intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

66
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố có mối quan hệ tác động đến đến phát triển bền vững các doanh nghiệp; xác định mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình phát triển bền vững doanh nghiệp; xác định hàm ý cho phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu

  1. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan điểm phát triển doanh nghiệp là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát triển doanh nghiệp được coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011). Như vậy, việc xem xét tính chất và tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp là vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và rút ra một số nguyên nhân, hạn chế phát triển doanh nghiệp thủy sản; Thứ hai, tìm hiểu một số vấn đề nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; Cuối cùng thảo luận kết quả, đóng góp mới và kết cấu của luận án. 1.2 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của doanh nghiệp thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò doanh nghiệp thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp thuỷ sản là một ngành đặc thù từ khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững và điển hình như nghiên cứu Kris Law (2010) lại đưa kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững: Các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan cho thấy rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy tác động của các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, yếu tố nội bộ và bên ngoài. Nhưng theo Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011) lại nghiên cứu tích hợp doanh nghiệp bền vững là các mối liên kết giữa các ảnh hưởng bên ngoài và quá trình hướng đến quyết định phát triển bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, chất hạn chế nội bộ, phương thức bền vững và hiệu suất. Đến năm 2013 có một công trình nghiên cứu điển hình về phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia: Một khung phân tích, kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững doanh nghiệp từ các yếu tố bên trong và bên ngoài (Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak, 2013), được xem là một khung lý thuyết cơ bản nhất mà tác giả đã nghiên cứu qua. Khung lý thuyết này chưa quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, sự phòng chống ô nhiễm môi trường thuộc về yếu tố bên trong của doanh nghiệp, và khung lý thuyết này cũng chưa quan tâm đến yếu tố xu hướng thị trường và công tác an sinh xã hội của doanh nghiệp phải, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
  2. 2 Vì vậy, từ gợi ý kết quả nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề còn hạn chế của khung lý thuyết và cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Sự cần thiết một khung lý thuyết phân tích các yếu tố tác động phát triển bền vững doanh nghiệp của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) và phải được bổ sung vào mô hình lý thuyết phát triển bền vững và vận dụng mô hình này kiểm định tại một địa phương cụ thể ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là khỏang trống khung lý thuyết rất cần đầu tư nghiên cứu, đồng thời kết hợp với phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có những yếu tố được rút ra mang tính đặc trưng doanh nghiệp thủy sản, và phù hợp với khung lý thuyết của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013). 1.3 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu 1.3.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản Trong lĩnh vực doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành nghề chủ lực của tỉnh Bạc Liêu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy sản chiếm 16,6% so với tổng số doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì vậy, những năm qua chính quyền tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm hỗ trợ đối với những hoạt động của ngành nghề thủy sản. 1.3.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu 1.3.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Theo Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 6,5 tỷ USD. Một số địa phương có vùng nuôi, số lượng nhà máy chế biến tôm lớn trong cả nước như: tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… kim ngạch xuất khẩu tôm có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình sản lượng xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu có hai loại hàng hóa chính đó là gạo và thủy sản đông lạnh cho thấy sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm, sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 90.340 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 20.340 tấn, đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu đạt 105.861 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 35.515 tấn. 1.3.2.2 Giá trị xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Trong những năm gần được các chuyên gia kinh tế đều nhận định là năm mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, không chỉ khó về vốn, lãi suất ngân hàng mà còn phải đối đầu với thách thức nguyên liệu chế biến. Nhưng mặt hàng xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng rất cao so với mặt hàng nông sản, được thể hiện giá trị xuất khẩu tăng đều như năm 2009 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 151.680.000 USD tăng đến năm 2013 lên tới 376.512.000 USD (bảng 1.3). 1.3.3 Những nguyên nhân, hạn chế phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu Trên cơ sở đánh giá chung tổng quan phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu rút ra một số nguyên nhân, hạn chế như: Vấn đề yếu tố khách hàng; Xu hướng thị trường; Thiếu nhu cầu các bên liên quan; Vấn đề chính sách hỗ trợ nhà nước; Vấn đề an sinh xã hội; Vấn đề lực lượng lao động; Vấn đề người quản lý/Chủ sở hữu; Vần đề trách nhiệm sản phẩm; Vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường; Vấn đề phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. 1.4 Vấn đề nghiên cứu của luận án Phát triển bền vững là một khái niệm nền tảng trong nghiên cứu quản lý doanh nghiệp thông qua liên kết của nó với lợi thế cạnh tranh. Tiến bộ đáng kể đã được thực hiện ở lĩnh vực này trong những năm gần đây, bao gồm cả việc di chuyển từ định nghĩa hẹp của tính bền vững, của lợi thế cạnh tranh dựa trên hiệu suất kinh tế vượt trội so với một sự công nhận tầm quan trọng của thực hiện kết nối
  3. 3 với các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp (Harrison, Bosse, & Phillips, 2010). Điều này đã được tranh luận từ quan điểm lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp từ các bên liên quan, trong đó xác định lại mục đích chính và mục tiêu của doanh nghiệp là một phần của một hệ thống các bên liên quan ảnh hưởng bởi các thiết lập và các mục tiêu doanh nghiệp (Freeman, 1984). Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp. Nhưng tác giả sẽ mở rộng hướng nghiên cứu mới đó là “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững”. Do đó, phát triển bền vững doanh nghiệp là một vấn đề mới ở Việt Nam và liên quan đến quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rất rộng, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn và thu hẹp ở từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu” làm luận án tiến sĩ của mình. 1.4.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định các yếu tố có mối quan hệ tác động đến đến phát triển bền vững các doanh nghiệp; (2) Xác định mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình phát triển bền vững doanh nghiệp; (3) Xác định hàm ý cho phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu  Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án thực hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Xem xét các yếu tố nào có khả năng tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản? (3) Mô hình lý thuyết nào phù hợp với phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu? (3) Các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu cần quan tâm đến yếu tố nào để phát triển bền vững? 1.4.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được chọn là các doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Đối tượng khảo sát những người quản lý các doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 1.4.3.1 Cơ sở thu thập dữ liệu Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 1.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên trong luận án được sử dụng phương pháp định tính và kết hợp với phương pháp định lượng. 1.5 Kết quả thảo luận và đóng góp mới của luận án Sự đóng góp mới về yếu tố an sinh xã hội được bổ sung vào nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, để mở rộng an sinh xã hội từ quan điểm về khái niệm đưa vào thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp. Khám phá mới các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy. Những yếu tố này có thể làm cơ sở nghiên cứu cho những đề tài có liên quan đến phát triển bền vững các doanh nghiệp đang hoạt động ở từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
  4. 4 Luận án đã đóng góp vào thực tiễn cho việc phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, thông qua hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu phù hợp với kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam. 1.6 Kết cấu của luận án Luận án này được nghiên cứu chia thành 5 chương, với nội dung chính của từng chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu và vấn đề nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết đề nghị về phát triển bền vững các doanh nghiệp. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý cho việc phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU 2.1 Giới thiệu Trong chương 2 này, nghiên cứu sinh hệ thống các cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp nhằm hình thành một mô hình lý thuyết đề nghị nghiên cứu. 2.2 Khái niệm về phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này khái niệm: Phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Các khái niệm phát triển bền vững được tiếp cận ngoài nước và trong nước cho thấy niệm phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô của một quốc gia. Cụ thể bảng dưới đây Bảng: So sánh kết quả phát triển truyền thống và phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô Diễn giải Phát triển truyền thống Phát triển bền vững Phát triển ổn định và lâu dài cần giải Mục tiêu - Hiệu quả kinh tế quyết được 3 vấn đề trụ cột chính: - Công nghệ thích hợp - Phát triển bền vững về kinh tế - Khai thác triệt để nguồn tài nguyên - Phát triển bền vững về xã hội - Phát triển bền vững về môi trường Hiệu quả - Môi trường suy thoái, cạn kiệt - Tăng trưởng kinh tế ổn định - Xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân - Môi trường được bảo vệ tầng về giáo dục - Xã hội công bằng Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của Valentin and Spangenberg (2000), McWilliams & Siegel (2001), Becker (2005) và Lê Thế Giới và nhóm tác giả (2010), Nguyễn Ngọc Trân (2011), Nguyễn Sinh Cúc (2012). Tóm lại, theo quan điểm của tác giả đề nghị: phát triển bền vững mang tính khoa học và hoạt động phát triển bền vững không những đặt hiệu quả kinh tế mà góp phần vào bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa giữa kinh tế và xã hội mới hướng đến phát triển bền vững. Từ khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô và doanh nghiệp phù hợp các nguyên tắc của phát triển bền vững, chúng tôi hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp.
