![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật: Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật "Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn để làm cơ sở xây dựng thông số xử lý nhiệt lạnh trước khi xuất khẩu đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn ruồi đục quả và đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng quả nhãn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật: Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) TRÊN QUẢ NHÃN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT LẠNH Ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 9 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TÙNG 2. PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG Phản biện 1: GS.TS. Trương Xuân Lam Viện Sinh thái và Tài nguyên thực vật Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Minh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Liêm Viện Bảo vệ thực vật Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi , ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhãn là loại cây ăn quả quan trọng của nước ta, diện tích trồng nhãn đến nay đã đạt trên 80 ngàn ha, năng suất trung bình 8,8 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 500.000 tấn, dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới (Tổng Cục Thống Kê, 2020). Nhu cầu xuất khẩu nhãn quả tươi để góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho người nông dân ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng Ruồi đục quả là sinh vật gây hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cây ăn quả không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.Giống ruồi đục quả Bactrocera được ghi nhận là quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương và đa số các loài trong giống này thuộc nhóm kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên thế giới (Vargas & cs., 2015). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tổn thất trong nông nghiệp do ruồi đục quả tuy nhiên các chi phí phòng trừ ruồi đục quả, các tổn thất do giảm năng suất tại các vườn nhiễm ruồi đục quả và nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu là đáng kể. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 100.000 tấn nhãn đi nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Trong quy định về kiểm dịch thực vật đối với quả nhãn tươi của Việt Nam xuất khẩu cũng có nhiều nước yêu cầu lô hàng xuất khẩu phải không được nhiễm ruồi đục quả hoặc nếu có phải được xử lý triệt để. Để trả lời cho các vấn đề khoa học và để làm cơ sở cho quá trình dỡ bỏ rào cản kỹ thuật, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn để làm cơ sở xây dựng thông số xử lý nhiệt lạnh trước khi xuất khẩu đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn ruồi đục quả và đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng quả nhãn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần loài và diễn biến tỷ lệ hại của các loài ruồi đục quả hại nhãn ở một số vùng trọng điểm trồng nhãn ở phía Bắc và phía Nam. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ruồi đục quả B. dorsalis, B. correcta trên các loại thức ăn khác nhau. - Đánh giá được sự ưa thích của ruồi đục quả B. dorsalis, B. correcta đối với quả tươi của các giống nhãn phổ biến. 1
- - Tìm ra được thông số xử lý nhiệt lạnh đối với ruồi đục quả hại quả nhãn trước khi xuất khẩu. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ ruồi đục quả tại tại một số tỉnh trọng điểm trồng nhãn Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La, Tây Ninh và tp. Cần Thơ trên 3 giống nhãn trồng ở phía Bắc (Miền Thiết, Hương Chi và T2) và 2 giống nhãn trồng ở phía Nam (Ido và Tiêu da bò) trong 2 năm 2021-2022. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta ở Hà Nội. Các thí nghiệm về xử lý nhiệt lạnh đối với ruồi đục quả trên quả nhãn tươi được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Ghi nhận chỉ có loài ruồi đục quả B. dorsalis gây hại trên quả nhãn tươi ở các vườn nhãn của 5 giống nhãn khác nhau tại 5 tỉnh trọng điểm trồng nhãn của Việt Nam. - Cung cấp các thông tin mới về sự ưa thích (tập tính lựa chọn ký chủ) của hai loài ruồi đục quả B. correcta và B. dorsalis trên 5 giống nhãn khác nhau - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học khi nuôi bằng thức ăn là 5 giống nhãn khác nhau và trên các loại thức ăn nhân tạo khác nhau. - Cung cấp thông số xử lý nhiệt lạnh để diệt trừ hoàn toàn B.dorsalis trên quả nhãn tươi, là căn cứ quan trọng để đàm phản mở cửa thị trường cho quả nhãn tươi của Việt Nam. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những công trình đầu tiên cung cấp danh mục ruồi đục quả gây hại trên quả nhãn tươi. Cung cấp được diễn biến gây hại của ruồi đục quả trên các giai đoạn phát triển của quả nhãn. Lần đầu tiên nghiên cứu, xác định sự ưa thích của hai loài ruồi đục quả B.correcta và B.dorsalis trên các giống nhãn chủ lực của Việt Nam. Luận án đã bổ sung những dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của B.dorsalis và B.correcta khi nuôi trên 5 giống nhãn khác nhau. Luận án còn cung cấp được dẫn liệu về giai đoạn kháng nhiệt lạnh tốt nhất của ruồi đục quả để làm căn cứ nghiên cứu biện pháp xử lý lạnh như môt biện pháp xử lý KDTV hiệu quả. 2
