TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA OSTEOCALCIN, CTX HUYẾT THANH VỚI<br />
T-SCORE VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƢƠNG<br />
Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH<br />
Hoàng Văn Dũng*; Lê Bạch Mai**; Nguyễn Thị Ngọc Lan***; Vũ Xuân Nghĩa****<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ osteocalcin, CTX huyết thanh với T-score và một<br />
số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phụ nữ<br />
nông thôn đã mãn kinh tự nhiên ít nhất 5 năm, tuổi từ 50 - 70, đo mật độ xương (MĐX) bằng<br />
phương pháp siêu âm định lượng vị trí gót chân, định lượng osteocalcin và CTX huyết thanh bằng<br />
phương pháp điện hoá phát quang miễn dịch. Kết quả: osteocalcin huyết thanh trung bình 19,92 ±<br />
5,32 ng/ml, tăng 17,2% ở nhóm loãng xương so với nhóm có MĐX bình thường; giảm dần theo<br />
nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. CTX huyết thanh trung<br />
bình 0,65 ± 0,19 ng/ml, tăng 57,7% ở nhóm loãng xương so với nhóm có MĐX bình thường; tương<br />
quan nghịch với MĐX, thời gian mãn kinh và tương quan thuận với tuổi, p < 0,05. Kết luận: nồng độ<br />
osteocalcin và CTX tăng lên ở BN loãng xương. Nồng độ CTX huyết thanh tương quan thuận với<br />
tuổi, thời gian mãn kinh, tương quan nghịch với T-score, p < 0,05.<br />
* Từ khóa: Loãng xương; Phụ nữ sau mãn kinh; Osteocalcin; CTX huyết thanh.<br />
<br />
Investigation of Correlations between Serum Osteocalcin, CTX Serum<br />
with Mineral Bone Density and Risk Factors in Postmenopausal Women<br />
Summary<br />
Objective: To investigate the correlations between serum osteocalcin, CTX and T-score and risk<br />
factors of osteoporosis in postmenopausal women. Subjects and methods: Rural women have at<br />
least 5 years lnatural postmenopausal, aged 50 - 70. T-score was measured by quantitative<br />
ultrasounds in the heel bone, osteocalcin and CTX were measured by electrochemical luminescent<br />
immune Results: Mean serum osteocalcin was 19.92 ± 5.32 ng/ml; increased 17.2% in the<br />
osteoporosis group compared with normal bone density group; decreased with age, but the<br />
difference was not statistically significant with p > 0.05. Mean serum CTX was 0.65 ± 0.19 ng/ml;<br />
increased 57.7% in the osteoporosis group; inversely correlated with bone mineral density,<br />
menopausal duration correlated with age with p < 0.05. Conclusion: Osteocalcin and CTX levels<br />
increased significantly in patients with osteoporosis. CTX serum concentrations correlated with age,<br />
menopausal duration, inversely correlated with T-score, p < 0.05.<br />
Key words: Osteoporosis; Postmenopausal women; Osteocalcin; CTX.<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Viện Dinh dưỡng Quốc Gia<br />
*** Đại học Y Hà Nội<br />
**** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Văn Dũng (dungnoitru26@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/10/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/11/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/12/2014<br />
<br />
