intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận tập trung tìm hiểu và chỉ ra các hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản đã thực hiện tại Hà Nội trong khoảng 4,5 năm gần đây nhằm áp dụng để quảng bá hình ảnh đất nước Nhật Bản thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội

LỜI CẢM ƠN<br /> Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài “Thực trạng hoạt<br /> động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội”. Tôi xin<br /> được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô, cùng toàn thể các<br /> bạn, anh chị đã quan tâm, giúp đỡ và theo sát tôi trong thời gian qua.<br /> Trước tiên, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến các anh các chị<br /> tại Viện Nghiên Cứu Đông Bắc Á . Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các<br /> anh,các chị mà tôi đã có thể tiếp cận được nguồn tư liệu phong phú của<br /> Viện để có thể hoàn thành được Khoá luận tốt nghiệp của mình<br /> Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã<br /> không ngừng đốc thúc,chỉ bảo và giúp tôi trả lời rất nhiều câu hỏi khó<br /> khăn trong khi thực hiện bài nghiên cứu này<br /> Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả<br /> các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn hoá học cũng như ngoài khoa đã<br /> không ngừng truyền thụ cho tôi vốn kiến thức, kinh nghiệm và những<br /> góp ý để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.<br /> Tôi xin gửi lời biết ơn đến cô Huỳnh Thị Thu Hương – Chuyên<br /> viên phụ trách các hoạt động của Japan Foundation tại Hà Nội đã cung<br /> cấp tư liệu, đồng thời tạo mọi điều kiện có thể để tôi được tham gia, tiếp<br /> cận, khảo sát và hoàn thành khóa luận trên.<br /> Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, những<br /> người thân trong gia đình và tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên,<br /> 1"<br /> "<br /> <br /> giúp đỡ tôi cả về điều kiện vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá<br /> trình học tập và thu thập tài liệu để hoàn thành khóa luận này.<br /> Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do sự hạn chế về thời gian, kiến<br /> thức, cũng như kinh nghiệm thu thập tài liệu và nghiên cứu khoa học,<br /> bản thân lại là sinh viên chưa thật sự chăm chỉ của khoa nên khóa luận<br /> của tôi không thể tránh khỏi sự thiếu sót.<br /> Kính mong quý thầy cô cùng các bạn góp ý bổ sung để khóa luận<br /> của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng tiếp thu và gửi lời<br /> cảm ơn sâu sắc đến mọi người!<br /> Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013<br /> Người viết<br /> Trịnh Xuân Nam<br /> <br /> 2"<br /> "<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Đất nước Nhật Bản tự hào là đất nước năng động về kinh tế, hấp<br /> dẫn về du lịch và đặc biệt là còn có một nền văn hóa phong phú, giàu<br /> bản sắc mang đậm cốt cách phương Đông được gìn giữ và phát triển qua<br /> hàng nghìn năm lịch sử<br /> Văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa<br /> Trung Hoa nhưng không vì thế mà nó mất đi cá tính, nét đặc sắc của<br /> riêng mình.Trải qua bao thăng trầm lịch sử,văn hoá Nhật Bản đã và đang<br /> từng bước, từng bước một phát triển và tạo thành một làn sóng vô cùng<br /> mạnh mẽ. Làn sóng ấy đổ bộ vào nhiều quốc gia trên khắp các châu lục<br /> một cách âm thầm, nhẹ nhàng nhưng đầy hiệu quả. Phạm vi ảnh hưởng<br /> của văn hoá Nhật Bản rất rộng lớn, từ Đông sang Tây, từ châu Á đến<br /> châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, song, đậm nét nhất là châu Á, trong đó,<br /> Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Việt Nam luôn ở trong tốp dẫn đầu<br /> về số lượng khán giả ưa chuộng các sản phẩm, dịch vụ cũng như văn<br /> hoá Nhật Bản. Sự phát triển của làn sóng này đã cải thiện và nâng cao vị<br /> thế, hình ảnh của đất nước này trên khắp các châu lục.<br /> Hiện nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng,<br /> vai trò của “quyền lực mềm” trong các vấn đề ngoại giao được rất nhiều<br /> nước lớn trên thế giới quan tâm chú trọng như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn<br /> Quốc, Trung Quốc. Những chính sách phát triển ngoại giao văn hoá này<br /> nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ của quốc gia<br /> 3"<br /> "<br /> <br /> đó trên thế giới. Qua đó làm tăng cường sự hiểu biết, tạo dựng hình ảnh<br /> tốt, giới thiệu các giá trị của đất nước để thu hút đầu tư thương mại.<br /> Hiện nay tại Việt Nam , khái niệm về Ngoại giao văn hoá vẫn còn<br /> khá non trẻ. Nhận thấy điều này trong quá trình học tập và tìm hiểu môn<br /> “Ngoại giao văn hoá” do Th.s Lê Thị Khánh Ly – giảng viên trường Đại<br /> học Văn hoá giảng dạy và thực tế sự phát triển của văn hoá Nhật Bản<br /> trong đông đảo các bạn học sinh sinh viên tại Hà Nôi. Tôi thấy cần thiết<br /> phải làm ra một nghiên cứu về ngoại giao văn hoá cũng như các phương<br /> pháp thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hoá của Chính Phủ Nhật<br /> Bản đối với Việt Nam.<br /> Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về ngoại giao văn<br /> hoá, giao lưu văn hoá tại trường Đại học Văn hoá cũng như sự đóng góp<br /> ý kiến của tất cả các thầy cô trong Khoa. Tôi quyết định lựa chọn tìm<br /> hiểu về các hoạt động giao lưu văn hoá của Trung tâm giao lưu văn hoá<br /> Nhật Bản dưới góc nhìn lý luận về ngoại giao văn hoá.<br /> Trong thực tế là một sinh viên học tập và nghiên cứu tại Hà Nội tôi<br /> đã không ít lần tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá do Trung tâm<br /> này tổ chức như : Liên hoan phim 2013 hay Đại nhạc hội Rock Việt…và<br /> nhận thấy đây là một trong những trung tâm hoạt động rất mạnh mẽ,<br /> đóng góp rất nhiều vào thành công của chiến lược phát triển văn hoá<br /> Nhật Bản tại Việt Nam của Đại Sứ quán Nhật Bản.<br /> Nhận thấy đây là một đề tài hay, có tính ứng dụng cao . Tôi quyết<br /> định chọn “Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật<br /> Bản tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình.<br /> 4"<br /> "<br /> <br /> 2. Lịch sử nghiên cứu<br /> Với sự phát triển của văn hoá Hàn Quốc, văn hoá Nhật Bản tại<br /> Việt Nam cũng như sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ khi thông qua<br /> “Chiến lược ngoại giao văn hoá Việt Nam 2020” đã thu hút được sự<br /> quan tâm của nhiều học giả trên khắp cả nước.<br /> Tuy nhiên thật sự khi tìm hiểu và bắt đầu triển khai bài nghiên cứu<br /> của mình, tôi nhận thấy rằng các vấn đề ngoại giao, giao lưu về văn hoá<br /> của Việt Nam còn rất ít và vô cùng hạn chế.<br /> Về nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của Trung tâm giao lưu văn<br /> hoá Nhật Bản thì chưa có một đề tài nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, về<br /> các vấn đề lý luận về ngoại giao văn hoá thì đã có một số đề tài nghiên<br /> cứu tại Học Viện Ngoại Giao.<br /> Qua tìm hiểu tại thư viện trường Đại học văn hoá Hà Nội tôi có<br /> thấy một số đề tài nghiên cứu phần nào đánh giá được hiệu quả của hoạt<br /> động giao lưu cũng như ngoại giao văn hoá như :<br /> •!<br /> <br /> “Tìm hiểu chiến lược phát triển văn hóa Hàn Quốc thông qua<br /> trường hợp làn sóng HallyU”,Nguyễn Võ Hải Triều, KLTN 2015Khoa Văn hoá học<br /> <br /> •!<br /> <br /> “Ngoại giao văn hoá thông qua hoạt động xuất bản- nghiên cứu trường<br /> hợp NXB Thế giới”, Hà Văn Tỉnh, KLTN 2014 – Khoa XP-PH<br /> <br /> 3. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Khoá luận tập trung tìm hiểu và chỉ ra các hoạt động của Trung<br /> tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản đã thực hiện tại Hà Nội trong khoảng 4,5<br /> 5"<br /> "<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2