là của các khách hàng mới. - Chất lượng dịch vụ: Trong giao dịch Công ty luôn chú trọng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng xây dựng maketing quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh doanh với Công ty, tăng cường sự trung thành của người mua thông qua làm việc gần gũi với khách hàng. Đây là yếu tố giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm sản phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chấp nhận giá chào bán cao hơn trong thời gian qua. - Uy tín, thương hiệu: Công ty đã được cấp EU code DL 22 từ năm 1995. Bên cạnh đó Công ty cũng đã được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho thương hiệu “AQUATEX” từ năm 1998, “AQUATEX BENTRE” từ năm 1999 và biểu trưng (logo) Công ty từ năm 2003. - Quản lý: Công ty đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP (từ 1995) và ISO 9001:2000 (từ năm 2001), ban hành và áp dụng có hiệu qủa các qui trình quản lý nội bộ về sản xuất, thành phẩm, vật tư, tài chính, nhân sự, v.v... a, Sản phẩm: - Sản phẩm nghêu: trước mối quan tâm về an toàn thực phẩm và những sản phẩm ko đạt chất lượng ngày càng tăng, người tiêu ùng ngày càng
- quan tâm đến sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, trong đó có nghêu. Theo xu hướng hiện nay, các sản phẩm thủy sản trên thực tế đã kích thích nhu cầu đối với các sản phẩm thịt nghêu luộc đông lạnh và nghêu nguyên con. Theo định hướng phát triển đến năm 2020 của Bộ Thủy sản, nghêu được xác dịnh thuộc nhóm các đối tượng chủ lưc (tôm, cá tra, basa, cá ngừ đại dương, mực và bạch tuộc) phuc vụ hoạt động chế biến và xuất khẩu. - Sản phẩm cá tra fillet: Thị trường cá đang có xu hướng tăng trưởng, cá tra, basa Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Nhu cầu của thị trường nội địa tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về thủy sản sẽ tăng, mặt khác người tiêu dung ngày càng quen và ưa thích sp này. Nghề nuôi cá tra, cá basa trong nước còn diện tích có khả năng nuôi còn lớn, sx giống cá tra hoàn toàn chủ động, kĩ thuật nuôi ngày càng hoàn thiện, chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đang chuyển sang sp GTGT. Với tiềm năng và tính đặc thù cao, lợi thế cạnh tranh của sp cá tra, basa còn rất lớn. - Sản phẩm tôm: Hội nghị tôm toàn cầu đã đánh giá cao san phẩm tôm sú của VN và nhận đinh tôm chế biến GTGT chỉ VN và Thái Lan có thế mạnh. Riêng Vn có ưu thế về tôm sú cỡ lớn với lượng hang hóa dồi dào… b, Thị trường xuất khẩu: - Thị trường Châu Âu: TT Châu Âu, đặc biệt là TT EU, thường có những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế các nước xuất khẩu theo những điều kiện có lợi cho họ. Tuy nhiện, đây là tt có uy tín cao, việc xuất hàng vào Châu Âu cũng có 1 ý nghĩa nhất định như 1 chứng chỉ về trình độ. Trong các năm qua tt nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của C.Âu trong đó có nghêu đã phát triển khá mạnh. Các sp của công ty xuất sang tt EU là nghêu, cá tra, tôm được khách hang đánh giá cao. - Thị trường Nhật: Nhật Bản là TT nhập khẩu thủy sản số 1 thế giới. Nhật Bản cũng là thị trường chính nhập khẩu các sản phẩm nghêu, sò. - Thị trường Mỹ: Mỹ là TT nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 trên TG, chỉ sau Nhật. Mỹ hiện là nhà nhập khẩu tôm đứng đầu TG, là thị trường xuát khẩu thủy sản lớn thứ 2 của VN. - Các thị trường khác: Hongkong, Hàn Quốc, Canada,… Công ty xuất khẩu nghêu, cá tra và tôm sú vào các thị trường này. II. Phân tích ngành Thủy sản và xuất nhập khẩu Thủy sản: 1. Triển vọng phát triển của ngành: - Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành Thủy Sản: các sp thủy sản thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hang thủy sản VN có khả năng cạnh tranh hơn trên thị