120<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đo MĐX bằng phương pháp hấp thụ tia<br />
X năng lượng kép (DEXA) cho biết mật độ<br />
khoáng của xương (g/cm2), không cho biết<br />
tổn thương vi cấu trúc cũng như chất<br />
lượng của xương. Tốc độ chu chuyển<br />
xương phản ánh chất lượng của xương,<br />
tốc độ chu chuyển xương tăng làm tăng<br />
phá hủy vi cấu trúc phần bè xương, làm<br />
giảm chất lượng xương, tăng nguy cơ<br />
loãng xương và tăng khả năng gãy xương.<br />
Mỗi một đơn vị chu chuyển xương diễn ra<br />
trong 3 - 6 tháng. Tốc độ chu chuyển<br />
xương phản ánh tốc độ của quá trình tạo<br />
xương và hủy xương. Xét nghiệm nồng độ<br />
dấu ấn chu chuyển xương cho phép đánh<br />
giá tốc độ chuyển xương, khi nồng độ các<br />
dấu ấn chu chuyển xương tăng lên phản<br />
ánh tốc độ chu chuyển xương và nguy cơ<br />
loãng xương tăng cũng như gãy xương<br />
[5]. Hiện nay, một số xét nghiệm dấu ấn<br />
chu chuyển xương được ứng dụng phổ<br />
biến trong nghiên cứu và thực hành lâm<br />
sàng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.<br />
Thường phối hợp hai dấu ấn của hai quá<br />
trình hủy xương và tạo xương để đánh<br />
giá chu chuyển xương [4].<br />
+ Đánh giá quá trình hủy xương: CTX<br />
(Carboxy-terminal collagen crosslinks Beta CrossLab) trong máu hoặc nước<br />
tiểu, NTX (N-telopeptid của collagen), DPD<br />
(deoxypyridinoline) trong nước tiểu.<br />
+ Đánh giá quá trình tạo xương:<br />
osteocalcin, phosphatase kiềm đặc hiệu<br />
xương (BSAP - Bone Specific Alkalin<br />
Phosphatase) và procollagen týp 1 (P1NPProcollagen type 1 N-terminal propeptide).<br />
Việc sử dụng các dấu ấn chu chuyển<br />
xương để đánh giá nguy cơ gãy xương<br />
121<br />
<br />
và theo dõi điều trị loãng xương được<br />
đưa vào hướng dẫn quốc gia về quản lý<br />
BN loãng xương ở các nước phát triển và<br />
một số nước trong khu vực Đông Nam Á.<br />
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu<br />
ứng dụng vai trò dấu ấn chu chuyển<br />
xương, tuy nhiên chưa phổ biến. Chúng<br />
tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br />
- Khảo sát giá trị nồng độ osteocalcin<br />
và CTX huyết thanh ở phụ nữ sau mãn kinh.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ<br />
osteocalcin, CTX huyết thanh với T-score<br />
và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở<br />
phụ nữ mãn kinh.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu được tiến hành tại xã<br />
Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.<br />
- Thời gian: tháng 01 đến tháng 06<br />
năm 2013.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: phụ nữ nông<br />
thôn đã mãn kinh tự nhiên ≥ 5 năm, tuổi<br />
≥ 50 và ≤ 70 tuổi (sinh năm từ 1942 đến<br />
1962). Loại trừ những phụ nữ mãn kinh<br />
do phẫu thuật buồng trứng, tử cung, phụ<br />
nữ mắc các bệnh liên quan đến chuyển<br />
hóa (đái tháo đường, Basedow), người có<br />
dị tật xương - khớp bẩm sinh, mắc các bệnh<br />
(ung thư, suy thận), gãy xương, phẫu<br />
thuật xương khớp trong vòng 5 năm,<br />
