intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, thuật chiêm tinh không còn xa lạ với người hiện đại và trong thực tế người ta đã có nhiều lý giải về những hiện tượng khoa học này nhưng ở thời trung đại, khi khoa học chưa phát triển thì chuyện xem thiên văn để đoán định sự việc là một việc làm bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _2

  1. Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam
  2. Ngày nay, thuật chiêm tinh không còn xa lạ với người hiện đại và trong thực tế người ta đã có nhiều lý giải về những hiện tượng khoa học này nhưng ở thời trung đại, khi khoa học chưa phát triển thì chuyện xem thiên văn để đoán định sự việc là một việc làm bình thường. Trong triều đình bao giờ cũng có một vị quan chuyên coi sóc việc xem thiên văn, trả lời cho vua biết ý nghĩa các hiện tượng thiên nhiên. Những bậc học hành đỗ đạt cao hoặc có trình độ học vấn uyên thâm đều là những người giỏi về thuật chiêm tinh, độn số. Không chỉ đưa ra những hiện tượng tự nhiên đặc biệt để lý giải các hiện tượng xã hội, các tác giả còn dựa trên những lời sấm truyền, ngạn ngữ trong dân gian để mở đường cho sự xuất hiện của nhân vật hoặc sự kiện và coi đó như một lẽ tất nhiên. Khi nói đến sự khởi nghiệp của anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ: "Thầy học của Nhạc là Giáo Hiến, con Trương Văn Hạn, nói riêng với Nhạc rằng: - Lời sấm ngữ có câu: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công". Ông là người ấp Tây Sơn nên gắng lên..."(11). Trong tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí có nhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với Thế Tổ của nhà Nguyễn, chuyện nhờ có ba con cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quân Tây Sơn phục kích hoặc một bầy rắn đội thuyền giúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cá sấu hộ vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mã Trương Văn Đa bao vây đảo Côn Lôn "tất cả đến ba vòng chiến thuyền. Bỗng gió mưa nổi lên, giữa ban ngày trời đất tối sầm, sóng triều ầm ầm dâng đổ, thuyền quân Tây Sơn đắm dạt rất nhiều". Ngay cả khi nguy cấp giữa biển khơi, hết nước ngọt dự trữ mà chỉ cần "ngước nhìn trời thầm khấn: - Nếu tôi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho người trên chiếc thuyền này. Vừa dứt lời thì gió ngừng sóng lặng, rồi một dòng nước trong vọt lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt. Quân sĩ trên thuyền thỏa sức uống đến lúc hết khát. Thế Tổ sai hứng đầy bốn năm chum dự trữ, sau đó nước biển lại mặn như cũ..."(12). Đều là những chuyện không thể tin nổi. Đây chỉ là cách tác giả muốn khẳng định trời đất ngầm giúp Thế Tổ đạt được ngôi báu. Nhận xét về vấn đề này, tác giả Trần Đình Hượu cho rằng: "Vua giành được thiên hạ bằng quân sự, bằng bạo lực. Vũ vương đánh Trụ bằng quân sự, Tần thắng các nước khác bằng quân sự, Hán cũng vậy. Nhưng khi đánh được các nước rồi người ta lại tuyên bố là mệnh trời, đó là do trời lựa chọn. Cho nên, mệnh trời là lá cờ tôn giáo của Hoàng đế"(13). "Ngôi hoàng đế giành được tất nhiên phải bằng sức mạnh quân sự (bạo lực), nhưng giải thích bằng tôn giáo là thiên mệnh"(14). Nếu những thành công của con
