intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, chính sách việc làm, tác động của chính sách việc làm; trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách việc làm đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ QUẾ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Bùi Thế Cường Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Phản biện 2: PGS.TS. Lưu Văn Quảng Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, vào hồi ….. giờ ….. ngày …. Tháng….. năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Việc làm bền vững và ổn định mang lại nguồn thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân và gia đình, đồng thời thể hiện vị thế của NLĐ trong xã hội. Tạo cơ hội có việc làm hiệu quả cho người lao động (NLĐ) là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của TP.HCM. Tuy vậy, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc làm. Thứ nhất, hoạt động kinh tế bị suy giảm sau đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở SXKD bị thu hẹp hoặc ngưng hoạt động buộc phải cắt giảm lao động, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Thứ hai, dân số tăng nhanh, LLLĐ lớn đã tạo áp lực đến giải quyết việc làm. Thứ ba, lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức rất lớn, đa số chưa qua ĐTN, năng suất lao động thấp, dễ gặp rủi ro về việc làm, thu nhập bấp bênh; Thứ tư, đổi mới công nghệ, biến đổi môi trường và khí hậu, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ, đặc biệt đối với thanh niên, phụ nữ và các nhóm yếu thế; Thứ năm, năng suất lao động thấp, mức thu nhập của NLĐ ở TP tuy cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức lạm phát và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở một đô thị lớn như TP.HCM. Giải quyết các thách thức về việc làm đặt ra, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp tối ưu với mục đích tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, việc làm năng suất thấp. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện hiệu quả chính sách việc làm (CSVL) của TP.HCM tiếp cận từ đối tượng thụ hưởng CS. Do vậy, 1
  4. cần có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học về hiệu quả CSVL, nhận diện những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn “Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của CSVL; làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, CSVL, tác động của chính sách việc làm. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm, trong đó tập trung xây dựng khung nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM. Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm TP.HCM. Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, công chức - những người tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện CSVL của TP.HCM; Các 2
  5. chuyên gia, nhà nghiên cứu về CSVL của TP.HCM; Người lao động và các tổ chức trung gian. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả CSVL của TP.HCM. Về chính sách: Luận án tập trung vào 03 nhóm chủ yếu gồm: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Hỗ trợ đào tạo nghề và Hỗ trợ phát triển thông tin TTLĐ. Về nội dung đánh giá: Nghiên cứu đánh giá CSVL tập trung vào 02 yếu tố, gồm: Kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho đối tượng thụ hưởng chính sách. Về không gian: Luận án nghiên cứu đánh giá CSVL của TP.HCM. Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá CSVL của TP.HCM giai đoạn 2018-2022 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2030. 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1. Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm; xác định khung nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm của TP.HCM. Nội dung 2. Phân tích thực trạng các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung 3. Nghiên cứu đánh giá thực trạng CSVL của TP.HCM trên 02 nội dung cơ bản gồm kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến đối tượng thụ hưởng. 3