- 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Dựa trên các kết quả về sự ưa thích, sinh học, sinh thái của hai loài ruồi đục quả B.dorsalis và B.correcta; các dẫn liệu và kết quả nghiên cứu về thông số xử lý nhiệt lạnh đối với quả nhãn để diệt trừ B.dorsalis là căn cứ quan trọng để đàm phán thành công việc mở cửa thị trường Nhật Bản đối với quả nhãn tươi của Việt Nam. 1.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 126 trang A4 gồm 5 phần: Phần 1 Mở đầu (5 trang); Phần 2. Tổng quan tài liệu (29 trang); Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (14 trang); Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang); Phần 5. Kết luận và Kiến nghị (3 trang). Phần Tài liệu tham khảo gồm 128 tài liệu (23 tiếng Việt và 108 tài liệu tiếng Anh). PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Mặc dù có thể sử dụng các biện pháp như thiết lập vùng phi dịch hại, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhưng xử lý kiểm dịch thực vật vẫn được cho là biện pháp có hiệu quả và có ý nghĩa về mặt kinh tế nhất. Trong nhiều trường hợp, yêu cầu về các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật để diệt trừ ruồi đục quả được xem như một rào cản kỹ thuật. Biện pháp xử lý nhiệt lạnh được xem là một trong số các biện pháp xử lý KDTV hiệu quả do có thể áp dụng để xử lý trên đường vận chuyển góp phần giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc nâng cao những hiểu biết về đặc điểm riêng về sinh vật học và sinh thái học của ruồi đục quả nói chung và giống Bactrocera spp. hại trên nhãn nói riêng là cơ sở khoa học chắc chắn để đề xuất biện pháp phòng chống và xử lý kiểm dịch thực vật một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy xuất khẩu quả nhãn đi các nước trên thế giới. 2.2. CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Theo Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030 ban hành theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích nhãn sẽ được giữ ổn định khoảng 85 ngàn ha, sản lượng 700 - 750 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng). Bố trí cơ cấu các giống nhãn ở các tỉnh phía Bắc với giống chín sớm 10%, chính vụ 50% và chín muộn 40% diện tích; các tỉnh phía Nam diện tích chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%. Giá trị xuất khẩu nhãn Việt Nam liên tục tăng thời gian gần đây, từ 8,1 triệu USD năm 2010 lên 108 triệu USD năm 2015 và đạt 297,2 triệu USD năm 2018. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc. 3
- Với định hướng phát triển như vậy, nhu cầu xuất khẩu nhãn quả tươi để góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho người nông dân ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng 2.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 2.3.1. Thành phần, phân bố và ký chủ của ruồi đục quả 2.3.1.1. Thành phần và phân bố của ruồi đục quả Ruồi đục quả Tephritidea rất đa dạng về thành phần và phân bố với gần 4500 loài phân bố trong 500 họ phụ, trong số đó có khoảng 1.400 loài sử dụng trái cây làm thức ăn cho sâu non và có 50 loài là đối tượng gây hại quan trọng, có phổ ký chủ đa dạng. Ceratitis, Bactrocera, Anastrepha và Rhagoletis là 4 chi lớn nhất trong họ Tephritidae. Trong tổng số các loài ruồi đục quả thuộc họ phụ Dacinae được mô tả năm 2018 (khoảng 932 loài), thì giống Bactrocera có 461 loài ruồi đục quả. Hầu hết các loài ruồi đục quả Bactrocera là bản địa ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương với 451 loài, chiếm 97%, còn lại là ở Châu Phi (Doorenweerd & cs., 2018). Chỉ duy nhất ruồi đục quả Olive B.oleae (Rosi) là có phân bố ở vùng phía Nam Châu Âu (Vargas & cs., 2015). 2.3.1.2. Ký chủ của ruồi đục quả Có thể nói ký chủ RĐQ rất đa dạng, phong phú. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 852 loài thực vật đại diện cho khoảng 100 họ và 330 chi thực vật là ký chủ của 11 loài ruồi đục quả (Mcquate & J Liquido, 2017). Hầu hết các loài Bactrocera có phổ ký chủ rất rộng, có thể gây hại trên 100 loài thực vật khác nhau với khoảng hơn 20 họ thực vật (Clarke, 2019). 2.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả 2.3.2.1. Tập tính đẻ trứng, gây hại Trưởng thành cái RĐQ thường đẻ trứng vào dưới lớp vỏ của rau quả chín, thường đẻ khoảng 10-30 trứng và có thể đẻ nhiều lần trên một quả. Trung bình một trưởng thành cái có thể đẻ từ 1.200-1.500 quả trong suốt vòng đời của chúng dưới điều kiện ngoài đồng ruộng, sâu non ruồi đục quả tập trung để ăn phần thịt quả để phát triển mà vẫn được bảo vệ khỏi kẻ thù tự nhiên bởi lớp vỏ quả. Sau khi hoàn thành giai đoạn tuổi 3, RĐQ sẽ rời khỏi quả và hóa nhộng (Xu & cs., 2012; Huan & cs., 2019). 2.3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến ruồi đục quả. Các pha phát triển khác nhau của ruồi đục quả B. correcta phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ. Ruồi đục quả B. zonata, B. cucurbitae và B. dorsalis thường hoạt động vào buổi sáng. B. dorsalis có hoạt động cao điểm từ 7 đến 8 giờ sáng. Hoạt động của các loài này đều 4
- đạt mức thấp trước buổi trưa và trong những giờ đầu tiên của buổi chiều (Sarango & cs., 2009; Darwish & cs., 2015). 2.3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến các đặc điểm sinh học của ruồi đục quả * Ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành vòng đời Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng nhất định đến thời gian hoàn thành vòng đời của ruồi đục quả. Đối với RĐQ Phương Đông Bactrocera dorsalis, khi nuôi bằng thức ăn là 5 loại quả khác nhau là chuối giống Robuta, chuối giống Elakki, ổi, xoài và đu đủ thì nhận thấy thời gian hoàn thành vòng đời khi nuôi bằng xoài có thời gian lâu nhất 26 ngày, tiếp đó là ổi (23 ngày), chuối (cả 2 giống đều là 19 ngày) và cuối cùng là đu đủ chỉ kéo dài 18,5 ngày * Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ giới tính của RĐQ Thức ăn nuôi sâu non khác nhau cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của RĐQ. Ở nhiệt độ 280C thì nuôi sâu non bằng quả xoài có tỷ lệ đực:cái ở pha trưởng thành đạt cao nhất 1:1,7; tiếp đó là quả ổi với tỷ lệ 