1<br />
<br />
2<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
nghĩa là môi trường càng bất ổn, rủi ro cao thì các tổ chức có xu hướng tăng<br />
cường liên kết (Afuah, 2001; Lui và cộng sự, 2010; Germain và cộng sự, 2008).<br />
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác thì xác định quan hệ này là ngược chiều,<br />
rủi ro càng cao, các tổ chức càng không có xu hướng liên kết với nhau, thay vào<br />
đó họ chỉ phát triển quan hệ bình thường với các đối tác để dễ dàng thay đổi khi<br />
môi trường biến động (Zhao và cộng sự, 2013). Do đó, tiếp tục kiểm định và lý<br />
giải về mối quan hệ này là cần thiết.<br />
Sự tác động của chiến lược kinh doanh lên liên kết chuỗi cung ứng cũng<br />
phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả kinh<br />
<br />
Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng được chú trọng hơn khi mà<br />
các tổ chức nhận thức được lợi ích của việc tham gia liên kết, hợp tác với nhau.<br />
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa ngày càng tăng<br />
(Lummus và Vokurka, 1999), các tổ chức sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác<br />
với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng để sử dụng các nguồn lực có chất<br />
lượng của đối tác với chi phí thấp hơn là tự sản xuất nhưng không hiệu quả. Do<br />
đó, các tổ chức ngày càng muốn xích lại gần nhau nhằm quản lý hiệu quả các<br />
nguồn cung cũng như các kênh phân phối để vừa tối ưu hóa chi phí, đồng thời<br />
tăng sự thỏa mãn của khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và<br />
cải thiện lợi nhuận của các tổ chức tham gia (Lee, 2000; Anderson và Narus,<br />
1990). Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: sự cạnh tranh<br />
đang diễn ra giữa chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng, không phải diễn ra giữa<br />
doanh nghiệp và doanh nghiệp (Christopher, 1998).<br />
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm và xác định các điều kiện tiền<br />
đề đối với các tổ chức tham gia liên kết chuỗi cung ứng. Nhiều học giả cho rằng<br />
liên kết chuỗi cung ứng là do áp lực cạnh tranh toàn cầu (Handfield và Nichols,<br />
1999), hoặc rủi ro do sự biến động của môi trường bao gồm thay đổi về cung,<br />
cầu và công nghệ (Chen và Paulraj, 2004; Mentzer và cộng sự, 2000), các cơ<br />
hội từ thị trường mới (Frohlich và Westbrook, 2002). Tuy nhiên, theo các<br />
chuyên gia trong ngành thủy sản thì ngoài áp lực cạnh tranh toàn cầu, rủi ro liên<br />
quan đến chuỗi cung ứng (nguồn cung, thị trường, nguồn thông tin và môi<br />
trường) và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng<br />
ảnh hưởng đến liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.<br />
Sự tác động của rủi ro lên mức độ liên kết phù hợp với lý thuyết mối quan<br />
hệ giữa môi trường và tổ chức (Aldrich và Pleffer, 1976). Khi môi trường thay<br />
đổi thì tổ chức cũng nên thay đổi theo để tồn tại và phát triển. Các tổ chức có xu<br />
hướng tăng cường các mối quan hệ để hạn chế sự tác động từ sự không ổn định<br />
của cung, cầu, công nghệ và môi trường nói chung (David, 1993; Mentzer,<br />
2000; Chen và Paulraj, 2004). Tuy nhiên, quan điểm về mối quan hệ này cũng<br />
đang còn trái chiều. Một số tác giả cho rằng đây là mối quan hệ thuận chiều,<br />
<br />
doanh (SSP) (Chandler, 1962; William, 1975). Lý thuyết này cho rằng chiến<br />
lược là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi của cấu trúc và quá trình kinh doanh (Miles<br />
và Snow, 1978) và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Habib và Victor, 1991).<br />
Tuy nhiên, chiến lược nào sẽ thúc đẩy tổ chức thay đổi theo hướng tăng cường<br />
liên kết chuỗi cung ứng và mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng như thế nào đến<br />
kết quả kinh doanh vẫn là một câu hỏi cần phải được giải đáp thêm.<br />
Khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết<br />
quả kinh doanh của doanh nghiệp (Droge và các cộng sự, 2004; Flynn và các<br />
cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu không cho kết quả thống nhất với<br />
nhau. Do đó, cần phải định nghĩa rõ ràng, chuẩn lại thang đo và tìm kiếm các<br />
biến hoàn cảnh có thể ảnh hưởng điều tiết đến mối quan hệ trên (Fabbe-Costé và<br />
Jahre, 2008). Kết luận này cũng đồng nhất với lý thuyết hoàn cảnh hay ngẫu<br />
nhiên (Contigency theory) của Woodward (1965). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ mở<br />
rộng sự hiểu biết của chúng ta về liên kết trong chuỗi cung ứng thông qua việc<br />
