intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học và thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng thông qua các hoạt động xã hội cho sinh viên Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG ANH THAO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9.31.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Công trình được hoàn thành tại: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS.Lương Khắc Hiếu Chủ tịch Hội đồng: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng ….. năm 202… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một yếu tố cấu thành nhân cách con người, một động lực phát triển của xã hội. Quan tâm xây dựng, phát triển con người, lấy con người làm mục tiêu, động lực của sự tiến bộ xã hội tất yếu phải quan tâm đến giáo dục đạo đức cho họ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng (GDĐĐCM) cho thế hệ trẻ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, của cách mạng. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta rất chú trọng GDĐĐCM cho thế hệ trẻ và đã nhiều lần đề cập trong Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng. GDĐĐCM cho sinh viên (SV) đại học ở Hà Nội là vấn đề được các trường đại học dành sự quan tâm đáng kể trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước vừa hồng thắm, vừa chuyên sâu. Là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ của đất nước, Hà Nội cũng là nơi có số lượng trường đại học nhiều nhất cả nước, với 93 trường đại học và học viện, số lượng SV đại học ở Hà Nội cũng đông nhất cả nước. SV các trường đại học ở Hà Nội với sức trẻ, sự năng động, sáng tạo và nhạy bén của mình đã nhanh chóng tiếp cận và lĩnh hội những yếu tố hiện đại để phát triển, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Với khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp, nhiều SV vượt khó, phấn đấu trong học tập, rèn luyện với mong muốn cống hiến cho sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận SV có biểu hiện “nhạt Đảng, phai Đoàn, xa chính trị”, thiếu ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, bàng quan trước các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước; ít tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội. Có SV thậm chí còn mơ hồ, thiếu kiên định, thiếu bản lĩnh, bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật… Những biểu hiện tiêu cực này có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Do đó, việc GDĐĐCM cho SV đại học nói chung, cho SV đại học ở Hà Nội nói riêng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp “trồng người” nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện, hành vi đạo đức tiêu cực ở SV và xây dựng cho họ niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức cách mạng tốt đẹp. Trong thực tế, GDĐĐCM cho SV được triển khai dưới nhiều hình thức, phương pháp đa dạng. Trong các phương đó, GDĐĐCM cho SV thông qua HĐXH là phương thức có ưu thế và mang lại hiệu quả cao bởi khả năng “mềm hóa” các nội dung giáo dục và cách thức triển khai phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, với nhu cầu, sở thích, thói quen của SV. Tuy nhiên, GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV chưa được các nhà trường thực sự coi trọng và nghiên cứu một cách đầy đủ để khai thác tối đa hiệu quả của phương thức giáo dục này. Do đó, nghiên cứu về GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV không chỉ xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện lý luận về GDĐĐCM cho SV, mà còn là vấn đề thực tiễn cấp thiết trong GDĐĐCM cho SV các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn: “Giáo dục đạo đức
  4. 2 cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học và thực trạng GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học ở Hà Nội, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường GDĐĐCM thông qua các HĐXH cho SV Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Làm rõ những vấn đề lý luận về GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học. - Đánh giá thực trạng GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV các trường đại học ở Hà Nội và chỉ rõ những vấn đề đặt ra. - Đề xuất và phân tích, luận giải cơ sở khoa học các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV ở Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học ở Hà Nội hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng GDĐĐCM thông qua các HĐXH cho SV đại học là người Việt Nam đang theo học các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tập trung tại 05 trường đại học ở Hà Nội: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đại học Thương mại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Thăng Long - đại diện cho các trường công lập và tư thục, với các khối ngành khác nhau như: Khoa học kỹ thuật - công nghệ, Kinh tế, Khoa học xã hội và nhân văn, An ninh - quốc phòng. - Các số liệu khảo sát thực trạng được nghiên cứu từ năm 2016 đến nay, các giải pháp được đề xuất có giá trị tham khảo đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ĐĐCM, GDĐĐCM cho SV đại học thông qua HĐXH, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu tài liệu, quy nạp
  5. 3 và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, quan sát, nghiên cứu định lượng, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học, xử lý số liệu. Với phương pháp điều tra xã hội học, tác giả luận án xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra chung cho cả SV và cán bộ, giảng viên gồm 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả tiến hành khảo sát ở 05 trường đại học: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đại diện cho nhóm trường đại học đào tạo khoa học xã hội và nhân văn; trường Đại học Bách khoa Hà Nội đại diện cho nhóm trường đại học đào tạo về kỹ thuật; trường Đại học Thương mại đại diện cho nhóm trường đại học đào tạo về kinh tế; Học viện An ninh nhân dân đại diện cho nhóm trường lực lượng vũ trang; trường Đại học Thăng Long đại diện cho nhóm trường đại học ngoài công lập nhằm đánh giá khách quan, toàn diện về GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học tại Hà Nội.. Tại mỗi trường, đề tài khảo sát 05 cán bộ lãnh đạo, quản lý; 10 cán bộ khối phòng, ban; 10 giảng viên khối khoa và 120 SV đang theo học. Như vậy, tổng số cán bộ, giảng viên tham gia khảo sát là 125 người chiếm 17,2%, trong đó số cán bộ lãnh đạo, quản lý là 25 người; số cán bộ khối phòng, ban là 50 người; số giảng viên khối khoa là 50 người. Tổng số SV tham gia khảo sát là 600 SV, chiếm 82,8%. Dữ liệu thu thập được phân tích bởi phần mềm SPSS phiên bản 22.0 và được tác giả sử dụng phân tích mô tả, phân tích đánh giá độ tin cậy để luận chứng, đánh giá. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học - Làm rõ thêm khái niệm và loại hình HĐXH của SV. Làm rõ khái niệm GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV và các yếu tố cấu thành GDĐĐCM cho SV như chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp và hiệu quả. - Trên cơ sở làm rõ thêm nội dung các chuẩn mực ĐĐCM, luận án khái quát 6 chuẩn mực ĐĐCM của SV Việt Nam hiện nay và coi đó là nội dung GDĐĐCM cơ bản cho SV. Làm rõ vai trò của HĐXH trong thực hiện mục tiêu GDĐĐCM cho SV đại học. - Đánh giá thực trạng GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học ở Hà Nội, khái quát những vấn đề đặt ra trong GDĐĐCM cho SV đại học thông qua các HĐXH hiện nay. - Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV Hà Nội trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về ĐĐCM, GDĐĐCM thông qua HĐXH, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức, hiệu quả GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV hiện nay. 6.2. Về thực tiễn - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV các trường đại học, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân làm
  6. 4 công tác giáo dục và GDĐĐCM cho học sinh, SV. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng về vấn đề giáo dục đạo đức, GDĐĐCM cho SV. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức cách mạng ĐĐCM được đề cập qua các nghiên cứu của các tác giả sau: Tác giả Chung Bái Chương (1957) với bài viết Thanh niên phải làm người có đạo đức cao quý; A. Si-Skin (1961) trong cuốn “Nguyên lý đạo đức cộng sản”; Vũ Khiêu (1974) trong cuốn “Đạo đức mới”; Hoàng Trung (2001) trong luận án tiến sĩ Triết học “Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua các phạm trù mà Người đã sử dụng”. Nguyễn Hùng Oanh (2002) trong luận án tiến sĩ Triết học “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay”; Bun-Ma Kết-Kê-Son (2003) trong luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng với đề tài “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”. Đặng Nam Điền (2004) với luận án tiến sĩ Lịch sử “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Phạm Văn Khánh (2005) với cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam”. Trịnh Đình Huy (2006) qua bài viết “Đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau”. Thành Duy (2010) trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”. Phu Mi Vông Vị Chít (2013) trong cuốn “Phẩm chất mới và đạo đức cách mạng”. Phạm Ngọc Anh (2013) với cuốn sách “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Đạo đức cách mạng”. Vũ Khiêu (2015) với cuốn “Học tập đạo đức Bác Hồ”. Nguyễn Việt Anh (2016) với bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”. Võ Nguyên Giáp (2017) với cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”. Vũ Hồng Hà (2018) với luận án tiến sĩ Triết học “Phát triển ý thức đạo đức cách mạng của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Nhóm tác giả Vũ Tình, Nguyễn Thị Thảo và Nguyễn Thị Thanh Ngân (2019) với cuốn sách “Hồ Chí Minh bàn về đạo đức”. Ngô Thị Thu Ngà (2019) với cuốn “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay”. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đạo đức cách mạng Trần Minh Đoàn (2002) với luận án tiến sĩ Triết học “Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”. Phạm Đình Nghiệp (2004) với cuốn “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay”. Trần Văn Miều (2007) với bài Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Văn Tùng (2008) với cuốn “Tư tưởng
  8. 6 Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên”. Lê Thị Vân Anh (2014) với luận án tiến sĩ Giáo dục học “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Phạm Văn Xây (2014) với bài viết Giáo dục đạo đức cách mạng trong nhà trường quân đội. Dương Tự Đam (2015) với cuốn “Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”. Phạm Hùng Dũng (2015) trong bài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”. Nhóm tác giả Doãn Thị Chín, Lê Thị Thảo (2016) với cuốn “Giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trần Sỹ Phán (2016) với cuốn “Giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”. Trần Thị Thanh Huyền (2017) với luận án tiến sĩ Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng “Giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta hiện nay”. Các tác giả Lê Xuân Giang, Phạm Thị Hồng (2017) với cuốn “Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay”. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017) biên soạn cuốn Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới. Đào Thị Trang (2018) với luận án tiến sĩ Triết học Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Nguyễn Đức Tiến (2019) với bài viết “Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên - một đòi hỏi cấp thiết trước tác động của cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay”. Nguyễn Thu Nghĩa (2019) với bài Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện cho thanh niên trong giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Hương (2019) với Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng: tiếp thu trong giáo dục đạo đức cho sinh viên giai đoạn hiện nay. Huỳnh Đức Thiện (2019) với bài Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động xã hội và giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động xã hội Nhóm tác giả Bùi Sỹ Tụng, Lê Kiến Thiết, Phan Nguyên Thái, Nguyễn Trọng Tiến (2007) có cuốn Hoạt động nghiệp vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Hà Mỹ Hạnh (2015) có luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục “Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm khu vực miền núi phía Bắc trong đào tạo theo học chế tín chỉ”. Lương Thị Tâm Uyên (2015) có bài Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục thi đua yêu nước cho thanh niên. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2017) có cuốn Phong trào thanh niên - sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đậu Thế Tụng (2017) có cuốn “Tổ chức đưa sinh viên đi trải nghiệm thực tế”. Lê Ngọc Thanh (2017) nghiên cứu về “Giáo dục văn hóa đối thoại cho sinh viên hiện nay”. Nhóm tác giả Phạm Kiều Anh và Hà Thị Phương (2017) với bài “Vai trò của hoạt động xã hội được tổ