1,09:1. Thức ăn sâu non là chuối, đu đủ đạt tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là 1:0,92 và 1:1 (Jayanthi & Verghese, 2002). * Ảnh hưởng của thức ăn đối với hoạt động sinh sản của pha trưởng thành RĐQ Chế độ ăn uống của RĐQ có ảnh hưởng đến sự thành công trong giao phối của con đực, thời gian giao phối, chuyển giao tinh trùng. Các cá thể đực của RĐQ Phương Đông được cho ăn bằng đường (S) hoặc bằng đường (S) ở 12 ngày đầu, sau đó là thức ăn trộn giữa đường với protein (SP) có tần suất giao phối thấp hơn hẳn so với những con đực được cho ăn bằng SP hoặc ăn bằng SP ở 12 ngày đầu, sau đó là đường. Trong số 60 cá thể ăn đường, người ta chỉ quan sát thấy có 3 lần giao phối. Tương tự như vậy, chỉ có 5 lần giao phối được quan sát thấy đối với RĐQ ăn S-SP. Các cá thể đực được nuôi bằng SP có tần suất giao phối cao nhất (Shelly Todd E & cs., 2005). 2.3.2.4. Nhu cầu thức ăn của ruồi đục quả Nhìn chung, RĐQ họ Tephritidae cần các axít amin, vitamin, đường, khoáng chất, protein và các vi lượng. Tuy nhiên, tùy giai đoạn trưởng thành hay sâu non mà nhu cầu dinh dưỡng của RĐQ có sự thay đổi khác nhau. Trong tự nhiên, sâu non (giòi) ruồi đục quả sử dụng thức ăn từ thịt quả nơi ruồi nhiễm làm nguồn năng lượng xây dựng phát triển cơ thể. Giai đoạn trưởng thành tiếp tục sử dụng thức ăn lấy từ các nguồn như phấn hoa, nhụy hoa, khuẩn lạc nấm có trong tự nhiên để bổ sung đường, protein cho cơ thể, hoàn tất giai đoạn phát dục và duy trì sự sống. 2.3.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả Tập tính tìm kiếm và lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả phụ thuộc rất lớn vào các đặc tính lý hóa của quả tươi như mùi hương, độ cứng, độ dày vỏ quả, hình dạng hoặc màu sắc của quả. Các loại quả mềm, nhão thường có tỷ lệ nhiễm ruồi đục quả 5
- nhiều hơn. Việc nghiên cứu sự ưa thích của ruồi đục quả với các giống nhãn khác nhau rất có ý nghĩa trong việc đưa ra khuyến cáo về các biện pháp phòng trừ dựa trên khả năng nhiễm ruồi đục quả 2.3.3. Biện pháp xử lý nhiệt lạnh để diệt trừ ruồi đục quả 2.3.3.1. Tổng quan về các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm các biện pháp xử lý hóa chất (xông hơi khử trùng Methyl Bromide và Phosphine), xử lý nhiệt (hơi nước nóng, không khí nóng, nhúng nước nóng, xử lý lạnh) và xử lý chiếu xạ bằng tia X hoặc tia Gamma. 2.3.3.2. Biện pháp xử lý lạnh trong kiểm dịch thực vật Xử lý lạnh là biện pháp sử dụng không khí lạnh để hạ nhiệt độ của hàng hóa xuống trong một khoảng thời gian cụ thể. Biện pháp này chủ yếu được áp dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng và là ký chủ của các loài ăn vào bên trong sản phẩm như ruồi đục quả trên trái cây. Xử lý lạnh có thể được áp dụng trong quá trình vận chuyển (in-transit treatment) mà việc xử lý có thể bắt đầu trước khi đưa hàng đi và kết thúc trước hoặc tại cửa khẩu nhập. Xử lý lạnh cũng có thể được áp dụng tại nước xuất khẩu trước khi xuất hàng. Biện pháp dùng nhiệt độ thấp từ 0-3oC trong thời gian dài đang được cho là biện pháp có hiệu quả diệt trừ ruồi đục quả cao, có hiệu quả kinh tế do có thể kết hợp xử lý trên đường vận chuyển mà không để lại dư lượng trên sản phẩm (Sharp & Hallman, 2019). 2.4. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam 2.4.1. Thành phần, phân bố và ký chủ của ruồi đục quả 2.4.1.1. Thành phần và phân bố của ruồi đục quả Ruồi đục quả đã ghi nhận gây hại tất cả các nhóm cây trồng chính ở nước ta. Số lượng loài thực vật bị ruồi đục quả gây hại ở miền Bắc đã ghi nhận được 29 loài và ở miền Nam được 26 loài (Lê Đức Khánh & cs., 2008). Lê Đức Khánh & cs. (2010) đã thu thập thành phần loài ruồi từ bẫy dẫn dụ và từ quả quả bị hại đã thu được tổng số 36 loài tại 5 vùng sinh thái Nông Nghiệp, gồm Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2.4.1.2. Ký chủ của ruồi đục quả Tại Bình Thuận đã xác định được 25 loại quả là cây thức ăn của ruồi đục quả. Trong đó, có 10 loại quả thuộc nhóm rau ăn quả, 15 loại quả thuộc nhóm cây ăn quả (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014). Khi tiến hành thu thành phần loài ruồi đục quả theo cây ký chủ tại thành phố Hà Nội, tỉnh Hoà Bình, tỉnh Sơn La và tỉnh Lào Cai từ năm 2010 đến năm 2012. Kết quả đã ghi nhận được 31 loại quả thực vật là cây thức ăn của sâu non các loài ruồi đục quả. 6
- 2.4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả 2.4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát triển các pha và sức sinh sản của đục quả Thức ăn cho sâu non ảnh hưởng đến sức sinh sản của RĐQ một cách gián tiếp thông qua tỷ lệ trưởng thành cái vũ hóa. (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014) đã chỉ ra rằng khi nuôi ở điều kiện 23°C ẩm độ 75% thì thức ăn sâu non là củ cà rốt sẽ cho tỷ lệ trưởng thành cái của ruồi đục quả Phương Đông đẻ trứng cao nhất (84,44%), thức ăn cho quả xoài lại cho tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng thấp nhất (78,33%). Cũng trong nghiên cứu này đã khẳng định sức đẻ trứng của trưởng thành cái vũ hóa từ sâu non nuôi bằng quả đào mèo, quả xoài và quả đu đủ đạt thấp hơn so với ở củ cà rốt và quả ổi. Trong đó, trưởng thành cái từ công thức nuôi sâu non bằng quả đào mèo có sức đẻ trứng thấp nhất. 2.4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến thời gian phát triển các pha và vòng đời của ruồi đục quả Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời và thời gian phát dục của ruồi đục quả Phương Đông nuôi trên quả na. Ở nhiệt độ 23,020C và ẩm độ 81,84% thì thời gian vòng đời của B. dorsalis là 53,40 ± 1,58 ngày, thời gian tiền đẻ trứng là 29,00 ± 0,99 ngày. Cũng ở mức nhiệt độ và ẩm độ này thì tỷ lệ sống sót từ sâu non đến trưởng thành của loài này chỉ đạt 80,82% trong đó tỷ lệ sống sót cao nhất là ở giai đoạn sâu non tuổi 3 với tỷ lệ lên tới 96,88% (Kim Thị Hiền, 2018). 