PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế như hiện nay, phân tích tình hình<br />
tài chính trong các công ty cổ phần đặc biệt là trong các công ty cổ phần thuộc<br />
Tổng công ty Hàng không Việt Nam có một vai trò quan trọng, nhằm đưa Tổng<br />
công ty Hàng không trở thành một Tổng công ty ngày càng lớn mạnh. Đó là lý<br />
do tôi chọn đề tài :”Phân tích tình hình tài chính trong các công ty cổ phần<br />
thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam”. Luận văn được chia thành ba<br />
chương với nội dung cơ bản như sau:<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH<br />
TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH<br />
TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
<br />
1.1.1. Bản chất và chức năng của phân tích tình hình tài chính<br />
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá<br />
tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết<br />
định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng<br />
quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên<br />
mỗi đối tượng lại quan tâm theo những góc độ và với những mục tiêu khác<br />
nhau.<br />
+ Phân tích tài chính đối với nhà quản lý<br />
+ Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư<br />
+ Phân tích tài chính đối với người cho vay<br />
+ Phân tích tài chính đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp<br />
Để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tượng tùy mục tiêu quan tâm<br />
mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Phân tích tài chính doanh<br />
nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề có liên quan đến tài chính<br />
doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh<br />
<br />
giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp.<br />
1.1.2. Vai trò và mục tiêu của phân tích tài chính trong các công ty cổ<br />
phần<br />
1.1.2.1. Vai trò của phân tích tài chính trong hệ thống quản lý của các<br />
công ty cổ phần<br />
Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh<br />
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất<br />
định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết<br />
định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.<br />
Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp<br />
cho các nhà quản trị công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức<br />
tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những<br />
nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của<br />
công ty. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình<br />
hình tài chính của công ty.<br />
1.1.2.2. Mục tiêu chủ yếu của phân tích tình hình tài chính trong các<br />
công ty cổ phần<br />
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích<br />
cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính<br />
khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư,<br />
quyết định cho vay.<br />
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầu<br />
tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá<br />
khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu<br />
quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của công ty.<br />
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ<br />
sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện<br />
và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty.<br />
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
<br />
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các<br />
công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các<br />
mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình<br />
hình hoạt động tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi<br />
tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh<br />
giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.<br />
1.2.1. Phương pháp đánh giá<br />
Đây là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tích tài chính doanh<br />
nghiệp, đồng thời được sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phân tích.<br />
Thông thường để đánh giá các nhà phân tích thường sử dụng các phương pháp.<br />
Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự<br />
biến động và xác minh mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.<br />
Phương pháp phân chia: Là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá<br />
trình và kết quả thành những bộ phân khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức<br />
quá trình và kết quả đódưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu<br />
quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ.<br />
Phương pháp liên hệ đối chiếu: là phương pháp phân tích sử dụng để<br />
nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế,<br />
đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực<br />
hiện các hoạt động<br />
1.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố.<br />
Theo phương pháp này, người ta thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu<br />
kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở mối<br />
quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng mà sử<br />
dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và<br />
phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.<br />
Phương pháp số chênh lệch: Là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực<br />
tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích<br />
Phương pháp thay thế liên hoàn: được thực hiện bằng cách tiến hành lần<br />
lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định.<br />
1.2.3. Phương pháp dự đoán<br />
<br />
Phương pháp dự đoán là phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp để<br />
dự báo tài chính doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán<br />
các chỉ tiêu tài chính trong tương lai, song thường các nhà phân tích sử dụng<br />
các phương pháp sau đây:<br />
Phương pháp hồi quy: là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ,<br />
những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để<br />
thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan.<br />
Phương pháp hồi quy đơn: được dùng để xem xét mối quan hệ giữa một<br />
chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tượng kinh tế.<br />
Phương pháp hồi quy bội: là phương pháp được sử dụng để phân tích mối<br />
quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc.<br />
Phương pháp quy hoạch tuyến tính: là phương pháp sử dụng bài toán<br />
quy hoạch để tìm phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế<br />
Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng: là phương pháp thiết lập<br />
mối quan hệ giữa các hiện tượng và các sự kiện kinh tế, sau đó sử dụng mô<br />
hình kinh tế lượng để dự báo kết quả kinh tế tương lai<br />
1.3. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
1.3.1. Thu thập thông tin<br />
Đây là bước quan trọng đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính<br />
trong các công ty cổ phần. Nếu thu thập thông tin không đúng, không đủ thì<br />
không thể có kết quả phân tích tốt được<br />
1.3.2. Xử lý thông tin<br />
Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính của công ty là xử lý<br />
các thông tin đã thu thập được theo những mục đích nhất định nhằm tính toán,<br />
so sánh, giải thích, đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến<br />
quá trình hoạt động tài chính của công ty, phục vụ cho việc ra các quyết định<br />
cho các hoạt động tài chính tiếp theo.<br />
1.3.3. Quyết định và dự đoán<br />
Mục tiêu của phân tích tài chính là ra các quyết định cho các hoạt động tài<br />
chính tiếp theo. Bởi vậy, việc thu thập và xử lý thông tin kế toán là nhằm chuẩn<br />
<br />
bị những tiền đề và những điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc ra quyết định<br />
tài chính và dự đoán nhu cầu về tài chính trong tương lai của công ty.<br />
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ<br />
PHẦN<br />
<br />
1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra<br />
những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của<br />
doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính, về<br />
an ninh tài chính cùng những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp được bắt đầu<br />
bằng phân tích cơ cấu tài sản.<br />
Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản<br />
chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí, phân<br />
bổ vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.<br />
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ<br />
cấu tài sản.<br />
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhà phân tích cần<br />
tính và so sánh các chỉ tiêu sau đây:<br />
Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của<br />
doanh nghiệp bằng các khoản nợ.<br />
Hệ số thanh toán tổng quát: là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh khả năng<br />
chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng<br />
tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ phải trả.<br />
Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ<br />
đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu.<br />
1.4.2. Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản<br />
ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh<br />
doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để<br />
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Do vậy phân tích hiệu quả<br />
kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tình hình tài chính nhằm góp phần<br />
<br />