intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình kiểm soát rủi ro hoạt động kê khai điện tử Thuế Giá trị gia tăng tại các Chi cục Thuế tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã thực hiện khảo sát và phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng của tình hình kiểm soát rủi ro trong hoạt động kê khai điện tử Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), từ kết quả khảo sát của 5 chi cục thuế (CCT) và các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình kiểm soát rủi ro hoạt động kê khai điện tử Thuế Giá trị gia tăng tại các Chi cục Thuế tỉnh Bình Dương

  1. 13. TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG KÊ KHAI ĐIỆN TỬ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG SITUATION OF RISK CONTROL IN ELECTRONIC DECLARATION ACTIVITIES VALUE ADDED TAX AT BINH DUONG PROVINCE Đỗ Thị Thu Hậu* *Lớp CH22KT01 - Trường Đại Học Thủ Dầu Một Nguyễn Thị Mai Hương** **Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết đã thực hiện khảo sát và phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng của tình hình kiểm soát rủi ro trong hoạt động kê khai điện tử Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), từ kết quả khảo sát của 5 chi cục thuế (CCT) và các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, khẳng định ý nghĩa quan trọng của kiểm soát rủi ro trong kê khai điện tử Thuế GTGT tại các DN và đề xuất một số định hướng cho giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro của hoạt động này tại tỉnh Bình Dương. Từ khóa: kiểm soát rủi ro, kê khai thuế điện tử Thuế Giá trị gia tăng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Abtract The article conducted a survey and analyzed descriptive statistics to assess the current status of risk control in electronic declaration of value-added tax (VAT) from the survey results of 5 tax branches and small and medium-sized enterprises in Binh Duong province in 2024. From there, it affirmed the important significance of risk control in electronic declaration of VAT at enterprises and proposed some orientations for solutions to minimize risks of this activity in Binh Duong province. Keywords: Risk control, electronic tax; value-added tax. JEL Classifications: M40, M42, M49. 1. Giới thiệu Số hóa đang chuyển đổi cách thức hoạt động của các cơ quan thuế bằng cách tăng đáng kể khả năng thu thập, xử lý và giám sát thông tin thuế (Barreix và Zambrano, 2018). Bằng cách thay thế các quy trình giấy tờ rườm rà hơn, hóa đơn điện tử hứa hẹn nhiều lợi ích cho cả các công ty và cơ quan thuế, bao gồm: giảm chi phí hành chính và tích hợp tốt hơn các hệ thống thanh toán và lập hóa đơn, cải thiện độ chính xác và bảo mật thông tin, cũng 1
  2. như dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn. Đối với các cơ quan thuế, hóa đơn điện tử cũng cung cấp thông tin theo thời gian thực có thể được sử dụng để tăng cường và tự động hóa các cuộc kiểm tra tuân thủ. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê đầu năm 2023, hiện hệ thống khai thuế điện tử tiếp tục được triển khai tại 63/63 tỉnh/thành phố và 100% CCT trực thuộc, với 99,5% DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 01/01/2023 đến ngày 17/4/2023 là 7.173.995 hồ sơ. Về nộp thuế điện tử, từ ngày 01/01/2023 đến ngày 17/4/2023, có 98,6% DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế. Như vậy, sau một thời gian triển khai, mặc dù đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận và tốc độ phát triển tương đối cao nhưng việc áp dụng kê khai điện tử còn gặp nhiều hạn chế như số lượt hồ sơ khai thuế chậm nộp tăng, số lượt người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế. Và đến cuối tháng 6/2024, tại tỉnh Bình Dương có tổng số hồ sơ khai thuế (HSKT) phải nộp các loại được tiếp nhận trên toàn tỉnh là 303.196 lượt, tăng 21.952 lượt, tăng tương ứng 7,81% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tỷ lệ HSKT nộp đúng hạn tăng 4,61% và HSKT chậm nộp giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trường hợp chưa nộp HSKT. Ngành Thuế đã ban hành 2.029 quyết định xử phạt chậm nộp HSKT, gồm 185 quyết định phạt cảnh cáo và 1.844 quyết định phạt tiền với tổng số tiền gần 12.770 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù kê khai điện tử Thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi, vẫn còn hạn chế bằng chứng thực nghiệm về cách hóa đơn điện tử ảnh hưởng đến việc tuân thủ và hiệu suất của các DN. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích thực trạng về kiểm soát rủi ro của kê khai điện tử Thuế GTGT tại các DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2. Tình hình kiểm soát rủi ro của kê khai điện tử Thuế GTGT tại Bình Dương Tại Việt Nam, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Theo đó, cơ quan thuế thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế. Đồng thời, thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp. Thuế GTGT thường được ấn định ở mức 10%, ban đầu được giảm xuống còn 8% bắt đầu từ ngày 01/7/2023, như một phần của các biện pháp hỗ trợ kinh tế của chính phủ. Ban đầu được lên kế hoạch cho nửa cuối năm 2023, mức giảm này đã được gia hạn đến tháng 2
  3. 12/2024. Việc cắt giảm Thuế GTGT này bao gồm hầu hết các lĩnh vực, với những ngoại lệ đáng chú ý, bao gồm viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, kim loại và các sản phẩm kim loại, khai khoáng, dầu mỏ tinh chế, hóa chất và các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc giảm Thuế GTGT hiện tại, dự kiến sẽ phù hợp với các nguyên tắc của các lần cắt giảm Thuế GTGT trước đây, tiếp tục cách tiếp cận của chính phủ đối với việc kích thích kinh tế. Trong bối cảnh ngành Thuế đang tăng cường quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, ngày 16/5/2023 Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1798/TCT- TTKT năm 2024 về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của các DN rủi ro về hóa đơn. Tính đến ngày 15/10/2023, Cục Thuế Bình Dương đã thực hiện 2.049 cuộc thanh tra và kiểm tra thuế, với tổng số thuế tăng thu qua công tác này là 582 tỷ đồng, giảm khấu trừ 41,3 tỷ đồng, giảm lỗ 1.607 tỷ đồng; tổng số tiền thuế đã nộp vào NSNN là 311 tỷ đồng. Cụ thể, qua thanh tra 81 DN, cơ quan thuế đã truy thu và truy hoàn, phạt số tiền 232,8 tỷ đồng (trong đó truy thu và thu hồi là 162 tỷ đồng, phạt là 70,8 tỷ đồng), giảm lỗ 960 tỷ đồng, miễn giảm 8,4 tỷ đồng; số đã nộp NSNN là 129 tỷ đồng. Kết quả kiểm tra thuế đối với 1.968 DN cũng truy thu và truy hoàn, phạt là 349 tỷ đồng (trong đó truy thu, thu hồi là 248,6 tỷ đồng, phạt là 100,4 tỷ đồng), giảm khấu trừ là 38,9 tỷ đồng, giảm lỗ 647 tỷ đồng; số đã nộp NSNN là 181 tỷ đồng. Đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đã thực hiện 7.847 hồ sơ, tăng thu thuế qua công tác này là 1,7 tỷ đồng, giảm khấu trừ 868 triệu đồng. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra rà soát hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế cũng đã phát hiện những sai sót của người nộp thuế để điều chỉnh tăng số thuế kê khai hoặc ấn định thuế. Xuất phát từ góc nhìn của kiểm soát rủi ro kê khai điện tử Thuế GTGT tại Bình Dương và báo cáo tổng kết hàng năm đã phát hiện một số tồn tại cần phải khắc phục. Hiện nay, về tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Bình Dương có 14 phòng và 5 CCT trực thuộc. Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu tại 5 CCT, bao gồm: CCT Thủ Dầu Một 18 phiếu, CCT Thuận An 17 phiếu, CCT Dĩ An 19 phiếu, CCT khu vực Bến Cát 13 phiếu và CCT khu vực Tân Uyên 13 phiếu) được tiến hành khảo sát là ban lãnh đạo, công chức và người lao động của các CCT tỉnh Bình Dương. Tác giả thiết kế mẫu khảo sát và tiến hành phát cho 86 đối tượng là cán bộ lãnh đạo, trưởng, phó đội trưởng và toàn thể công chức và người lao động các đội thuộc CCT. Sau 25 ngày thì thu lại phiếu khảo sát (thời gian khảo sát được thực hiện từ ngày 15/02/2024 – 02/04/2024, nhằm thu thập thông tin mô tả thực trạng và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình kê khai điện tử Thuế GTGT tại Bình Dương. Cụ thể như sau: 3
