1<br />
Chương 1<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN<br />
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU VÀ<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
1.1 Giới thiệu<br />
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng<br />
một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan<br />
điểm phát triển doanh nghiệp là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong<br />
Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát triển doanh nghiệp được<br />
coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng tạo<br />
việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tại các nước<br />
phát triển và đang phát triển, Chính phủ các nước này đều xác định vai trò quan<br />
trọng, lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế và công tác xúc tiến, phát triển<br />
doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách<br />
phát triển kinh tế quốc gia. Các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, v.v…<br />
và cả Việt Nam đều xây dựng Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm phát triển<br />
doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước<br />
(Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).<br />
Rõ ràng, việc phát triển doanh nghiệp theo truyền thống có ổn định, lâu dài<br />
hoặc phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ mang lại ổn định, lâu dài hơn tại nhiều<br />
địa phương trong một thời gian dài là một điểm của cuộc tranh luận và tranh cãi ở<br />
các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là Việt Nam. Như vậy, việc xem xét<br />
tính chất và tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp là<br />
vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình phát triển<br />
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và rút ra một số nguyên nhân, hạn chế phát triển<br />
doanh nghiệp thủy sản; Thứ hai, tìm hiểu một số vấn đề nghiên cứu, khoảng trống<br />
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;<br />
Cuối cùng thảo luận kết quả, đóng góp mới và kết cấu của luận án.<br />
<br />
2<br />
1.2 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu<br />
Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát<br />
triển kinh tế đất nước. Quy mô của doanh nghiệp thủy sản ngày càng mở rộng và<br />
vai trò doanh nghiệp thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc<br />
dân. Doanh nghiệp thuỷ sản là một ngành đặc thù từ khâu sản xuất, chế biến và xuất<br />
khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông<br />
nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan<br />
chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Đông thời vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất<br />
hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và xuất khẩu thu ngoại<br />
tệ. Doanh nghiệp thuỷ sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp<br />
thực phẩm cho người dân, mà còn là một ngành kinh tế giải quyết việc làm cho<br />
nhiều lao động, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh đặc biệt ở những vùng nông<br />
thôn và vùng ven biển. Doanh nghiệp thủy sản đã tham gia đóng góp nhiều vào các<br />
chương trình xóa đói giảm nghèo, công tác an sinh xã hội tại địa phương và được<br />
xem là trụ cột xã hội công bằng của đặc trưng phát triển bền vững. Tuy nhiên các<br />
doanh nghiệp thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh<br />
tế - xã hội của tỉnh, đồng thời doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Bạc Liêu là một trong<br />
những tỉnh có thế mạnh về chế biến xuất khẩu thủy sản trong khu vực đồng bằng<br />
sông Cửu Long và cả nước, từ đó doanh nghiệp thủy sản mang tính đặc thù hơn so<br />
với các loại doanh nghiệp khác trong tỉnh. Nhưng doanh nghiệp thủy sản tỉnh Ba ̣c<br />
Liêu hiện nay chưa hướng đến phát triển bền vững, như chưa giải quyết mối quan<br />
hệ những tồn tại bên trong doanh nghiệp (lực lượng lao động chưa ổn định, áp lực<br />
về quản lý, trách nhiệm sản phẩm, áp lực giải quyết về môi trường) và còn đối mặt<br />
nhiều thách thức vào yếu tố bên ngoài (thiếu khách hàng, thị trường, thiếu nhu cầu<br />
các bên liên quan trong hợp tác kinh doanh, chính sách hỗ trợ nhà nước và áp lực<br />
vấn đề xã hội như tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương).<br />