  9. 7 chức trong trường phổ thông trung học”. Đinh Thị Kim Thoa (2020) với cuốn Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học Tại Đại hội III toàn Nga của Đoàn thanh niên cộng sản Nga ngày 02/10/1920, V.I. Lênin có bài diễn văn “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”, được nhà xuất bản Sự thật xuất bản thành sách năm 1987. Vương Nhiệm Trọng (1957) có bài “Phản đối cá nhân chủ nghĩa tăng cường tập thể chủ nghĩa” trong cuốn “Thanh niên phải làm người có đạo đức cao quý” Hoàng Anh (2012) với cuốn “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay”. Các tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013) có cuốn “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”. Hoàng Đức Giang (2016) với bài viết Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – an ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Đỗ Phú (2016) có bài Hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường đại học quân sự hiện nay. Lưu Thị Phương (2017) với bài viết Một số giải pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mai Văn Cẩn (2017) với bài viết Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm. Nguyễn Thị Phương Thúy (2017) với bài Bồi dưỡng giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông. Nguyễn Thanh Hải (2018) với bài Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ở trường đại học - nội dung và những yếu tố ảnh hưởng. Lương Thị Thúy Nga với luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đại học Thái Nguyên hiện nay”. Hà Văn Luyến, Tạ Đức Tuấn (2021) với bài Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay. 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được tổng quan Các nghiên cứu về đạo đức cách mạng: đã đưa ra khái niệm chung nhất về đạo đức mới - đạo đức cộng sản – ĐĐCM; nghiên cứu về chuẩn mực ĐĐCM được các tác giả đồng thuận theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là: trung với nước, với Đảng, hiếu với dân; tình yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Các nghiên cứu về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, sinh viên: đã đề cập những vấn đề lý luận chung về ĐĐCM, GDĐĐCM cho thanh niên, SV; đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống của SV, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chỉ ra những nội dung cần giáo
  10. 8 dục và các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường GDĐĐCM cho thanh niên, SV. Các nghiên cứu về hoạt động xã hội, giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên: đã bước đầu làm rõ các khái niệm và một số dạng hoạt động xã hội cụ thể của học sinh, SV, chỉ ra vai trò của HĐXH trong giáo dục đạo đức cho người học. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn, làm rõ thêm nội hàm các khái niệm và các chuẩn mực ĐĐCM của SV đại học. Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề lý luận về HĐXH của SV đại học, làm rõ nội hàm khái niệm HĐXH của SV đại học và các loại hình HĐXH gắn với đặc điểm của từng loại hình; vai trò của HĐXH trong giáo ĐĐCM cho SV. Thứ ba, nghiên cứu về chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp GDĐĐCM cho SV đại học thông qua HĐXH và vai trò của HĐXH trong việc thực hiện mục tiêu GDĐĐCM cho SV đại học. Thứ tư, nghiên cứu thực trạng GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học ở Hà Nội, đánh giá những thành công, hạn chế, chỉ rõ những vấn đề đặt ra từ thực trạng và đề xuất, phân tích cơ sở khoa học các quan điểm, giải pháp tăng cường công tác này trong những năm sắp tới. Tiểu kết chương 1 Những công trình nghiên cứu được tổng quan liên quan đến đạo đức cách mạng, GDĐĐCM, HĐXH và GDĐĐCM thông qua HĐXH. Các công trình đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước được tổng quan trong chương này có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả luận án kế thừa trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, đồng thời cũng cho thấy còn có những khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC 2.1. Đạo đức, đạo đức cách mạng và chuẩn mực đạo đức cách mạng của sinh viên đại học 2.1.1. Đạo đức Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc qui định hành vi và đánh giá con người trong mối quan hệ với nhau và đối với xã hội nói chung, phù hợp với yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
  11. 9 2.1.2. Đạo đức cách mạng và chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Khái niệm đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng là sản phẩm của sự kết hợp những quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc Việt Nam và tinh hoa đạo đức nhân loại; là một hệ thống giá trị và định hướng giá trị được thể hiện dưới dạng các qui tắc, chuẩn mực đạo đức, biểu hiện tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức của con người nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2.1.2.2. Chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Một là, trung với nước, hiếu với dân Hai là, yêu thương con người Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng. 2.1.2. Sinh viên đại học và chuẩn mực đạo đức cách mạng của sinh viên đại học 2.1.2.1. Sinh viên đại học và đặc điểm của sinh viên đại học Sinh viên “là những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng”, gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi 18 đến 25. Họ có một số đặc điểm như tính năng động, sáng tạo; sống có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ; có năng lực tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục; lập trường tư tưởng chính trị chưa vững vàng, dễ bị tác động; chưa ổn định về tâm lý. 2.1.2.2. Chuẩn mực đạo đức cách mạng của sinh viên đại học Đặt trong mối tương quan với các nhiệm vụ chủ yếu của SV về học tập, rèn luyện và tu dưỡng bản thân và trong các mối quan hệ với thầy, cô, với bạn bè, với mọi người xung quanh, các tiêu chuẩn ĐĐCM của SV đại học gồm có: Thứ nhất, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Thứ hai, có lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái, có ước mơ và khát vọng vươn lên; Thứ ba, có tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động; Thứ tư, có lối sống lành mạnh và nhân văn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế; Thứ năm, có tinh thần tập thể và tinh thần phục vụ nhân dân; Thứ sáu, có ý thức, tích cực tham gia đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái đạo đức và những tiêu cực trong xã hội.
