intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy đến năm 2025. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN HƯNG CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Tiếp Phản biện 1: ........................................................... ........................................................... Phản biện 2: ........................................................... ........................................................... Phản biện 3: ........................................................... ........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn là khát vọng và mục tiêu đấu tranh của con người; thật sự trở thành tiêu chí để đánh giá sự phát triển, tiến bộ của mỗi quốc gia và chế độ chính trị trong thời đại ngày nay; đang và sẽ là một vấn đề lớn trên con đường phát triển của mỗi nước và nhân loại. Ở nước ta hiện nay CBXH không những là nguyện vọng chính đáng, nhu cầu bức thiết của nhân dân, mà còn là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Song, điều này lại phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo thực hiện CBXH đạt kết quả của Đảng, các cấp ủy tỉnh, thành phố, trong đó có các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trong thời gian qua, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã nhận thức rõ điều nêu trên, tăng cường lãnh đạo thực hiện CBXH đạt kết quả quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, ở các tỉnh khoảng cách giàu nghèo có xu hướng mở rộng giữa nông thôn với thành thị, các vùng và trong các tầng lớp dân cư. Đặc biệt, tình trạng chênh lệch quá lớn về thu nhập và đời sống giữa một số người làm ăn phi pháp, tham nhũng, giàu lên nhanh chóng với nhiều người làm ăn chân chính; tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng về thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục... đang là vấn đề bức bách. Các tỉnh ủy còn nhiều yếu kém, nhất là về nội dung và phương thức lãnh đạo thực hiện CBXH. Nghiên cứu tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém, tăng cường sự lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH hiện nay là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần giải vấn đề này, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị.
  4. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng thực hiện CBXH và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH từ năm 2006 đến nay, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm; đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH từ năm 2006 đến nay; phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH từ năm 2006 đến nay.
  5. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; phương pháp lịch sử kết hợp lôgíc; phân tích kết hợp tổng hợp; khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Khái niệm: Công bằng xã hội và khái niệm các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH. Kinh nghiệm: Các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của tỉnh ủy về thực hiện CBXH; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tham gia vào thực hiện CBXH ở địa phương. Giải pháp: Tăng cường lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy: Một là, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Hai là, lãnh đạo chặt chẽ công tác thanh tra, xử lý sai phạm trong thực hiện CBXH; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy những năm tới; làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn Xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh thuộc ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC NGOÀI Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu của một số công trình ở Trung Quốc, Lào về CBXH, thực hiện CBXH, chỉ ra kết quả và những điểm có giá trị tham khảo. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở Việt Nam, về hai vấn đề nêu trên, chỉ ra kết quả và những nội dung luận án cần tham khảo. 1.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.3.1. Kết quả đạt được Về công bằng xã hội: Các khái niệm CBXH; một vài nội hàm của khái niệm CBXH; nhận định: CBXH gắn liền và thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, song tập trung ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; một số điểm về vai trò và đặc tính của CBXH. Về thực hiện CBXH: Một số kinh nghiệm và giải pháp thực hiện có hiệu quả CBXH ở một số nước tư bản; các giải pháp thực hiện có kết quả CBXH ở một số địa phương và cả nước ta. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Thứ nhất, xây dựng khái niệm CBXH; chỉ ra nội dung, đặc tính của công bằng xã hội. Thứ hai, xây dựng khái niệm thực hiện CBXH, xác định nội dung, những nhân tố chủ yếu chi phối thực hiện CBXH. Thứ ba, xây dựng khái niệm, xác định nội dung và phương thức lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
  7. 5 Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI 2.1.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng 2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng Luận án khái quát đặc điểm các tỉnh ở ĐBSH, gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh. 2.1.1.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm * Chức năng: Một là, lãnh đạo chính trị đối với hệ thống chính trị (HTCT) và các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương. Hai là, xây dựng Đảng và xây dựng đảng bộ tỉnh. Ba là, tham mưu, đề xuất và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. * Nhiệm vụ: Một là, quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh ra các nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hai là, lãnh đạo Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy. Ba là, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng. Bốn là, phê duyệt quy hoạch cán bộ của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ. Năm là, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Sáu là, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong đảng bộ tỉnh. Bảy là, chuẩn bị báo cáo chính trị, nhân sự và tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới.