2.4.2.1. Khả năng sinh sản của ruồi đục quả Sức sinh sản của ruồi đục quả Phương Đông tương đối lớn. Ở điều kiện nhiệt độ 22,06 C và ẩm độ là 80,16% với thức ăn là quả na trong phòng thí nghiệm thì trưởng thành 0 cái có thời gian đẻ trứng dao động từ 4-87 ngày, trung bình là 35,32 ngày với số lượng trứng đẻ dao động từ 30-630 trứng/trưởng thành cái, trung bình là 6,72 trứng/trưởng thành cái/ngày. Trưởng thành cái B. dorsalis không đẻ trứng liên tục trong suốt thời kỳ đẻ trứng mà có xen kẽ những ngày không đẻ (Kim Thị Hiền, 2018) 2.4.3. Các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật đối với ruồi đục quả Khi xử lý bằng hơi nước nóng đối với quả xoài giống Cát chu thì trong thời gian 20 phút với ngưỡng nhiệt độ 46,50C đối với B. dorsalis và 47,00C đối với B. correcta được xác nhận là diệt trừ được hoàn toàn tất cả các giai đoạn phát triển của hai loài ruồi này (Võ Thị Bảo Trang & cs., 2012). Ở mức nhiệt độ tâm quả là 46,20C trong 40 phút với độ ẩm 90-95% thì giai đoạn trứng già của B. correcta cấy trong quả thanh long ruột đỏ được xác định là giai đoạn có sức chống chịu cao nhất với nhiệt độ với tỷ lệ chết hiệu chỉnh là 13,7% trong khi các giai đoạn khác sâu non tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 có tỷ lệ chết hiệu chỉnh lần lượt là 68,4%, 88,0% và 98,7%. Cũng ở liều lượng 32 g/m3 trong 2 giờ xác nhận không còn cá thể ruồi đục quả nào ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng còn sống sót trong khi tỷ lệ sống ở công thức đối chứng không xử lý MB) đạt 81,91% (Lê Nhật Thành, 2021) 7
- 2.5. Những vấn đề cần quan tâm Ruồi đục quả là đối tượng sinh vật gây hại quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế đối với ngành hàng cây ăn quả. Ở Việt Nam đã có một số kết quả điều tra về ruồi đục quả và xác nhận B. dorsalis, B. correcta là hai trong số các loài ruồi đục quả gây hại phổ biến. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có điều tra chuyên sâu nào về ruồi đục quả trên quả nhãn, cũng chưa có đánh giá về ảnh hưởng của các giống nhãn đến phát sinh, phát triển của hai loài ruồi này cũng như chưa có nghiên cứu nào về biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật đối với quả nhãn tươi xuất khẩu. Để có thông tin cung cấp cho khoa học, đồng thời góp phần xây dựng biện pháp xử lý KDTV đối với RĐQ trên quả nhãn tươi, việc nghiên cứu RĐQ Bactrocera spp. một cách hệ thống về sinh học, sinh thái và nghiên cứu thông số xử lý nhiệt lạnh để diệt trừ RĐQ tren quả nhãn tươi là thực sự cần thiết cần được quan tâm nghiên cứu. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu - Điều tra thành phần RĐQ hại nhãn được thực hiện tại các tỉnh Hải Dương, Sơn La, Hưng Yên, Tây Ninh, và Cần Thơ. Đây là các tỉnh có diện tích trồng nhãn lớn và có nhiều vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu nhất. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp xử lý nhiệt lạnh được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; trung tâm KDTV sau nhập khẩu 1, 2. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong 3 năm (2021 - 2023). 3.2. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Vật liệu nghiên cứu Một số giống nhãn đang được trồng phổ biến tại Việt Nam (nhãn Hương Chi, Miền Thiết, T2, Ido và Tiêu da bò); Quần thể ruồi B. dorsalis và B. correcta; Các loại thức ăn nhân tạo có thành phần chính là men bia, cám mì, cám gạo và nhãn xay. 3.2.2. Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu Các dụng cụ, thiết bị để nhân nuôi sinh học bao gồm: Tủ định ôn; lồng nuôi, ống thu trứng; kính lúp; cân điện tử, kẹp gắp, lưới đen, dao mổ, băng keo màu, băng keo y tế, hộp nhựa đựng quả, buồng xử lý lạnh nhãn hiệu Bondor … 8
- 3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều tra thành phần và diễn biến mật độ của các loài ruồi đục quả hại nhãn Điều tra được thực hiện theo phương pháp TCVN 13268-4: 2021 phương pháp điều tra sinh vật gây hại (Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2021). Xác nhận định danh loài RĐQ thu được bằng biện pháp sinh học phân tử. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu sự ưa thích của ruồi đục quả với các giống nhãn khác nhau Thực hiện theo phương pháp của Jaleel Waqar & cs. (2018a) với điều kiện có sự lựa chọn về giống nhãn, không có sự lựa chọn về giống nhãn, có lựa chọn và không có lựa chọn vết châm cơ giới trong điều kiện có hoặc không có bổ sung thức ăn nhân tạo. 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của B. dorsalis và B. correcta trên các loại thức ăn khác nhau Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh học để dựng bảng sống của B. dorsalis được thực hiện bằng cách áp dụng có cải tiến phương pháp của Jaleel W & cs. (2018b), sử dụng tủ định ôn để duy trì điều kiện nhiệt độ 28±0,5℃ với độ ẩm 70 – 80%, thời gian chiếu sáng: tối (12:12 giờ). Quan sát hàng ngày để ghi chép các thông số xây dựng bảng sống. 3.3.4. Phương pháp nghiên các thông số xử lý nhiệt lạnh diệt trừ ruồi đục quả B. dorsalis trên quả nhãn tươi Thí nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của Nhóm nghiên cứu về các biện pháp KDTV của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật - IPPC (Pmrg, 2019) và Yamamoto & cs. (2017). Tỷ lệ chết được hiệu chỉnh tính toán bằng công thức Abbott (1925): Ta E(%) = (1 − ) × 100 Ca Trong đó E (%): tỷ lệ chết; Ta: Số lượng cá thể sống sót ở công thức thí nghiệm; Ca: Số lượng cá thể sống sót ở đối chứng. * Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh đến chất lượng quả nhãn tươi Công thức thí nghiệm: Nhãn được xử lý ở 1 – 1,5oC (trung bình 1,35oC) trong thời gian 13 ngày. Sau 13 ngày xử lý sẽ theo dõi đánh giá ở nhiệt độ 12oC. Công thức đối chứng: Nhãn được bảo quản ở 4oC sau 13 ngày sẽ theo dõi, đánh giá ở nhiệt độ 12oC 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Sử dụng phần mềm Excel và SPSS phiên bản 20 để xử lý thống kê các số liệu thu thập được 9
- PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG RUỒI ĐỤC QUẢ (Diptera: Tephritidae) HẠI NHÃN TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TRỒNG NHÃN CỦA VIỆT NAM 4.1.1. Thành phần ruồi đục quả trên cây nhãn ở một số tỉnh trọng điểm trồng nhãn năm 2021 – 2022 Ở tất cả các tỉnh điều tra, từ quả nhãn rụng và quả nhãn thu trên cây của 5 giống nhãn nghiên cứu chỉ phát hiện được loài B. dorsalis, không phát hiện loài B. correcta ở bất kỳ pha phát triển nào. Điều này tương đồng với kết quả điều tra tại phía Nam năm 1999 và phía Bắc năm 2011, 2012 của Thuy & cs. (2000) và Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của các nhà nghiên cứu Thái Lan trong quá trình điều tra, thu thập thành phần ruồi đục quả trên nhãn tại nước này, chỉ phát hiện duy nhất loài B. dorsalis trên nhãn rụng (Keawchoung & cs., 2001). Bảng 4.1. Thành phần ruồi đục quả họ Tephritidae thu được tại vườn nhãn tại một số tỉnh trồng nhãn của Việt Nam giai đoạn 2021-2022 Bactrocera dorsalis Bactrocera correcta Bactrocera umbrosa Địa điểm điều tra Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy Hưng Yên + + - + - - Hải Dương + + - + - - Sơn La + + - + - - Tây Ninh + + - + - - Cần Thơ + + - + - + Ghi chú: +: có phát hiện; -: không phát hiện Khi phân tích giám định thành phần ruồi đục quả thu thập được trong các bẫy treo tại vườn (sử dụng chất dẫn dụ ME) thì ngoài B. dorsalis còn phát hiện thêm loài B. correcta và B. umbrosa. Trong đó loài B. umbrosa chỉ phát hiện trên bẫy tại Cần Thơ, các tỉnh còn lại chỉ thấy xuất hiện B. dorsalis và B. correcta 4.1.2. Kết quả xác nhận tên loài ruồi đục quả thu được trong quá trình điều tra bằng phương pháp sinh học phân tử Các mẫu ruồi đục quả B. correcta và B. dorsalis đều có mức đồng nhất trình tự cao trên 98% với các mẫu ruồi đục quả cùng loài thu thập tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Lao, Campuchia, Malaysia, Đài Loan và Sri Lanka. 4.1.3. Tỷ lệ hại trên quả nhãn của ruồi đục quả B. Dorsalis năm 2021-2022 Thời kỳ thu hoạch là thời điểm ruồi đục quả B. dorsalis gây hại nhiều nhất, tất cả các tỉnh điều tra và các giống nhãn đều bị loài này gây hại. Trong đó, ở các tỉnh phía Bắc tỷ lệ hại 10
- trên quả giống Hương Chi đạt 1,98-2,41%, giống T2 có tỷ lệ hại trên quả là 0,45-1,47%. Ở các tỉnh phía Nam, tỷ lệ hại trên quả đối với các giống nhãn đạt thấp, dao động từ 0,20-0,84% ở thời kỳ chuẩn bị thu hoạch đến 0,68-2,05% ở thời kỳ thu hoạch. Tỷ lệ hại trên quả ở nhãn Tiêu da bò đạt 0,29-2,05%, còn trên nhãn Ido đạt thấp hơn, chỉ là 0,2-1,35%. Tuy nhiên, khi xử lý thống kê thì nhận thấy không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hại trên quả giữa các giống nhãn khác nhau 4.1.4. Diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy ME Số lượng trưởng thành ruồi đục quả B. dorsalis vào bẫy dẫn dụ có xu hướng gia tăng theo giai đoạn phát triển quả nhãn, đạt cao nhất vào thời kỳ chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch quả. Tại Hải Dương ghi nhận chỉ có hai loài ruồi đục quả B. correcta và B. dorsalis ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của quả nhãn. Tại Cần Thơ năm 2022 ngoài hai loài ruồi đục quả B. correcta và B. dorsalis còn phát hiện có trưởng thành loài ruồi B. umbrosa, 4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera SPP. TRÊN CÁC THỨC ĂN KHÁC NHAU 4.2.1. Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera spp. trên các giống nhãn khác nhau 4.2.1.1. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả B. dorsalis a. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả B.doralis B.dorsalis nuôi bằng giống nhãn Miền Thiết và T2 có kích thước và khối lượng lớn nhất trong khi nuôi bằng các giống nhãn Ido, Tiêu da bò và Hương chi cho kích thước, khối lượng nhỏ hơn. Ở pha nhộng, chiều dài của B.dorsalis đạt cao nhất khi nuôi bằng Miền Thiết và T2, lần lượt là 5,510mm và 5,319mm; khối lượng lần lượt là 11,81 mg và 12,156mg. Ở pha sâu non tuổi 3, B.dorsalis nuôi bằng nhãn Miền Thiết và T2 cho chiều rộng lớn nhất, lần lượt là 1,835 mm và 1,806mm, các giống nhãn khác (Hương Chi, Ido và Tiêu da bò) cho kích thước chiều rộng thấp hơn và không có sự khác biệt rõ rệt. Ở cả pha sâu non tuổi 3 và pha nhộng, B.dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn T2 đều cho khối lượng lớn nhất, lần lượt là 18,243 mg và 12,156 mg. b. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến thời gian phát dục và vòng đời của B.dorsalis Thời gian tiền đẻ trứng khi nuôi bằng nhãn Miền Thiết là thấp nhất, chỉ có 10,35 ngày trong khi đó nuôi bằng các giống khác không có sự khác biệt rõ rệt dao động từ 13,93 – 14,55 ngày. Vòng đời của B.dorsalis dài nhất khi nuôi bằng nhãn Hương Chi 11