  12. 10 2.2. Hoạt động xã hội của sinh viên đại học và giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên 2.2.1. Hoạt động xã hội của sinh viên đại học - khái niệm, các loại hình 2.2.1.1. Khái niệm hoạt động xã hội của sinh viên đại học Hoạt động xã hội của sinh viên đại học là những hoạt động mang tính tự nguyện, tính cộng đồng, có ý nghĩa chính trị - xã hội, do nhà trường tổ chức hoặc do sinh viên tự tổ chức dưới sự giám sát của nhà trường, được tiến hành ngoài thời gian học chính khóa nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và góp phần rèn luyện kĩ năng, năng lực nghề nghiệp, xây dựng tình cảm, niềm tin, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho sinh viên. 2.2.1.2. Các loại hình hoạt động xã hội của sinh viên đại học HĐXH của SV được chia thành các loại hình sau đây: Thứ nhất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như hội diễn văn nghệ, hội thi giọng hát hay sinh viên, sinh viên thanh lịch…; các giải thi đấu thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá… và mô hình các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ nhiếp ảnh, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ guitar… Thứ hai, hoạt động vì cộng đồng: Gồm những hoạt động như hiến máu nhân đạo; hoạt động tình nguyện; các hoạt động tuyên truyền vận động như giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh; hoạt động xóa mù chữ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa... Thứ ba, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Là những hoạt động như tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, về cội; tham quan nhà máy, công xưởng; hoạt động tư vấn hướng nghiệp; hoạt động giao lưu giữa nhà tuyển dụng và SV; tham dự các cuộc thi, các buổi tọa đàm về các vấn đề lịch sử, cách mạng và các vấn đề chính trị - xã hội, giao lưu với các nhân vật thực tế. Việc phân loại các hình thức HĐXH thành 3 nhóm nêu trên mang tính định hướng về nhận thức. Trong thực tế, có một số hoạt động được tiến hành đan xen, lồng ghép và mang đặc điểm của nhiều loại hình HĐXH khác nhau, ví dụ các cuộc thi tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cuộc thi tìm hiểu kiến thức về pháp luật, tìm hiểu về An toàn giao thông, tìm hiểu về tệ nạn xã hội…là các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện dưới hình thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ - được tác giả luận án xếp vào nhóm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 2.2.2. Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học - quan niệm và các yếu tố cấu thành 2.2.2.1. Quan niệm về giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV đại học là hoạt động giáo dục có mục đích của chủ
  13. 11 thể giáo dục hoặc của chính bản thân SV thông qua các HĐXH thực tiễn nhằm hình thành và phát triển ở SV những phẩm chất đạo đức cách mạng phù hợp với yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn cách mạng cụ thể. 2.2.2.2. Các yếu tố cấu thành giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên * Chủ thể gồm: Chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường); Chủ thể tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra (các phòng, ban chức năng, Đoàn thanh niên, Hội SV, Công đoàn, các khoa đào tạo); Chủ thể giáo dục trực tiếp (giảng viên; cán bộ đoàn thanh niên, hội SV; cán bộ phòng, ban có chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho SV); Bản thân SV tự giáo dục. * Đối tượng: SV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể tự GDĐĐCM. * Nội dung: Một là, giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hai là, giáo dục lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái, có ước mơ và khát vọng vươn lên. Ba là, giáo dục tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên, có ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động. Bốn là, giáo dục lối sống lành mạnh và nhân văn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế. Năm là, giáo dục tinh thần tập thể và tinh thần phục vụ nhân dân. Sáu là, giáo dục ý thức, tính tích cực tham gia đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái đạo đức và những tiêu cực trong xã hội. * Phương pháp: Một số phương pháp chủ yếu gồm: giáo dục trực quan, Phương pháp diễn giải, đàm thoại, nêu gương, làm việc nhóm, kiểm tra, đánh giá gắn liền với việc thưởng/phạt tổng kết thực tiễn. - Hình thức có tính khám phá: gắn với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Hình thức có tính cống hiến: gắn liền với các hoạt động vì cộng đồng. - Hình thức có tính tương tác: gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động xã hội trên môi trường ảo của mạng xã hội. * Hiệu quả được thể hiện ở nhận thức đạo đức cách mạng, tình cảm đạo đức cách mạng, hành vi đạo đức cách mạng. 2.3. Vai trò của hoạt động xã hội trong thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên đại học 2.3.1. Hoạt động xã hội góp phần nâng cao nhận thức về những chuẩn mực đạo đức cách mạng cũng như những hiểu biết về các khái niệm, phạm trù đạo đức cách mạng cho sinh viên 2.3.2. Hoạt động xã hội góp phần nâng cao tình cảm đạo đức cách mạng, phát triển ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của sinh viên 2.3.3. Hoạt động xã hội góp phần hình thành, phát triển hành vi đạo đức cách mạng tự giác, tự nguyện và nâng cao tính tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