  8. 6 * Vai trò: Luận án phân tích vai trò của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong lãnh đạo và bảo đảm cho đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, của tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, HTCT được thực hiện thắng lợi, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng. * Đặc điểm: Một là, nhiệm kỳ 2010 - 2015 số lượng tỉnh ủy viên ở chín tỉnh ĐBSH bảo đảm đúng số lượng theo quy định, tuyệt đại đa số là người địa phương. Hai là, đội ngũ tỉnh ủy viên đã được trẻ hóa một bước, cơ cấu giới tính bảo đảm theo yêu cầu và chỉ đạo của Đảng. Ba là, trình độ mọi mặt của đội ngũ tỉnh ủy viên vào loại cao so với các vùng trong cả nước. Bốn là, các tỉnh ủy hoạt động trong môi trường có đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù của vùng ĐBSH, có nhiều thuận lợi trong hoạt động, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức. 2.1.2. Công bằng xã hội - khái niệm, nội dung, vai trò và những đặc tính cơ bản 2.1.2.1. Khái niệm Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp, dùng để chỉ trình độ phát triển của một chế độ xã hội, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., phản ánh mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa thưởng và phạt cá nhân (nhóm xã hội), bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định, hài hoà phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, vừa là khát vọng của con người, vừa là động lực, mục tiêu của sự phát triển xã hội. 2.1.2.2. Nội dung công bằng xã hội Trong lĩnh vực kinh tế: sự tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, tổ chức vào quá trình sản xuất và sự hưởng thụ kết quả, bị xử phạt ngang nhau khi sai phạm. Trong lĩnh vực chính trị: mọi người dân, tổ chức
  9. 7 ngang nhau về các quyền tự do, dân chủ và bị xử phạt khi vi phạm. Trong lĩnh vực văn hóa: mọi người dân ngang nhau về hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần và bị xử phạt khi vi phạm. Trong lĩnh vực xã hội: mỗi người dân được thụ hưởng ngang nhau về giải quyết những vấn đề xã hội và bị xử phạt ngang nhau khi vi phạm. 2.1.2.3. Vai trò và những đặc tính cơ bản của công bằng xã hội Vai trò: Thứ nhất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa con người với con người và giữa cá nhân con người với xã hội, là một trong những nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị của một chế độ xã hội. Thứ ba, là tiêu chí để xem xét, đánh giá sự phát triển, tiến bộ của một chế độ xã hội. Thứ tư, thúc đẩy con người vươn lên hoàn thiện bản thân phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Những đặc tính cơ bản: Tính lịch sử; tính giai cấp; tính xã hội; tính nhân văn. 2.1.3. Thực hiện công bằng xã hội - khái niệm, nội dung và những nhân tố chủ yếu chi phối 2.1.3.1. Khái niệm, nội dung thực hiện công bằng xã hội * Khái niệm: Thực hiện CBXH là những hoạt động cụ thể của toàn bộ HTCT, các lực lượng, tổ chức xã hội và người dân, theo chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của mỗi tổ chức và cá nhân, làm cho những nội dung của CBXH trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. * Nội dung thực hiện công bằng xã hội: Thứ nhất, đảng chính trị cầm quyền xác định quan điểm, chiến lược, chủ trương, các mục tiêu về thực hiện CBXH trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thứ hai, nhà nước triển khai thực hiện quan điểm, chiến lược, chủ trương, các mục tiêu đó, trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong cả nước và thực hiện chức năng
  10. 8 quản lý nhà nước về thực hiện CBXH. Thứ ba, các tổ chức, lực lượng xã hội ở nước đó, tiến hành các hoạt động thực hiện các nội dung của CBXH trong kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 2.1.3.2. Những nhân tố chủ yếu chi phối thực hiện công bằng xã hội Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế. Thứ hai, tính chất của chế độ chính trị, đặc biệt là bản chất của giai cấp cầm quyền và của nhà nước ở mỗi nước. Thứ ba, các giá trị văn hoá và truyền thống lịch sử dân tộc. Thứ tư, xu hướng phát triển của thế giới và tính chất thời đại. 2.1.4. Công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta và ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 2.1.4.1. Công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay Luận án phân tích CBXH và thực hiện CBXH trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. 2.1.4.2. Công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay * Công bằng xã hội ở các tỉnh ĐBSH: Luận án đưa ra khái niệm CBXH ở các tỉnh ĐBSH và phân tích nội dung CBXH ở các tỉnh ĐBSH: Trong lĩnh vực kinh tế: các chủ thể kinh tế trên địa bàn tỉnh bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, hưởng thụ những kết quả đã đạt được trên cơ sở những đóng góp của họ và bị xử phạt ngang nhau theo pháp luật nước ta khi vi phạm. Trong lĩnh vực chính trị: mọi người dân trong tỉnh ngang nhau về quyền lợi chính trị; các quyền đó được đảm bảo bằng pháp luật, được thực hiện bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, gián tiếp... Trong lĩnh vực văn hóa: mọi công dân có quyền ngang nhau về hưởng thụ các giá trị văn hoá; công dân, tổ chức có nghĩa vụ đóng góp và tham gia vào sự phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo ở địa phương và bị xử phạt như nhau khi
