i<br />
<br />
Chương 1:<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH<br />
HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1. TÀI CHÍNH VÀ VÀI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
1.1.1. Quan điểm về tài chính doanh nghiệp<br />
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh<br />
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ<br />
yếu bao gồm:<br />
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước<br />
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính<br />
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác<br />
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp<br />
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp<br />
Với bản chất như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng mà cụ<br />
thể là 03 vai trò sau:<br />
- Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh<br />
doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất<br />
- Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh<br />
- Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Phân tích tình hình tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau:<br />
1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét, nhận<br />
định sơ bộ, bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ<br />
cung cấp cho người sử dụng các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.<br />
Có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá khái quát tình hình tài chính:<br />
- Hệ số tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư nguồn vốn<br />
chủ sở hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số tài trợ cho biết trong tổng<br />
số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần.<br />
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ dài hạn (hay hệ số vốn chủ<br />
sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài<br />
<br />
ii<br />
hạn là bao nhiêu.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số thanh toán tổng quát là một chỉ<br />
tiêu tổng quát phản ánh khả năng chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết<br />
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ phải trả.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ<br />
ngắn hạn (còn gọi là “Hệ số thanh toán hiện thời) là chỉ tiêu cho biết, với tổng giá<br />
trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm<br />
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn<br />
gọi là hệ số khả năng thanh toán ngay, là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính khá rõ<br />
nét. Chỉ tiêu này cho biết, với số vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang<br />
chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có,<br />
doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.<br />
- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là<br />
chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét<br />
ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh<br />
đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.<br />
1.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính<br />
Cấu trúc tài chính là việc xem xét cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối<br />
quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn; bởi vì, cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử<br />
dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ<br />
giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Phân tích cơ cấu tài sản: Là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản<br />
<br />
chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí, phân bố<br />
vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.<br />
-<br />
<br />
Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn<br />
<br />
vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của từng<br />
nguồn vốn qua các thời kỳ.<br />
-<br />
<br />
Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của<br />
<br />
doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Hệ số này cho biết trong một đơn vị tài sản hiện<br />
có bao nhiêu đơn vị được mua bằng vốn vay và chiếm dụng.<br />
-<br />
<br />
Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu: Hệ số tài sản so với nguồn<br />
<br />
iii<br />
vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng<br />
nguồn vốn chủ sở hữu.<br />
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh<br />
doanh: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có<br />
tài sản, các tài sản này được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay<br />
- nợ. Để bảo đảm có đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh<br />
nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình<br />
thành nguồn vốn. Muốn phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh<br />
doanh, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:<br />
-<br />
<br />
Hệ số tài trợ thường xuyên: Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà<br />
<br />
doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh.<br />
Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay - nợ<br />
dài hạn, trung hạn (trừ vay - nợ quá hạn).<br />
-<br />
<br />
Hệ số tài trợ tạm thời: Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp<br />
<br />
tạm thời đưa vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn hạn. Nguồn vốn này<br />
bao gồm: Các khoản vay - nợ ngắn hạn, các khoản vay - nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài<br />
hạn), các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, người lao động…<br />
-<br />
<br />
Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên: Thông<br />
<br />
qua chỉ tiêu này nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên,<br />
số nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu.<br />
-<br />
<br />
Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho<br />
<br />
biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số của chỉ<br />
tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng<br />
cao và ngược lại.<br />
-<br />
<br />
Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn: Thông qua<br />
<br />
chỉ tiêu này nhà phân tích biết được mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn<br />
hạn là cao hay thấp.<br />
1.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán theo thời gian<br />
1.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán<br />
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động<br />
tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ có ít công<br />
nợ, ít bị chiếm dụng vốn và ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính<br />
<br />
iv<br />
kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu,<br />
phải trả sẽ dây dưa, kéo dài.<br />
Từ bảng kết quả trên nhà phân tích thường tính ra và so sách giữa kỳ phân<br />
tích và kỳ gốc trên các chỉ tiêu sau:<br />
- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản<br />
ánh tỷ lệ giữa các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng với các khoản đi chiếm dụng.<br />
- Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản<br />
ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng.<br />
1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán<br />
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được đề cập ở các nôi<br />
dung trước (Hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh<br />
toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh), các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả<br />
năng thanh toán các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán<br />
Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán<br />
và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá tình hình thanh toán<br />
của doanh nghiệp.<br />
1.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh<br />
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất<br />
lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý mà còn là vấn đề sống còn. Hiệu quả kinh<br />
doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để mở mang và phát triển kinh tế,<br />
điều kiện đầu tư, kinh doanh. Có nhiều cách thức tiếp cận hiệu quả kinh doanh, tuy<br />
nhiên, về mặt tổng quát, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:<br />
Phân tích hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu “Sức sản xuất”<br />
Một số chỉ tiêu sức sản xuất được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả<br />
kinh doanh của doanh nghiệp như sau:<br />
- Số vòng quay của tổng tài sản: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản vận<br />
động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Đẩy<br />
nhanh tốc độ lưu chuyển của tài sản sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh<br />
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu<br />
này phản ánh, trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Nếu số<br />
vòng quay của vốn chủ sở hữu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh<br />
nghiệp càng nhanh và ngược lại.<br />
<br />
v<br />
Phân tích hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu “Sức sinh lời”<br />
Một số chỉ tiêu sức sinh lời phản ánh hiệu quả kinh doanh là:<br />
-<br />
<br />
Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng tài<br />
<br />
sản bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế.<br />
-<br />
<br />
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng<br />
<br />
vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế.<br />
-<br />
<br />
Suất sinh lời của doanh thu: Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu<br />
<br />
thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn,<br />
chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.<br />
-<br />
<br />
Suất sinh lời của vốn cổ phần thường: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi<br />
<br />
nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi đơn vị đầu tư của họ.<br />
-<br />
<br />
Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi<br />
<br />
nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi cổ phiếu thường là bao nhiêu.<br />
1.2.5. Dự báo nhu cầu tài chính và phân tích giá trị doanh nghiệp<br />
1.2.5.1. Dự báo nhu cầu tài chính<br />
Dự báo nhu cầu tài chính hay là dự báo nhu cầu về vốn luôn là mối quan tâm<br />
của các nhà quản lý. Bởi vì, để doanh nghiệp có thế phát triển ổn định và bền vững<br />
thì các nhà quản lý phải dự báo được nhu cầu về vốn để có thể lên kế hoạch sản<br />
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.<br />
1.2.5.2. Phân tích giá trị doanh nghiệp<br />
Phân tích giá trị doanh nghiệp chính là việc xem xét, phân tích giá trị doanh<br />
nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp. Qua phân tích giá<br />
trị doanh nghiệp, các nhà quản lý biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị<br />
doanh nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp để sử dụng mọi tiềm năng một cách hiệu<br />
quả nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.<br />
<br />