- trường TG. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư phát triển Thủy sản tại VN. Doanh nghiệp các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất, nhập khẩu thủy sản của VN. - Theo dự báo phát triển xuất khẩu thủy sản của FAO, sự tăng trưởng dân số cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 17-19 kg/người/năm, nhu cầu thực phẩm thủy sản TG ở mức 121 triệu tấn vào năm 2010 tăng 22% so với năn 2001. Nhờ những đặc tính như chất lượng nguyên liệu tốt, sản phẩm chế biến phong phú, hàng thủy sản nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường TG, đưa VN khá ổn định ở vị trí 10 nước xuất khẩu Thủy sản hang đầu TG. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đát nước ta trong thời gian tới sẽ mang lại cho thủy sản những ưu đãi hơn về thuế quan. Theo chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Bộ Thủy sản, ngành thủy sản phấn đấu đến 2010 đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tỷ USD, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh sánh ngang với các nước đang phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là 1 trong những ngành hang xuất khẩu chủ lực của cả nước. - Với nhu cầu thực phẩm thủy sản TG tăng cao như dự báo, định hướng phát triển của AQUATEX BENTRE trong các năm tới hoàn toàn phù hợp với triển vọng phát triển chung của ngành thủy sản VN. 2. Tiềm năng phát triển năm 2010: Nguồn cung thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Trong khi nhu cầu cả ở Việt Nam và thế giới dự đoán trong năm 2010 sẽ được cải thiện và tăng lên đáng kể do nền kinh tế đã qua khủng hoảng và đang phục hồi.Vì vậy, giá thủy sản dự báo có thể tăng lên trong năm 2010 do đây là nguồn thức ăn bổ dưỡng, thay thế cho cho các nguồn thực phẩm khác đang rộ lên nhiều nguy cơ dịch bệnh. Ngành thủy sản Việt Nam vẫn trong giai đoạn 2006-2010, đề ra mục tiêu gia tăng sản lượng trung bình là 3,8%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 10,63% và theo kế hoạch sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD trong năm 2010. Trong thời điểm hiện tại, các điểm thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của ngành có thể đưa ra như sau: a, Thuận lợi
- Về thương hiệu: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả. Trong đó phải kể đến thương hiệu cá da trơn của Việt Nam là khá mạnh, hiện chiếm khoản 75% thị phần xuất khẩu cá da trơn trên toàn thế giới. Sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên khoảng 69 quốc gia trên thế giới. Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như thuế (các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy hải sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt trong ngạch cá da trơn đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Ngoài các kênh cung cấp chính như Nhật Bản, Mỹ, EU, Việt Nam đang tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và dần dần mở rộng được thị phần tại các nước mới như Hàn Quốc, Nga…. Đa dạng thị trường cũng là cách giúp Việt Nam giảm được rủi ro của các chính sách từ các thị trường xuất khẩu chính nhằm hạn chế xâm nhập thị trường. Đối với từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể, trong năm 2010, tôm, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được áp dụng mức thuế 0% vào thị trường Nhật Bản. Qua đó, sản lượng nhập khẩu vào thị trường chính của mặt hàng này sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới. Cũng như việc mở rộng thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài các sản phẩm chính như tôm, cá tra, cá basa, các mặt hàng mới như mực, bạch tuộc, ngao gần đây cũng đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro. Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy đổi doanh thu sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước, không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. b, Rủi ro
- Nguồn nguyên liệu không ổn định. Việc phát triển nhanh chóng của ngành trong những năm gần đây đã gây ra việc nuôi trồng hải sản đại trà nhằm đáp ứng kịp tốc độ chế biến và xuất khẩu. Trong khi chi phí đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản hầu hết là nguồn vốn vay ngân hàng, khó khăn về tín dụng có thể gây khó khăn cho việc chăn nuôi ngành thủy sản, các hộ nông dân có thể bán cá chưa đủ trọng lượng hoặc có thể giải thể do áp lực trả vốn vay, dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Quy định EC 1005/2008 có thể coi là rào cản đáng lo ngại nhất cho sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng đầu là EU. Việc các doanh nghiệp Việt Nam còn đang lung túng trong việc