  14. 12 2.3.4. Hoạt động xã hội góp phần hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho sinh viên đại học Tiểu kết chương 2 ĐĐCM là một hệ thống giá trị và định hướng giá trị được thể hiện dưới dạng các qui tắc, chuẩn mực đạo đức, là sự phản ánh thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tạo nên nền tảng nhân cách của người cách mạng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Đây là nền đạo đức do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng và được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ cách mạng của đất nước. GDĐĐCM cho thế hệ trẻ nói chung, cho SV nói riêng có nhiều nội dung và cần kết hợp nhiều hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của SV, trong đó giáo dục thông qua HĐXH là phương thức giáo dục thu hút được đông đảo SV tham gia với tinh thần tự giác, tự nguyện, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, vừa góp phần giúp SV hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Nghiên cứu lý luận về GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV trên đây tạo tiền đề và là khung lý thuyết cho việc đánh giá thực trạng GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV các trường đại học hiện nay, đồng thời là căn cứ khoa học vững chắc để tác giả xác định quan điểm và đề xuất giải pháp tăng cường GDĐĐCM thông qua HĐXH cho SV các trường đại học ở Hà Nội thời gian tới. Chương 3 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Khái quát về các trường đại học, hoạt động xã hội của sinh viên các trường đại học thuộc phạm vi khảo sát và đặc điểm sinh viên các trường đại học ở Hà Nội 3.1.1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường Đảng thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời là một trường đại học xây dựng thành đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước, đào tạo đại học, sau đại học các ngành/chuyên ngành lý luận chính trị, tuyên truyền, báo chí và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác với 40 chương trình đại học, 20 chương trình thạc sĩ, 7 chương trình tiến sĩ, quy mô khoảng 8000 SV, học viên mỗi năm. Các HĐXH nổi bật của Học viện Báo chí và Tuyên truyền như: Cuộc thi MC mang tên SpeakUp; Chương trình chào Tân sinh viên - Welcome to AJC; Chương trình chia tay sinh viên năm cuối tại Học viện với tên gọi: Đêm nhạc hội Phút cuối; cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí Press Beauty… Các hoạt động thể dục thể thao cũng thu hút được SV tham gia
  15. 13 qua mô hình câu lạc bộ (CLB) như: CLB Võ thuật, CLB Bóng đá, CLB Bóng rổ..., các cuộc thi, các giải đấu như giải bóng đá SV thường niên AJC Cup. SV Học viện tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tổ chức tặng quà, các suất học bổng, quần áo ấm, xây dựng tủ sách thiếu nhi… ở các địa phương này. Các cuộc thi, tọa đàm, Hội thảo khoa học gắn với ngành nghề đào tạo của học viện cũng thu hút được đông đảo SV tham gia như: “Thanh niên Việt Nam với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, “Nhìn lại sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và định hướng chính trị cho thanh niên”, tham gia các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường”, “Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân”... 3.1.2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ-CP ngày 06/3/1956, là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam với nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học có uy tín của Việt Nam và có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học khu vực và thế giới về kỹ thuật và công nghệ. Trường hiện tổ chức đào tạo 47 chương trình bậc đại học, 47 chương trình thạc sĩ, 32 chương trình tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Quy mô tuyển sinh hằng năm bậc đại học khoảng 7.500-8.000 SV/năm. Các hoạt động văn hóa văn nghệ của Trường như Cuộc thi sắc đẹp Mr&Miss BK, HUST Teacher Love - “Ngàn lời tri ân” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày hội Open day, ngày hội khởi nghiệp học sinh - SV, cuộc thi BK's Got Talent và hàng loạt các sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Các CLB thể thao của Trường hoạt động thường xuyên như CLB cờ vua BKC, CLB võ thuật Vovinam Bách Khoa, CLB Bóng rổ và CLB Bóng chày, Bóng đá nữ BKFS… Về các hoạt động vì cộng đồng, Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nguyện “mùa hè xanh”, hoạt động thiện nguyện về các vùng miền khó khăn… Triển khai các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Trường tổ chức hàng chục CLB hoạt động sôi nổi gắn với chuyên ngành đào tạo như: CLB Sáng tạo và Khởi nghiệp HUST - HIEC; CLB ADC-AI Robot and Digital factory HUST; CLB Năng suất Chất lượng Bách khoa... các cuộc thi WEBINAR: “Khởi nghiệp công nghệ: Từ sản phẩm đến Silicon Valley”, cuộc thi “HUST English Trial” thu hút được đông đảo SV tham gia. 3.1.3. Trường Đại học Thương mại Trường Đại học Thương mại được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương. Trải qua nhiều lần đổi tên, năm 1994, Trường chính thức đổi tên thành Đại học Thương mại - trường đại học công lập, đào tạo ở cả 3 trình độ: đại học, thạc