  3. người đạt được thực sự do có sự giúp sức của các thế lực siêu nhiên hoặc do sự sắp đặt của tự nhiên, là sự thuận theo thiên mệnh thì sự tài giỏi của các bậc đế vương còn có gì đáng kể. Sự ca ngợi của các tác giả về công lao nhất thống, trung hưng, phò tá của các bậc minh Chúa, hiền Vương, Thế Tổ hẳn là chẳng còn bao nhiêu giá trị. Vì vậy, chỉ có thể coi đây là những lý giải theo thuyết thiên mệnh để thu phục lòng người, khi nhận thức của số đông dân chúng còn nhiều hạn chế. 4. Tư tưởng tôn phò chính thống - ngọn cờ "tôn giáo" Tư tưởng Nho giáo về thuyết thiên mệnh, thuyết phong thủy... chiếm một phần lớn trong những quan niệm các hiện tượng xã hội được trình bày trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam. Đây chính là "ngọn cờ chính trị mang màu sắc tôn giáo" được các bậc đế vương vận dụng trong việc lý giải các sự kiện chính trị, xã hội. Một trong những nội dung quan trọng được phản ánh trong thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là tư tưởng tôn phò chính thống. Trong hai tác phẩm: Tây Dương Gia Tô bí lục và Trùng Quang tâm sử có nội dung không liên quan gì đến nhà Lê, năm tác phẩm còn lại là Hoan Châu ký, Việt Lam xuân thu, Hoàng Việt long hưng chí, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí đều có chung một chủ đề xoay quanh lịch sử của nhà Lê và hầu như các lực lượng chính trị đều muốn giương cao khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh" hoặc "Phù Trần diệt Hồ" như một ngọn cờ tiên phong. Trong lịch sử các triều đại phong kiến, các triều đại được nối tiếp nhau theo kiểu cha truyền con nối. Với những triều đại vững mạnh, các đời nối tiếp một mạch, không bị ngắt quãng bằng dòng chính thống, kể cả những người thừa kế ngai vàng còn rất ít tuổi (vì thực quyền có khi nằm trong tay người khác). Lịch sử đất nước cho thấy, không phải lúc nào vấn đề này cũng được giải quyết một cách êm thấm. Có những triều đại với nhiều lý do đã không còn đủ sức cai quản đất nước hoặc tỏ ra bất lực, sa đọa, có nhiều chính sách hà khắc, bất đồng quyền lợi với đa số nhân dân thì lập tức xuất hiện một lực lượng mới thay thế. Nhưng do bản chất tham quyền cố vị, bảo thủ, những hậu duệ của triều đại ấy hoặc lòng luyến tiếc của nhân dân về một thời hoàng kim của triều đại vừa qua, lại sẵn sàng đứng lên trung hưng dòng chính thống. Bàn về vấn đề này, Trần Đình Hượu cho rằng: Đối với chế độ chuyên chế, nhà Nho tán thành tính thống nhất, tán thành tính quan liêu của nó nhưng không tán thành tính độc tài của nó, tính dòng máu của nó và tính quân sự của nó... nhà Nho bảo vệ rất có hiệu quả chế độ chuyên chế là ở chỗ
  4. nào? Đó là: 1. Dòng chính thống, 2. Sự thống nhất về tay nhà vua và 3.Trung nghĩa. Dòng chính thống là phải bảo vệ. Sự thống nhất của vua, cấm không được loạn, cấm không được tiếm quyền vua. Coi trung nghĩa là một đạo đức lớn(15). Nhận định về vai trò ngôi vua trong Việt Lam xuân thu, Trần Nghĩa cho rằng, tác phẩm này kể lại cuộc đời Lê Thái Tổ từ mấy trăm năm trước, nêu cao tên tuổi vị sáng nghiệp nhà Lê tới nghìn năm sau, đã mở đầu bằng việc lý giải nguyên nhân tại sao nhà Trần bị diệt. Để khôi phục nhà Trần, "trời" đã sinh ra anh em nhà Lê Lợi để tiêu diệt giặc Hồ, lập lại con cháu nhà Trần, vỗ trị một phương, trăm họ khỏi cảnh khổ ải. Ngọn cờ khởi nghĩa của anh em nhà Lê Lợi giương lên, ban đầu cũng chỉ vì nghĩa tôn phò họ Trần chính thống. Ngay khi đã tiêu diệt được họ Hồ, anh em Lê Lợi vẫn muốn tìm người thuộc dõng dòi họ Trần để đưa lên làm vua nhưng không tìm được ai, hơn nữa nhà Minh lại cắt đặt người của họ cai quản nước Đại Việt, vì thế họ trở nên lúng túng. Lê Lợi nói với các tướng rằng: "Ta dẹp giặc là để khôi phục nhà Trần, không ngờ lại hóa thành trò bù nhìn! Không biết Giản Định giờ ở đâu?". Khi anh em nhà Lê Lợi đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, hậu duệ của nhà Trần là Trần Cao bị chết do đi tả, "Thái Tổ khóc òa lên nói: - Trời khiến nước Nam vô chủ ư, sao cướp Trần Cao nhanh thế?". Có người đề nghị Lê Lợi lên làm vua, ông nói: "Nếu mỗ làm như vậy, đời sau sẽ bảo Lê Lợi cướp nước của Trần Cao, mỗ không đâu!"