  4. Rủi ro phát sinh trên quy trình kê khai điện tử Có Không Thuế GTGT tại Bình Dương 1. Hiện tượng giả mạo cơ quan thuế và tự xưng là cán bộ của cơ quan 21% 79% thuế, để hăm dọa, yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân để được hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và phục vụ công tác kiểm tra; hoặc hướng dẫn gửi đường link cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện hành vi đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế. 2. Giả mạo trang web có giao diện gần giống trang web của cơ quan, DN 13% 87% từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp. 3. Giả mạo tin nhắn SMS brand name của Tổng cục Thuế để phát tán tin 36% 64% nhắn giả, để cung cấp các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại/máy tính chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. 4. DN đăng ký chứng thư số từ một năm trở lên, nên việc theo dõi để gia 23% 77% hạn thường không được thường xuyên. Khi đó, dễ xảy ra tình trạng chứng thư số không được gia hạn kịp thời để nộp hồ sơ khai thuế điện tử, có thể dẫn đến chậm trễ việc nộp hồ sơ khai thuế. 5. DN chưa kiểm soát tính đầy đủ và rõ ràng, trung thực và chính xác của 44% 56% thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán. Trong quá trình tổng hợp số liệu việc thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán và lập bảng kê hóa đơn chi tiết thôi chưa đủ, mà cần phải thêm bước kiểm tra, xác minh tính hợp lệ của hoạt động mua, bán và sản xuất hàng hóa/dịch vụ. 6. Rủi ro về việc nhận hóa đơn mua vào của các DN có rủi ro về hóa đơn: 58% 42% việc mua bán giữa các DN là thực tế phát sinh, nhưng DN bán hàng có sai phạm khác và bị xác định là DN rủi ro về hóa đơn, khiến DN bên mua bị yêu cầu xác minh giải trình. Việc này khiến DN mua hàng bị ảnh hưởng mất thời gian và công sức trong việc giải trình. Hơn nữa, có thể có trường hợp DN mua hàng thực tế nhưng DN bán hàng lấy hóa đơn của một bên thứ ba cấp cho bên mua, hoặc quá trình giải trình DN mua không đủ căn cứ đảm bảo chứng minh giao dịch đã thực tế diễn ra,… Do đó, DN bên mua có thể có rủi ro bị bóc chi phí và Thuế GTGT được khấu trừ từ các hóa đơn này. 7. Rủi ro về việc nhận hóa đơn mua vào bị thiếu, sai sót thông tin: DN 62% 38% 4
  5. nhận hóa đơn mua vào bị thiếu, sai sót thông tin như sai mã số thuế, sai tên công ty, sai địa chỉ, sai thuế suất GTGT,… Những sai sót này cần phải thông báo sai sót hoặc điều chỉnh lại thông tin đúng theo quy định. Trường hợp, DN không phát hiện hoặc quên không liên hệ đơn vị bán hàng điều chỉnh lại thông tin có thể ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của DN có thể bị loại hoặc tính giảm chi phí đầu vào, loại khoản Thuế GTGT đầu vào của DN. 8. Rủi ro về nhận hóa đơn mua vào nhưng ghi sai thuế suất khi có chính 58% 42% sách giảm thuế: Trường hợp khi có chính sách giảm thuế DN nếu nằm trong nhóm đối tượng được giảm thuế thì được giảm thuế theo quy định. Tuy nhiên, DN không chuẩn bị được hồ sơ chứng minh để đánh giá và xác định được các điều kiện để thuộc đối tượng giảm thuế sẽ dẫn đến rủi ro. Vậy nên, nếu DN ban đầu nhận hóa đơn không giảm thuế nhưng sau cơ quan thuế kiểm tra xác định được giảm thuế mà DN bên mua không cung cấp đủ hồ sơ về việc đơn vị bán hàng kê khai hóa đơn không giảm thuế, thì DN mua sẽ bị giảm khoản Thuế GTGT khấu trừ theo thuế suất thấp hơn và phải nộp bổ sung thuế cũng như chịu tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định. Ngoài ra, việc kê khai thuế khi được giảm nếu có sai sót cũng khiến DN bị xử phạt hoặc không được giảm thuế nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời. 9. Lỗi cài sai phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) thuế: tờ khai in ra bị bỏ 41% 59% trống, không hiện số, ghi dữ liệu thành công nhưng khi nộp tờ khai thuế thì bị trả lại và tên người ký bị đổi thành tên khác. 10. Báo lỗi do dùng định dạng cũ hơn: nếu đang sử dụng phiên bản 29% 71% HTKK cũ hơn phiên bản HTKK mới nhất do Tổng cục thuế phát hành thì cần nâng cấp để tránh bị lỗi. Nhưng trước khi nâng cấp, cần lưu lại dữ liệu cũ để tránh trường hợp sau khi nâng cấp dữ liệu bị lỗi như nhảy dòng, nhảy cột,... 