  16. 14 sĩ và tiến sĩ trong các lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản lý, kinh doanh và thương mại. Nhà trường đang đào tạo 26 chuyên ngành trình độ đại học, 7 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 5 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, với tổng quy mô đào tạo lên đến gần 20.000 SV và học viên các bậc học. Hằng năm, Trường tổ chức một số hoạt động văn hóa văn nghệ mang tính định kỳ như Gala chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cuộc thi TMU Got Talent, hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội trại Thanh niên, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, các giải thể thao được tổ chức nhân những ngày lễ lớn như giải bóng đá nam, giải bóng đá nữ, giải bóng ném, giải cầu lông… thu hút đông đảo SV tham gia. Các hoạt động vì cộng đồng được nhà trường quan tâm và thường xuyên tổ chức như: hiến máu tình nguyện, tham gia hoạt động hiến máu “Chủ nhật Đỏ” do báo Tuổi trẻ tổ chức, tổ chức các hoạt động ủng hộ cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức mùa thi, vệ sinh môi trường... quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc (tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Lào Cai…), các gia đình chính sách, các SV trong trường gặp hoàn cảnh khó khăn. Triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nhà trường có các CLB sách Đại học Thương mại Book - VCU, CLB Nhà Quản trị tương lai FBA, CLB Marketing, CLB Nhân sự - HRC…; các cuộc thi chuyên môn, học thuật, kĩ năng được tổ chức thường xuyên như: Nhà quản trị tương lai, Bản lĩnh nhà đầu tư chứng khoán, Nhà quản trị nhân lực: Tâm và Tài, Du lịch: Khám phá - trải nghiệm, Sáng tạo thương hiệu. Các tọa đàm có lượng SV tham gia đông đảo gồm: “Hướng nghiệp SV ngành kế toán - kiểm toán” của LCĐ khoa Kế toán Kiểm toán và LCĐ khoa Marketing, hoạt động “Phát triển chuyên môn cho đoàn viên SV thông qua các hoạt động phong trào” của LCĐ khoa Quản trị nhân lực, “Ngày hội sinh viên” của LCĐ khoa Khách sạn du lịch.... 3.1.4. Học viện An ninh nhân dân Là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Công an, Học viện An ninh nhân dân đào tạo đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Từ đào tạo một ngành nghiệp vụ, đến nay Học viện đã trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành công an; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của cả nước, đã và đang ngày càng mở rộng, phát triển, hoàn thiện đào tạo theo hướng đa ngành và chuyên sâu với 10 ngành, 12 chuyên ngành ở trình độ đại học; 04 ngành, chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ; 02 ngành, chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được Học viện An ninh nhân dân tổ chức tương đối đa dạng và sôi nổi như: tập hát các ca khúc truyền thống của ngành Công an, của Học viện cho SV khóa mới hàng năm; Hội thi cắm trại và Hội thi Dân vũ, Hội thi “Sinh viên thanh lịch”; Gala Kịch, Cuộc thi ảnh, video clip về C500, tổ chức gói bánh chưng, tổ chức các trò
  17. 15 chơi dân gian, văn nghệ... cùng hàng loạt các chương trình được tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm. Các hoạt động thể dục, thể thao thu hút được sự tham gia sôi nổi của SV Học viện như: Hội thi Điều lệnh, Liên hoan võ thuật thanh niên Công an; các giải thi đấu bóng đá nam, bóng chuyền nam, nữ, giải cầu lông đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, các CLB Bóng đá, CLB Bóng bàn, CLB Cầu lông, CLB Võ thuật… Các hoạt động vì cộng đồng thường xuyên được tổ chức như: hiến máu nhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn hằng năm, tiếp sức mùa thi, thăm hỏi, tặng quà gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp nhân dân sửa đường, gặt lúa, nạo vét, khơi thông kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, làm đường, xây dựng nông thôn mới, giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, điều tiết giao thông, nấu cháo, tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại các bệnh viện... Học viện cũng triển khai nhiều hoạt động giáo dục truyền thống nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, dân tộc, của ngành dưới hình thức các đợt sinh hoạt chính trị, hoạt động tình nghĩa xã hội, các phong trào thi