  5. 5 2.3 Các nguyên tắc khái niệm phát triển bền vững phù hợp với phát triển bền vững các doanh nghiệp Các doanh nghiệp ngày càng đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển bền vững của xã hội và trong nhiều thập kỷ qua, những nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững có thể được nhìn thấy ngay cả trên cấp độ vi mô của các doanh nghiệp, một khi các doanh nghiệp đã quyết định hướng phát triển bền vững hơn so với lợi nhuận thuần túy, doanh nghiệp đề cập đến hiệu quả kinh doanh không chỉ về mặt dịch vụ, sản phẩm được sản xuất và các lợi nhuận, mà còn về các hiệu ứng trên các khía cạnh của con người và xã hội (Lilia Dvořáková, Jitka Zborková, 2014). Do đó, điều cần thiết để thực hiện thay đổi trong cách tiếp cận truyền thống chuyển sang cách tiếp cận theo xu hướng phát triển bền vững. Từ đó, nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp. 2.4 Khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp Khái quát một số khái niệm về phát triển doanh nghiệp và hướng đến khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, khái niệm phát triển doanh nghiệp Khan Atiqur Rahman (2004) cho rằng phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ chức công nghiệp, kích thước giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, thiếu chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng, trình độ công nghệ nghèo nàn. Jahangir H. Khan (2012) phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các phần tử kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm. Thứ hai, khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp Theo Richard N. Andrews (2003). “Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện”. Theo Bradley D. Parrish (2005); Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tổ chức góp phần phát triển bền vững, nơi “bền vững” được hiểu như là một tương lai con người và “phát triển” được hiểu là một sự cải thiện chất lượng trong điều kiện con người. Theo như Jim Schorr (2006), Parrish (2007), QU Feng geng (2007); Kris Law (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan. Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011); Khái niệm tích hợp phát triển bền vững doanh nghiệp là các mối liên kết giữa ảnh hưởng bên ngoài và hạn chế nội bộ, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, phương thức bền vững và hiệu quả. Chỉ số Dow Jones bền vững thế giới (DJSI) của Prabodha C. Acharya & Sudipta Das (2013); Phát triển bền vững là khả năng của doanh nghiệp phát triển thịnh vượng trong một môi trường kinh doanh toàn cầu siêu cạnh tranh và thay đổi. Còn nghiên cứu Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) đưa ra mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa của Úc, kết quả nhóm hai yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Như vậy, trái ngược với quan điểm hẹp, quan điểm phát triển doanh nghiệp truyền thống đã miêu tả về các mối quan hệ đầu vào - đầu ra tuyến tính đã tập trung hoàn toàn vào việc tối đa hóa giá trị kinh tế ngắn hạn, xuất hiện một cách tiếp cận mới tích hợp để phát triển bền vững doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện hơn và lâu dài. Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể hoạt động như một công cụ để tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi của truyền thống sang hiện đại.