11. Lỗi cài sai phần mềm HTKK thuế: tờ khai in ra bị bỏ trống, không 11% 89% hiện số, ghi dữ liệu thành công, nhưng khi nộp tờ khai thuế thì bị trả lại và tên người ký bị đổi thành tên khác. 12. Lỗi sử dụng phần mềm của các phiên bản HTKK: tờ khai bị in trắng 22% 88% và không hiện số, danh sách mua sắm bị lỗi hiển thị nhiều cột và tràn nhiều tiêu đề, tờ khai có cả số liệu mua, bán và truy tìm tại bút toán trong kỳ không phát sinh hoạt động mua bán. 13. Lỗi tải không đúng định dạng Excel của HTKK: danh sách mua sắm bị 16% 84% 5
  6. lỗi hiển thị nhiều cột và tràn tiêu đề, tờ khai bị in trắng và không hiện số. 14. Lỗi tải không đúng định dạng Excel của HTKK: danh sách mua sắm bị 18% 82% lỗi hiển thị nhiều cột và tràn tiêu đề, tờ khai bị in trắng và không hiện số. 15. Số liệu tổng hợp trên bản kê khai không đúng với các tiêu chí tương 25% 75% ứng trên tờ khai. 16. Lỗi phần mềm không kích hoạt: khi người dùng mở phần mềm 11% 89% HTKK lên thì không kích hoạt được hoặc chỉ hiện dòng trống; hoặc khi người sử dụng sửa lại số năm hiện tại nhưng lại không sử dụng được; không gõ được tiếng Việt trên HTKK hay in không ra dữ liệu. 17. Lỗi tờ khai trùng với số lần kê khai bổ sung cùng kỳ tính thuế: khi phát 23% 77% hiện sai sót ở tờ khai điều chỉnh, bổ sung, người nộp thuế khai lại nhưng ghi số lần bổ sung điều chỉnh bằng với tờ khai cũ trong cùng kỳ tính thuế. 18. Lỗi kê khai sai trạng thái tờ khai: sau khi đã nộp tờ khai chính thức, 18% 82% DN phát hiện sai sót và nộp lại tờ khai chính thức trong khi đáng ra cần nộp tờ khai bổ sung. 19. Lỗi khai trùng kỳ tính thuế: DN kê khai 1 hoặc 2 tháng/quý, sau đó 27% 73% nộp tờ khai quý hoặc đã kê khai tờ khai theo quý rồi nộp tờ khai hàng tháng của quý đó. 20. Lỗi kê khai sai phương pháp tính thuế: DN kê khai sai mẫu tờ khai 15% 85% Thuế GTGT so với phương pháp tính Thuế GTGT đang sử dụng. 21. Bên cạnh đó, DN còn chủ quan về hạn nộp hồ sơ khai thuế điện tử. 21% 79% Các DN thường nộp vào gần cuối hạn nộp theo quy định hiện hành nên trạng quá tải do nhiều DN truy cập vào trang web. Điều đó rất dễ làm chậm trễ việc nộp hồ sơ khai thuế, vì gần cuối thời hạn nộp hệ thống thuế điện tử rất dễ xảy ra tình trạng quá tải. 22. Sau khi nộp tờ khai, DN thường chỉ kiểm tra xem hệ thống thuế điện 68% 32% tử đã được thông báo tiếp nhận thành công hay chưa. Trong khi đó, việc hồ sơ khai thuế được tiếp nhận chỉ là kết quả bước một. Thực tế, cần phải kiểm tra kết quả bước thứ hai là hồ sơ khai thuế đã được cơ quan thuế chấp nhận hay chưa. Nếu hồ sơ khai thuế đã được trạng thái chấp nhận, thì khi đó DN mới hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế điện tử. Nếu kết quả ở trạng thái cơ quan thuế không chấp nhận hồ sơ khai thuế, thì DN cần phải kiểm tra và nộp lại hồ sơ khai thuế bổ sung. (Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát) 6
  7. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên một số DN đang thực hiện kê khai điện tử Thuế GTGT, thì có kết quả hầu hết DN đánh giá việc thực hiện “Kê khai điện tử Thuế GTGT” không khó khăn (61,8%). Tuy nhiên, có một số DN (27,5%) cho rằng, khá khó khăn hoặc rất khó khăn (10,7%) khi thực hiện kê khai điện tử Thuế GTGT. Và nguyên nhân của các lỗi phát sinh trên, là do bởi một số nguyên nhân tác động các DN gặp khó khăn khi thao tác nghiệp vụ và khó khăn phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân chính là thiếu kiến thức pháp luật về thuế (71,8%). Điều này cho thấy, một số DN có thể gặp khó khăn trong việc cập nhật các quy định về kê khai thuế điện tử. Bên cạch