đua, thăm quan nhà truyền thống, đọc sách lịch sử, giao lưu nhân chứng lịch sử, thi tìm hiểu lịch sử của đất nước, của Đảng, ngành Công an và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 3.1.5. Trường Đại học Thăng Long Trường Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học được thành lập theo Quyết định số 411/TTg ngày 09/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đổi tên từ Trung tâm đại học dân lập Thăng Long. Tới năm 2007, trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại hình trường đại học tư thục với tên gọi là trường Đại học Thăng Long theo Quyết định số 1888/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, trường Đại học Thăng Long đào tạo 22 ngành và chuyên ngành trình độ đại học, 10 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 01 ngành trình độ tiến sĩ, với quy mô đào tạo hơn 10.000 học viên và SV. Các hoạt động văn hóa văn nghệ nổi bật của trường Đại học Thăng Long có thể kể đến ThangLong cyber game, Trí tuệ Thăng Long, Chợ quê Thăng Long, cuộc thi nấu ăn thường niên mang tên Thăng Long Masterchef, cuộc thi Miss Thăng Long được tổ chức 2 năm/lần, từ năm 2017, cuộc thi đổi tên thành The Face Thăng Long, chương trình “Chào tân sinh viên”. Cùng với Giải thể thao ThangLong open được tổ chức hàng năm, SV của Trường cũng sôi nổi tham gia Hội khỏe SV thủ đô và giải bóng đá Thủ đô 2017, giải bơi do trường Đại học Thủy Lợi tổ chức, Giải thể thao SV Việt Nam - VUG 2017 do Trung ương Hội SV tổ chức, tham gia cuộc thi bóng rổ toàn miền Bắc và tham gia cuộc thi Dancesport... Các hoạt động vì cộng đồng của trường Đại học Thăng Long được tổ chức hằng năm như: Phong trào hiến máu, chương trình áo ấm mùa đông tặng quà cho người vô gia cư khu vực miền núi vào dịp tết Nguyên Đán, phát cháo miễn phí cho các bệnh nhân tại bệnh viện
  18. 16 K…. Cùng với đó là một loạt các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phổ cập tin học cho đoàn viên thanh niên và cán bộ thôn, bản, xã; dạy học và sinh hoạt hè cho học sinh; thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo; góp kinh phí mua trang thiết bị dạy học, cùng xây dựng đường, sân trường... Các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các cuộc thi, hội thảo, tọa đàm thu hút sự tham gia tích cực của SV. Hoạt động của SV toàn trường rất đa dạng với gần 30 CLB thuộc các lĩnh vực khác nhau, tạo thuận lợi cho SV Đại học Thăng Long gặp gỡ, trao đổi, tăng cường giao lưu, kết bạn. Không những vậy, các CLB này còn giúp SV khám phá và phát triển năng lực riêng của bản thân qua rất nhiều cuộc thi được tổ chức thường niên như Cuộc thi “Rung chuông vàng”, thi Nấu ăn… 3.1.6. Khái quát đặc điểm sinh viên các trường đại học ở Hà Nội Do đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường sống của Thủ đô Hà Nội, SV các trường đại học ở Hà Nội có cơ hội được rèn luyện khả năng nhanh nhạy, chủ động, tích cực tiếp cận với những yếu tố tiên tiến, hiện đại. Cơ hội và thách thức về việc làm với SV cũng đòi hỏi họ phải không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức để đáp ứng nhu cầu xã hội, làm cho SV Hà Nội năng động hơn, rèn luyện tác phong công nghiệp, khả năng giao tiếp tự tin. Tuy nhiên, môi trường Thủ đô cũng có nhiều cám dỗ làm cho một bộ phận SV chưa từng trải, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết có thể sa ngã trong lối sống, lệch lạc về nhận thức, về tư tưởng gây nên những hậu quả xấu cho bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, việc vừa học vừa đi làm thêm là điều mà SV học tập tại các địa phương khó thực hiện được, nhưng với SV ở Hà Nội thì lại không khó - cho nên dễ dẫn đến tình trạng SV sa đà quá mức vào việc đi làm thêm mà sao nhãng, thiếu tập trung vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện, và vì thế ngại tham gia các HĐXH. 3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội từ năm 2016 đến nay 3.2.1. Về chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên 3.2.1.1. Ưu điểm Một là, các chủ thể ngày càng quan tâm hơn đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên. Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát, đánh giá của cán bộ, giảng viên và SV khá thống nhất trong việc ghi nhận sự quan tâm của Đảng ủy; Ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hội SV và cán bộ, giảng viên đến GDĐĐCM cho SV thông qua các hoạt động xã hội. Hai là, năng lực của các chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng thông qua các hoạt động xã hội cho sinh viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của GDĐĐCM thông qua HĐXH cho sinh viên. 3.2.1.2. Hạn chế