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền<br />
vững và điển hình như nghiên cứu của Springett (2003a, 2005), Russell et al (2006)<br />
và Byrch et al (2007) đều đưa ra báo cáo nhấn mạnh bởi kinh doanh trên các khía<br />
cạnh kinh tế của phát triển bền vững doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu khả năng<br />
phát triển bền vững doanh nghiệp: Ứng dụng với lý thuyết hiệp lực cộng đồng (QU<br />
<br />
3<br />
Feng geng 2007) kết quả nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp cần chú<br />
trọng đến mối quan hệ năng lực ngành công nghiệp, công nghệ, năng lực phát triển<br />
thể chế và thị trường và sự tương tác của chúng để thực hiện phát triển bền vững<br />
doanh nghiệp. Theo Kris Law (2010) lại đưa kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động<br />
đến phát triển bền vững: Các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan cho thấy<br />
rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy tác động của<br />
các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, yếu tố nội bộ và bên ngoài. Nhưng theo<br />
Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011) lại nghiên cứu tích hợp doanh<br />
nghiệp bền vững là các mối liên kết giữa các ảnh hưởng bên ngoài và quá trình<br />
hướng đến quyết định phát triển bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, chất hạn chế<br />
nội bộ, phương thức bền vững và hiệu suất. Đến năm 2013 có một công trình<br />
nghiên cứu điển hình về phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực<br />
Australia: Một khung phân tích, kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền<br />
vững doanh nghiệp từ các yếu tố bên trong và bên ngoài (Parisa Salimzadeh, Jerry<br />
Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak, 2013), được xem là một khung lý<br />
thuyết cơ bản nhất mà tác giả đã nghiên cứu qua. Yếu tố bên trong doanh nghiệp (1.<br />
Hiệu suất, 2. Nhân viên, 3. Chủ sở hữu/Người quản lý) và Yếu tố bên ngoài doanh<br />
nghiệp (1. Chinh phủ, 2. Khách hàng, 3. Các bên liên quan). Khung lý thuyết này<br />
chưa quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, sự phòng chống ô<br />
nhiễm môi trường thuộc về yếu tố bên trong của doanh nghiệp, và khung lý thuyết<br />
này cũng chưa quan tâm đến yếu tố xu hướng thị trường và công tác an sinh xã hội<br />
của doanh nghiệp phải, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có trách<br />
nhiệm đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Vì vậy, từ gợi ý kết quả<br />
nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề còn hạn chế của khung lý thuyết và cải thiện<br />
hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Sự cần thiết một<br />
khung lý thuyết phân tích các yếu tố tác động phát triển bền vững doanh nghiệp của<br />
Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) và<br />
phải được bổ sung vào mô hình lý thuyết phát triển bền vững và vận dụng mô hình<br />
này kiểm định tại một địa phương cụ thể ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây<br />
cũng là khoảng trống khung lý thuyết rất cần đầu tư nghiên cứu, đồng thời kết hợp<br />
với phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có những<br />
yếu tố được rút ra mang tính đặc trưng doanh nghiệp thủy sản, và phù hợp với<br />
<br />
4<br />
khung lý thuyết của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi<br />
Nayak (2013).<br />
Từ lý luận khoa học cũng như tính thực tiễn và khoảng trống khung lý thuyết<br />
các yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng phát triển bền vững doanh nghiệp là<br />
liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tác hại khó khôi phục ở những lĩnh<br />
vực của xã hội. Từ đó nghiên cứu sinh xác định được khoảng trống trong nghiên<br />
cứu mô hình lý thuyết nghiên cứu của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and<br />
Raveendranath Ravi Nayak (2013) và đưa ra định hướng nghiên cứu như: Các yếu<br />
tố tác đông đến phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu; chủ yếu từ<br />
các yếu tố bên trong doanh nghiệp (1. Lực lượng lao động, 2. Người quản lý/chủ sở<br />
hữu, 3. Trách nhiệm sản phẩm, 4. Phòng chống ô nhiễm môi trường) và yếu tố bên<br />
ngoài doanh nghiệp (1. Khách hàng, 2. Xu hướng thị trường, 3. Thiếu nhu cầu các<br />