nghiên cứu và xác định rõ ràng hơn các yếu tố ảnh hưởng cả bên trong và bên<br />
ngoài đến sự liên kết này cũng như sự ảnh hưởng của liên kết đến kết quả kinh<br />
doanh. Nghiên cứu này cũng sẽ kiểm định sự tác động điều tiết của yếu tố văn<br />
hóa tổ chức đến các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi<br />
cung ứng. Cuối cùng, một số biến kiểm soát cũng sẽ được xem xét như các công<br />
đoạn trong chuỗi, loại hình tổ chức tham gia và qui mô các tổ chức này.<br />
Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng chịu<br />
sự tác động rất lớn của nhiều yếu tố. Trong đó, cũng giống như ngành nông sản<br />
nói chung, rủi ro luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu khi tham gia<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản và ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành trên cả phương<br />
diện liên kết dọc và liên kết ngang. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp<br />
thủy sản, trong đó có doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre, vẫn đang còn lúng<br />
túng trong việc xác định các chiến lược và phối hợp chúng như thế nào để có thể<br />
hạn chế các rủi ro cũng như thúc đẩy phát triển liên kết trong chuỗi cung ứng.<br />
Vì vậy, nghiên cứu đề tài ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi<br />
cung ứng ngành thủy sản - Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre’ không chỉ cần thiết về<br />
mặt lý luận mà phần nào đem lại sự đóng góp thiết thực đối với vấn đề thực tiễn.<br />
<br />
tại tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đánh giá, so<br />
sánh và lựa chọn các thang đo của các biến được lựa chọn nghiên cứu.<br />
Từ nghiên cứu định tính, tác giả chỉnh sửa và phát triển mô hình mới.<br />
Tiếp theo, tác giả phát triển phiếu điều tra và điều tra thử ở qui mô nhỏ để kiểm<br />
định độ tin cậy của phiếu điều tra. Sau khi kiểm định thử, tác giả thực hiện điều<br />
tra trên diện rộng tại các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến<br />
Tre. Số phiếu phát ra là 300 phiếu, số phiếu thu về và lựa chọn sử dụng nghiên<br />
cứu là 153 phiếu. Kết quả điều tra được phân tích bằng phương pháp định<br />
lượng. Dạng dữ liệu được kiểm tra trước khi đánh giá độ tin cậy và giá trị của<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các<br />
tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre;<br />
Mục tiêu 2: Xác định mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với kết quả<br />
kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre;<br />
Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố điều tiết có thể ảnh hưởng đến mối quan<br />
hệ giữa các nhân tố tiền đề với mức độ liên kết giữa các tổ chức tham gia vào<br />
chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre.<br />
<br />
các thang đo. Cuối cùng, phương pháp cấu trúc tuyến tính được sử dụng để<br />
kiểm định các giả thiết nghiên cứu.<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:<br />
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào cả bên trong và bên ngoài là các yếu tố tiền đề<br />
ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre?<br />
Câu hỏi 2: Mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng hiệu quả tác động như<br />
thế nào đến kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng<br />
thủy sản tỉnh Bến Tre?<br />
Câu hỏi 3: Các yếu tố điều tiết nào sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa<br />
rủi ro trong chuỗi cung ứng và mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng?<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Sau khi<br />
tổng quan lý thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu,<br />
tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp hơn 10<br />
nhà quản lý về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam để kiểm tra mô<br />
hình đã phát triển nhằm loại bỏ những biến không phù hợp với đặc thù bối cảnh<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được chia làm 5 chương theo cấu trúc như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về liên kết<br />
chuỗi cung ứng.<br />
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng thủy<br />
sản tỉnh Bến Tre.<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre<br />
giai đoạn 2010 - 2016.<br />
Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng, mức độ<br />
liên kết và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng<br />
thủy sản tỉnh Bến Tre.<br />
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết trong<br />
chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre.<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ<br />
LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG<br />
<br />
Ví dụ, quản lý và liên kết chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp và dài hạn đến<br />
kết quả tài chính và marketing của doanh nghiệp (Li và cộng sự, 2006). Liên kết<br />
các hoạt động hậu cần với các nhà cung ứng và khách hàng sẽ cải thiện được kết<br />
quả của cả người bán lẫn người mua (Paulraj và Chen, 2007).<br />
Giả thiết H1: Liên kết với nhà cung ứng có ảnh hưởng tích cực đến kết<br />
quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Giả thiết H2: Liên kết với khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả<br />
kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
Phần tổng quan nghiên cứu sẽ gồm hai phần cơ bản, phần một sẽ đề cập<br />
các khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng và liên kết chuỗi cung ứng. Phần tiếp<br />
theo sẽ trình bày kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng.<br />
Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng<br />
Chuỗi cung ứng cũng có thể hiểu là mạng lưới liên kết các tổ chức, gồm<br />
liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream linkages),<br />
thông qua các quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm và<br />
dịch vụ cung cấp trên thị trường (Lambert và Stock, 1993).<br />
Khái niệm liên kết chuỗi cung ứng<br />
Bechtel và Jayaram (1997) đã phân chia bốn trường phái quan niệm khác<br />
nhau về liên kết chuỗi cung ứng: (1) trường phái liên kết chuỗi chức năng (the<br />
“functional chain awareness school”), trường phái này phân chia liên kết chuỗi<br />
cung ứng thành liên kết bên ngoài (liên kết giữa các doanh nghiệp) và liên kết<br />
bên trong (liên kết giữa các phòng ban); (2) trường phái logistics/liên kết (the<br />
“lingkage/logistics school”), cho rằng liên kết chuỗi cung ứng là liên kết các hoạt<br />
động logistics; (3) trường phái liên kết thông tin (the “information school”), hàm<br />
ý liên kết các dòng thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; và (4)<br />
trường phái quá trình/liên kết (the “integration/process school”), khái niệm liên<br />
kết các quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.<br />
Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của tổ chức<br />
Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh của tổ chức và liên kết chuỗi cung<br />
ứng được phân tích dưới gốc độ lý thuyết dựa vào nguồn lực. Mối quan hệ giữa<br />
liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của các tổ chức được nghiên cứu<br />
dưới các gốc độ khác nhau. Dưới gốc độ chuỗi cung ứng nói chung, liên kết hàm<br />
ý liên kết với nhà cung cấp và với khách hàng (Li và cộng sự, 2006). Khái niệm<br />
này cũng có thể hàm ý đến mối quan hệ giữa người mua và người bán dưới gốc<br />
độ hậu cần (Paulraj và Chen, 2007). Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều cho<br />
rằng liên kết bên ngoài có sự tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng<br />
Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng sẽ được phân tích<br />
dưới gốc độ lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường và các tổ chức. Aldrich<br />
và Pfeffer (1976) cho rằng các tổ chức không thể tự mình tạo ra tất cả những<br />
nguồn lực và do đó phải phát triển các quan hệ và huy động một số nguồn lực<br />
từ bên ngoài. Khi tính chuyên môn hóa và phân công lao động giữa các tổ chức<br />
càng cao thì mối quan hệ giữa các tổ chức, hay giữa tổ chức với môi trường bên<br />
ngoài ngày càng trở nên quan trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các tổ<br />
chức mới có được đầy đủ các nguồn lực cần thiết.<br />
Rủi ro trong chuỗi cung ứng<br />
Mối quan hệ giữa sự bất ổn hay rủi ro và liên kết trong chuỗi cung ứng<br />
được kiểm định trong một số nghiên cứu. Ví dụ, rủi ro cung ứng như giao hàng<br />
không đúng hạn, không đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng có thể<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết chuỗi cung ứng (Zhao và cộng sự, 2013). Khi<br />
rủi ro cung ứng tăng cao sẽ khiến các nhà sản xuất không muốn đầu tư vốn<br />
cũng như tăng cường cam kết mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng. Thay vì<br />
liên kết và trung thành với một hoặc một số nhà cung ứng, họ sẽ lựa chọn<br />
phương án quan hệ với nhiều nhà cung ứng để giảm rủi ro và tăng sự an toàn<br />
cho việc sản xuất kinh doanh. Do đó:<br />