- (37,46 ngày) và Tiêu da bò (37,82 ngày); ngắn nhất là nuôi bằng nhãn Miền Thiết (27,71 ngày), sau đó là T2 (32,66 ngày). c. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh sản của B.dorsalis. Thời gian đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành cái B.dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn T2 là dài nhất (lần lượt là 50,88 ngày và 68,35 ngày), tiếp đó là Miền Thiết (lần lượt là 46,97 ngày và 60,94 ngày). Thời gian đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông khi nuôi sâu non bằng giống nhãn Hương Chi và Tiêu da bò là ngắn nhất, đều đạt 11,25 ngày. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh sản của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Tuổi thọ Số trứng đẻ hàng Tổng số trứng Chỉ tiêu theo Thời gian đẻ trưởng thành ngày (trứng/ruồi đẻ (trứng/ruồi dõi trứng (ngày) cái (ngày) cái/ngày) cái) Hương Chi 11.25a ± 0.81 48.69b ± 1.33 12.69b ± 0.78 142.76a ± 12.84 (n=64) Miền Thiết 46.97c ± 0.22 60.94c ± 0.35 11.61b ± 0.12 544.5c ± 4.47 (n=62) T2 50.88d ± 0.29 68.35d ± 0.32 11.21b ± 0.1 570.38c ± 5.66 (n=61) Tiêu da bò 11.25a ± 0.8 48.73b ± 1.34 12.61b ± 0.76 141,86a ± 12.84 (n=65) Ido 26.09b ± 0.47 43.95a ± 0.47 9.14a ± 0.15 239.29b ± 6.15 (n=66) F/ χ2 280.35 210.94 8.53 532.73 df 4 4 4 4 P
- sinh sản ròng Ro đạt giá trị cao nhất khi nuôi bằng nhãn T2 (300,19 cái/cái), tiếp đó là Miền Thiết (286,08 cái/cái) trong khi đó giá trị Ro của B.dorsalis khi nuôi bằng Hương Chi và Tiêu da bò là thấp hơn nhiều lần, chỉ đạt lần lượt là 66,26 cái/cái và 66,76 cái/cái. 4.2.1.2. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả B.correcta a. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả B.correcta Chiều dài của trưởng thành đực và trưởng thành cái ruồi đục quả B.correcta khi nuôi bằng nhãn giống Hương chi, Tiêu da bò và Ido là thấp nhất không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức; trong khi đó trưởng thành đực, cái khi nuôi bằng nhãn T2 đạt độ dài cơ thể lớn nhất, lần lượt là 7,164mm và 8,462mm; tiếp đó là Miền Thiết lần lượt là 6,364mm và 7,725mm. Nhộng B.correcta đạt chiều rộng lớn nhất khi nuôi bằng thức ăn là nhãn giống Miền thiết, đạt 2,377mm; tiếp đó là giống nhãn T2 (2,049mm); và chiều rộng pha nhộng đạt thấp nhất khi nuôi bằng các giống nhãn còn lại trong thí nghiệm. b. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến thời gian phát dục và vòng đời của B.correcta Thời gian phát dục các pha khi nuôi bằng 2 giống nhãn này cũng đạt ngắn nhất. Thời gian tiền đẻ trứng của ruồi B.correcta cái đạt giá trị thấp nhất ở các công thức nuôi bằng giống nhãn Miền Thiết (14,84 ngày) và T2 (14,83 ngày). Thời gian trước trưởng thành khi nuôi bằng nhãn Tiêu da bò đạt giá trị lớn nhất là 11,73 ngày; tiếp đó là Hương Chi và Ido, lần lượt là 20,18 ngày và 19,93 ngày; thấp nhất là các công thức nuôi bằng nhãn Miền Thiết (16,54 ngày) và T2 (16,10 ngày). c. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh sản của B.correcta Các chỉ tiêu sinh sản có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu về kích thước, khối lượng của côn trùng nói chung và ruồi đục quả nói riêng. Thời gian đẻ trứng khi nuôi bằng nhãn Miền Thiết và T2 dài nhất, lần lượt là 36,42 ngày và 36,36 ngày; tiếp đó là Hương Chi (13,6 ngày), Ido (13,52 ngày) và thấp nhất là Tiêu da bò (12,24 ngày). d. Ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu về sức tăng quân thể của B.correcta Thời gian một thế hệ của B.correcta khi nuôi bằng 5 giống nhãn khác nhau dao động từ 43,34 ngày (Ido) đến 45,53 ngày (T2), tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy các giá trị này không có sự sai khác giữa các giống nhãn khác nhau. Tỷ lệ tăng tự nhiên thể hiện tỷ lệ tăng lên của quần thể ruồi đục quả sau một ngày đêm. B.corecta khi nuôi bằng Miền Thiết và Hương Chi cho tỷ lệ tăng tự nhiên bằng nhau và lớn nhất trong thí nghiệm, đạt 0,114. Điều này có nghĩa là cứ sau một ngày đêm, số lượng cá thể B.correcta tăng lên 11,4%. 13
- 4.2.2. Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả bactrocera spp. khi nuôi bằng thức ăn nhân tạo 4.2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả B. dorsalis a. Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả B.doralis Chiều dài, chiều rộng của trưởng thành đực và trưởng thành cái ruồi đục quả B. dorsalis khi nuôi bằng TA1, TA2 và TA3 lớn hơn rõ rệt so với khi nuôi bằng thức ăn TA4. Tương tự, khối lượng của trưởng thành đực khi nuôi bằng thức ăn TA1, TA2 và TA3 cũng lớn hơn rõ rệt so với TA4. Tuy nhiên khối lượng của trưởng thành cái không khác biệt rõ rệt giữa các loại thức ăn. b. Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến thời gian phát dục và vòng đời của B.dorsalis Thời gian phát dục của các pha sâu non tuổi 3, nhộng và trước trưởng thành, tiền đẻ trứng và vòng đời của ruồi cái khi nuôi bằng thức ăn với thành phần chính là cám mì (TA2) có giá trị thấp nhất (lần lượt là 2,47 ngày, 10,33 ngày, 17,82 ngày, 11,93 ngày và 29,75 ngày) so với khi nuôi bằng các loại thức ăn còn lại. c. Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến một số chỉ tiêu sinh sản của B.dorsalis Thời gian đẻ trứng và tuổi thọ của ruồi cái khi nuôi bằng TA2 (44,92 ngày và 62,75 ngày) dài hơn rõ rệt so với khi nuôi bằng TA1 (42,77 ngày và 60,77 ngày), TA3 (42,78 ngày và 60,65 ngày), TA4 (42,56 ngày và 60,55 ngày). Số lượng trứng đẻ hàng ngày và tổng số trứng đẻ của một trưởng thành cái khi nuôi bằng thức ăn với thành phần chính là cám mì (TA2) có giá trị cao nhất, lần lượt là 13,11 trứng/ngày và 587,40 trứng/ruồi cái. d. Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến một số chỉ tiêu về sức tăng quân thể của B.dorsalis Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis khi nuôi sâu non bằng các loại thức ăn nhân tạo Thời gian của Thời gian nhân Hệ số nhân Tỷ lệ tăng tự Thức ăn n một thế hệ (T) đôi quần thể (DT) của một thế nhiên (rm) (ngày) (ngày) hệ (Ro) TA1 74 48,31c ± 0,20 6,01c ± 0,03 262,63b ± 3,44 0,120c ± 0,001 TA2 83 43,96a ± 0,18 5,28a ± 0,02 320,73d ± 5,96 0,131d ± 0,001 TA3 78 48,29b ± 0,20 6,00b ± 0,03 264,55c ± 3,35 0,116b ± 0,001 TA4 71 48,35d ± 0,21 6,03d ± 0,03 258,78a ± 3,51 0,115a ± 0,001 F/ 2 238,209 285,395 284,273 284,093 df 3 3 3 3 P
