intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _1

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

114
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với Hoàng Lê nhất thống chí, trước hết là một tác phẩm văn học, nội dung chính là những vấn đề, những sự kiện, những nhân vật lịch sử trong khoảng thời gian chừng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long (1802).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _1

  1. Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam
  2. Đối với Hoàng Lê nhất thống chí, trước hết là một tác phẩm văn học, nội dung chính là những vấn đề, những sự kiện, những nhân vật lịch sử trong khoảng thời gian chừng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long (1802). Tuy lấy đề tài từ lịch sử, nhưng tác phẩm của các tác giả Ngô Gia văn phái đã cho thấy đời sống tinh thần của con người thời bấy giờ, thông qua việc giải thích những vấn đề xã hội bằng những cảm quan tâm linh của người phương Đông. Việc con người thời bấy giờ bị chi phối bởi hệ tư tưởng Nho giáo, bởi hệ thống những quan niệm về thời, vận, mệnh, thịnh, suy, hưng, vong, điềm báo,... cũng đủ nói lên những hạn chế trong nhận thức, khi chưa thoát ra khỏi lối tư duy mê tín dị đoan, không thấy được đó là những qui luật của tự nhiên cũng như xã hội. Từ việc Đặng Thị Huệ mang thai, "chúa liền sai người đi lễ khắp trăm thần để cầu xin con thánh", chuyện Dương Ngọc Hoan đêm nằm mơ thấy vị thần đem cho một tấm đoạn vẽ đầu rồng, tin là điềm sinh thánh. Hay là chuyện chữa bệnh cho vương tử Cán: "Chúa lại sai người đi lễ bái khắp đền đài có tiếng linh thiêng: một mặt cho thiết lập đàn tràng ở ngay trong cung để ngày đêm đèn nhang cầu khấn. Vậy mà bệnh của vương tử vẫn đâu hoàn đấy. Có kẻ tố cáo với chúa, nói là vì Tiệp dư không được yêu, sinh ra ghen ghét, mượn bọn đồng cốt chôn hình người gỗ ở trong cung để trấn yểm... Tuy nhiên bụng chúa cũng vẫn còn ngờ, nên cứ để mặc cho Thị Huệ làm chay làm bùa, tha hồ cúng lễ. Do đó, bọn đồng cốt ra vào tấp nập; mà bệnh của vương tử Cán vẫn khi tăng khi giảm chẳng ra thế nào"(6). Khi Trịnh Tông được lập lại ngôi Thế tử, đồng thời lên ngôi chúa, các tác giả cũng có nhận xét: "Mấy hôm trước, ngày nào trời cũng u ám. Hôm ấy tự dưng bầu trời lại trong sáng, mọi người đều cho đó là cái điềm thái bình, thánh chúa"(7). Thuyết phong thủy được nói đến nhiều trong tác phẩm, từ việc kể về ngôi mộ tổ nhà Nguyễn Hữu Chỉnh có cái thế "Ngàn vạn con rồng đuổi ngàn vạn con hổ: xưng bá xưng vương đều được như ý", đến việc chọn đất để dung thân, cũng phải có những yếu tố "địa lợi, nhân tâm"; hoặc khi nói đến cơ nghiệp nhà Trịnh cũng là do trong "địa ký" đã có câu: "Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ" là để nói cái sự kết thúc của nhà Trịnh đấy sao! Hay chuyện Thái tử Lê Duy Vỹ khi bị Thịnh Vương hãm hại cũng là chuyện được báo trước: "Trước đó, trong giếng Tam Sơn ở mé sau điện bỗng có tiếng nổ như sấm. Thái tử dùng thuật số để bói, biết mình sắp gặp nạn, bèn nói
  3. với Hoàng thượng. Hoàng thượng cũng lấy làm lo, vẫn phải luôn luôn cầu nguyện cho con". Đến khi Thái tử bị khép tội chết thì trời đất cũng cảm thông: "Ngày hành hình, bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng không trông rõ. Chừng hơn một khắc mới lại sáng sủa"(8)... Rồi chuyện Thịnh Vương đi cầu thần báo mộng trên hồ Tây, gặp Thái tử Vỹ, chuyện một người dân ở làng Dịch Vọng nằm mơ thấy việc đón các con của Thái tử Duy Vỹ. Hoặc là chuyện chúa Thịnh Vương khi sắp nguy cấp là do có điềm báo trước: "Hôm qua ta ngồi ở cung Trung Hòa, có con quạ khoang bay xuống trước sân, vừa nhảy nhót vừa nhìn vào ta hai ba lần, như