đang dùng các thuốc điều trị loãng xương:<br />
calcitonin, estrogen, corticoid trong vòng<br />
6 tháng gần đây.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên<br />
141 phụ nữ đã mãn kinh tự nhiên thoả<br />
mãn đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Tuổi đối tượng nghiên cứu.<br />
- Chỉ số khối cơ thể.<br />
<br />
+ C-telopeptide crosslink (CTX) huyết<br />
thanh: đánh giá quá trình hủy xương.<br />
* Phân tích và xử lý số liệu:<br />
<br />
- Thời gian mãn kinh, mãn kinh tự<br />
nhiên hay sau phẫu thuật tử cung, buồng<br />
trứng, số lần sinh đẻ.<br />
<br />
- Các số liệu được xử lý trên máy vi<br />
tính bằng phương pháp thống kê y học<br />
theo chương trình SPSS 16.0.<br />
<br />
- Khám lâm sàng và khai thác tiền sử:<br />
phát hiện các bệnh tật liên quan.<br />
<br />
- Trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ<br />
được dùng để mô tả đặc điểm của đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
<br />
- Đo MĐX: bằng phương pháp siêu âm<br />
định lượng vị trí gót chân, sử dụng máy<br />
đo Sonost-3000 (Hãng Osteosys, Hàn<br />
Quốc). Nguyên lý, máy đo sử dụng hai<br />
đầu dò, một đầu dò truyền xung siêu âm<br />
và một đầu dò nhận xung siêu âm ở bên<br />
đối diện của xương gót chân. Trong quá<br />
trình truyền xung siêu âm, đầu dò sẽ di<br />
chuyển dọc theo xương gót của BN. Tốc<br />
độ truyền xung tính theo m/s (SOS Speed of Sound). Ở mô xương bình<br />
thường, xung siêu âm truyền qua mô<br />
xương có thời gian ngắn, tốc độ truyền<br />
xung nhanh, ở BN loãng xương, thời gian<br />
truyền xung siêu âm dài hơn, tốc độ<br />
truyền xung chậm hơn và biên độ nhận<br />
xung bên đối diện sẽ ít hơn. So sánh tốc<br />
độ truyền âm qua vị trí xương gót chân<br />
người trẻ tuổi, khoẻ mạnh từ cơ sở dữ<br />
liệu trong máy đo (quần thể tham chiếu<br />
của người châu Á), tính ra được chỉ số T<br />
(T-score). MĐX bình thường T-score<br />
≥ -1,0; giảm MĐX: -2,5 < T-score < -1,0;<br />
loãng xương: T-score ≤ -2,5 [2].<br />
- Định lượng nồng độ dấu ấn sinh học<br />
chu chuyển xương: bằng phương pháp<br />
điện hóa phát quang miễn dịch trên máy<br />
Elecsys - 2010 - Roche tại Trung tâm<br />
Nghiên cứu Y - Dược học quân sự, Học<br />
viện Quân y. Gồm có 2 chỉ tiêu:<br />
+ Osteocalcin huyết thanh: đánh giá<br />
quá trình tạo xương.<br />
122<br />
<br />
- Test "χ2 " dùng kiểm định sự khác biệt<br />
giữa 2 tỷ lệ.<br />
- Test “t” dùng kiểm định sự khác biệt<br />
giữa 2 trị số trung bình.<br />
- Hệ số tương quan “r”: đánh giá hệ số<br />
tương quan với biến liên tục. Phân loại<br />
mức độ: r < ± 0,3 có mối tương quan yếu;<br />
r = ± 0,3 đến ± 0,6 có mối tương quan trung<br />
bình, r ≥ ± 0,7 có mối tương quan chặt chẽ.<br />
- Khoảng tin cậy 95% được áp dụng cho<br />
toàn bộ các test, khác biệt khi giá trị p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Một chu kỳ chu chuyển xương gồm 3<br />
giai đoạn: giai đoạn hủy xương, giai đoạn<br />
chuyển đổi và giai đoạn tạo xương mới.<br />
Thời gian cho một chu kỳ chu chuyển<br />
diễn ra khoảng 3 - 6 tháng. Định lượng<br />
dấu ấn sinh học chu chuyển xương cho<br />
phép đánh giá được tốc độ chu chuyển<br />
xương, từ đó đánh đánh giá được tốc độ<br />
mất xương. Đây là kỹ thuật mới, hiện đại<br />
để nghiên cứu và ứng dụng trong thực<br />
hành lâm sàng chẩn đoán, theo dõi điều<br />
trị loãng xương hiện nay.<br />
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.<br />
- Tuổi trung bình 58,78 ± 4,9 (50 - 70 tuổi).<br />
- Thời gian mãn kinh trung bình 10,5 ±<br />
5,7 năm (5 - 33 năm).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
2. Nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh.<br />
Bảng 1: Đặc điểm nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh.<br />
(ng/ml)<br />
<br />
Giá trị trung bình (ng/ml)<br />
<br />
Điểm cắt giá trị xét nghiệm theo đường cong ROC<br />
<br />
- Nồng độ osteocalcin huyết thanh<br />
trung bình 19,92 ± 5,32 ng/ml, 53,2% BN<br />
có nồng độ osteocalcin huyết thanh cao<br />
> 18,65 ng/ml.<br />
- Nồng độ CTX huyết thanh trung bình<br />
0,65 ± 0,19 ng/ml, 54,6% BN có nồng độ<br />
CTX huyết thanh cao > 0,615 ng/ml.<br />
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của<br />
Lê Thu Hà: nồng độ osteocalcin trung<br />
bình ở phụ nữ mãn kinh là 16,9 ± 9,2<br />
ng/ml, nhóm trẻ tuổi chưa mãn kinh là<br />
<br />
CTX (ng/ml)<br />
<br />
(n = 141)<br />
<br />
(n = 141)<br />
<br />
19,92 ± 5,32<br />
<br />
0,65 ± 0,19<br />
<br />
18,65<br />
<br />
0,615<br />
<br />
< 18,65 (46,8%)<br />
<br />
< 0,615 (45,4%)<br />
<br />
≥ 18,65 (53,2%)<br />
<br />
≥ 0,615 (54,6%)<br />
<br />
13,8 ± 5,9 ng/ml [1], nhưng thấp hơn so<br />
với nghiên cứu của Marlena C và CS ở<br />
phụ nữ mãn kinh người Indonesia và<br />
Philippines có nồng độ osteocalcin trung<br />
bình 31,85 ± 2,62 ng/ml và 32,33 ± 2,24<br />
ng/ml [3]. Nồng độ các dấu ấn chu<br />
chuyển xương nói chung đều tăng và<br />
dao động lớn, phụ thuộc vào tình trạng<br />
loãng xương, mãn kinh và tuổi cao. Do<br />
đó, ở đối tượng nghiên cứu khác nhau<br />
sẽ có kết quả dao động khác nhau.<br />
<br />
3. Mối liên quan giữa nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh trung bình với<br />
tuổi và loãng xƣơng.<br />
Bảng 2: So sánh giữa nồng độ dấu ấn chu chuyển xương giữa các nhóm tuổi.<br />
(n)<br />
<br />
(ng/ml)<br />
<br />
CTX (ng/ml)<br />
<br />
50 - 54<br />
<br />
35<br />
<br />
20,88 ± 4,59<br />
<br />
0,65 ± 0.18<br />
<br />
55 - 59<br />
<br />
51<br />
<br />
20,11 ± 6,54<br />
<br />
0,59 ± 0,16<br />
<br />
60 - 64<br />
<br />
35<br />
<br />
19,69 ± 4,81<br />
<br />
0,68 ± 0,17<br />
<br />
65 - 70<br />
<br />
20<br />
<br />
18,19 ± 3,36<br />
<br />
0,75 ± 0,19<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
141<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
Nồng độ osteocalcin huyết thanh giảm dần theo tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngược lại, nồng độ CTX có xu hướng tăng lên theo<br />
tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Osteocalcin là một dấu ấn sinh học<br />
của quá trình tạo xương, ở người trẻ cân bằng tạo xương cao hơn huỷ xương, do đó<br />
nồng độ dấu ấn tạo xương tăng cao hơn nồng độ dấu ấn hủy xương.<br />
123<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
Bảng 3: So sánh nồng độ dấu ấn chu chuyển xương với mức độ loãng xương.<br />
(n = 141)<br />
<br />
CTX (ng/ml)<br />
(n = 141)<br />
<br />
(ng/ml)<br />
<br />
A. Bình thường (≥ -1)<br />
<br />
4<br />
<br />
16,46 ± 4,64<br />
<br />
0,457 ± 0,115<br />
<br />
B. Giảm (-2,5 đến -1)<br />
<br />
68<br />
<br />
20,78 ± 4,10<br />
<br />
0,588 ± 0,134<br />
<br />
C. Loãng xương (≤ -2,5)<br />
<br />
69<br />
<br />
19,29 ± 6,23<br />
<br />
0,721 ± 0,197<br />
<br />
Mức độ tăng nồng độ dấu ấn chu chuyển<br />
xương ở nhóm loãng xương so với nhóm<br />
bình thường (%) = (C-A ) x 100/A<br />
<br />
17,2<br />
<br />
57,7<br />
<br />
p<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
- Ở nhóm loãng xương, nồng độ<br />
osteocalcin huyết thanh tăng so với nhóm<br />
có MĐX bình thường (17,2%), tuy nhiên<br />
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
- Ở nhóm loãng xương, nồng độ CTX<br />
huyết thanh tăng so với nhóm có MĐX<br />
bình thường là 57,7%, sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Ở người già, cân bằng bị đảo lộn, hủy<br />
xương cao hơn tạo xương. Ở phụ nữ<br />
mãn kinh đang có loãng xương, tốc độ<br />
chu chuyển xương tăng lên, mà tốc độ<br />
<br />
chu chuyển xương là vòng quay của cả<br />
tạo xương và hủy xương. Tuy nhiên,<br />
hủy xương mạnh hơn tạo xương. Do đó,<br />
cả hai dấu ấn sinh học chu chuyển xương<br />
(ostocalcin và CTX) đều tăng lên ở giai<br />
đoạn loãng xương, nhưng dấu ấn hủy<br />
xương tăng mạnh hơn dấu ấn tạo xương<br />
[5]. Điều này lý giải tại sao nồng độ<br />
osteocalcin của đối tượng nghiên cứu cao<br />
hơn so với người trẻ tuổi và tăng lên ở<br />
nhóm có loãng xương và mức độ tăng<br />
không nhiều bằng dấu ấn hủy xương CTX.<br />
<br />
4. Mối tƣơng quan giữa osteocalcin và CTX huyết thanh với T-score và thời<br />
gian mãn kinh.<br />
Bảng 4: Mối tương quan giữa T-score, tuổi, thời gian mãn kinh với dấu ấn chu<br />
chuyển xương.<br />
<br />
Nồng độ osteocalcin<br />
<br />
Nồng độ CTX<br />
<br />
r = 0,1, p > 0,05<br />
<br />
y = -0,175 x tuổi + 0,185<br />
r = - 0,17, p < 0,05<br />
<br />
r = -0,14, p > 0,05<br />
<br />
y = -0,109 x<br />
T-score + 0,381<br />
r = -0,43, p < 0,01<br />
<br />
y = 0,008 x tuổi + 0,194<br />
r = 0,21, p < 0,05<br />
<br />
y = 0,009 x thời gian mãn<br />
kinh + 0,56<br />
r = 0,27, p < 0,01<br />
<br />
- Nồng độ osteocalcin huyết thanh<br />
không có mối tương quan với T-score (r<br />
= 0,1;<br />
p > 0,05), tương quan<br />
nghịch mức độ yếu với tuổi (r = -0,17; p<br />
< 0,05) và không thấy mối tương quan<br />
với thời gian mãn kinh<br />
(r = -0,14; p<br />
> 0,05).<br />
124<br />
<br />
- Nồng độ CTX huyết thanh có mối<br />
tương quan nghịch mức độ trung bình<br />
với T-score (r = -0,43, p < 0,01), tương<br />
quan thuận mức độ yếu với tuổi (r = 0,21, p<br />
< 0,01) và tương quan thuận mức độ<br />
yếu với thời gian mãn kinh (r = 0,27; p<br />
< 0,01).<br />
<br />