thực hiện các bước chuẩn bị về thủ tục, giấy tờ nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU có thể báo hiệu cho những khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này vào những tháng đầu năm 2010. Hiện tại, nhiều hợp đồng nhập khẩu từ phía EU đang bị hoãn lại do phía EU chưa thấy các động thái rõ rệt từ phía Việt Nam trong việc thực thi quy định mới. Trong khi đó, việc đàm phán lùi lại thời gian thực hiện quy định đến hết tháng 6/2010 là khó thành công. Nguy cơ đứng trước việc mất thị phần vào thị trường chiếm đến 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là rất cao nếu phía Việt Nam không thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU. Phía Mỹ tiếp tục áp dụng mức thuế suất chống phá giá từ 36%- 68% cho các doanh nghiệp Việt Nam sản phẩm cá tra, cá basa được nhập khẩu vào Mỹ trong 5 năm tới. Như vậy, việc tăng sản lượng nhập khẩu mặt hàng này là vẫn khó khăn, và chỉ các doanh nghiệp được Mỹ đặc cách áp dụng thuế suất thấp mới có thể lấn chân vào thị trường này. c, Cơ hội Có thể thấy năm 2010 là một năm đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành thủy hải sản Việt Nam. Gọi là tiềm năng nếu Việt Nam có những chính sách cụ thể trong việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như thị trường xuất khẩu, và đặc biệt là có những chính sách đồng bộ, cụ thể để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu vượt qua các rào cản của các biện pháp bảo hộ mà phía nhà nhập khẩu đưa ra, đặc biệt là Nghị định EC 1005/2008 của EU. Nếu đáp ứng được các chính sách mà nhà nhập khẩu yêu cầu, Việt Nam sẽ khẳng định được chỗ đứng, cũng như là cơ hội lớn để cạnh tranh và mở rộng thị phần ở các thị trường khó tính này.
- Tuy nhiên, trong tiềm năng này cũng chứa đựng đầy rủi ro trong trường hợp chính sách ở Việt Nam đưa ra chưa đáp ứng được những yêu cầu từ nhà nhập khẩu các nước. Chúng tôi dự báo, trong quý đầu năm 2010, sản lượng nhập khẩu sẽ giảm, chủ yếu do giảm sản lượng nhập khẩu vào thị trường EU. Nói về phương hướng xuất khẩu thủy sản năm 2010, các doanh nghiệ cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, đưa ra được những chương trình, đề án, dự án đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu. Tiếp đến là phải tạo được chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến – xuất khẩu, với 2 mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng, khai thác, xử lý môi trường đến chế biến, thương mại, dịch vụ… Liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể trong cùng một công đoạn. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng trưởng 10%. Dù các năm trước đều đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 20%, nhưng năm 2010 chỉ dự kiến 10% vì dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. 3. Báo cáo phân tích triển vọng ngành thủy sản trong quý 3/2010 Ngành thủy sản có tính chất chu kỳ rất rõ rệt với kim ngạch ở mức thấp nhất trong tháng 1 và tăng liên tục và đạt mức cao nhất của năm trong các tháng 8,9 và giảm trở lại về cuối năm bất kể trong giai đoạn kinh tế bùng nổ hoặc khủng hoảng. Nguyên nhân chính do Q3 là mùa vụ thu hoạch chính của nhiều loại thủy sản tại Việt Nam như: tôm (chính vụ vào tháng 7); nghêu (tháng 8,9). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và châu Âu tăng lên trong kì nghỉ hè. Tuy nhiên, có thể thấy xuất khẩu thủy sản đang trên xu hướng tăng dần khi các mức đáy và đỉnh các năm sau đều cao hơn các năm trước. 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt USD2.9 tỷ, +12% so với cùng kỳ năm ngoái và thậm chí còn tăng nhẹ so với 8T2008 (là năm đỉnh cao của xuất khẩu thủy sản). Do vậy, SBS dự kiến KQKD trong Q3 của các doanh nghiệp thủy sản sẽ có tăng đột biến so với các quý trước. NĐT ngắn hạn cần chú ý đến thời điểm đầu tư dựa trên tính chu kỳ của ngành thủy sản. Thời gian cuối Q3 là thời điểm thích hợp để đầu tư vào ngành này, chờ đợi kết quả tốt cho Q3 và Q4. Các cổ phiếu thích hợp cho đầu tư ngắn hạn là những cổ phiếu có KQKD ổn định trong các quý trước và không có nhiều rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, thời điểm chia cổ tức cũng là một yếu tố cần quan tâm.