đó, thiếu sót số liệu khi kê khai (55,7%) và thiếu cơ sở vật chất (44,3%) cũng là những khó khăn phổ biến mà DN gặp phải khi kê khai điện tử Thuế GTGT. 3. Kết luận Nâng cao trình độ công nghệ cho nhân viên kế toán bằng việc thông qua các lớp tập huấn, tự học hỏi qua đồng nghiệp hoặc nhờ chuyên gia hướng dẫn trực tiếp và tăng cường trang bị cơ sở hạ tầng, kỹ thuật khai thác, sử dụng phần mềm kê khai thuế qua mạng của nhân viên, việc nộp thuế đảm bảo diễn ra nhanh chóng, kịp thời, thông tin số liệu được gửi đến cơ quan thuế được đảm bảo. Mặt khác, nâng cấp phần hỗ trợ kê khai và tạo kết nối giữa DN với CCT, Kho bạc Nhà nước để thực hiện tự động rà soát, đối chiếu và chuẩn hóa dữ liệu kê khai thuế và nộp thuế điện tử của các DN; đối với DN nhỏ và vừa cũng cần nâng cao hệ thống máy móc thiết bị, trang bị thêm các máy móc như máy tính, máy in. Bên cạnh đó, kiểm tra lại hóa đơn và số liệu trước khi nộp báo cáo thuế. Trước khi nộp báo cáo thuế thì cần kiểm tra lại hóa đơn và số liệu trong báo cáo, để đảm bảo số liệu trên báo cáo thuế là chính xác và đầy đủ. Các bước kiểm tra lại, bao gồm: kiểm tra các hóa đơn đầu vào, đầu ra, các chứng từ gốc khác như tờ khai hải quan, các loại tem, vé, thẻ và các chứng từ gốc khác; thực hiện tra cứu hóa đơn, tra cứu thông tin đơn vị cung cấp (đặc biệt là trường hợp giao dịch lần đầu) xem mức độ hợp pháp của đơn vị cung cấp hóa đơn hợp pháp; tổng hợp các giá trị tiền hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra với giá trị thuế tương ứng; yêu cầu nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ lập báo cáo hoặc giải trình trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo thuế; phát hiện và báo cáo các trường hợp hóa đơn, chứng từ không hợp lý hợp lệ, không đủ điều kiện khấu trừ hoặc không đủ điều kiện ghi nhận chi phí được trừ theo Luật Thuế Thu nhập DN hiện hành. Tài liệu tham khảo 7
  8. Bananuka, J., & Night, S. (2020). The mediating role of adoption of an electronic tax system in the relationship between attitude towards electronic tax system and tax compliance. Journal of Economics, Finance and Administrative Science. ISSN: 2218-0648. Đoàn Ngọc Bảo Trâm. (2023). Nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng, Tạp chí Công Thương, số 7. Tháng 03/2023. Đàm Thị Hải Âu, Nguyễn Thị Minh Đức và Nguyễn Ý Nguyên Hân. (2019). Đánh giá khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro về thuế của DN nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương, chỉ số ISN 0866 – 7756. Hamzah, A. (2022). Examining the Factors Influencinh E-Tax Declaration Usage among Academics Taxpayers in Jordan. Informatics, 9(4), 92 -107. Mạc Thị Hải Yến. (2022). Thuế điện tử và tuân thủ thuế của DN Việt Nam: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016 – 2020 và Bài học kinh nghiệm. Tạp chí Công Thương, chỉ số ISN 0866 – 7756. Oluka, A., & Nomlala, B. (2021). Tax Compliance Costs and the use of e-filing by SMME: Tax Compliance Costs and the use of e-filing by SMMEs. The Journal of Accounting and Management. Pranoto, A. (2023). An Empirical Research on The Success of E-filing Tax Online Reporting During COVID-19 Pandemic in Indonesia. In E3S Web of Conferences (Vol. 426, p. 02137). EDP Sciences. Prawati, L. D., Millenia, S., & Kristianti, T. (2022). The Success Factors of e-Filing Tax Reporting in Indonesia: An Empirical Analysis Using the DeLone & McLean IS Success Model. Association for Computing Machinery New York, NY, United States. ISBN: 9781450387422. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. (2023). Kế hoạch Số: 5465/KH-UBND ngày 24/10/2023. Triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số DN. Vũ Thị Phương Dung. (2023). Thu Thuế GTGT với DN hiện nay: Những bất cập và giải pháp. Tạp chí Công Thương. số 6. Tháng 4/2022. Tạp chí Thuế điện tử: https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/dien-dan/. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2