- Hệ số nhân của một thế hệ Ro và tỷ lệ tăng tự nhiên rm khác nhau rõ rệt khi nuôi bằng các công thức thức ăn khác nhau. Ro theo chiều giảm dần khi nuôi bằng TA2 (320,73), TA3 (264,55), TA1 (262,63), TA4 (258,78) trong khi rm giảm dần theo thứ tự TA2 (0,131), TA1 (0,120), TA3 (0,116), TA4 (0,115). Từ kết quả của thí nghiệm cho thấy thức ăn với thành phần chính là cám mì TA2 là phù hợp nhất để nhân nuôi ruồi đục quả Phương Đông. 4.2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả B. correcta a. Ảnh hưởng của thức ăn đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả ổi B.correcra Ở nhiệt độ 28℃, ẩm độ 70 - 80% trưởng thành cái của ruồi đục quả ổi khi nuôi bằng TA2 (12,819 mg), TA3 (12,139 mg) có khối lượng lớn hơn rõ rệt so với khi nuôi bằng TA1 (11,948 mg), TA4 (11,335 mg). Tương tự, sâu non tuổi 3 khi nuôi bằng thức ăn cám mì và cám gạo cũng cho kích thước chiều dài lớn hơn, lần lượt là 7,991 mm và 7,781 mm, so với khi nuôi bằng thức ăn men bia (7,427 mm) và nhãn xay (7,118 mm) ở mức có ý nghĩa thống kê. Pha nhộng có kích thước chiều dài không có sự khác nhau giữa 4 loại thức ăn. b. Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo tới thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả ổi Thời gian phát dục các pha là một trong các tiêu chí quan trọng trong nghiên cứu đặc điểm sinh học của ruồi đục quả ổi. Thời gian phát triển pha nhộng khi nuôi bằng thức ăn có thành phần chính là men bia (TA1) ở thí nghiệm này (11,17 ngày đối với ruồi cái và 10,98 ngày đối với ruồi đực) dài hơn hẳn so với kết quả nghiên cứu của Liu và Ye (2009) (Liu Xiaofei & Ye, 2009) (7,45 ngày) khi cùng nuôi bằng thức ăn có thành phần chính là men bia ở nhiệt độ là 30℃, ẩm độ 60 - 80%. c) Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo tới một số chỉ tiêu sinh sản của ruồi đục quả ổi Thời gian đẻ trứng của trưởng thành ruồi đục quả ổi khi nuôi sâu non bằng TA4 ngắn nhất (36,04 ngày) so với khi nuôi bằng các công thức thức ăn khác trong thí nghiệm (TA1: 40,81 ngày, TA2: 42,47 ngày, TA3: 42,40 ngày). Tổng số trứng đẻ của một trưởng thành ruồi cái khi sâu non được nuôi bằng TA4 là thấp nhất (319,43 trứng/ruồi cái), số liệu này đạt cao nhất khi nuôi bằng TA2, TA3 (lần lượt là 481,07 và 483,67 trứng/ruồi cái). Số liệu này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu khi nuôi bằng thức ăn bổ sung khoai lang chín ở nhiệt độ 30℃ (626,6 trứng/ruồi cái) của Vũ Thị Thùy Trang & cs. (2023) d. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến một sô chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ruồi đục quả ổi Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) của ruồi đục quả ăn TA4 đạt thấp nhất là 0,103 so với khi nuôi bằng các thức ăn TA1 (0,131); TA2 (0,119) và TA3 (0,136). Hệ số nhân của một thế hệ Ro khi 15
- nuôi bằng TA4 là 182,52 thấp nhất, các loại thức ăn TA2 (276,52) và TA3 ( 270,86) đạt cao nhất, tiếp đó là TA1 (252,91) cao hơn rất nhiều so với thí nghiệm nuôi bằng thức ăn bột ngô và chuối xay (71,83) của Jaleel W & cs. (2018b). Tuy nhiên, hệ số nhân của một thế hệ Ro tại thí nghiệm này thấp hơn nhiều so với Ro của ruồi đục quả ổi khi nuôi trên thức ăn là các loại trái cây như trên thanh long (357,2), cam ngọt (307,4), ổi (578,6) hay thức ăn có bổ sung cám mì (516,1) (Huang Yubing & Chi, 2014b). 4.3. TẬP TÍNH LỰA CHỌN KÝ CHỦ CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG NHÃN KHÁC NHAU 4.3.1. Đặc điểm của các giống nhãn thí nghiệm Chỉ tiêu độ dày vỏ quả có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả. Thông thường với quả có vỏ mỏng, nhẵn nhụi và không có lớp màng dai bên trong sẽ thuận lợi hơn cho ruồi đục quả châm ống đẻ trứng và đẻ vào trong quả vì sẽ dễ châm, không gây tổn thương ống đẻ trứng. Trong 5 giống nhãn được sử dụng trong nghiên cứu thì Hương Chi và Tiêu da bò là nhóm giống có vỏ mỏng nhất, lần lượt là 0,59 và 0,62mm trong khi đó T2 (1,11mm) và Ido (1,12mm) là nhóm giống có vỏ dày nhất. Hai giống nhãn T2, Miền Thiết không có sự sai khác chỉ tiêu độ Brix và đạt thấp nhất lần lượt là 19.23 và 19,47; giống nhãn Tiêu da bò ngọt nhất với độ Brix lên tới 22,63. Khác với chỉ tiêu độ Brix, hàm lượng nước trong quả nhãn giảm dần theo chiều từ Miền Thiết (84,14%), T2 (83,97%) → Hương Chi (81,39) → Ido (79,91%) → Tiêu da bò (78,95%). 4.3.2. Tập tính lựa chọn ký chủ của B.dorsalis với các giống nhãn khác nhau 4.3.2.1. Sự ưa thích của B.dorsalis trong điều kiện không có sự lựa chọn giống nhãn Đối với chỉ tiêu số lần châm ống đẻ trứng vào vỏ quả trong 10 phút thì ở điều kiện không bổ sung thức ăn thêm ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống T2, Miền Thiết và Ido; giống Hương chi ở phía Bắc và Tiêu da bò ở phía Nam là hai giống nhãn có số lượt châm ống đẻ trứng vào vỏ quả lớn hơn hẳn 3 giống còn lại. Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, Hương Chi và Tiêu da bò vẫn là hai giống được B.dorsalis lựa chọn châm ống đẻ trứng vào nhiều nhất; tiếp đó là nhóm giống Miền Thiết, Tiêu da bò; T2 là giống nhãn có số lần B.doralis châm ống đẻ trứng thấp nhất. Tổng số lượng trứng đẻ trong quả nhãn có mối tương quan thuận với số lần châm ống đẻ trứng vào quả trong 10 phút ở điều kiện không bổ sung thức ăn thêm. Hương Chi, Tiêu da bò là hai giống nhãn có số lượng trứng B.dorsalis trong một quả nhãn cao hơn hẳn so với các giống còn lại (T2, Miền Thiết và Ido). Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, T2 là giống nhãn có số trứng đẻ trong quả nhãn ít hơn hẳn so với các giống còn lại 16