- Trong khi đó, các NĐT dài hạn cần chú ý tới khả năng tự chủ nguyên liệu của công ty, các tiêu chuẩn về chất lượng mà công ty đã đạt được (Vd: AQUAGAP, GLOBAL GAP) và cơ cấu thị trường xuất khẩu (Vd: thị trường EU, Nhật Bản sẽ có rủi ro thanh toán thấp hơn thị trường Đông Âu) để xác định tiềm năng và rủi ro chính của công ty. Cổ phiếu ngành thủy sản niêm yết có thể được chia ra làm 3 nhóm chính: Nhóm 1 – Các công ty xuất khẩu tôm (hoặc có tỷ trọng tôm lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu) với những công ty có kim ngạch lớn như MPC, FMC, CAD. Vừa qua, trong khi các công ty xuất khẩu cá tra gặp khó khăn trên thị trường Mỹ về thuế chống phá giá thì tôm Việt Nam chỉ bị tăng thuế nhẹ. Ngoài ra, các thông tin như sản lượng tôm tại Indonesia giảm do dịch bệnh và sự kiện tràn dầu tại vùng Vịnh Mehico khiến lượng tôm đánh bắt tự nhiên tại Mỹ giảm đều có lợi cho tôm Việt Nam. Vì vậy, có thể nói ngành tôm đang có ưu thế hơn so với ngành cá. NĐT có thể đầu tư vào các công ty trong ngành này, tập trung vào các cổ phiếu có chỉ số P/E ở mức thấp hơn so với trung bình ngành. Nhóm 2 - Các công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Nhóm cổ phiếu này mang tính phòng vệ nhiều hơn vì sản lượng và doanh thu vẫn tăng, nhưng ở mức vừa phải so với ngành tôm. Do vướng mắc về thuế chống phá giá tại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là vấn đề trong thời gian tới, SBS chưa khuyến nghị đầu tư vào các cổ phiếu như VHC, AGF mặc dù các công ty này có hoạt động cơ bản tốt và mức P/E khá thấp. Trong nhóm này, SBS ưa thích các công ty có mức độ tự chủ cao về nguyên liệu và có thị trường xuất khẩu vào EU và Nhật Bản. NĐT có thể lựa chọn các cổ phiếu có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao trong 6M2010 và có mức P/E trên lợi nhuận dự phóng khoảng 6 lần (thấp hơn trung bình). Nhóm 3- các sản phẩm thủy hải sản khác Là nhóm các công ty còn lại, là các công ty xuất khẩu nghêu, mực, tôm, cua..v.v như ABT, AGD, NGC, CAD Các công ty này thường có vốn nhỏ, hoạt động có biến động mạnh do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ tự nhiên. Trong nhóm cổ phiếu này thì nổi bật nhất là ABT với hoạt động xuất khẩu nghêu và cá tra ổn định. III. Phân tích chiến lược kinh doanh: 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh: - Thuận lợi:
- • Công ty tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu nghêu, cá, tôm. • Có điều kiện sản xuất đảm bảo, có Code xuất khẩu thủy sản(kể cả nghêu) vào EU. • Lực lượng công nhân có trình độ tay nghề cao. • Sản xuất đồng thời được 3 mặt hang nghêu, cá, tôm là 1 ưu thế cạnh tranh lớn chỉ có ở 1 số rất ít doanh nghiệp. • Có uy tín và kinh nghiệm trong SXKD, có khách hang và thị phần ổn định tại các thị trường chính EU, Nhật, Mỹ và các thị trường khác. • Cơ chế quản lý năng động giúp Công ty sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của doanh nghiệp. • Đầu tư máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu nâng sản lượng và chất lượng sản phẩm. - Khó khăn: • Do tính chất của ngành nên nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời vụ, dễ bị biến động khi thời tiết khí hậu thay đổi. • Các nước nhập khẩu đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm. • Việc sử dụng kháng sinh hóa chất bị cấm trong nghề nuôi còn diễn biến phức tạp. • Một số vật tư phụ tăng giá kéo theo chi phí sản xuất đầu vào tăng. • Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt. Tính cạnh tranh trong thu mua, chế biến thủy sản rất gay gắt tạo xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận. 2. Phân tích tình hình công ty: 2.1. Phân tích theo mô hình SWOT: a, Điểm mạnh: - Nguồn vốn ổn định, máy móc thiết bị tương đối hiện đại đã và đang được đầu tư, vị thế, uy tín Công ty trên thương trường không ngừng được nâng cao. - Chuỗi SX hoàn chỉnh, khép kín từ con giống cho đến thành phẩm xuất khẩu. Với 4 khu nuôi cá có tổng diện tích là 43,77 ha, Công ty là 1 trong số ít các Công ty có thể chủ động 100% nhu cầu cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, góp phần hạn chế được rủi ro đầu vào, kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời yêu cầu SXKD. - chất lượng sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Trong các năm qua cty đã tập trung chế biến và xuất khẩu sản phẩm chất lượng