Giả thiết H3: Rủi ro từ nguồn cung có mối quan hệ ngược chiều với mức<br />
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H3a); và mức độ liên kết<br />
giữa doanh nghiệp với khách hàng (H3b).<br />
Tương tự, rủi ro do thị trường không ổn định, nhu cầu biến động liên tục,<br />
khó dự báo cũng ảnh hưởng đến sự liên kết của chuỗi cung ứng. Khi rủi ro thị<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
trường cao sẽ khiến cho nhà sản xuất phải thường xuyên thay đổi sản phẩm, sản<br />
lượng và đơn hàng (Trkman và McCormack, 2009). Điều này sẽ ảnh hưởng đến<br />
việc cung ứng nguyên vật liệu từ nhà cung ứng đến doanh nghiệp sản xuất.<br />
Cuối cùng, nhu cầu thị trường biến động và thay đổi sẽ khiến nhà sản xuất khó<br />
xác định được nhu cầu thị trường và phản hồi từ khách hàng, việc liên kết với<br />
khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn (Calantone và cộng sự, 2003).<br />
Giả thiết H4: Rủi ro từ thị trường có mối quan hệ ngược chiều với mức<br />
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H4a) và mức độ liên kết<br />
giữa doanh nghiệp với khách hàng (H4b).<br />
<br />
Định hướng chiến lược của công ty và liên kết chuỗi cung ứng<br />
Nghiên cứu này sẽ áp dụng kết hợp hai lý thuyết gồm: (1) lý thuyết mối<br />
quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả thực hiện (SSP: strategy – structure<br />
– performance) và lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV: resource – based view)<br />
để phân tích sự tác động của chiến lược lên mức độ liên kết chuỗi cung ứng.<br />
Chiến lược là kế hoạch tổng thể nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của tổ<br />
chức (Higgins và Vincze, 1989). Nói cách khác, chiến lược ảnh hưởng đến việc<br />
thực hiện các hoạt động của tổ chức (Porter, 1996). Định hướng chiến lược là<br />
cách tiếp cận cụ thể mà tổ chức lựa chọn để triển khai các chiến lược nhằm tạo ra<br />
các lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Gatignon và Xuereb,<br />
1997). Định hướng chiến lược xác định các mục tiêu chiến lược và định hướng<br />
toàn bộ các hoạt động của tổ chức, trong đó có các hoạt động liên quan đến liên<br />
kết chuỗi cung ứng. Từ tổng quan trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng cho thấy<br />
có hai định hướng chiến lược cơ bản liên quan đến liên kết chuỗi cung ứng là định<br />
hướng chiến lược chi phí thấp và hướng đến khách hàng (Porter, 1996). Ngoài ra,<br />
các doanh nghiệp cũng cần phải có sự kết hợp giữa định hướng chi phí thấp và<br />
định hướng tới khách hàng vì quản lý và liên kết chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi<br />
sự cân bằng giữa chi phí và dịch vụ khách hàng (Cooper và Ellram, 1993).<br />
Giả thiết H7: Định hướng chiến lược chi phí thấp có mối quan hệ thuận<br />
chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng (7a) và mức độ<br />
liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (7b).<br />
Giả thiết H8: Định hướng chiến lược khách hàng có mối quan hệ thuận<br />
chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng (8a) và mức độ<br />
liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (8b).<br />
<br />
Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phối hợp hiệu quả<br />
giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cũng như giữa các thành viên<br />
trong chuỗi cung ứng (Lee và cộng sự, 1997). Thông tin không đầy đủ là một<br />
trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả. Chia sẻ thông tin và cải<br />
thiện chất lượng nguồn thông tin sẽ làm giảm rủi ro, nâng cao tính chính xác<br />
của các quyết định và tăng sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung<br />
ứng. Do đó, những rủi ro do thiếu thông tin, thông tin chậm trễ, hệ thống thông<br />
tin gặp vấn đề hay tính bảo mật thông tin thấp đều có thể ảnh hưởng đến kết quả<br />
hoạt động và sự liên kết giữa các thành viên cũng như trong các tổ chức<br />
(Christopher và Lee, 2004).<br />
Giả thiết H5: Rủi ro từ nguồn thông tin có mối quan hệ ngược chiều với<br />
mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H5a) và mức độ liên<br />
kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (H5b).<br />
Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể xuất hiện do sự tác động của môi<br />
trường chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên,… và những rủi ro này càng tăng khi<br />
chuỗi cung ứng ngày càng được mở rộng và phức tạp hơn (Khan và Burnes,<br />
2007). Những rủi ro trên thông thường là khách quan và ngoài tầm kiểm soát của<br />