  19. 17 Sự phối hợp giữa các chủ thể giáo dục chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ và đồng bộ, còn mang tính chung chung, chưa có sự phân công, phân nhiệm và chưa định hình rõ nét cơ chế phối hợp giữa các chủ thể. 3.2.2. Về nội dung giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên 3.2.2.1. Ưu điểm Một là, nội dung giáo dục đạo đức cách mạng đảm bảo phù hợp với các loại hình hoạt động xã hội khác nhau. Các nội dung giáo dục đạo đức cách mạng gắn với đặc điểm của từng loại hình hoạt động xã hội, nhấn mạnh ý nghĩa và có sức lan tỏa, có định hướng hành động rõ ràng, thể hiện đúng mục tiêu GDĐĐCM cho SV. Các thông điệp chuyển tải nội dung tuyên truyền về các HĐXH đều dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ thực hiện, thể hiện rõ trọng tâm, chứa đựng cảm xúc tác động mạnh vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm, phù hợp với đối tượng SV. Hai là, nội dung GDĐĐCM được lồng ghép sáng tạo vào từng hoạt động xã hội giúp cho việc GDĐĐCM cho SV đạt hiệu quả. Thông qua tìm hiểu HĐXH của các trường đại học cho thấy các nội dung GDĐĐCM thông qua hoạt động này rất phong phú, đa dạng, theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chủ yếu là định hướng, dẫn dắt chứ không gượng ép nên SV tiếp nhận các nội dung giáo dục rất nhẹ nhàng, tự nhiên và chuyển hoá thành những tình cảm, hành vi một cách chủ động, tích cực. 3.2.2.2. Hạn chế Có một số nội dung khó lồng ghép vào các HĐXH cụ thể để giáo dục cho SV, nếu cố lồng ghép một cách khiên cưỡng sẽ trở nên khô cứng và mất đi hiệu quả trong việc giáo dục cho SV. 3.2.3. Về phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên 3.2.3.1. Ưu điểm Một là, các phương pháp được sử dụng về cơ bản có tính hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm sinh viên. Tương quan giữa các phương pháp được áp dụng, phương pháp nêu gương được đánh giá là có hiệu quả nhất với mean bằng 4,31, tiếp đến là phương pháp trực quan với mean bằng 4.16; phương pháp làm việc nhóm với mean bằng 3,96; phương pháp tổng kết thực tiễn với mean bằng 3,63; thấp nhất là phương pháp diễn giải, đàm thoại với mean bằng 2,06. Nhìn chung, các phương pháp tuyên truyền đa dạng, có tính hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi SV, thu hút được sự tham gia của SV, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội. Hai là, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội khá đa dạng, phong phú. Các nhà trường đã rất chủ động, tích cực trong tổ chức các cuộc thi gắn với đặc thù ngành nghề đào tạo như các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của ngành Công
  20. 18 an nhân dân tại Học viện An ninh nhân dân, thi viết chính luận khoa học Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhiều cuộc thi gắn với định hướng nghề nghiệp của SV như: cuộc thi WEBINAR: “Khởi nghiệp công nghệ: Từ sản phẩm đến Silicon Valley”; “HUST English Trial”... của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các cuộc thi Nhà quản trị tương lai, Bản lĩnh nhà đầu tư chứng khoán, Nhà quản trị nhân lực: Tâm và Tài, Du lịch: Khám phá – trải nghiệm, Sáng tạo thương hiệu của trường Đại học Thương mại… 3.2.3.2. Hạn chế Vẫn còn tình trạng ở một số trường đại học sử dụng các phương pháp, hình thức mang tính áp đặt, chưa phù hợp với đặc thù của loại hình HĐXH. 3.2.4. Hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên 3.2.4.1. Ưu điểm Một là, nhận thức về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng ở sinh viên được nâng cao rõ rệt Hai là, phần lớn sinh viên đã có thái độ, tình cảm đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức cách mạng. Ba là, đa số sinh viên đã có những hành vi đạo đức tích cực. Vẫn còn tồn tại một bộ phận SV thiếu ý thức tham gia các HĐXH, có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. 3.3. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay 3.3.1. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trong đó có giáo dục đạo đức cách mạng đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên, trong khi nhận thức của chủ thể về vai trò của hoạt động xã hội trong giáo dục đạo đức cách mạng còn hạn chế 3.3.2. Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội yêu cầu năng lực cao đối với chủ thể trong tổ chức hoạt động xã hội và tính tự giác, tự nguyện của sinh viên trong tham gia hoạt động nhưng trên thực tế năng lực tổ chức của các chủ thể và tính tự giác, tự nguyện của sinh viên còn hạn chế, bất cập 3.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng yêu cầu cao về tính toàn diện trong khi nội dung giáo dục còn phiến diện do các hoạt động xã hội chưa đa dạng, việc lồng ghép nội dung giáo dục bị hạn chế bởi chính chức năng của các hoạt động xã hội 3.3.4. Đối tượng sinh viên luôn có yêu cầu cao về sự đổi mới, sáng tạo trong khi phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội có lúc còn mang tính hình thức, theo lối mòn 3.3.5. Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hoạt động xã hội cho sinh viên muốn đạt được hiệu quả cần có sự tham gia của đông đảo sinh viên, trong khi các trường đại học hiện nay thiếu hụt các nguồn lực và động lực thúc đẩy, thu hút rộng rãi sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2