- cao và phân khúc cao cấp của thị trường nghêu và cá tra với giá bán ổn định. Khách hàng của cty chủ yếu là các chuỗi nhà hàng., siêu thị trực tiếp nhập khẩu sản phẩm để bán lẻ, nên thời gian thanh toán khá nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt tín dụng cũng như tình trạnh cạnh tranh phá giá vốn đang ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. - Phương thức kinh doanh chắc chắn. Công ty sản xuất đồng thời dc hai mặt hàng nghêu, cá tra với khả năng thay đổi cơ cấu mặt hàng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, quy mô công ty vừa phải nên thuận lợi trong việc ứng phó, xoay sở trước tình hình khó khăn. - Khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính và dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, được khách hàng đánh giá cao. b,Điểm yếu: - Cán bộ quản lý SXKD giỏi và công nhân lành nghề còn thiếu. - Tỷ trọng hàng GTGT còn thấp. c, Cơ hội: - Sự phục hồi của nền kinh thế thế giới, đặc biệt của các nước đầu tàu như EU, Mỹ, Nhật giúp nhu cầu tiêu dùng các nước tăng mạnh. - So với các ngành xuất khẩu khác thì thuỷ sản thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, trong đó nghêu , cá tra là các sản phẩm phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng , thay thế các loại sản phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang giảm mạnh nên ít bị tác động nhất của suy thoái kinh tế. Ngược lại , khi các dịch cúm A/H1N1 đang lan tỏa trên thế giới thì nhu cầu thực phẩm thủy sản lại tăng cao. - Việt Nam có chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ được EU công nhận , là một trong bốn nước Châu Á được phép xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào EU, nghêu Bến Tre là nghề cá đầu tiên ở ĐNA được cấp chứng nhận MSC, cty là doanh nghiệp đầu tiên ở Vn đạt tiêu chuẩn MSC CoC, sản phẩm nghêu càng ngày được ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng, giá rẻ mà còn là sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn ATVSTP của EU, là sản phẩm đặc thù của cty có thị trường lớn, ít “ đụng hàng” với sản phẩm của các nhà máy khác trong nước và ít bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu; nhiều nhà cung cấp, nhiều chuỗi siêu thị lớn trên thế giới đã đưa ra tuyên bố, trong vài năm tới sẽ chỉ bán sản phẩm chỉ có chứng chỉ bền vững của hội đồng biển quốc tế MSC. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty không những giúp gia tăng sản lượng, hiệu quả xuất khẩu nghêu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sản phẩm có chứng nhận MSC, cũng như thâm nhập phân khúc thị trường đòi hỏi có nhãn hiệu sinh thái với số lượng khách hàng đang tăng dần.
- - Ngành thủy sản tiếp tục là ngành được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước về vốn, qui hoạch ngành cũng như hỗ trợ trong việc thâm nhập thị trường nhập khẩu. Tháng 11/2009 Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh cao, phát triển nuôi cá tra ĐBSCL theo hướng công nghiệp , trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. d, Thách thức: - Các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam làm cho xuất khẩu thủy sản giảm, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản. - Ngày càng có nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn lực do thiếu cán bộ quản lý và công nhân. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp cùng ngành về chất lượng dẫn đến giá bán giảm. - Chi phí đầu vào như nguyên liệu, vât liệu phụ , tiền lương, giá thức ăn thủy sản… ngày càng tăng, trong khi giá bán giảm thấp làm giảm hiệu quả SXKD. - Con giống không đảm bảo chất lượng, chưa được kiểm soát, nguy cơ suy thoái môi trường nuôi và dịch bệnh phát triển. - Yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đang ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện’” từ ao nuôi đến bàn ăn” và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2.2. Phân tích chung: a, Năng lực: Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính là nghêu, cá tra và tôm đông lạnh. Ngày 24/12/2006, chính thức niêm yết trên HCM Năm 2008, Công ty đã xuất khẩu đến 26 nước và lãnh thổ, trong đó EU tiếp tục là thị trường chiếm thị phần cao nhất, chiếm 70,53% giá trị xuất khẩu. Thị trường Mỹ chiếm 9,02%; Nhật chiếm 7% (so với năm 2007 là 4%) Xuất khẩu đạt sản lượng 8.486 tấn, với 2 nhóm sản phẩm chủ lực là nghêu (chiếm 24% về giá trị) và cá tra chiếm 72%. ABT là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh rất lớn do đây là sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành không tập trung phát triển Ngoài ra, Công ty hiện đứng thứ 15 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra – cá basa và đứng thứ 36 trong danh sách 100 các doanh nghiệp
- xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Nguồn nguyên liệu: Công ty có thuận lợi là nằm ngay vùng nguyên liệu Bến Tre, một trong những vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2008, Công ty đã nâng quy mô diện tích vùng nuôi lên 60 ha để ổn định nguồn nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh. Đến hết quý III/2009, Công ty đã đạt 364 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch đề ra. Riêng lợi nhuận sau thuế, đến hết quý III/2009, Công ty đạt lợi nhuận ấn tượng 54 tỷ đồng. Trong năm 2010, Công ty cũng gặp những khó khăn ban đầu khi xuất khẩu sang thị trường EU, trong khi thị trường này lại đang chiếm tới 70% thị phần xuất khẩu của ABT. Bên cạnh duy trì và phát triển quan hệ mua bán với khách hàng truyền thống tại Châu Âu, Mỹ, Nhật; công ty đã tích cực tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới tại Đông Âu, một số nước Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; áp dụng nhiều biện pháp tiếp thị khác nhau như tham dự các Hội chợ Thủy sản Quốc tế, tiếp thị qua mạng internet, chuyên nghiệp các khâu báo giá chào hàng. Sản phẩm của công ty hiện đã được xuất khẩu đến 40 nước, lãnh thổ trên thế giới. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác. - Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ các quá trình nghiệp vụ tại công ty, tăng cường các hoạt động quản lý về tài chính kế toán, nhân sự, thành phẩm vật tư, bán hàng,… - Chú trọng xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE, cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng. b, Phát triển và Đầu tư: Công ty thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh và đạt được một số thành tích như sau - Mạnh dạn đầu tư xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu tôm, cá tra. Đến nay diện tích các trại nuôi cá, tôm do công ty quản lý đã đạt 94 ha. Do tập trung cao cho công tác tạo nguồn nguyên liệu nên nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu tại công ty luôn ổn định, sản lượng sản xuất năm sau cao hơn năm trước. - Triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất như điều độ sản xuất, thống kê, quản lý thành phẩm, vật tư, định mức tiêu hao nguyên liệu, chế độ thông tin báo cáo, bố trí lao động tại các công đoạn, sắp xếp hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất, sắp xếp vận
- hành hợp lý máy móc thiết bị, tập trung nâng cao tay nghề công nhân,... Đến nay, hầu hết cán bộ quản lý tại các phòng ban, phân xưởng đều đã học qua các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước, công nhân trực tiếp sản xuất được bồi dưỡng nâng cao tay nghề. c, Hoạt động Marketing: Phương thức Marketing: đã chuyển hẳn từ phương thức bán hàng thụ động sang chủ động, tự bước ra thị trường, tìm kiếm và thiết lập quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động như: • Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Polfish – Ba Lan… • Tiếp thị qua mạng internet Duy trì website www.aquatexbentre.com • • Quảng cáo trên tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế • Thực hiện các hình ảnh, CD, catalogue quảng cáo • Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng, mặt hàng của công ty, chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng • Thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của Công ty thông qua các công ty môi giới thương mại, xây dựng uan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại TP.HCM. Bên cạnh đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý, trong kinh doanh Công ty luôn chú trọng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng xây dựng marketing quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiếp tục duy trì mối uqn hệ kinh doanh với công ty, tăng cường sự trung thành của người mua thông qua làm việc gần gũi với khách hàng. Đây là yếu tố giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm sản phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chap nhận giá chào bán cao hơn trong thời gian qua. 3. Định hướng phát triển: Hoạt đông nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được công ty quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay. Hiện công ty có một tổ phát triển gồm các thành viên từ phòng kế hoạch kinh doanh, ban quản đốc phân xưởng, tổ KCS. Trong các năm qua tổ đã nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm xuất khẩu mới từ nghêu, cá, tôm như nghêu nguyên con luộc, nghêu nguyên con tẩm gia vị, nghêu xuyên que, cá fillet, tôm xuyên que và hàng