có ý muốn mổ. Ta phải sai thị thần lấy giáo ra xua mấy cái, nó mới bay đi. Thấy điềm ấy, bụng ta biết chắc có kẻ đang hại ta. Nay quả nhiên đúng như vậy. Bây giờ ngươi hãy nên vì ta mà giảng giải với họ, cho nó hợp với cái điềm "xua giáo" của ta"(9)... Ngay như việc lý giải hiện tượng đồ thờ bằng gỗ hay bằng vàng tại tẩm miếu trong nhà Thịnh Phúc cứ hễ động tay vào là nát mủn ra như bùn, cô đồng cốt cho rằng: "Chúa thượng đã làm trái ý Tiên vương", nào là việc cạy tử cung để thay quần áo, nào là làm nhục ái phi của chúa, nên chúa mới làm ra thế. Âu chẳng qua cũng chỉ tại cái ngôi mẫu nghi thiên hạ mà nhiều chuyện thương tâm xảy ra chứ đâu phải tại điềm này điềm khác. Nếu không có cái việc làm trái với lẽ luân thường (theo tư tưởng chính thống), phế con trưởng lập con thứ thì làm gì nhà Trịnh gặp nhiều chuyện đảo điên như vậy. Cũng chẳng phải vì những chuyện lạ xảy ra như lời người em rể của Nguyễn Hữu Chỉnh nói, nào là tiếng trống trời trong cung, núi vua Hùng tự nhiên sập xuống hơn chục thước, hay tiếng sấm dưới hồ Thủy Quân, rồi quạ bay về nhiều trong phủ chúa, bờ thành ở trước phủ đường bị sụt lún... Tất cả những "sự lạ to lớn" đó cũng chỉ nhằm nói lên những biến động trong triều chính đều có điềm báo trước. Trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí thấy xuất hiện một số sự kiện được xây dựng trên những truyền thuyết có tính ly kỳ, với sự tham gia của các lực lượng siêu nhiên. Chuyện thần linh của miếu Trảo Trảo giúp Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đánh tan quân của Lập quận công hay chuyện chúa Nam đi dạo và bắt gặp ở "huyện Hương Trà thấy giữa chốn đồng bằng nổi lên một gò cao dáng tựa như chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn về phía núi mẹ" với lời dặn của một người đàn bà: "Đời sau nếu có bậc quốc chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm sạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, cầu thỉnh linh khí trở về với núi này để phúc dân giúp nước, tất không có gì phải lo"(10). Chùa Thiên Mụ ngày nay vẫn
  4. còn trong quần thể di tích Huế được ra đời là nhờ ở chuyện này. Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, nhiều lần tác giả đưa ra những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, lạ lùng nhằm giải thích các hiện tượng xã hội: trong ngày giỗ vua Lê Thánh Tông "các cành hoa cắm trong ba lọ hoa đặt trên phần hương án không dưng rơi xuống đất, bay vòng vòng rồi tung ra khắp nơi", hoặc ngày đông chí có sấm vang trời, hiện tượng nhật thực, nước sông cạn, "ở Bắc triều ngôi điện mái bằng trong hoàng cung tự nhiên có máu từ trên cột trụ chảy xuống loang cả nền nhà, mùi tanh hôi nồng nặc", chuyện xuất hiện của Thuận Nghĩa trong giấc mơ báo trước với Lộc Khê, v.v… Có thể tìm thấy rất nhiều chi tiết nói về sự báo mộng đối với con người hay sự bất thường của thiên nhiên về những sự kiện xảy ra liền sau đó như một minh chứng cho hành động của con người đã được trời đất cảnh báo. Giải thích những hiện tượng xã hội bằng những nguyên nhân thần bí, mang màu sắc duy tâm, không chỉ bộc lộ khả năng nhận thức tự nhiên và xã hội của con người mà còn chứng minh sự ảnh hưởng của cái nhìn huyền học tôn giáo của các tác giả. Các lực lượng chính trị đã lợi dụng sự hạn chế trong hiểu biết của người dân về các hiện tượng tự nhiên để biện minh cho những hoạt động của mình. Sự kiện nào trùng với một hiện tượng thiên nhiên khác thường cũng đều được xem là điềm ứng của thiên mệnh. Khi nào nhận thức của con người về tự nhiên còn hạn chế, còn bị che phủ bởi tấm màn thần bí thì khi ấy con người còn bị các lực lượng thống trị lừa bịp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2