  11. 9 sai phạm. Trong lĩnh vực xã hội: mọi người dân, tổ chức có trách nhiệm, nghĩa vụ ngang nhau về giải quyết những vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh và được thụ hưởng ngang nhau về kết quả giải quyết những vấn đề đó. * Thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH: Trên cơ sở khái niệm thực hiện CBXH luận án đưa ra khái niệm thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH và chỉ ra: chủ thể thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH gồm: các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các cá nhân và nhân dân trong tỉnh. Trong đó, các tỉnh ủy là lực lượng lãnh đạo; các cấp ủy trong tỉnh lãnh đạo thực hiện CBXH trên địa bàn, trong đơn vị của mình. Chính quyền các cấp tổ chức thực hiện các chủ trương, quyết định của cấp ủy về thực hiện CBXH và quản lý nhà nước về thực hiện CBXH; MTTQ, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân và nhân dân trong tỉnh thực hiện CBXH theo chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình. Ngoài ra, còn có các tổ chức, lực lượng xã hội khác tham gia thực hiện CBXH. * Nội dung thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH: Một là, thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế: các chủ thể và các lực lượng thực hiện CBXH tiến hành các hoạt động: tạo môi trường pháp lý cho kinh tế thị trường (KTTT) phát triển lành mạnh, tập trung vào: bảo đảm quyền tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi; tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương và của tỉnh; triển khai các chương trình phát triển kinh tế vùng, các khu công nghiệp; phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả; hạn chế sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư, sự phá sản của các doanh nghiệp, làm ăn phi pháp, phi đạo đức, đạt lợi nhuận bằng mọi giá... Hai là, thực hiện CBXH trong lĩnh vực chính trị: các chủ thể và các lực thực hiện CBXH tiến hành các hoạt động bảo đảm quyền tự do, dân chủ, bình đẳng trước pháp luật, như bầu cử, ứng cử, đề cử... tham gia vào các công việc của nhà nước,
  12. 10 của chính quyền địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền... Ba là, thực hiện CBXH trong lĩnh vực văn hóa: triển khai các hoạt động bảo đảm cho mọi người dân có trách nhiệm và đóng góp vào phát triển văn hóa của địa phương, cộng đồng và phát triển văn hóa dân tộc, được hưởng thụ như nhau về các giá trị văn hoá, giáo dục - đào tạo... Bốn là, thực hiện CBXH trong lĩnh vực xã hội, bảo đảm an sinh xã hội: triển khai các hoạt động bảo đảm sự hưởng thụ ngang bằng nhau của mỗi người, nhóm người dân ở địa phương từ các hoạt động giải quyết những vấn đề xã hội. Năm là, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm và tai nạn giao thông. 2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC 2.2.1. Khái niệm tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH là toàn bộ hoạt động của các tỉnh ủy, trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thực hiện CBXH, ban hành các nghị quyết, quyết định về thực hiện CBXH, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan nhà nước, các lực lượng xã hội ở địa phương tổ chức thực hiện; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện để các nghị quyết lãnh đạo của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH trở thành hiện thực. Chủ thể lãnh đạo thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH là các tỉnh ủy, thường xuyên và trực tiếp là ban thường vụ tỉnh ủy. Đối tượng lãnh đạo thực hiện CBXH là các cấp ủy các cơ quan nhà nước ở địa phương các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan tư pháp..., nhân dân. 2.2.2. Nội dung lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng Một là, các tỉnh ủy xây dựng quan điểm, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc, các cơ quan nhà nước, các lực