- thủy sản tiêu thụ nội địa, nghiên cứu hoàn thiện các qui trình sản xuất tại công ty. Hiện tổ đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các mặt hàng GTGT từ nghêu, cá tra và tôm. Đầu tư xây dựng vùng ương cá tra giống và nuôi cá tra nguyên liệu - để ổn định nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng - truy xuất sản phẩm Nâng cao tỷ trọng hàng GTGT, tiếp tục giữ vững và phát triển thị - trường xuất khẩu. Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu, đồng thời có các - biện pháp chặt chẽ để giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu. Giảm thiểu tối đa chi phí SXKD nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Sử dụng, qui hoạch , phát triển nguồn nhân lực với chiến lược phát - triển sxkd của công ty. 4. Chiến lược phát triển: 4.1. Chiến lược hoạt động Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá chuyên nghiệp để tạo nguồn - nguyên liệu ổn định; duy trì đồng thời 3 nhóm sản phẩm (nghêu, cá, tôm); phát triển thêm thị trường xuất khẩu, trọng điểm là Bắc Mỹ, Đông Âu, Nam Mỹ, Trung Đông; xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng. Công ty áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng). 4.2.Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Mục tiêu chủ yếu của công ty: quản lý tốt, giữ vưng đà tăng trưởng và nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động. a, Công tác nuôi: - Hợp tác chuyển giao công nghệ ương cá giống với trung tâm giống thủy sản An Giang để cung cấp trong toàn hệ thống, đảm bảo kiểm soát chất lượng cá nuôi khép kín từ khâu con giống. - Tiết kiệm các chi phí nuôi, lựa chọn nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản tốt nhất. Xem giảm chi phí nuôi và nâng cao chất lượng cá nuôi là giải pháp cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh. - Tổ chức tốt vụ nuôi và tăng cường công tác quản lý tại các trại nuôi về vật tư, nhân sự, điều hành và qui trình kỹ thuật. - Tiếp tục cải thiện kỹ thuật, gia tăng tỷ lệ sống cá nuôi. b, Sản xuất chế biến.
- - Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng vi sinh sản phẩm. - Duy trì sản xuất đồng thời 2 nhóm sản phẩm nghêu và cá tra, gia tăng tỉ lệ sp nghêu trong cơ cấu sp; mở rộng chủng loại và số lượng các mặt hàng chế biến có GTGT. - Nâng cao năng suất và khai thác tối đa các thiết bị hiện có, khai thác tối đa công suất của nhà máy 1 cách có hiệu quả c, Kinh doanh – XNK: - Đẩy mạnh kinh doanh Xk nghêu, duy trì vị thế đứng đầu XK mặt hàng này tai VN, thâm nhập sâu vào thị trường, đặc biệt là tiếp cận các tập đoàn bán buôn bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sp có chứng nhận MSC; thâm nhập phân khúc thị trường có ý thức than thiện với môi trường; chú trọng tiếp thị, bán các sp tồn đọng trong SX - Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiế thị tập trung vào đội ngũ quản lí chất lượng, hệ thống truy xuất, vùng nguyên liệu có kiểm soát và đạt chứng nhận quốc tế: cá GlobalGAP, nghêu MSC, năng lực đáp ứng các mặt hàng dài hạn, … - Đảm bảo chất lượng sp và dịch vụ cao, giao hàng đúng hẹn, khả năng truy xuất nhanh, đáp wgs nhanh các yêu cầu khách hàng để có thể đưa thêm được giá trị kèm theo sp và dễ dàng thuyết phục khách hàng chấp nhận giá chào bán cao hơn. - Tiếp tục giữ vững khách hang, thị trường XK truyền thống; thực hiện đa dạng hóa thị trường thông qua đổi mới và tăng cường công tác bán hàng, chú trọng các thị trường mới còn nhiều tiềm năng nhưn Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ. d, Đầu tư – XDCB: - Hoàn chỉnh các hạng mục XDCB tại công ty và cá trại nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP - Đầu tư thêm băng chuyền luộc nghêu và máy nén cho PX, cải tiến hệ thống điện tại PX để thực hiện mục tiêu tiết kiệm. - Quan tâm đúng mức đến công tác vận hành, bảo trì thường xuyên nhà xưởng và trang thiết bị, khách phục và cải tiến các điểm không phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao sản lượng và chất lượng sp. e. Quản lý: - Tăng cường cán bộ, kiện toàn bộ máy các bộ phận trực thuộc, xây dựng các văn hóa công đòng và văn hóa DN, nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cá bộ và nhân viên.