  6. Nội dung 4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương tiếp cận Luận án chọn 03 quan điểm tiếp cận, gồm: Đánh giá hiệu quả chính sách công; tiếp cận hệ thống và quan điểm về quyền con người. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật điều tra khảo sát. Địa điểm khảo sát: 06 quận, huyện gồm quận 1, 5, 7, 8, huyện Nhà Bè và huyện Củ Chi được lựa chọn để thực hiện khảo sát. Đây là các địa bàn đại diện cho 03 khu vực của TP.HCM, đó là: (i) Khu vực nội thành hiện hữu (Quận 1, 5); (ii) Khu vực nội thành phát triển (Quận 7, 8) và (iii) Khu vực ngoại thành (huyện Nhà Bè và Củ Chi). Đối tượng và quy mô mẫu khảo sát: (i) Về người lao động: Khảo sát 485 NLĐ thụ hưởng chính sách (trong đó, thụ hưởng tín dụng ưu đãi tạo việc làm là 155 người, hỗ trợ học nghề là 160 người, hỗ trợ thông tin thị trường lao động là 170 người người và 165 NLĐ không thụ hưởng chính sách. (ii) Về cán bộ nhân viên (CBNV): Khảo sát 122 người. Nội dung khảo sát Đối với cán bộ, nhân viên: Thu thập các ý kiến đánh giá về nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của NLĐ, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai CSVL vào thực tiễn. Đối với người lao động: Thu thập những thông tin liên quan đến đặc điểm cá nhân, việc làm, tiếp cận CSVL, tác động của CSVL đến 4
  7. cơ hội có việc làm và cải thiện chất lượng việc làm sau khi thụ hưởng chính sách. Kỹ thuật khảo sát: (i) Đối với CBNV, phiếu khảo sát được gửi đến các CBNV phụ trách lĩnh vực LĐ-VL. Sau khi CBNV trả lời, phiếu sẽ gửi lại cho tác giả tập hợp; (ii) Đối với NLĐ, có hai hình thức khảo sát: (i) Tác giả gửi phiếu đến cho CBNV tại các xã, phường và thị trấn. CBNV địa phương sẽ đến gặp từng NLĐ theo danh sách đã lập để khảo sát và thu phiếu, sau đó phiếu sẽ chuyển về cho tác giả tập hợp và (ii) Tác giả tập huấn cho một bộ phận sinh viên, sau đó nhờ CBNV tại địa phương dẫn đường đến gặp từng NLĐ theo danh sách đã được lập để phỏng vấn trực tiếp. Thời gian khảo sát: Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4/2023- 6/2023. Phương pháp nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn sâu 16 người với 03 nhóm đối tượng, gồm: NLĐ thụ hưởng chính sách; CBNV thực hiện chính sách; Chuyên gia, nhà quản lý. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp. 5
  8. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm Các nghiên cứu tiêu biểu về CSVL ở trong nước và ngoài nước được công bố trong các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học, sách xuất bản, báo cáo khoa học được phân theo một số chủ đề, gồm: Các nghiên cứu về lao động - việc làm, đề cập đến hệ thống các số liệu, dữ liệu về hiện trạng lao động, việc làm trong từng giai đoạn trên phạm vi cả nước và địa phương; Các nghiên cứu về CSVL, đánh giá CSVL hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận liên quan đến CSVL gồm khái niệm CSVL, mục tiêu CSVL, giải pháp CSVL, các quan điểm tiếp cận đánh giá CSVL và tiêu chí đánh giá CSVL. 1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu Các công trình nghiên cứu rất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho việc nhận diện các vấn đề lao động - việc làm, CSVL, phương pháp tiếp cận, các tiêu chí đánh giá CSVL. Nghiên cứu CSVL của TP.HCM dưới góc tiếp cận khoa học chính sách công, tác giả sẽ kế thừa khung nghiên cứu lý luận của các tác giả để xây dựng, lựa chọn các biện pháp CSVL phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án đặt ra; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, tập trung vào khảo sát thực tế để có cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả chính sách; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSVL của TP.HCM trong thời gian tới. 6