từng thành viên trong chuỗi. Do vậy, các thành viên thường có xu hướng đa dạng<br />
hóa các mối quan hệ để giảm thiểu các rủi ro trên thay vì tăng cường hợp tác, liên<br />
kết chặt chẽ với một số ít các đối tác.<br />
Giả thiết H6: Rủi ro từ môi trường có mối quan hệ ngược chiều với mức<br />
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H6a) và mức độ liên kết<br />
giữa doanh nghiệp với khách hàng (H6b).<br />
<br />
Giả thiết H9: Sự kết hợp hiệu quả giữa định hướng chiến lược chi phí thấp và<br />
định hướng chiến lược khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với mức độ liên kết<br />
giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng (9a) và mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với<br />
khách hàng (9b).<br />
Văn hóa tổ chức và sự tác động tới mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết<br />
chuỗi cung ứng<br />
Sự tác động của văn hóa tổ chức lên mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết<br />
chuỗi cung ứng sẽ được xem xét trên gốc độ lý thuyết ngẫu nhiên hay tình<br />
huống (The contingency theory).<br />
<br />
Kiểm soát – Linh hoạt<br />
<br />
Định hướng chiến lược kinh<br />
doanh<br />
<br />
Liên kết với nhà cung cấp chính<br />
Rủi ro từ nguồn cung<br />
<br />
Kết quả kinh doanh<br />
Liên kết chuỗi cung ứng<br />
Rủi ro chuỗi cung ứng<br />
<br />
Rủi ro từ thị trường<br />
<br />
Liên kết với khách hàng<br />
Rủi ro từ thông tin<br />
<br />
Rủi ro từ môi trường<br />
<br />
Văn hóa tổ chức<br />
<br />
Chiến lược chi phí thấp<br />
<br />
Hướng nội – Hướng ngoại<br />
<br />
Chiến lược khách hàng<br />
<br />
Chiến lược chi phí thấp kết hợp<br />
Chiến lược khách hàng<br />
<br />
Mô hình nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh<br />
<br />
9<br />
<br />
Một doanh nghiệp có văn hóa hướng ngoại thì thông thường sẽ chấp nhận<br />
rủi ro từ môi trường để điều chỉnh, tương tác và thích ứng với môi trường. Ngược<br />
lại, những doanh nghiệp có văn hóa hướng nội thường sẽ chỉ tập trung củng cố<br />
nguồn lực bên trong và ít mở rộng các quan hệ ra bên ngoài (Denison và Spreitzer,<br />
1991). Như vậy, đối với các tổ chức hướng ngoại sẽ thúc đẩy quá trình liên kết<br />
hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng diễn ra thuận lợi hơn so với các<br />
tổ chức có tính hướng nội. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hướng nội họ sẽ<br />
không sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tăng cường liên kết với các đối tác và thậm chí<br />
họ còn hạn chế sự hợp tác để đảm bảo tính an toàn cho bản thân họ.<br />
Liên kết chuỗi cung ứng cũng là một đặc tính năng động của doanh<br />
nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp năng động và linh hoạt thường có xu hướng<br />
tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp<br />
này thường có các đặc tính như: mong muốn tăng trưởng, tận dụng các nguồn<br />
lực bên ngoài, sáng tạo và thích ứng với môi trường. Đây cũng chính là các<br />
đặc tính thể hiện tổ chức có văn hóa linh hoạt (Denison và Spreitzer, 1991).<br />
Ngược lại, tổ chức có văn hóa ổn định thường tập trung vào khai thác hiệu quả<br />
nội bộ, đồng bộ hóa và bảo thủ (Cameron và Quinn, 1999; Denison và<br />
Spreitzer, 1991). Các tổ chức có văn hóa như vậy thường gặp rất nhiều khó<br />
khăn để thích ứng với những thay đổi.<br />
Giả thiết H10: Văn hóa tổ chức là biến điều tiết mối quan hệ giữa rủi ro từ<br />
nguồn cung với mức độ liên kết với nhà cung ứng. Điều này hàm ý: doanh nghiệp<br />
có văn hóa hướng đến sự linh hoạt thì sự tác động của rủi ro từ nguồn cung lên<br />
mức độ liên kết với các nhà cung ứng chính sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp có<br />
văn hóa kém linh hoạt (H10a). Tương tự, doanh nghiệp có văn hóa hướng ngoại thì<br />
sẽ làm giảm mức độ tác động của rủi ro từ nguồn cung lên mức độ liên kết với nhà<br />
cung ứng chính so với các doanh nghiệp có văn hóa hướng nội (H10b).<br />
Giả thiết H11: Văn hóa tổ chức là biến điều tiết mối quan hệ giữa rủi ro<br />
từ thị trường và mức độ liên kết với khách hàng. Điều này hàm ý: doanh nghiệp<br />
có văn hóa hướng đến sự linh hoạt thì sự tác động của rủi ro từ thị trường lên<br />
mức độ liên kết với khách hàng sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp có văn hóa<br />
kém linh hoạt (H11a). Tương tự, doanh nghiệp có văn hóa hướng ngoại thì sẽ<br />
làm giảm mức độ tác động của rủi ro từ thị trường lên mức độ liên kết với<br />
khách hàng chính so với các doanh nghiệp có văn hóa hướng nội (H11b).<br />
10<br />
<br />