bên liên quan, 4. Chính sách hỗ trợ nhà nước và 5. An sinh xã hội).<br />
1.3 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu<br />
1.3.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản<br />
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có rất nhiều doanh nghiệp chuyên<br />
ngành chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, tập<br />
trung ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và An Giang. Trong quá trình hội<br />
nhập, những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn dẫn đầu, đặc biệt có<br />
nhiều doanh nghiệp đã sớm hội nhập với thế giới, nâng cao kim ngạch xuất khẩu<br />
hàng năm và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của nước ta. Theo<br />
Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 2013 cả nước có 2.536 doanh nghiệp thủy<br />
sản và doanh nghiệp thủy sản chiếm đến 45,2%. Đáng chú ý là vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long số lượng doanh nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng đang<br />
có xu hướng giảm rõ rệt chỉ còn 37% trong năm 2013 so với con số 50% vào năm<br />
2006. Về nguồn vốn, năm 2013 các doanh nghiệp này có tổng vốn tài sản trên<br />
92.100 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần năm 2006 và nợ phải trả là 32.300 tỷ đồng,<br />
chiếm 35% tổng nguồn vốn hiện có.<br />
Trong lĩnh vực doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành nghề chủ<br />
lực của tỉnh Bạc Liêu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy sản chiếm<br />
16,6% so với tổng số doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp đang<br />
<br />
5<br />
hoạt động. Chính vì vậy, những năm qua chính quyền tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan<br />
tâm hỗ trợ đối với những hoạt động của ngành nghề thủy sản.<br />
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tính đến<br />
năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 10.776 tỷ đồng. Trong<br />
số các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thủy sản<br />
có đến 457 doanh nghiệp. Chủ yếu tập trung vào các loại hình doanh nghiệp như:<br />
Doanh nghiệp tư nhân là 154 doanh nghiệp, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 195<br />
tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 132 công ty, với mức vốn<br />
đăng ký kinh doanh là 477 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là<br />
122 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 274 tỷ đồng; Công ty trách cổ<br />
phần là 49 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 3.199 tỷ đồng (như hình<br />
1.1).<br />
Bảng 1.1: Thực trạng phát triển doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu<br />
Loại hình doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
DNTN<br />
<br />
Tổng số doanh<br />
nghiệp<br />
Số<br />
Vốn<br />
lượng<br />
ĐKKD (tỷ)<br />
DN<br />
741<br />
1.381<br />
<br />
Doanh nghiệp thủy<br />
sản<br />
Số<br />
Vốn<br />
lượng<br />
ĐKKD<br />
DN<br />
(tỷ)<br />
154<br />
195<br />
<br />
Tỷ trọng<br />
DN %<br />
<br />
Vốn %<br />
<br />
20,8%<br />
<br />
14,1%<br />
<br />
Cty TNHH 1 TV<br />
<br />
252<br />
<br />
1.972<br />
<br />
132<br />
<br />
477<br />
<br />
29,4%<br />
<br />
24,2%<br />
<br />
Cty TNHH 2 TV<br />
<br />
209<br />
<br />
2.094<br />
<br />
122<br />
<br />
274<br />
<br />
58,4%<br />
<br />
13,1%<br />
<br />
Công ty cổ phần<br />
<br />
116<br />
<br />
5.329<br />
<br />
49<br />
<br />
3.199<br />
<br />
42,2%<br />
<br />
60,0%<br />
<br />
1.318<br />
<br />
10.776<br />
<br />
457<br />
<br />
4.145<br />
<br />
34,7%<br />
<br />
38,5%<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nguồn: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư<br />
1.3.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế xã<br />
hội tỉnh Bạc Liêu<br />
1.3.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp<br />
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013 được đánh dấu là năm phục hồi đối với<br />
nghề sản xuất tôm nước lợ, với các thắng lợi như được mùa, được giá và kiểm soát<br />
tốt dịch bệnh, đặc biệt là đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Tính tính từ năm<br />
2013, diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm<br />
2012; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻ chân trắng 63.719 ha.<br />
<br />