  9. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 2.1. Các vấn đề lý luận về việc làm và chính sách việc làm Việc làm Trong quan niệm nghiên cứu của luận án, các hoạt động được xác định là việc làm phải đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau: (i) Hoạt động lao động tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho bản thân và gia đình (bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền, hiện vật); hoặc những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân và gia đình và (ii) Các hoạt động đó được pháp luật cho phép. Chất lượng việc làm Chất lượng việc làm là các đặc tính của hoạt động lao động nhằm mục đích được trả tiền công, tiền lương. Nghiên cứu CSVL được đặt trong bối cảnh CSVL địa phương, luận án sẽ chỉ tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản, gồm: (i) Trạng thái việc làm và (ii) thu nhập của NLĐ. Chính sách việc làm CSVL là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do chính quyền địa phương ban hành và thực hiện gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cơ hội có việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ địa phương. 2.2. Nội dung chủ yếu của chính sách việc làm 2.2.1. Mục tiêu của chính sách việc làm Mục tiêu CSVL nhằm khuyến khích NLĐ phát triển kinh tế tạo việc làm, đào tạo khắc phục sự thiếu hụt và chênh lệch kỹ năng lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, nâng cao cơ hội có việc làm, cải thiện chất lượng việc làm, góp phần đảm bảo ASXH, giảm thất nghiệp, giảm nghèo bền vững và ổn định xã hội. 2.2.2. Các biện pháp chính sách việc làm 7
  10. Tín dụng ưu đãi tạo việc làm: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm, gồm các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, trong một thời gian xác định, nhằm mục đích: Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thủy hải sản, mở rộng nhà xưởng; nâng cao năng lực SXKD; Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; và trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay đối với NLĐ vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Hỗ trợ đào tạo nghề: Phát phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN); Cung cấp các khóa ĐTN miễn phí, hỗ trợ kinh phí học nghề và các chi phí ăn, ở, đi lại; Tư vấn, giới thiệu việc làm; Kết nối học viên với các đơn vị sử dụng lao động. Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động: Phát triển thông tin TTLĐ (thu thập, cung cấp thông tin TTLĐ, phân tích, dự báo TTLĐ); Phát triển trung tâm DVVL (phát triển mạng lưới cơ sở DVVL, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn lực hoạt động); và các hoạt động giao dịch việc làm (tổ chức các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, thông tin việc làm trên các webside…). 2.3. Đánh giá chính sách việc làm Tiếp cận đánh giá chính sách việc làm Luận án sử dụng khung khái niệm đánh giá chính sách của Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada (2009) và Venelin Terziev (2019); kế thừa mô hình phân tích đánh giá CSVL của các tác giả, gồm: Mô hình chuỗi kết quả của Jensen và Rosholm (2011); Mô hình đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn Tây Bắc của Phạm Hương Thảo và mô hình đánh giá chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước của Vũ Thị Yến để đánh giá kết quả và tác động của CSVL. 8
  11. Phương pháp đánh giá CSVL, luận án sử dụng phương pháp sai biệt kép của Dimick (2014) và Charles (2011). Phương pháp này giúp so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng chính sách đối với một nhóm đối tượng nhất định; so sánh giữa nhóm đối tượng không tiếp cận chính sách và nhóm đối tượng có tiếp cận với chính sách để cho thấy sự thay đổi về việc làm của đối tượng mục tiêu sau khi thụ hưởng chính sách. Tiêu chí đánh giá chính sách Kết quả thực hiện Số NLĐ được vay vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Số NLĐ được học nghề miễn phí hoặc được hỗ trợ kinh phí học nghề; và Số NLĐ được tiếp cận thông tin về việc làm, được tư vấn, giới thiệu việc làm. Tác động của chính sách Tác động đến cơ hội việc làm: Xác định số lao động tiếp cận được việc làm thành công sau khi thụ hưởng chính. Tác động đến chất lượng việc làm: Được thể hiện trên hai yếu tố gồm: (i) Trạng thái việc làm và (ii) thu nhập từ công việc của NLĐ sau khi thụ hưởng chính sách. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh CSVL được triển khai mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: Bản thân chính sách; Bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện chính sách; Năng lực tài chính; Cơ sở hạ tầng; Đối tượng thụ hưởng chính sách và môi trường tự nhiên và xã hội. 9