(16). Thực ra nhà Trần đã đến lúc phải kết thúc vai trò để một triều đại khác ra đời. Cách cướp ngôi của Hồ Quý Ly rõ ràng là không phù hợp với truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam, họ Hồ không phải là dòng chính thống, nên bị nhân dân lên án. Nói cho cùng, dòng họ nào cai quản đất nước thì nhân dân cũng chẳng được gì hơn, vấn đề là về mặt tinh thần của họ đã được "giáo dục" rằng, chỉ có dòng chính thống mới có quyền cai quản đất nước, được quyền nối ngôi. Với chúng ta ngày nay, triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, và cũng không phải là dòng chính thống nhưng lại được đánh giá rất cao, bởi họ đã viết nên một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc. Khi nhận định về tác giả Ngô Giáp Đậu, Trần Nghĩa cho rằng: Ngô Giáp Đậu "là một nhà Nho, chúng ta thậm chí không thể hình dung được rằng, trong thời đại của ông, cụ Đốc học người làng Tó lại có thể quan niệm một chính thống nào khác ngoài triều Nguyễn. Vương triều này đã để lại cho lịch sử một hối tiếc lớn, vì nó đã đánh đổ một triều đại tiến bộ do một trong những vị anh hùng lỗi
  5. lạc nhất sáng lập nên"(17). Trong tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí, rõ ràng tác giả Ngô Giáp Đậu thể hiện lòng thành kính đối với người sáng lập triều đại Gia Long, Thái Tổ Cao hoàng đế (Nguyễn Ánh) hết sức cao độ. Bất cứ khi nào cần nhắc tên đến vị chúa Nguyễn này, cũng chỉ một cách gọi: Thế Tổ. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, chính hậu duệ của Thế Tổ đã đem từng phần của đất nước bán cho thực dân Pháp, vị vua cuối cùng của triều đại này phải sống lưu vong ở Pháp quốc. Cũng với thái độ tương tự, tác giả Hoàng Việt long hưng chí coi Tây Sơn là quân phản nghịch, là bọn giặc cỏ, là "ngụy Tây". Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến trong Hoàng Lê nhất thống chí ban đầu cũng dựa trên tinh thần "tôn phò chính thống". Nhà Lê đến thời Lê Chiêu Tông bị kẻ bề tôi là Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Vua Lê Trang Tông trải bao khó nhọc lại được sự giúp đỡ của cha con Trịnh Kiểm, mới về lại Thăng Long. Vì có công lớn đối với nhà Lê nên Trịnh Tùng được vua Lê phong tước Bình An Vương, được mở phủ riêng, quyền hành lấn át đến mức giết chết vua Lê Kính Tông, lập thái tử Lê Duy Kỳ lên ngôi hoàng đế. Chúa Nam là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên bất bình trước việc làm của họ Trịnh nên đã giương cao ngọn cờ "phò Lê diệt Trịnh", ông nói: "Họ Trịnh rắp tâm hung ác, lăng loàn tiếm quyền vua Lê, uy hiếp sỉ nhục các công khanh đại thần, đến nỗi tấm thân bị con cháu phản nghịch, tranh cướp, chết quăng thây bên đường", "Ta nhân thời cơ mà cử sự để khôi phục Trung đô, khuông phò cơ nghiệp vua Lê"(18). Ngay như triều Tây Sơn của anh em nhà Nguyễn Huệ, được xem là một trong những triều đại tiến bộ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến, vẫn bị các sử gia của triều Nguyễn gọi là giặc. Đơn giản chỉ vì những sử gia này đứng trên lập trường quan điểm của nhà Nguyễn, với họ, triều đình nhà Nguyễn mới là chính thống. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc là nhằm giúp Lê diệt Trịnh, họ Trịnh không phải dòng chính thống, như lời của Nguyễn Hữu Chỉnh khi nói với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ rằng: Nước tôi có vua lại có chúa, đó là việc hết sức trái ngược xưa nay. Chúa Trịnh tiếng rằng phò Lê, thực ra chỉ là ăn hiếp thiên tử. Người trong nước vốn không phục. Trước đây các bậc anh hùng mỗi khi nổi dậy, chưa từng có ai không lấy danh nghĩa phò Lê. Nhưng số họ Trịnh chưa hết, nên công việc của những người ấy đều không thành. Nay xét ở trong "địa ký" của họ Trịnh có câu: "Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ,truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ". Mà tính từ Thái Vương đến Tĩnh Vương thì đã đủ số tám
  6. đời rồi. Nếu ngài lấy cớ "diệt Trịnh phò Lê" mà kéo quân ra, thiên hạ không ai là không hưởng ứng. Đó chính là cái công không mấy đời có vậy(19). Ngay đến Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước có tư tưởng cách mạng tiến bộ, vậy mà khi viết Trùng Quang tâm sử vẫn bị chi phối bởi quan niệm chính thống. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là ông Khoáng (Trần Quý Khoáng): "Tổ tiên của ông Khoáng xưa là người rất thân thiết của nhà Trần, khi nhà Trần mất đã đem theo vài trăm người bản bộ rời xuống phía nam đất Việt". Đến khi sự nghiệp thành công, mọi người đều "tôn ông Khoáng lên làm minh chủ để nối nghiệp nhà Trần và dựa vào đó mà hiệu triệu dân chúng trong ngoài", "Ông Khoáng là dòng dõi nhà Trần, khi đảng ta khởi nghĩa thì ông lại là người khởi xướng, nay tôn làm minh chủ, danh chính ngôn thuận, lời bàn đó rất hợp, nên làm ngay đi"(20). Khi luận về quan niệm chính thống, tác giả Mao Tôn Cương cho rằng: "Chính thống là cái gì? Nói một cách đơn giản "chính thống" là kẻ thống trị phong kiến muốn củng cố địa vị của mình, lừa bịp nhân dân, nói rằng chính quyền thống trị của họ là đặc quyền "do trời định", vì vậy không ai được chống lại, thiên hạ của ông A chỉ có con cháu nhà ông A mới có thể tiếp tục thống trị, ông B là không được, cứ cha truyền con nối, như vậy liên tiếp thành hệ thống thống trị hợp pháp. Mọi người đều phải ủng hộ chính quyền chính thống, phản đối chính quyền không chính thống. Chỉ có như vậy mà thôi"(21). Có thể nói "chính thống" đã trở thành ngọn cờ tập hợp quần chúng, biện minh cho hành động của những người muốn "mưu việc lớn", ổn định trật tự chính trị xã hội. Trong quan niệm của tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, tư tưởng chính thống là điểm tựa chắc chắn khi giải quyết mối quan hệ giữa các tập đoàn chính trị phong kiến. Ngợi ca hay phê phán một nhân vật hoặc một phe phái chính trị nào đó cần phải có "chính danh", và đó chính là tư tưởng chính thống. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam cũng bị chi phối bởi tư tưởng chính thống một cách triệt để. Những trang viết về nghĩa quân Tây Sơn, về người anh hùng Nguyễn Huệ, về những trận đánh lưu danh muôn đời như Rạch Gầm, Xoài Mút, Đống Đa, Ngọc Hồi là bằng chứng về tính khách quan của ngòi bút. Cũng có lúc, tinh thần dân tộc đã được đặt cao hơn tinh thần của triều đại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2