  6. 6 Bảng 2.2: So sánh kết quả phát triển doanh nghiệp truyền thống và phát triển bền vững doanh nghiệp Diễn giải Phát triển doanh nghiệp truyền Phát triển bền vững doanh nghiệp thống - Khai thác triệt để nguồn lực - Sự bền vững là mục tiêu cuối cùng của phát Mục tiêu - Hiệu quả kinh doanh triển doanh nghiệp - Lợi nhuận cuối cùng - Trách nhiệm với xã hội - Trách nhiệm với môi trường - Hiệu quả kinh doanh là cuối - Tăng trưởng ổn định và bền vững Hiệu quả cùng - Bảo vệ được môi trường - Lợi nhuận là chính - Cộng đồng xã hội được quan tâm Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu Khan Atiqur Rahman (2004), Jahangir H. Khan (2012) và Richard N. Andrews (2003), Bradley D. Parrish (2005), Parrish (2007), Kris Law (2010), Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011), Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013). Theo quan điểm của nghiên cứu sinh về phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp được đề nghị như sau: “phát triển bền vững là khả năng doanh nghiệp giải quyết mối quan hệ bởi các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp”. Nhằm hướng đến vận dụng khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp vào nghiên cứu lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. 2.5 Cách tiếp cận mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp Từ mối liên hệ tiếp cân các mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp được nghiên cứu và rút ra từ ba mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp cụ thể như sau. 2.5.1 Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp công nghệ sản xuất cao tại Đài Loan Theo Kris Law, 2010 đề xuất mô hình lý thuyết và kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp: Các doanh nghiệp công nghệ sản xuất cao tại Đài Loan. Kết quả cho thấy rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy ảnh hưởng của các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy ảnh hưởng của các yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp từ yếu tố quản lý, các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài, trong khi quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp cảm nhận được mức độ phát triển bền vững chỉ ở mức hợp lý. Tuy nhiên, mô hình lý thuyết này tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao của Đài Loan, nếu vận dụng mô hình này vào nghiên cứu các doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoặc doanh nghiệp ở một địa phương trong khu vực là không phù hợp. Do các doanh nghiệp ở các tỉnh trong khu vực chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu,… Khi vận dụng mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao tại Đài Loan sẽ không phù hợp cho nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Nhưng một số yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể phù hợp mở rộng cho nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Như vậy, nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu mô hình lý thuyết thứ hai. 5.2.2 Mô hình lý thuyết hợp nhất việc thực hiện của các tổ chức ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp Tiếp cận các công trình nghiên cứu và đề xuất về mô hình lý thuyết của Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011) đã kế thừa mô hình nghiên cứu của Joel Harmon (2009) để mở rộng
  7. 7 mô hình lý thuyết “Việc thực hiện của các tổ chức ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp: một mô hình hợp nhất”. Tích hợp doanh nghiệp bền vững là các mối liên kết giữa ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, các hạn chế nội bộ (bên trong doanh nghiệp), phương thức bền vững và hiệu suất phát triển bền vững doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của mô hình tích hợp phát triển bền vững doanh nghiệp xuất hiện để mở rộng những gì các nhà nghiên cứu trước đây đã thực hiện, bởi tập hợp chủ yếu là các dòng lý thuyết khác nhau và kết quả thực hiện được kết nối liên quan đến tiền đề phát triển bền vững doanh nghiệp. Đặc biệt, mô hình lý thuyết giúp cho chúng ta thấy rõ hơn tác động trực tiếp và gián tiếp chung về việc thực hiện các phương thức phát triển bền vững doanh nghiệp ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, mô hình lý thuyết này được nghiên cứu tập trung chủ yếu từ các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia và các công ty lớn ở Mỹ. Khi xét về quy mô, trình độ phát triển doanh nghiệp ở Mỹ sẽ khác xa đối với quy mô và trình độ phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011). Nếu vận dụng mô hình lý thuyết hợp nhất việc thực hiện của các tổ chức ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp ở Mỹ vào nghiên cứu các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ tìm ẩn nhiều rủi ro, không phù hợp về quy mô và trình độ phát triển doanh nghiệp. Tiếp theo nghiên cứu sinh trình bày sơ lược mô hình lý thuyết thứ ba sẽ vận dụng vào nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. 5.2.3 Mô hình lý thuyết phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia Trước hết, tìm hiểu mô hình lý thuyết được nghiên cứu Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu “Phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia: Một khung phân tích”, kết quả nhóm hai yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình lý thuyết phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia được xem là mô hình thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn và phù hợp tình hình phát triển doanh nghiệp như ở Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm trên 97%, đồng thời cũng phù hợp hơn so với mô hình lý thuyết của Kris M. Y. Law (2010) và Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011). Cách tiếp cận mô hình này cũng được xem là mô hình nền tảng của nghiên cứu trong luận án, nhưng nghiên cứu sinh có kế thừa các yếu tố, điều chỉnh và bổ sung mới từ mô hình lý thuyết của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013). Nhìn chung, ba mô hình lý thuyết và kết quả kiểm định mô hình ở trên liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp, nghiên cứu sinh kế thừa và khám phá, rút ra một số nhận xét từ những vấn đề có liên quan đến các yếu tố tác động và mối quan hệ đến phát triển bền vững doanh nghiệp để làm nền tảng cho nghiên cứu tiếp theo của mình. Bảng Tóm tắt tiếp cận các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp. Tả giả Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Nhân tố 1 tố 2 tố 3 tố 4 tố 5 tố 6 tố 7 tố 8 tố 9 Robert, Hart (1995)   Jun Ma (2012), Kris Law   (2010) Kent, Joel, Scott (2011)     Joel Harmon (2009)   Lou, Helmut (2013)  Parisa, Jerry and      Raveendranath (2013)
  8. 8 Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của tác giả Ghi chú các yếu tố: yếu tố 1 (Khách hàng), yếu tố 2 (Xu hướng thị trường), yếu tố 3 (Thiếu nhu cầu các bên liên quan), yếu tố 4 (Chính sách hỗ trợ nhà nước), yếu tố 5 (An sinh xã hội), yếu tố 6 (Lực lượng lao động/nhiên viên), yếu tố 7 (Người quản lý/Chủ sở hữu), yếu tố 8 (Trách nhiệm sản phẩm), yếu tố 9 (Phòng chống ô nhiễm môi trường). 2.6 Sự hình thành mô hình lý thuyết đề nghị phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu Từ các mô hình lý thuyết hướng đến đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp. Chỉ có ba mô hình lý thuyết, Kris Law (2010) và Kent Fairfield, Joel Harmon, Scott Behson (2011) có nghiên cứu thực nghiệm, còn mô hình lý thuyết Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013) chưa nghiên cứu thực nghiệm. Trong thực tế, nếu sử dụng mô hình lý thuyết có sẵn sẽ tìm ẩn nhiều rủi ro, do trình độ thị trường phát triển khác nhau. Nhưng nhìn chung, mô hình lý thuyết phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia vận dụng vào nghiên cứu loại hình doanh nghiệp Việt Nam là phù hợp, phần lớn loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm trên 97%. Do đó, việc vận dụng mô hình lý thuyết của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013) vào thị trường Việt Nam, cụ thể như địa phương tỉnh Bạc Liêu cần phải nghiên cứu định tính các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đồng thời loại bỏ một số yếu tố không phù hợp và điều chỉnh, bổ sung mới một số yếu tố nhằm phù hợp tại địa phương nghiên cứu. Đây sẽ là nội dung của mô hình lý thuyết đề nghị nghiên cứu. Mô hình lý thuyết được nhóm từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài sẽ tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu, thể hiện các khái niệm có liên quan đến hai nhóm thuộc tính yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Mô hình). F1 F2 F3 F4 F5 Khách hàng Xu hướng thị Thiếu nhu cầu các Chính sách hỗ trợ An sinh xã hội trường bên liên quan Nhà nước Yếu tố bên ngoài Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Yếu tố bên trong (nội bộ) F7 F9 F6 F8 Chủ sở hữu (người quản Phòng chống ô nhiễm Lực lượng lao động Trách nhiệm sản phẩm lý) môi trường Mô hình: Đề nghị mô hình lý thuyết các nhân nhân tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu 2.6.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Giả thuyết đặt ra các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có mối quan hệ tác động trực tiếp đến phát triển bền vững doanh nghiệp cụ thể:
  9. 9 Giả thuyết H1: Khách hàng có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H2: Xu hướng thị trường có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H3: Thiếu nhu cầu các bên liên quan có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H4: Chính sách hỗ trợ nhà nước có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H5: An sinh xã hội có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản 2.6.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp Giả thuyết các yếu tố bên trong doanh nghiệp có mối quan hệ tác động trực tiếp đến phát triển bền vững doanh nghiệp cụ thể: Giả thuyết H6: Lực lượng lao động có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H7: Người quản lý/Chủ sở hữu có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H8 : Trách nhiệm sản phẩm có mối quan hệ tác động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Giả thuyết H9: Phòng chống ô nhiễm môi trường có mối quan hệ tác dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản 2.6.3 Yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp Theo Maurizio Zollo (2013) đưa ra một khung lý thuyết khuôn khổ chung của doanh nghiệp bền vững, mô hình đổi mới. Nhưng Lou Tessier, Helmut Schwarzer (2013) đưa ra các công cụ của chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp thông qua cải thiện môi trường làm việc và theo lãnh thổ như là bắt đầu từ quan điểm của cải tiến liên tục trong điều kiện làm việc và môi trường làm việc, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và với ảnh hưởng đến người dân địa phương. Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013) đưa ra khung lý thuyết phân tích phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một khung phân tích yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Phát triển bền vững doanh nghiệp là có sự tham gia của cộng đồng khu vực, môi trường tự nhiên. Dựa vào các công trình nghiên cứu và khung lý thuyết trên, một khung lý thuyết được phát triển trong đó cho thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài được xác định có mối quan hệ tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp và khuôn khổ lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản được áp dụng trong nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu. 2.7 Tóm tắt chương Trên sở sở hình thành mô hình lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp. Từ các khái niệm, khung lý thuyết hình thành mối quan hệ các yếu tố sẽ đo lường mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc nhằm lựa chọn mô hình phù hợp cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày nội dung phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng nhằm làm sàng rõ mục tiêu nghiên cứu của luận án.
  10. 10 Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu Trong chương 3 này mô tả tổng quan các phương pháp nghiên cứu của luận án, nêu ra sự lựa chọn và các lập luận cho việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đặt ra, kế hoạch để thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. 3.2 Thiết kế nghiên cứu Theo Zikmund (2000) và Blaikie (2003) là nhà nghiên cứu đã giải thích rằng có thể mất thời gian cho một phương pháp định lượng; Một sự đồng thuận chung được hình thành gần đây rằng các nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng và được gọi là phương pháp hỗn hợp cung cấp kết quả mạnh mẽ hơn, hữu ích hơn (Cavana et al 2001; Creswell, 2003; Hair et al, 2006). Đồng thời theo Saunders (2000) và Zikmund (2000) cho rằng phương pháp định tính, định lượng có thể bổ sung cho nhau nếu được áp dụng một cách hiệu quả và để làm phong phú thêm các dữ liệu thu thập, đặc biệt ở vùng nghiên cứu mới. Vấn đề ở đây được hiểu vùng nghiên cứu mới của luận án là phần giao giữa kinh tế phát triển và quản trị kinh doanh, như trường hợp nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. 3.2.1 Phương pháp định tính 3.2.1.1 Quá trình thực hiện phương pháp định tính  Thứ nhất là; Nghiên cứu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nghiên cứu đã công bố ngoài nước và trong nước.  Thứ hai là; Nghiên cứu sinh đã tiến hành thảo luận tay đôi lần lượt với 12 n gư ờ i đang quản lý doanh nghiệp để khám phá các nhóm yếu tố bên trong (nội bộ) và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, dữ liệu thu thập được phải có sự trùng lặp từ 60% trở lên mới được chọn nghiên cứu. 3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn ngoài việc đánh giá còn cho phép người nghiên cứu mở ra các khía cạnh mới của vấn đề (Easterby-Smith, Thorpe & Lowe, 1991). Các cuộc phỏng vấn của luận án này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu (phụ lục 1). Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng dưới đây. Kết quả các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Nhóm yếu tố Kết quả đánh giá % mức độ đồng ý 1. Yếu tố bên ngoài: 1) Khách hàng 11/12 92% 2) Xu hướng thị trường 10/12 83% 3) Thiếu nhu cầu các bên liên quan 10/12 83% 4) Chính sách hỗ trợ nhà nước 9/12 75% 5) An sinh xã hội 8/12 67% 2. Yếu tố bên trong (nội bộ): 1) Lực lượng lao động (nhân viên) 11/12 92% 2) Người quản lý (Chủ sở hữu) 10/12 83% 3) Trách nhiệm sản phẩm 9/12 75% 4) Phòng chống ô nhiễm môi trường 8/12 67%
  11. 11 Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả Nhìn chung kết quả thông tin thu thập đa dạng và phong phú, đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho việc nghiên cứu định lượng chính thức. 3.2.2 Phương pháp định lượng Các phương pháp định lượng liên quan đến việc phân tích dữ liệu để kiểm tra tính khách quan và chính xác của bằng chứng bằng số (Zikmund, 2000; Cavan et al, 2001; Creswell, 2003). 3.2.2.1 Thiết kế và kích thước mẫu Vấn đề mà chỉ tính đại diện của mẫu là những thiết kế mẫu và cỡ mẫu (Zikmund, 2000; Cavana et al, 2001). Mô hình đo lường gồm 39 biến quan sát, theo (Hair & ctg, 1998) kích thước mẫu cần thiết là n = 195 (39 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra tác giả phát hành 230 bảng câu hỏi điều tra trực tiếp được gửi đi phỏng vấn, kết quả thu về và sàn lộc được 227 mẫu hợp lệ (doanh nghiệp) và hoàn tất được sử dụng nghiên cứu chính thức. 3.2.2.2 Phát triển các câu hỏi Kết quả nghiên cứu định tính từ việc xây dựng thang đo, kể từ khi có một câu hỏi là một phương tiện truyền thông tin cho bộ sưu tập dữ liệu; bao gồm một tập hợp các câu hỏi bằng văn bản cho người được hỏi trả lời, việc thiết kế các câu hỏi là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình khảo sát (Zikmund, 2000). Vì vậy, mà người trả lời có thể trả lời các câu hỏi với câu trả lời dễ dàng hơn và để mã hóa câu hỏi, lập bảng và giải thích (Cavana et al., 2001). Từ cơ sở lập luận như trên, các ngôn ngữ được sử dụng trong câu hỏi được dùng từ đơn giản và các câu hỏi đã được cung cấp bằng ngôn từ phù hợp với sở thích ngôn ngữ của người trả lời. 3.2.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế với tổng cộng 39 câu hỏi và được chia thành 10 yếu tố; trong đó, có 9 yếu tố là biến độc lập và 1 yếu tố là biến phụ thuộc. Nghiên cứu này đã chọn đo lường thái độ như thang Likert, thang đo đánh giá từng khoản, thang Likert là phổ biến nhất trong số các quy mô và được thiết kế để kiểm tra báo cáo tỷ lệ trên thang điểm từ 5 đến 7 điểm (Cavana et al, 2001; Creswell, 2003). Thang đo Likert được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu này được chọn là 5 điểm. 3.2.2.4 Phân tích dữ liệu Một khi dữ liệu đã được chỉnh sửa, mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS, phân tích dữ liệu đã được thực hiện. Phân tích là việc áp dụng lý luận để hiểu và giải thích các dữ liệu đã thu thập được về các nghiên cứu (Zikmund, 2000). Các kỹ thuật được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu của luận án được mô tả: Hệ số Cronbach’s alpha (Cronbach’s alpha, ký hiệu là α); phân tích yếu tố EFA; phân tích hồi quy bội. 3.3 Xây dựng thang đo Dựa vào thang đo nguyên thủy (gốc) của các mô hình lý thuyết đã kiểm định trước đây được kế thừa, điều chỉnh, bổ sung mới và kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phụ lục 2), trên cơ sở nhằm đo lường các biến độc lập tác động vào biến phụ thuộc (phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Trong thực tế nghiên cứu, các biến thường là gián đoạn và mô hình hồi quy bội có thể phù hợp với thang đo quãng, với số đo mức độ từ 5 điểm trở lên. Các biến quan sát của thang đo này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm. Trong đó: (1) Hoàn toàn phản đối; (2) Phản đối; (3) Trung dung; (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý. 3.3.1 Thang đo yếu tố bên ngoài Thang đo khách hàng; Thang đo xu hướng thị trường; Thang đo thiếu nhu cầu các bên liên quan; Chính sách hỗ trợ nhà nước; An sinh xã hội 3.3.2 Thang đo yếu tố bên trong
  12. 12 Lực lượng lao động (nhân viên); Người quản lý (Chủ sở hữu); Trách nhiệm sản phẩm; Phòng chống ô nhiễm môi trường 3.3.3 Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Từ kết quả nghiên cứu định tính (phụ lục 2) yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được dựa vào thang đo gốc phát triển doanh nghiệp của Joel Harmon (2009), Kent Fairfield, Joel Harmon, Scott Behson (2011) và Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013) kế thừa và điều chỉnh mới thông qua kết quả nghiên cứu định tính thang đo cho phù hợp với tình hình nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Tóm lại, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được đo lường bằng các biến quan sát, các ký hiệu và mã hóa các biến đo lượng được mô hình hóa (bảng dưới đây).  Thang đo các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản: Loại Ký hiệu Tên gọi Các biến quan sát (Ký hiệu) EF Yếu tố bên ngoài doanh Thang đo bậc hai (biến tiềm ẩn) được nghiệp đo lường thông qua 5 yếu tố. F1 Khách hàng (Customers) Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu C: từ C1 đến C4 F2 Xu hướng thị trường Các biến quan sát để đo lường; được ký (Market Trend) hiệu MT: từ MT1 đến MT4 F3 Thiếu nhu cầu các bên liên Các biến quan sát để đo lường; được ký quan (Lack of Stakeholder hiệu LSD: từ LSD1 đến LSD4 Demand) F4 Chính sách hỗ trợ nhà nước Các biến quan sát để đo lường; được ký (State policy support) hiệu SPS: từ SPS1 đến SPS4 F5 An sinh xã hội Các biến quan sát để đo lường; được ký (Social Security) hiệu SS: từ SS1 đến SS4 IF Yếu tố bên trong doanh Thang đo bậc hai (biến tiềm ẩn) được nghiệp đo lường thông qua 4 yếu tố. F6 Lực lượng lao động Các biến quan sát để đo lường; được ký (Workforce Issues) hiệu WI: từ WI1 đến WI4 F7 Người quản lý/Chủ sở hữu Các biến quan sát để đo lường; được ký (Managers) hiệu M: từ M1 đến M4 F8 Trách nhiệm sản phẩm Các biến quan sát để đo lường; được ký (Product Liability) hiệu PL: từ PL1 đến PL3 F9 Phòng chống ô nhiễm môi Các biến quan sát để đo lường; được ký Các biến trường (Prevention of hiệu PEP: từ PEP1 đến PEP3 độc lập Environmental Pollution) Biến phụ Y Yếu tố phát triển bền vững Các biến quan sát để đo lường; được ký thuộc doanh nghiệp thủy sản hiệu SDE: từ SDE1 đến SDE5 (Sustainable Development of Enterprise)  Các hình thức sở hữu doanh nghiệp: thang đo cấp định danh là thang đo hỏi có một lựa chọn. Hình thức sở hữu doanh nghiệp, ký hiệu là SHDN; Công ty Cổ phần, mã hóa biến quan sát: 1; Công ty TNHH, mã hóa biến quan sát: 2; Doanh nghiệp tư nhân, mã hóa biến quan sát: 3
  13. 13 3.4 Mô hình lý thuyết phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu Các nhóm yếu tố được đề xuất, nhóm yếu tố bên ngoài (EF) từ F1 đến F5 và nhóm nhântố bên trong (IF) từ F6 đến F9 theo (Bảng 3.13) trên. Phương trình hồi quy có dạng sau: Y= f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9) Y = b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + b8F8 + b9F9 + 𝜀 Trong đó: 𝜀: phần dư; bi: hệ số hồi quy; F1: Khách hàng; F2: Xu hướng thị trường; F3: Thiếu nhu cầu các bên liên quan; F4: Chính sách hỗ trợ nhà nước; F5: An sinh xã hội; F6: Lực lượng lao động (nhân viên); F7: Người quản lý (Chủ sở hữu); F8: Trách nhiệm sản phẩm; F9: Phòng chống ô nhiễm môi trường; Y: Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. 3.5 Tóm tắt chương Kết quả xây dựng thang đo cho 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, và được đo lường bằng 39 biến quan sát (hay gọi là 39 tiêu chí) và được tính toán theo cách tính điểm của 9 yếu tố nhằm để phân tích mô hình hồi quy bội. Sang chương 4 chúng ta phân tích kết quả mô hình lý thuyết đề nghị cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu Chương 4 được trình bày như sau: Giai đoạn đầu tiên của mục 4.2 là phân tích mô tả hình thức sở hữu doanh nghiệp và hình thức hoạt động của doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu tham gia trả lời câu hỏi. Giai đoạn thứ hai, phân tích các dữ liệu được thực hiện tại mục 4.3 Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Giai đoạn thứ ba, 4.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu. Cuối cùng kết luận chương. 4.2 Phân tích mô tả Kết quả của câu hỏi mô tả hình thức sở hữu doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu tham gia trả lời câu hỏi. 4.2.1 Hình thức sở hữu doanh nghiệp Tỉ lệ đối tượng khảo sát trong nghiên cứu đang công tác tại các doanh nghiệp có hình thức sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chiếm khá cao đến 50,70%; hình thức sở hữu Công ty Cổ phần chiếm 16,70% và hình thức sở hữu Doanh nghiệp tư nhân chiếm 32,60%. Số liệu cho thấy tỉ lệ trên cũng phản ánh đúng thực tế số lượng doanh nghiệp phân loại theo hình thức sở hữu tại tại tỉnh Bạc Liêu. 4.2.2 Ngành nghề hoạt động doanh nghiệp thủy sản Lĩnh vực nghiên cứu doanh nghiệp thủy sản tập trung vào các ngành nghề hoạt động kinh doanh được liệt kê trong nghiên cứu của luận án. Trong đó các đối tượng khảo sát làm trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu chiếm đến 43,20%; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản chiếm 15,90%; lĩnh vực bán buôn thực phẩm và kinh doanh thủy sản chiếm 14,10%. Do đó, nghiên cứu liệt kê thuộc cả ba lĩnh vực chiếm 26,90%. 4.2.3 Trung bình của các biến quan sát Kết quả khảo sát của 227 doanh nghiệp về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu được trình bày ở bảng 4.3 với 39 biến quan sát (tiêu chí) được sắp xếp lại theo thứ tự từ đồng ý thấp nhất cho đến cao nhất. Mức độ đánh giá từ “hoàn toàn phản đối” = 1 cho đến “hoàn toàn đồng ý” = 5, các tiêu chí được người quản lý doanh nghiệp trả lời đánh giá với mức trung bình khoảng {2.10 đến 3.91}. Điều này cho thấy, với các tiêu chí đưa ra khảo sát đối với phát triển bền vững doanh
  14. 14 nghiệp thủy sản Bạc Liêu thì người quản lý doanh nghiệp trả lời đánh giá chỉ hơn mức đồng ý (không phải là hoàn toàn phản đối). Các biến quan sát có độ lệch chuẩn {0.539 đến 0.955}. 4.3 Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị về phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu 4.3.1 Kết quả phân tích thang đo Cronbach’s alpha Kết quả phân tích Cronbach’s alpha thang đo các biến quan sát từ nghiên cứu của luận án, được trình bày với kết quả hệ số Cronbach’s alpha các thang đo có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.60 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0.30); với các kết quả Cronbach’s alpha bảng dưới đây. Bảng: Tổng hợp kết quả phân tích yếu tố bên trong và bên ngoài bằng Cronbach’s alpha Stt Ký hiệu yếu tố Các yếu tố Cronbach’s alpha của thang đo EF Yếu tố bên ngoài 1 C Khách hàng 0.929 2 MT Xu hướng thị trường 0.905 3 LSD Thiếu nhu cầu các bên liên quan 0.918 4 SPS Chính sách hỗ trợ nhà nước 0.875 5 SS An sinh xã hội 0.841 IF Yếu tố bên trong 1 WI Lực lượng lao động (nhân viên) 0.733 2 M Người quản lý (Chủ sở hữu) 0.768 3 PL Trách nhiệm sản phẩm 0.833 4 PEP Phòng chống ô nhiễm môi trường 0.669 SDE Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản 0.836 Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả Nhận xét kết quả thang đo Cronbach’s alpha yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp so với các thang đo gốc nghiên cứu trước đây đã được kiểm định (tại mục 3.3 Xây dựng thang đo, Chương 3. Thiết kế nghiên cứu). Kết quả này chỉ ra rằng các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan trong việc giải thích tốt về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Như vậy, các hệ số thang đo Cronbach’s alpha và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt được yêu cầu (phụ lục 4.1). 4.3.1.3 Kết quả phân tích thang đo yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bằng Cronbach’s alpha Kết quả phân tích Cronbach’s alpha thang đo yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản với kết quả hệ số Cronbach’s alpha là 0.836 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng cũng đều lớn hơn 0.30 và hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất cũng là 0.464 (SDE2. Lợi nhuận đạt được như ý muốn của doanh nghiệp) và có hệ số tương quan biến - tổng cao nhất là 0.743 (SDE3. Thị phần ổn đinh và được mở rộng theo mong muốn của doanh nghiệp). Như vậy, các hệ số thang đo Cronbach’s alpha và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt được yêu cầu. 4.3.2 Kết quả phân tích thang đo yếu tố khám phá EFA Kết quả phân tích yếu tố EFA cho thấy thang đo đạt yêu cầu với yếu tố trích, phương sai trích lớn hơn 50% và trọng số yếu tố phần lớn đều lớn hơn 0.50, với chỉ tiêu trọng số yếu tố đều lớn hơn 0.50, kết quả điểm dừng 9 khi trích các yếu tố có Eigenvalue bằng 1.290 (có giá trị ≥ 1) và phương sai trích = 75.348% và kết quả phân tích yếu tố khám khá EFA (phụ lục 5.1).
  15. 15 Kết quả phân tích yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản khám phá EFA cho thấy thang đo đạt yêu cầu với yếu tố trích, phương sai trích lớn hơn 50% và trọng số yếu tố phần lớn đều lớn hơn 0.50, với chỉ tiêu trọng số yếu tố đều lớn hơn 0.50, kết quả điểm dừng 1 khi trích các yếu tố có Eigenvalue bằng 1.290 (có giá trị ≥ 1) và phương sai trích = 75.348% và kết quả phân tích yếu tố khám khá EFA (phụ lục 5.2). Tóm lại, Kết quả phân tích Cronbach’s alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA, với lý thuyết ban đầu đặt ra là năm yếu tố chính được đo lường thông qua 9 yếu tố (từ F1 đến F9), với 9 yếu tố này được đưa vào kiểm định bằng mô hình hồi quy bội. 4.3.3 Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu 4.3.3.1 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết (1) Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn Theo kết quả xử lý được nêu trong bảng 4.10 cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu dao động từ 2.621 đến 3.581 với thang điểm từ 1 đến 5 mức độ và độ lệch chuẩn từ dao động 0.5619 đến 0.8546 (dưới 1). Ý nghĩa độ lệch chuẩn là một giá trị thể hiện mức độ hội tụ hay sức phân tán của một tập dữ liệu, độ lệch chuẩn từ 0.5619 đến 0.8546 thể hiện một tập dữ liệu có độ lệch chuẩn nhỏ và điều đó chứng tỏ các phần tử dữ liệu nhìn trên phương diện tổng quát có sự tương đồng cao. (2) Kiểm định mô hình nghiên cứu Để ước lượng các tham số trong mô hình, các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được tính toán theo cách tính điểm của các yếu tố bên trong và bên ngoài (từ F1 đến F9) của biến độc lập đo lường các yếu tố đó và tính toán theo cách tính điểm yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản (biến phụ thuộc Y) . Trong trường hợp luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng tính toán theo cách tính điểm yếu tố nhằm thực hiện phân tích phương trình hồi quy đa biến. Phương trình hồi hồi quy được sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất với mô hình đồng thời (Enter) thông qua phần mềm thống kê SPSS. Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp tính toán các chỉ tiêu được lựa chọn trong kiểm tra giả thiết hồi quy bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 2.20); kiểm định White với mức ý nghĩa p > 0.05 (độ tin cậy 95%) để đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi không xuất hiện. (3) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình  Mức độ giải thích của mô hình Trên cơ sở nghiên cứu yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, gồm có 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản và đồng thời mô hình có mức độ phù hợp yêu cầu với hệ số hiệu chỉnh R2adj = 0.412 là giải thích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển biển vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Hay nói cách khác hệ số điều chỉnh R2adj = 41.2% là mức độ giải thích được các yếu tố bên trong và bên ngoài (các biến độ lập) tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu (biến phụ thuộc), hệ số hiệu chỉnh biến thiên từ 0 đến 1 (100%). Giả định về tính độc lập của phần dư cũng không bị vi phạm thể hiện qua hệ số Durbin- Watson bằng 1.785 nằm trong khoảng từ 1 đến 3, kết luận mô hình không có tự tương quan phần dư. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu 1< d
  16. 16 Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Vì giá trị F = 18.609 và Sig. = 0.000 nên chúng ta có thể khẳng định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trên tổng thể. Với kết quả Sig. = 0.000 < 0.01 có nghĩa là các biến độc lập (yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản) với mức độ tin cậy đến 99%. Như vậy, mô hình phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu phù hợp với dữ liệu thực tế của thị trường. (4) Kiểm định hệ số hồi quy của mô hình Từ kết quả thực tế nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, bao gồm F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9 và kết quả kiểm định hệ số hồi quy của mô hình đều thỏa mãn với độ tin cậy 95% (p < 0.05). Hệ số hồi quy các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bảng sau. Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả Các yếu tố Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số Thống kê cộng tuyến tác động chuẩn hóa Giá trị Mức ý t nghĩa Hệ số Hệ số Trọng số Sai lệch p chấp phóng đại hồi quy chuẩn Beta nhận phương sai VIF Hằng số hồi -2.601 .051 .000 1.000 qui (Constant) F1 .148 .051 .148 2.894 .004 .862 1.160 F2 .187 .051 .187 3.664 .000 .823 1.215 F3 .176 .051 .176 3.456 .001 .692 1.445 F4 .229 .051 .229 4.484 .000 .868 1.152 F5 .332 .051 .332 6.506 .000 .892 1.121 F6 .302 .051 .302 5.927 .000 .766 1.306 F7 .222 .051 .222 4.348 .000 .733 1.364 F8 .162 .051 .162 3.180 .002 .825 1.212 F9 .136 .051 .136 2.674 .008 .957 1.045 Từ kết quả đưa ra mức độ ưu tiên, hoặc độ lớn của các yếu tố theo thứ tự ưu tiên tác động từ cao đến thấp (từ 1 đến 9) như sau: 1) F5: An sinh xã hội; b5 = .332 2) F6: Lực lượng lao động (nhân viên); b6 = .302 3) F4: Chính sách hỗ trợ nhà nước; b4 = .229 4) F7: Người quản lý (Chủ sở hữu); b7 = .222 5) F2: Xu hướng thị trường; b2 = .187 6) F3: Thiếu nhu cầu các bên liên quan; b3 = .176 7) F8: Trách nhiệm sản phẩm; b8 = .162 8) F1: Khách hàng; b1 = .148 9) F9: Phòng chống ô nhiễm môi trường; b9 = .136 Nội dung phân tích hồi quy với độ tin cậy được chọn là 90% tương ứng với các biến được chọn với mức ý nghĩa thống kê là p < 0.05; kết quả cho thấy tất cả các biến điều thỏa mãn theo yêu cầu, tuy nhiên nếu tăng độ tin cậy được chọn lên đến 95% (p < 0.05) và mô hình vẫn đảm bảo thỏa mãn. Kiểm định sự phù hợp của mô hình cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không bị phạm (VIF <
  17. 17 2.20) phụ lục 6. Kết quả phân tích phù hợp với kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong phần nghiên cứu định lượng, phương trình hồi qui có dạng như sau: (5) Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng Y = .148F1+.187F2 +.176F3 +.229F4 +.332F5+.302F6+.222F7+.162F8+.136F9 (6) Kiểm định phương sai phần dư không đổi Kiểm định phương sai phần dư không đổi (Kiểm định Spearman’s rho), tất cả các yếu tố từ F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9 với kết quả đều có mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn .005 (bảng 4.13). Cụ thể có mức ý nghĩa Sig. (.515; .217; .759; .526; .254; .539; .217; .688; .511). Như vậy kiểm định Spearman’s rho cho thấy phương sai phần dư không đổi. (7) Kết quả kiểm định biểu đồ tần số phần dư không đổi Các kiểm định phân phối chuẩn của phần dư như biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và biểu đồ tần số Histogram. Quan sát biểu đồ tần số của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn vì giá trị trung bình Mean = 0 (rất nhỏ) và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.98 tức gần bằng 1. Có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm, có nghĩa là phần dư thuân theo phân phối chuẩn. (8) Kết quả kiểm định biểu đồ hồi quy phần dư chuẩn hóa Kết quả kiểm tra tính chuẩn của phần dư bằng tổ chức biểu đồ P-P chuẩn như ở Biểu đồ. Như vậy, các giá trị phần dư rất sát với trị kỳ vọng phân phối chuẩn, sai lệch của đồ thị xác suất chuẩn là có thể chấp nhận được. (9) Kết quả mô hình hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu trong phần định lượng được dựa trên cơ sở lý thuyết đưa của kết quả nghiên cứu định tính, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được đo lường thông qua 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. F1 F2 F3 F4 F5 Thiếu nhu cầu các Chính sách hỗ trợ Khách hàng Xu hướng thị trường An sinh xã hội bên liên quan Nhà nước b2 = .187 b3 = .176 b4 = .229 b1 = .148 b5 = .332 Nhân tố bên ngoài EF Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Y Nhân tố bên trong IF b6 = .302 b9 = .136 b7 = .222 b8 = .162 Chủ sở hữu (người quản Phòng chống ô nhiễm Lực lượng lao động Trách nhiệm sản phẩm lý) môi trường F6 F7 F8 F9 Mô hình: Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu 4.3.3.2 Kết quả kiểm định sự khác biệt (ANOVA) Kết quả phân tích ANOVA có Sig.= 0.000 < 0.05 kết luận rằng: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu của các nhóm hình thức sở hữu khác nhau.
  18. 18 Bảng: Kết quả kiểm định ANOVA Tổng bình Bình phương Nhóm phương df trung bình F Sig. Giữa hai nhóm 5.062 2 2.531 8.595 .000 Bên trong nhóm 65.960 224 .294 Tổng 71.022 226 Tiếp tục kiểm định về Post Hoc: Các điểm sao (*) trong hình đều có Sig. nhỏ hơn 0.05. Khi nhìn vào cột Sig. ta thấy có 1 giá trị < 0.05 thì kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu của các nhóm hình thức sở hữu khác nhau. Nhóm 1 gồm Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm hai gồm Công ty cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm 3 gồm Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Bảng: Kết quả kiểm định Post Hoc (I) Sở hữu (J) Sở hữu Sự khác Sai số chuẩn khi Sig. 95% khoảng tin cậy doanh doanh biệt có ý ước lượng trị Chặn dưới Giới hạn trên nghiệp nghiệp nghĩa (I-J) trung bình 1 2 .3951945* .1292997 .011 .074415 .715974 3 .4068279* .1407911 .016 .061014 .752642 * 2 1 -.3951945 .1292997 .011 -.715974 -.074415 3 .0116334 .0781478 .998 -.177599 .200866 3 1 -.4068279* .1407911 .016 -.752642 -.061014 2 -.0116334 .0781478 .998 -.200866 .177599 Các yếu tố bên ngoài và bên trong đều tác động chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và có hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu dương (+), với mức ý nghĩa P = 0.00. Tóm tắt kết quả giả thuyết các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu Giả Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh Kết quả thuyết nghiệp thủy sản Yếu tố bên ngoài DN H1 Khách hàng có mối quan hệ tác động dương đến phát triển Chấp nhận giả thuyết bền vững doanh nghiệp thủy sản H2 Xu hướng thị trường có mối quan hệ tác động dương đến Chấp nhận giả thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H3 Thiếu nhu cầu các bên liên quan có mối quan hệ tác động Chấp nhận giả thuyết dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H4 Chính sách hỗ trợ nhà nước có mối quan hệ tác động dương Chấp nhận giả thuyết đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H5 An sinh xã hội có mối quan hệ tác động dương đến phát triển Chấp nhận giả thuyết bền vững doanh nghiệp thủy sản Yếu tố bên trong DN H6 Lực lượng lao động có mối quan hệ tác động dương đến phát Chấp nhận giả thuyết triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H7 Người quản lý/Chủ sở hữu có mối quan hệ tác động dương Chấp nhận giả thuyết đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H8 Trách nhiệm sản phẩm có mối quan hệ tác động dương đến Chấp nhận giả thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản H9 Phòng chống ô nhiễm môi trường có mối quan hệ tác động Chấp nhận giả thuyết dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản.
  19. 19 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu (1) An sinh xã hội (F5): Yếu tố F5, với hệ số b5 = 0.332 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi người đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá tham gia đóng góp quỹ “An sinh xã hội” tại địa phương tăng lên 1 điểm thì mức tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.332 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.332); với trung bình đánh giá = 2.727 và độ lệch chuẩn là 0.6753. Đây xem là yếu tố mới được khám phá và bổ sung vào mô hình lý thuyết. (2) Lực lượng lao động (F6): Yếu tố F6, với hệ số b6 = 0.302 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá “lực lượng lao động” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.302 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.302); với trung bình đánh giá = 2.947 và độ lệch chuẩn là 0.5619 (3) Chính sách hỗ trợ nhà nước (F4): Yếu tố F4, với hệ số b4 = 0.229 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu được “Chính sách hỗ trợ nhà nước” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.229 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.229) ); với trung bình đánh giá = 3.203 và độ lệch chuẩn là 0.7427 (4) Người quản lý/Chủ sở hữu (F7): Yếu tố F7, với hệ số b7 = 0.222 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu được “Người quản lý/Chủ sở hữu” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.222 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.222) ); với trung bình đánh giá = 2.621 và độ lệch chuẩn là 0.6498 (5) Xu hướng thị trường (F2): Yếu tố F2, với hệ số b2 = 0.187 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Xu hướng thị trường” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.187 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.187) ); với trung bình đánh giá = 2.269 và độ lệch chuẩn là 0.7660 (6) Thiếu nhu cầu các bên liên quan (F3): Yếu tố F3, với hệ số b3 = 0.176 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi mối quan hệ giữa đối tác trong kinh doanh “Thiếu nhu cầu các bên liên quan” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.176 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.176); với trung bình đánh giá = 2.824 và độ lệch chuẩn là 0.7132 (7) Trách nhiệm sản phẩm (F8): Yếu tố F8, với hệ số b8 = 0.162 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Trách nhiệm sản phẩm” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.162 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.162); với trung bình đánh giá = 2.811 và độ lệch chuẩn là 0.6614 (8) Khách hàng (F1): Yếu tố F1, với hệ số b1 = 0.148 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Khách hàng” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.148 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.148); với trung bình đánh giá = 3.273 và độ lệch chuẩn là 0.8546
  20. 20 (9) Phòng chống ô nhiễm môi trường (F9): Yếu tố F9, với hệ số b9 = 0.136 có tác động cùng chiều dương với biến Y (Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự quan tâm thay đổi “Phòng chống ô nhiễm môi trường” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.136 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.136); với trung bình đánh giá = 3.581 và độ lệch chuẩn là 0.6492 4.4 Tóm tắt chương Theo kết quả nghiên cứu của luận án phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu được đo lường bằng 39 biến quan sát (hay gọi là 39 tiêu chí) và được tính toán theo cách tính điểm của 9 yếu tố nhằm để phân tích mô hình hồi quy bội. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 9 yếu tố đều tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Đây chính là hàm ý cho phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu trong thời gian tới. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU 5.1 Giới thiệu tổng quát Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khám phá, điều chỉnh thang đo và bổ sung các thành phần mới về phát triển bền vững doanh nghiệp như yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các đóng góp về mô hình lý thuyết và ý nghĩa nghiên cứu sẽ giúp ích cho các nhà xây dựng chính sách, các cơ quan quản lý địa phương, các doanh nghiệp thủy sản, cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về lĩnh vực doanh nghiệp. 5.2 Kết quả và đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu luận án này bao gồm hai thành phần chính, đo lường mô hình và mô hình lý thuyết. 5.2.1 Kết quả đo lường mô hình Kết quả mô hình phân tích hồi quy bội cho thấy mô hình phù hợp với thị trường nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu. Từ kết quả nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau: Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu luận án này sẽ góp phần vào hệ thống nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bằng cách xây dựng một số biến quan sát mới của thang đo và được kiểm định tại thị trường tỉnh Bạc Liêu. Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang đo lường phát triển bền vững doanh nghiệp cho nghiên cứu của mình trong lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Cuối cùng, kết quả của mô hình đo lường trong nghiên cứu này góp phần kích thích các nhà nghiên cứu khác ở lĩnh vực khoa học phát triển như lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản nói chung và các lĩnh vực doanh nghiệp khác nói riêng. 5.2.2 Về mô hình lý thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mô hình lý thuyết với thông tin thị trường tại tỉnh Bạc Liêu, cũng như việc chấp nhận các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, và 9 yếu tố đều đạt ý nghĩa thống kê như giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này, khi đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2