  12. Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Nội dung chính sách việc làm Tín dụng ưu đãi tạo việc làm Để hỗ trợ và khuyến khích NLĐ phát triển kinh tế tạo việc làm, TP.HCM đã ban hành hàng loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính tạo việc làm, các văn bản quy định cụ thể về đối tượng thụ hưởng, mức vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay ưu đãi tạo việc làm. Về đối tượng được vay vốn ưu đãi tạo việc làm: (i) Người lao động (NLĐ dân tộc thiểu số, lao động người khuyết tật; Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Lao động là thân nhân của người có công với cách mạng; Thanh niên lập nghiệp và thanh niên khởi sự doanh nghiệp và một số đối tượng khác theo quy định). (ii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật và dân tộc thiểu số. Về mức vốn vay, lãi suất vay, thời hạn vay và mục đích vay: Đối với NLĐ: Mức vay tối đa là 100 triệu đồng (không đảm bảo tiền vay). Thời gian vay tối đa là 120 tháng, với đối tượng đi xuất khẩu lao động được vay tối đa bằng 100% chi phí theo hợp đồng ký kết giữa NLĐ và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ cận nghèo. Đối với doanh nghiệp: Mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án (có đảm bảo tiền vay từ 100 triệu đồng) và không quá 100 triệu đồng cho 01 NLĐ được tạo việc làm việc làm; Thời gian vay tối đa tăng lên 120 tháng. Hỗ trợ đào tạo nghề Hỗ trợ NLĐ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng: Đối tượng thụ hưởng và mức hỗ trợ, gồm: (i) Người khuyết tật: Mức tối 10
  13. đa 06 triệu đồng/người/khóa học; (ii) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học; (iii) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; (iv) Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, người học còn được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km, riêng người khuyết tật 300.000 đồng/người/khóa học với 5km. Hỗ trợ NLĐ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng: Đối tượng thụ hưởng và mức hỗ trợ được quy định, gồm: (i) Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; (ii) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mức hỗ trợ học bổng gồm: (i) 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; 60% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài ra, người học còn được hỗ mua đồ dùng cá nhân, tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại. Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động Về phát triển cơ sở dịch vụ việc làm: TP.HCM ban hành các quyết định về giải thể, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm DVVL và bổ sung những quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ sở DVVL. Theo đó, các trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm; thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin TTLĐ; Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương 11
  14. khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật. Về phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Về xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin TTLĐ: Với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin TTLĐ, dự báo nhu cầu nhân lực trên địa bàn, ngày 11/4/2009 UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 1518/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin TTLĐ. Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật đầy đủ, chính xác, khách quan và khoa học về thông tin TTLĐ, đảm bảo phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, ngày 07/03/2019 UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 843/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực trên địa bàn TP.HCM. Về hoạt động kết nối cung cầu lao động: Xây dựng và phát triển TTLĐ hiệu quả giúp kết nối cung cầu lao động, 05/5/2023 UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1717/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh KT-XH trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025: Có 45% và năm 2030 có 50% lao động được hệ thống Trung tâm DVVL tư vấn, giới thiệu có việc làm. Hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về lao động. 3.2. Đánh giá chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Kết quả thực hiện chính sách việc làm Tín dụng ưu đãi tạo việc làm Giai đoạn 2018-2022 TP.HCM đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ các nguồn quỹ cho 182.086 lượt lao động với tổng kinh phí là 7.866,622 triệu đồng, bình quân mỗi năm hỗ trợ cho 36.417 lượt, tương đương 12
  15. 43,2 triệu đồng/lượt vay. Ngoài ra, TP.HCM còn hỗ trợ vốn vay cho 75 lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tín dụng ưu đãi đã tạo điều cho NLĐ, DN tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển kinh tế tạo việc làm trong nước và hỗ trợ vốn vay xuất khẩu lao động. Hỗ trợ đào tạo nghề Về phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp: TP.HCM là một trong 02 địa phương có số lượng cơ sở GDNN lớn nhất cả nước. Mạng lưới các cơ sở GDNN đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, bao gồm trường cao đẳng, trường trung cấp, các trung tâm GDNN, các trường đại học có tham gia ĐTN và các DN tham gia hoạt động ĐTN phục vụ nhu cầu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn Thành phố. Tính đến năm 2022, toàn Thành phố có 368 cơ sở GDNN. Trong đó, có 61 trường cao đẳng, 61 trường trung cấp, 76 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên và 170 cơ sở GDNN do doanh nghiệp thành lập. Về hỗ trợ người lao động học nghề: Giai đoạn 2018-2022, Thành phố đã hỗ trợ ĐTN cho 39.777 lượt lao động khu vực nông thôn (bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 7.955 lượt lao động); 15.583 lao động thuộc nghèo, hộ cận nghèo (bình quân mỗi năm đào tạo cho 3.116 lượt lao động và 7.422 lao động dân tộc thiểu số (bình quân mỗi năm đào tạo cho 1.856 lượt). Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động Về phát triển trung tâm dịch vụ việc làm: TP.HCM rất chú trọng phát triển cơ sở DVVL. Tính đến năm 2020 Thành phố có 133 cơ sở DVVL, tăng 60 cơ sở so với năm 2016. Trong đó, 18 cơ sở DVVL của nhà nước gồm 01 Trung tâm DVVL TP.HCM, 08 trung tâm trung tâm giới thiệu việc làm của quận/huyện, 02 Trung tâm giới thiệu việc làm KCX, KCN, 01 trung tâm giới thiệu việc làm của các ngành, đoàn thể, 06 cơ sở giới thiệu việc làm của các trung tâm dạy nghề, 13
  16. trung cấp nghề và cao đẳng nghề và 115 doanh nghiệp giới thiệu việc làm được phân bố tại các quận huyện và thành phố. Về phát triển thông tin thị trường lao động: Giai đoạn 2018-2022, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin TTLĐ đã thu thập thông tin về cầu nhân lực của 286.728 lượt doanh nghiệp và cung nhân lực của 629.817 LĐ, bình quân mỗi năm khảo sát 57.345 lượt doanh nghiệp và 125.963 NLĐ. Cùng với đó, các trung tâm DVVL còn khảo sát cung cầu lao động thông qua các sàn giao dịch việc làm, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Qua kết quả khảo sát, nhu cầu nhân lực cho từng lĩnh vực, ngành nghề và trình độ đào tạo được xác định, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phân tích, dự báo, thông tin thị trường lao động. Về kết nối cung cầu lao động trên thị trường: Giai đoạn 2018- 2022 các Trung tâm DVVL đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 491 sàn giao dịch việc làm, bình quân mỗi năm tổ chức 98 sàn; các sàn giao dịch việc làm đã thu hút khoảng 2.539.649 lượt lao động đăng ký tư vấn việc làm, bình quân mỗi năm có 507.930 lượt người đăng ký, trong đó có khoảng 147.383 lượt người được giới thiệu việc làm thành công. Ngoài ra, các phiên sàn giao dịch việc làm còn được tổ chức trên không gian mạng tạo điều kiện cho NLĐ dễ dàng tiếp cận với đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo. 3.2.2. Tác động của chính sách đến việc làm của người lao động 3.2.2.1. Tác động của chính sách đến cơ hội việc làm của người lao động Dữ liệu khảo sát cho thấy, NLĐ khá dễ dàng tìm kiếm được việc làm sau khi thụ hưởng chính sách. Với nhận định “Dễ dàng có được việc làm trong thời gian qua” nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đánh giá với ĐTB là 3,7 và nhóm không thụ hưởng ĐTB là 3,3. Trong tổng số 489 NLĐ thụ hưởng chính sách thì có 417 người đã tìm được việc làm thành công (chiếm 86%) và 68 người (chiếm 14%) chưa tìm được 14
  17. việc làm. Trong số NLĐ có việc làm, 18,7% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 38,4% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và 35,2% NLĐ làm các công việc liên quan đến lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và 7,7% làm công việc tự do. Điều này cho thấy, CSVL tác động theo chiều hướng tích cực đến cơ hội có việc làm của đối tượng thụ hưởng. Tỉ lệ khá lớn NLĐ nhanh chóng tìm được việc làm sau khi thụ hưởng chính sách, 61,9% NLĐ tìm được việc làm trong vòng 01 tháng sau khi tham gia chương trình, 16,1% NLĐ tìm được việc làm trong vòng 02 tháng. Tuy vậy, có tới 22% NLĐ tìm được việc làm trong khoảng thời gian trên 03 tháng sau khi kết thúc chương trình. Một NLĐ phải chờ đợi trên 03 tháng mới tìm được việc làm, đồng nghĩa với việc họ không có thu nhập, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở một đô thị lớn với mức chi tiêu đắt đỏ như TP.HCM. 3.2.2.2. Tác động của chính sách đến chất lượng việc làm Thứ nhất, tác động của chính sách đến trạng thái việc làm Dưới tác động của chính sách, trạng thái việc làm của NLĐ có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, “thời gian làm việc tăng lên” và “công việc phù hợp với nhu cầu cá nhân hơn”. So sánh về thời gian làm việc trung bình giữa đối tượng thụ hưởng chính sách và đối tượng không thụ hưởng chính sách cho thấy có sự chênh khá lớn. Trong khi nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách nhận định “thời gian làm việc tăng lên” với ĐTB là 3,4 thì nhóm không thụ hưởng chính sách có ĐTB là 3,1. Tương tự với nhận định“Công việc phù hợp với nhu cầu bản thân hơn” đối tượng thụ hưởng chính sách có ĐTB là 3,6 và đối tượng không thụ hưởng chính sách có ĐTB là 3,2. Tuy vậy, CSVL không tác động đến “Cơ hội thăng tiến trong công việc”, đối tượng thụ hưởng chính sách đánh giá với mức ĐTB là 2,9 khá thấp và thấp hơn đối tượng không thụ hưởng chính sách với ĐTB là 3,1. 15
  18. Về thời gian làm việc, kết quả khảo sát cho thấy, số ngày làm việc bình quân/tháng trong 12 tháng gần nhất của NLĐ thụ hưởng chính sách là 21,9 ngày/tháng và NLĐ không thụ hưởng chính sách là 20,5 ngày/tháng. Có sự khác nhau giữa nhóm thụ hưởng chính sách về thời gian làm việc bình quân/tháng và nhóm không thụ hưởng chính sách là 1,4 ngày/tháng. Tương tự, về số giờ làm việc bình quân/tuần của NLĐ thụ hưởng chính sách (44,9 giờ/tuần) cao hơn số giờ làm việc bình quân/tuần NLĐ không thụ hưởng chính sách (43,6 giờ/tuần) (chênh lệch 1,3 giờ). So với thời gian làm việc bình thường theo quy định của pháp luật tối đa không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần thì thời gian làm việc của đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn còn thấp, nhiều NLĐ thiếu việc làm, đặc biệt với nhóm lao động làm công việc tự do. Trong tổng số 417 NLĐ có việc làm, có đến 143 người (chiếm 34,3%) cho rằng thiếu việc làm. Trong đó, NLĐ làm công việc tự do cho rằng thiếu việc làm lên tới 81,3%, tiếp theo trong lĩnh vực nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) cho rằng thiếu việc làm có tỉ lệ cao nhất với 47,4%, trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng với tỉ lệ 28,6% và cuối cùng là lĩnh vực thương mại - dịch vụ ( buôn bán, kinh doanh các mặt hàng ăn uống, tạp hóa, làm tóc, làm bánh…) với tỉ lệ 23,8%. Tính phù hợp của việc làm, nhìn chung, CSVL đã tác động khá tích cực đến tính phù hợp của việc làm hay nói cách khác, NLĐ có việc làm phù hợp với nhu cầu hơn sau khi thụ hưởng chính sách. Với nhận định “Việc làm phù hợp với nhu cầu cá nhân” NLĐ thụ hưởng chính sách đánh giá có ĐTB là 3,6, trong khi đó đối tượng không thụ hưởng chính sách có ĐTB là 3,3. Sự khác biệt về ĐTB giữa 02 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách và không thụ hưởng chính sách về tính phù hợp của việc làm cho thấy tác động của chính sách lên đối tượng thụ hưởng. Tuy vậy, mức độ tác động khá hạn chế, khi có tới 15,3% NLĐ thụ hưởng chính sách không đồng ý với nhận định “Việc 16