- - Nâng cao trình đọ quản lí và chất lượng công tác chuyên mon, phát huy tính tự chủ - tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong toàn bộ hoạt đọng SXKD theo chức năng nhiệm vụ được giao. - Thực hiện tiết kiệm hợp lí hóa SX, nâng cao NSLĐ, kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ và tồn kho nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt đông SXKD đạt mức tối ưu. - Duy trì hệ thống chất lượng hoạt đọng hiệu quả, phát huy hệ thống ERP, tăng cường các giải pháp quản trị và quản lí tiên tiến. f. Tài chính: - Theo dõi và quản lí chặt chẽ chi phí, danh mục tài sản và cơ cấu tài chính; tăng cường công tác kế toansd tài chính và kế toán quản trị nhằm phục vụ có hiệu quả công tác quản lý điều hành. - Công khai, minh bạch tình hình tài chính, hướng công ty đến các chuẩn mực quốc tế, tiên tiến hiện đại, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. - Thực hiện các biện pháp sử dụng nguồn vốn tối ưu để nâng cao lợi nhuận. g. Chính sách đối với người lao động và trách nhiệm XH: - Hoàn thiện chính sách lao động, tuyển dụng, đào tạo nhằm phát triển và ổn định nguồn nhân lực của công ty. - Xây dựng phong trào thi đua của từng đoàn thể gắng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại công ty trong từng thời điểm. - Thực hiện tốt trách nhiệm XH thông qua việc tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, pháp luaatjn bảo đảm quyền lợi của người lao động và phát triển cộng đồng. 4.3. Chiến lược đầu tư và phát triển. a, Chiến lược SXKD trong 3 năm tới: - Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty; củng cố hệ thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu, cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào. - Duy trì sản xuất đồng thời 3 nhóm sản phẩm (nghêu, cá, tôm), đa dạng hoá mặt hàng, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên liệu lân cận; nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm. - Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thêm các thị trường mới như Bắc Mỹ, Đông Au, Nam Mỹ, Trung Đông, tích cực
- phát triển thị trường nội địa để hạn chế rủi ro khi có thị trường nào biến động. - Gắn việc xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE với đảm bảo chất lượng sản phẩm và quảng cáo tiếp thị để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty. - Duy trì các hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng theo hướng đầu tư chiều sâu, đồng bộ phù hợp với năng lực sản xuất. - Xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng v.v…; bổ sung, hoàn chỉnh các qui trình thủ tục quản lý nội bộ. - Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực như hệ thống tuyển mộ, sử dụng, phát huy người lao động với một chính sách tiền lương, chính sách động viên xứng đáng, kể cả chính sách thu hút người giỏi về làm việc tại Công ty. - Thực hiện việc niêm yết cổ phiếu Công ty trên Thị trường Chứng khoán khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. b, Chiến lược tiếp thị: • Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Conxema – Tây Ban Nha, Polfish – Ba Lan… • Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet, tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của khách hàng và Thương vụ Việt Nam tại các nước. • Thực hiện nhiều hình thức tiêp thị ra nước ngoài như duy trì và phát triển website aquatexbentre.com, thực hiện các hình ảnh, CD quảng cáo, đăng quảng cáo trên một số tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế. • Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng, mặt hàng của công ty như chào hàng chủ động, CD quảng cáo, catalo; chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng. • Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của công ty thông qua các công ty môi giới thương mại; xây dựng quan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh. IV. Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK Thiết bị điện ảnh - truyền hình”.
107 p | 902 | 402
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại và Môi trường Hà Nội
155 p | 548 | 236
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia
52 p | 485 | 234
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
117 p | 558 | 220
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
0 p | 365 | 84
-
Báo cáo: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dược Imexpharm – nhìn từ chỉ số ROE
6 p | 516 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai
98 p | 321 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Điện ảnh Truyền hình VINEMATIM
99 p | 200 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Du lịch Phương Bắc
77 p | 157 | 29
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ ATT Việt Nam giai đoạn 2021-2022
40 p | 32 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại tập đoàn FPT
14 p | 99 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9
24 p | 66 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần In và Bao bì Goldsun
18 p | 83 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga
19 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam
10 p | 54 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bao bì Hà Tiên Kiên Giang
88 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà
122 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Công trình đô thị Đà Nẵng
97 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn