1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cây sơn Rhus succedanea Lin, thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae là<br />
cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm nhưng thời gian thu<br />
hoạch tương đối ngắn so với chè, cà phê. Cây sơn dễ trồng, sau 3 năm bắt đầu<br />
cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 3-5 năm tùy thuộc vào điều kiện đất<br />
đai, chăm sóc và thu hoạch. Cây sơn đạt hiệu quả kinh tế cao trên đất vùng đồi<br />
so với một số loại cây trồng dài ngày, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa<br />
phải thuộc vùng trung du, miền núi.<br />
Tỉnh Phú Thọ, lựa chọn cây trồng trong chương trình trọng điểm phát<br />
triển nông nghiệp là cây sơn, cây trồng đặc thù địa lý, có lợi thế cạnh tranh cao.<br />
Tuy nhiên, trong hơn hai mươi năm trở lại đây chưa có một công trình nghiên<br />
cứu nào có hệ thống về kỹ thuật trồng sơn, nông dân vẫn đang trồng sơn theo<br />
kinh nghiệm, kỹ thuật trồng chưa hợp lý, năng suất sơn đạt thấp, đất đai tàng<br />
kiệt. Để cây sơn phát triển xứng với tiềm năng của cây trồng đặc thù địa lý có<br />
giá trị kinh tế cao, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, khoa học về các biện<br />
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của nghề trồng sơn góp<br />
phần canh tác nông nghiệp bền vững cho vùng đất đồi trung du, miền núi.<br />
Để góp phần giải quyết thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh<br />
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất<br />
của cây sơn tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.<br />
2 Mục tiêu của đề tài<br />
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng cây sơn sinh<br />
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng nhựa cao.<br />
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đến năng suất<br />
nhựa cây sơn tại Tam Nông- Phú Thọ.<br />
- Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng<br />
suất và sản lượng nhựa sơn trồng tại Tam Nông - Phú Thọ.<br />
- Góp phần đề xuất qui trình trồng sơn tại tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả kinh<br />
tế cao.<br />
<br />
2<br />
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới<br />
về ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và<br />
chất lượng nhựa của cây sơn.<br />
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị, sử<br />
dụng cho những nghiên cứu tiếp theo và bổ sung tài liệu giảng dậy trong các cơ<br />
sở đào tạo thuộc lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp.<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được một số biện pháp kỹ<br />
thuật (mật độ trồng, phân bón, tỉa cành tạo tán ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, triệt<br />
hoa, cắt quả ở thời kỳ kinh doanh, phương thức giữ ẩm, phương thức khai thác<br />
nhựa và sử dụng chất kích thích tiết nhựa mủ) góp phần hoàn thiện quy trình<br />
trồng sơn, làm tăng năng suất và chất lượng nhựa sơn, là cơ sở cho công tác chỉ<br />
đạo mở rộng diện tích trồng sơn trong sản xuất đại trà.<br />
4 Những đóng góp mới của luận án<br />
- Đã xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp: mật độ trồng 2600cây/ha,<br />
liều lượng phân bón 1tấn/ha/năm NPK (5:10:3) của Công ty supe phốt phát và<br />
Hóa chất Lâm Thao, tỉa cành 6 tháng một lần để tạo tán ở thời kỳ kiến thiết cơ<br />
bản, triệt hoa khi cây mới phát triển ngồng hoa để cây sơn sinh trưởng phát triển<br />
nhanh, cho năng suất, chất lượng cao.<br />
- Đã xác định được thảm phủ thực vật là cây mạch môn trồng xen trong<br />
hàng sơn có hiệu quả giữ ẩm đất, chống xói mòn trên nương sơn, để cây sơn<br />
sinh trưởng, phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.<br />
- Đã xác định được phương thức khai thác nhựa sơn đạt năng suất cao,<br />
xác định nồng độ hoạt chất ethephon 0,1% bôi mỗi tháng một lần cho sơn 6 năm<br />
tuổi trở lên là phù hợp để nâng cao năng suất nhựa sơn.<br />
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
5.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
- Cây sơn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản từ khi bắt đầu trồng đến bắt đầu khai<br />
thác nhựa.<br />
- Cây sơn ở thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 5 sau trồng (năm thứ 2 khai<br />
<br />
3<br />
thác nhựa), thời kỳ này sơn cho năng suất nhựa cao và tập trung nhất.<br />
- Giống sơn lá si (còn gọi là: sơn giềng, sơn đỏ).<br />
5.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng<br />
suất sơn.<br />
5.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian: đề tài được thực hiện từ năm 2009 đến 2011.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.<br />
6 Bố cục của luận án<br />
Nội dung luận án được thể hiện trong 122 trang, gồm 4 trang mở đầu, 35<br />
trang tổng quan, 12 trang vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, 69<br />
trang kết quả nghiên cứu và thảo luận, 2 trang kết luận và đề nghị, tài liệu tham<br />
khảo với 48 tiếng Việt, 16 tiếng Anh và 3 tiếng Pháp. Kết quả nghiên cứu có 43<br />
bảng, 3 hình. Phụ lục bao gồm các bảng, kết quả phân tích xử lý số liệu.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Cây sơn được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhờ vào sản phẩm đặc biệt<br />
là nhựa cây sơn, đó là một nguyên liệu quí và cần thiết được sử dụng cho nhiều<br />
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ hiện nay.<br />
Ở Việt Nam cây sơn phát triển tốt thì vùng sinh thái phải là vùng đồi, đồi<br />
núi thấp có độ dốc vừa phải, có điều kiện nhiệt độ ôn hòa từ 17 đến 350C. Nhiệt<br />
độ tối thấp trên 100C, đủ ẩm và có lượng mưa phân bố đều trong năm. Tầng mùn<br />
dày, đất chua, giàu dinh dưỡng. Giống sơn được trồng chủ yếu hiện nay là giống<br />
sơn lá si và sơn lá trám, nhưng sơn lá si có chất lượng nhựa cao và được thị<br />
trường trong và ngoài nước ưa chuộng hơn với nhựa sơn lá trám.<br />
Các kết quả nghiên cứu cây sơn trước đây đã đề cập khá nhiều về lịch sử<br />
phát triển sản xuất sơn và một số kỹ thuật trồng trọt, nhưng phần lớn là những<br />
tài liệu cũ, nội dung nghiên cứu đơn lẻ, lại có nhiều quan điểm khác nhau, có<br />
<br />
4<br />
những quan điểm trái ngược nhau nên chưa đưa ra được quy trình phù hợp với<br />
việc trồng, chăm sóc và phát triển cây sơn lấy nhựa, nên trong sản xuất nhân dân<br />
vẫn làm theo kinh nghiệm, nhiều thành tựu khoa học nông nghiệp vẫn chưa<br />
được nghiên cứu áp dụng trên cây sơn. Vì vậy, cần những nghiên cứu bài bản có<br />
hệ thống để tìm ra những yếu tố hạn chế đến sinh trưởng, phát triển của cây sơn<br />
từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, nhằm giúp cho người nông dân phát triển sản<br />
xuất sơn đạt hiệu quả cao. Vậy nên, rất cần thiết phải nghiên cứu xây dựng, hoàn<br />
thiện kỹ thuật trồng sơn, phù hợp với từng loại đất để phát triển sản xuất sơn.<br />
Chương 2<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
- Giống sơn lá si (còn gọi là: sơn giềng, sơn đỏ) Rhus succedanea L.<br />
- Vật liệu thảm phủ đất:<br />
+ Cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall).<br />
+ Thảm phủ đất: rơm, rạ, cây ngô đã phơi khô.<br />
- Phân bón các loại:<br />
+ Phân chuồng ( phân trâu, bò hoại mục).<br />
+ Phân NPK (5:10:3) của Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao,<br />
<br />
có thành phần trong phân như sau: 5% đạm (N), 10% lân (P2O5), 3% Kali (K2O),<br />
còn lại là chất phụ gia gồm: quặng apatít, đất phù xa, vôi.<br />
- Chất kích thích quá trình tiết nhựa ethephon của Công ty Sinh học nhiệt<br />
đới- Xưởng sản xuất sinh học, Thành Lộc- Quận 12- Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
có thành phần N: 4%, P2O5: 12%, ethephon và phụ gia: 2,5%. Nồng độ hoạt chất<br />
sử dụng trong thí nghiệm: 0,05; 0,10; 0,15%.<br />
2.2<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá một số yếu tố tự nhiên và kỹ thuật tại tỉnh<br />
<br />
Phú Thọ có ảnh hưởng đến năng suất nhựa của cây sơn.<br />
Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh<br />
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng nhựa của cây sơn.<br />
<br />
5<br />
Nội dung 3: Xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng các biện pháp kỹ<br />
thuật tốt nhất từ kết quả nghiên cứu.<br />
2.3<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
2.3.1 Phương pháp điều tra<br />
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá một số yếu tố tự nhiên và kỹ thuật tại<br />
tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến năng suất nhựa của cây sơn<br />
Khái quát về khu vực nghiên cứu<br />
Điều tra hiện trạng và đánh giá năng suất vườn sơn ở thời kỳ kinh doanh<br />
tại huyện Tam Nông và tỉnh Phú Thọ.<br />
- Địa điểm: Nương sơn kinh doanh của nông hộ tại các vùng trồng sơn tại<br />
tỉnh Phú Thọ.<br />
- Thời gian: Từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2011.<br />
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin<br />
+ Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp<br />
đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để điều tra thu thập thông tin liên<br />
quan đến đề tài nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ sơn trong<br />
và ngoài nước, phương thức thu hoạch, sơ chế nhựa sơn tại Phú Thọ.<br />
+ Thu thập tài liệu có sẵn.<br />
+ Thu thập thông tin thứ cấp:<br />
+ Phân tích thổ nhưỡng: pHH O , pHKCl, Hàm lượng tổng số (%): OC, N,<br />
2<br />
<br />
P2O5, K2O; hàm lượng dễ tiêu (mg/100 g đất): P2O5, K2O tại khu thí nghiệm.<br />
2.3.2 Phần thí nghiệm<br />
Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh<br />
trưởng, phát triển và năng suất sơn<br />
Các thí nghiệm đều được bố trí trên nền bón 10tấn phân chuồng hoai mục<br />
trên hecta một năm<br />
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón<br />
NPK khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn<br />
- Nhân tố phụ là phân bón NPK (5: 10: 3) bố trí trên ô lớn, với các mức bón:<br />
<br />