  19. làm phù hợp với nhu cầu bản thân”; tín dụng ưu đãi tạo việc làm tác động tích cực hơn hỗ trợ đào tạo nghề, NLĐ được vay vốn ưu đãi tạo việc làm đánh giá mức độ phù hợp của việc làm với nhu cầu bản thân có ĐTB là 3,7 cao hơn nhóm được hỗ trợ đào tạo nghề với ĐTB là 3,5 và thấp nhất là nhóm thụ hưởng thông tin thị trường lao động ĐTB là 3,3. Cơ hội thăng tiến trong công việc, CSVL không tác động đến cơ hội thăng tiến trong công việc của đối tượng thụ hưởng. Với nhận định “Có cơ hội phát triển bản thân trong công việc”, mặc dù có sự khác biệt giữa NLĐ thụ hưởng chính sách và NLĐ không thụ hưởng chính sách về nhận định này, tuy vậy, NLĐ thụ hưởng chính sách đánh giá với ĐTB là 2,9 thấp hơn NLĐ không thụ hưởng chính sách với ĐTB là 3,1. Thực tế, cơ hội thăng tiến trong công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ đào tạo, năng lực làm việc, môi trường làm việc... Như vậy, CSVL đã tác động đến trạng thái việc làm của NLĐ theo chiều hướng tích cực, thời gian làm việc của NLĐ thụ hưởng chính sách tăng lên, công việc phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân nhưng chính sách không tác động lên cơ hội thăng tiến trong công việc của NLĐ. Mặc dù vậy, chất lượng việc làm của NLĐ thụ hưởng chính sách vẫn còn hạn chế, số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp khá lớn. Thứ hai, tác động của chính sách việc làm đến thu nhập CSVL đã góp phần làm tăng thu nhập cho NLĐ. Theo kết quả khảo sát, thu nhập của NLĐ thụ hưởng CSVL cao hơn 11,8% so với thu nhập của NLĐ không thụ hưởng chính sách, cụ thể thu nhập bình quân/tháng của NLĐ thụ hưởng chính sách là 6,43 triệu đồng và NLĐ không thụ hưởng chính sách là 5,7 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhận định về “Thu nhập bình quân/tháng cao hơn”, NLĐ thụ hưởng chính sách đánh giá có ĐTB là 3,7 cao hơn NLĐ không thụ hưởng chính sách với ĐTB là 3,2. 17
  20. Ngoài tác động của chính sách, thu nhập của NLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi lĩnh vực hoạt động. Lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ có mức thu nhập bình quân/tháng cao nhất với 7,0 triệu đồng, tiếp theo là NLĐ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng với mức thu nhập bình quân/tháng là 6,1 triệu đồng, NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động tự do có mức thu nhập khá thấp tương ứng là 5,7 triệu đồng/tháng và 5 triệu đồng/tháng. Tuy mức thu nhập của NLĐ sau khi thụ hưởng chính sách được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương của Thành phố năm 2022 là 9,2 triệu đồng. Cùng bỏ ra một lượng thời gian làm việc là ngang nhau, nhưng thu nhập của NLĐ thụ hưởng CSVL chỉ bằng khoảng 70% thu nhập bình quân đầu người/tháng của Thành phố. Điều đó cho thấy, mức thu nhập này chưa thể hiện được vai trò tích cực của CSVL giúp NLĐ cải thiện cuộc sống. 3.3. Đánh giá chung về chính sách việc làm Những thành tựu Hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi đã khuyến khích NLĐ chủ động phát triển kinh tế tạo việc làm cho bản thân. Số NLĐ tiếp cận được tín dụng ưu đãi khá lớn. Việc sử dụng các nguồn vốn vay đã xuất hiện nhiều mô hình, dự án SXKD mang lại hiệu quả kinh tế, cơ hội có việc làm của NLĐ được mở rộng. Có việc làm và thu nhập giúp NLĐ, đặc biệt lao động nông thôn, lao động nữ, lao động nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố. Kết quả triển khai hỗ trợ ĐTN đã giúp NLĐ tiếp cận các kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao năng lực làm việc, tạo cơ hội có việc làm cho NLĐ. Đa số NLĐ có việc làm sau khi được ĐTN. Ngành nghề và hình thức làm việc đa dạng, NLĐ có thể tự tạo việc làm hoặc làm việc 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0