- 25.00 4.00 b Số lần châm ống đẻ trứng Tổng số lần tiếp xúc với quả b 3.50 20.00 b b b 3.00 a (lần/10 phút) 15.00 2.50 (lần/ 10 phút) a 2.00 c 10.00 a a c c c ab 1.50 b b a b a 5.00 1.00 a 0.50 0.00 0.00 Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido 4.00 b Tổng lượng trứng đẻ trong 3.50 b quả (trứng/ quả hãn) 3.00 2.50 b 2.00 1.50 a a b ab 1.00 a 0.50 - a 0.00 Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido Hình 4.1. Sự ưa thích của B.dorsalis trong điều kiện không có sự lựa chọn về giống nhãn 4.3.2.2. Sự ưa thích của B.dorsalis trong điều kiện có sự lựa chọn giống nhãn Ở điều kiện không bổ sung thức ăn thêm, hai giống nhãn phía Nam không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khi đó ở nhóm giống nhãn phía Bắc, B.dorsalis có số lần tiếp xúc với T2 thấp nhất so với 2 giống còn lại. Khi được bổ sung thức ăn thêm, kết quả ở nhóm giống nhãn phía Bắc không có sự khác biệt so với khi không bổ sung thức ăn, hai giống Hương Chi và Miền thiết vẫn có số lần đậu lên quả lớn hơn hẳn so với giống T2; trong khi đó ở nhó giống phía Nam, giống Ido có số lần đậu lên quả thấp hơn hẳn so với giống Tiêu da bò. Trong cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn, không ghi nhận bất kỳ cá thể trứng/sâu non / nhộng nào của B.dorsalis trên giống nhãn T2 trong khi ở hai giống nhãn còn lại (Hương chi, Miền Thiết) đều ghi nhận B.dorsalis đã đẻ trứng thành công trong quả. Hương Chi có số lượng trứng đẻ trong quả cao hơn hẳn so với Miền Thiết. 4.3.2.3. Sự ưa thích của B.dorsalis trong điều kiện có vết châm cơ giới Tổng số lần tiếp xúc với quả trong điều kiện không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai công thức có hoặc không có vết châm cơ giới, tuy nhiên trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm thì số lần tiếp xúc với quả có vết châm cơ giới cao hơn hẳn so với với quả còn nguyên vẹn. Số lần châm ống đẻ trứng vào quả có vết châm cơ giới ở trong cả điều kiện không bổ sung thức ăn thêm và có bổ sung thức ăn thêm (lần lượt là 6,68 lần và 6,22 lần/10 phút) cao hơn gần gấp đôi so với ở quả còn nguyên vẹn (lần lượt là 3,35 lần và 4,45 lần/10 phút). Trong mối tương quan thuận với số lần châm ống đẻ trứng lên quả, số trứng đẻ trên quả nhãn có vết châm cơ giới trong điều kiện có hoặc không có thức ăn bổ sung ( lần lượt là 9,33 trứng và 9,50 17
- trứng/1 quả nhãn) đều lớn hơn gấp 3-3,5 lần so với quả nguyên vẹn (3,67 trứng và 2,83 trứng/1 quả nhãn 4.3.3. Tập tính lựa chọn ký chủ của B.correcta với các giống nhãn khác nhau 4.3.3.1. Sự ưa thích của B.correcta trong điều kiện không có sự lựa chọn giống nhãn Ở cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm, các giống Miền Thiết, Hương Chi ở phía Bắc và Tiêu da bò ở phía Nam có tổng số lần B.correcta tiếp xúc với quả lớn hơn rõ rệt so với hai giống T2 và Ido. Có thể nói, ”dường như” B. correcta ít quan tâm đén T2 và Ido hơn các giống còn lại. T2 và Ido là 2 giống nhãn ít bị B.correcta châm ống đẻ trứng nhất, thậm chí trong điều kiện có bổ sung thức ăn, giống nhãn T2 không ghi nhận bị B.correcta châm ông đẻ trứng trong toàn bộ quá trình thí nghiệm. Ở cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm, không ghi nhận sự đẻ trứng thành công của ruồi đục quả B.correcta trong cả 5 giống nhãn (không phát hiện trứng của ruồi đục quả trong các giống nhãn thí nghiệm). 4.3.3.2. Sự ưa thích của B.correcta trong điều kiện có sự lựa chọn giống nhãn Số lần châm ống đẻ trứng của B.correcta vào quả nhãn giống Hương chi đạt cao nhất đối với nhóm giống nhãn phía Bắc trong điều kiện không bổ sung thức ăn thêm (0,17 lần/10 phút). Đối với nhóm giống phía Nam ở điều kiện không bổ sung thức ăn thì B.correcta có số lần châm ống đẻ trứng trên giống Tiêu da bò (0,27 lần/10 phút) lớn hơn hẳn so với giống Ido (0,10 lần/ 10 phút). Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, số lần châm ống đẻ trứng vào quả nhãn ở cả hai nhóm giống nhãn phía Nam và phía Bắc đều không thể hiện sự khác biệt rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê. 6.00 0.30 B Tổng số lần tiếp xúc với quả (lần/10 Số lần châm ống đẻ trưng (lần/10 phút) 5.00 A 0.25 A b a 4.00 a a a 0.20 a A A b phút) 3.00 0.15 a A 2.00 0.10 a A a a 1.00 0.05 a A 0.00 0.00 Không thức ăn Có thức ăn Không thức ăn Có thức ăn Miền Thiết Hương Chi T2 Ido Tiêu da bò Miền Thiết Hương Chi T2 Ido Tiêu da bò2 Hình 4.2. Sự ưa thích của B.correcta trong điều kiện có sự lựa chọn về giống nhãn 4.3.3.3. Sự ưa thích của B.correcta trong điều kiện có tác động cơ giới Về số lần châm ống đẻ trứng vào quả, B.correcta hầu như chỉ chọn quả nhãn có vết châm cơ giới để châm ống đẻ trứng; quả nhãn nguyên vẹn, không có vết châm hầu như không 18
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p |
397 |
51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
313 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
356 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
414 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
417 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
280 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
349 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
307 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
221 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
276 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
343 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
302 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
257 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
137 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
252 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
128 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
152 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
294 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)