  13. 11 lượng xã hội và nhân dân địa phương cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi các nội dung thực hiện CBXH của Đảng và Nhà nước. Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước ở địa phương cụ thể hóa các nội dung thực hiện CBXH của Đảng và Nhà nước thành chương trình, kế hoạch hành động; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Ba là, xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện CBXH ở địa phương. Bốn là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với MTTQ, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong tỉnh thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của tỉnh uỷ, chính quyền tỉnh về CBXH. 2.2.3. Phương thức lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng Thứ nhất, tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện CBXH bằng các nghị quyết, quyết định, chủ trương, về thực hiện CBXH. Thứ hai, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức đúng các tổ chức trong HTCT, các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy về CBXH. Thứ ba, thông qua bộ máy các cơ quan nhà nước ở địa phương. Thứ tư, thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan, ngành liên quan trực tiếp đến việc thực hiện CBXH. Thứ năm, qua công tác tổ chức, cán bộ của HTCT tỉnh, coi trọng công tác tổ chức, cán bộ trong chính quyền tỉnh. Thứ sáu, thông qua việc lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội phát động, duy trì các phong trào hành động cách mạng hướng vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện... Thứ bảy, bằng nêu cao hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên và phong cách làm việc của tỉnh ủy. Thứ tám, bằng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về CBXH.
  14. 12 Chương 3 THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng có nhiều tiến bộ và đạt kết quả Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều tỉnh khá cao và tương đối ổn định tạo thuận lợi để thực hiện CBXH: tỉnh Nam Định 12,5% (năm 2010), 11,5% (2013); các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh có các số liệu tương ứng là: 12,7% (2010), 9,2% (2013); 7,5% (2010), 8,2% (2013); 12,6% (2010), 7,1% (2013). Môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh được hình thành, phát triển. Kinh tế ở các tỉnh phát triển khá cân đối giữa các vùng nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ hưởng thụ giữa cư dân ở các vùng từng bước thu hẹp. 3.1.1.2. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực chính trị đạt kết quả quan trọng Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện. Các cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội có trên 90% nhân dân tham gia, nhiều tỉnh đạt trên 96%. 3.1.1.3. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực văn hóa có nhiều tiến bộ Người dân được hưởng các giá trị văn hóa, giáo dục, đào tạo. Các tỉnh đều phổ cập trung học cơ sở và tiến đến phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020. Có các chính sách hỗ trợ sách, vở, miễn tiền học phí cho trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Các cơ sở văn hóa, thể thao công cộng được xây dựng và hoạt động.
  15. 13 3.1.1.4. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực xã hội và bảo đảm an sinh xã hội đạt kết quả đáng khích lệ Các hoạt động giải quyết việc làm, giảm nghèo, chữa các bệnh xã hội, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, đền ơn, đáp nghĩa... được triển khai đều khắp ở các tỉnh. Lao động thất nghiệp ở nhiều tỉnh giảm: ở tỉnh Vĩnh Phúc giảm từ 1,3% (năm 2008) xuống 1% (năm 2012), Bắc Ninh và tỉnh Quảng Ninh có số liệu tương ứng là: 2,2% và 1,74%; 2,84% và 1,44%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm. Hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh còn 4,27% hộ nghèo; ở các tỉnh còn lại số hộ nghèo chiếm khoảng 5,6%. 3.1.1.5. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm và tai nạn giao thông có chuyển biến tích cực Cả HTCT, các ngành, các cấp, lực lượng xã hội và người dân triển khai khá mạnh công việc này đạt kết quả bước đầu. Trong năm 2012 ở tỉnh Hưng Yên xảy ra nhiều nhất tai nạn này: 177 vụ, giảm xuống 148 vụ (năm 2008), ở Ninh Bình chỉ xảy ra 62 vụ. 3.1.2. Những hạn chế, yếu kém 3.1.2.1. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế còn nhiều yếu kém Bất công bằng giữa các thành phần, khu vực kinh tế chưa được cải thiện căn bản. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nơi còn chưa thật đúng hướng. Các hoạt động thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập trong dân cư giữa các vùng, các giai tầng xã hội hiệu quả thấp. 3.1.2.2. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực chính trị còn những bất cập Việc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội, ở nhiều nơi còn hình thức. Nhiều cuộc tiếp xúc cử tri đơn điệu về nội dung. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chậm, có biểu hiện không công bằng. Nhiều nơi chưa triển khai các hoạt động, giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
  16. 14 3.1.2.3. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực văn hóa còn những hạn chế, có mặt chưa được cải thiện Việc thụ hưởng các giá trị văn hóa, việc học hành của các cháu còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, tầng lớp dân cư, nhóm người có thu nhập khác nhau. Việc đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực giáo dục - đào tạo còn kém công bằng giữa các vùng trong một tỉnh. Hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng còn xảy ra, gây phản cảm, nhất là lợi dụng các lễ hội. 3.1.2.4. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực xã hội còn nhiều vấn đề nan giải Các giải pháp về hạn chế thất nghiệp gia tăng, hiệu quả thấp. Tốc độ giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ dân tái nghèo có xu hướng tăng. Bất bình đẳng về việc làm, về lương của người nghỉ hưu sau các lần cải cách tiền lương, về đối xử trong khám, chữa bệnh giữa các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau... còn diễn ra. 3.1.2.5. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm và tai nạn giao thông hiệu quả thấp Các giải pháp về những vấn nạn này chưa đủ mạnh, hiệu quả thấp. 3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 3.2.1. Thực trạng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội 3.2.1.1. Những ưu điểm * Về thực hiện nội dung lãnh đạo: Một là, các tỉnh ủy tập trung vào quán triệt đường lối phát triển KTTT định hướng XHCN và các quan điểm, chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết của Đảng về phát triển các lĩnh vực, ngành kinh tế; về dân chủ về phát triển văn hóa, xã hội để xây dựng các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tổ chức thực hiện. Hai là, các tỉnh ủy đều coi trọng lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh về thực hiện
  17. 15 các nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, qua đó thực hiện CBXH. Ba là, các tỉnh ủy đã coi trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng các tổ chức trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến thực hiện CBXH. Bốn là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với MTTQ, các đoàn thể, các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện CBXH đạt kết quả.. * Về phương thức lãnh đạo: Thứ nhất, các tỉnh ủy đều ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, HTCT và tổ chức thực hiện, qua đó thực hiện CBXH. Thứ hai, đã tập trung lãnh đạo đổi mới việc quán triệt các nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội khác. Thứ ba, tăng cường lãnh đạo phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện CBXH. Thứ tư, tỉnh ủy đã lãnh đạo ban cán sự đảng chính quyền tỉnh về lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý các sai phạm tạo thuận lợi để thực hiện CBXH. Thứ năm, đã sắp xếp, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức đảng trong tỉnh, tập trung vào các cấp ủy cấp huyện, cấp ủy trong chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tỉnh và những cơ quan liên quan trực tiếp đến thực hiện CBXH. Thứ sáu, đã lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội phát động, duy trì các phong trào cách mạng hướng vào hoạt động nhân đạo, từ thiện... Thứ bảy, các cấp ủy phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên trong thực hiện CBXH. Thứ tám, tiến hành kiểm tra, giám sát về thực hiện CBXH. 3.2.1.2. Những khuyết điểm, hạn chế * Về nội dung lãnh đạo: Một là, các tỉnh ủy chưa có nhiều chủ trương, giải pháp đem lại hiệu quả cao thực hiện CBXH. Hai là, việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện CBXH của nhiều cấp ủy còn yếu kém, bất cập. Ba là, việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách trong thực hiện những vấn đề xã hội còn lúng túng. Bốn là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các
  18. 16 cơ quan nhà nước với các đoàn thể, các lực lượng trong thực hiện CBXH chưa được coi trọng thường xuyên. * Về phương thức lãnh đạo: Một là, các tỉnh ủy chưa ban hành nghị quyết chuyên đề về thực hiện tổng thể CBXH. Hai là, chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết, nhìn chung còn thấp. Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh trong thực hiện CBXH có lúc chưa cụ thể, sâu sát, nhất là các hoạt động ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực, cản trở việc thực hiện CBXH. Bốn là, nhiều tỉnh ủy chưa chỉ đạo chặt chẽ việc phát huy vai trò các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan, ngành liên quan trực tiếp đến thực hiện CBXH. Năm là, công tác tổ chức, cán bộ bảo đảm sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với thực hiện CBXH còn khá nhiều hạn chế, yếu kém. Sáu là, vai trò của MTTQ và các đoàn thể, tổ chức xã hội ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ và thường xuyên. Bảy là, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhìn chung chưa được thể hiện thường xuyên. Tám là, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tỉnh ủy về thực hiện CBXH còn yếu, chất lượng chưa cao. 3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.2.1. Nguyên nhân Luận án đã chỉ ra và phân tích nguyên nhân của ưu điểm và tập trung hơn vào nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế, gồm: Thứ nhất, năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện CBXH trong điều kiện hiện nay của các tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt các cấp, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy còn nhiều hạn chế. Thứ hai, nhiều cấp ủy cấp huyện, xã, chưa thường xuyên quan tâm và còn bất cập trong lãnh đạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền cùng cấp đối với mọi hoạt động, nhất là ngăn chặn sai phạm về CBXH. Thứ ba, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy đối với cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Thứ tư, một số tỉnh, huyện ủy chưa đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể; các cấp ủy cấp xã còn nhiều lúng túng trong lãnh đạo hoạt động của các tổ chức xã hội. Thứ năm, tác động của sự suy thoái kinh tế và mặt
  19. 17 trái KTTT, những yếu kém trong chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm ở các tỉnh. Thứ sáu, lãnh đạo thực hiện CBXH trong điều kiện hiện nay ở nước ta là vấn đề mới và khó; nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ về lý luận; một số chính sách của Đảng, Nhà nước chưa cụ thể, phù hợp. 3.2.2.2. Những kinh nghiệm Một là, các tỉnh uỷ quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về tiến bộ, CBXH, kịp thời đề ra và tổ chức thực hiện nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu về CBXH. Hai là, các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH; phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tham gia thực hiện CBXH. Ba là, bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH để có chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện CBXH. Bốn là, dựa chắc vào nhân dân, động viên nhân dân phát hiện những cán bộ, đảng viên, tổ chức vi phạm quyền dân chủ, tham nhũng, lãng phí để xử lý. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động Luận án đã phân tích những nhân tố thuận lợi và tập trung hơn vào những khó khăn, thách thức: Thứ nhất, nhiều tác động tiêu cực của KTTT chưa được hạn chế, ngăn chặn một cách cơ bản. Thứ hai, những bất CBXH hiện tại chưa được giải quyết căn bản, lại xuất hiện những bất CBXH mới,
  20. 18 gồm: bất CBXH trong giáo dục và đào tạo; y tế, bảo hiểm xã hội; tuổi nghỉ hưu; khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm và phá hoại môi trường. Thứ ba, trình độ và kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện CBXH của nhiều tỉnh ủy viên, cán bộ chủ chốt còn hạn chế, bất cập. Thứ tư, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Thứ năm, thảm họa biến đổi khí hậu, tai nạn giao thông, mất vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đẩy lùi. Thứ sáu, CBXH và Đảng lãnh đạo thực hiện CBXH trong điều kiện hiện nay còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ về lý luận. 4.1.2. Phương hướng Một là, tăng cường sự lãnh đạo thực hiện CBXH trên cơ sở tăng cường lãnh đạo phát triển KTTT định hướng XHCN gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện CBXH. Hai là, nâng cao chất lượng các nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Ba là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bốn là, tập trung lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò chính quyền các cấp trong thực hiện CBXH. Năm là, tăng cường lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể về thực hiện CBXH. 4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI 4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về thực hiện công bằng xã hội Một là, đổi mới, nâng cao chất lượng việc quán triệt nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy. Hai là, đưa nội dung các nghị quyết của tỉnh ủy về thực hiện CBXH vào nội dung sinh hoạt cấp ủy các cấp, thảo luận nghiêm túc. Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan truyền thông tỉnh. Bốn là, các cấp ủy viên xác định trách nhiệm trong thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy về thực hiện CBXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2