intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

107
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá 3 hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả giáo dục văn hóa học đường và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA<br /> HỒ CHÍ MINH<br /> HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN<br /> <br /> TRẦN THỊ TÙNG LÂM<br /> <br /> HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG<br /> CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br /> Ở HÀ NỘI HIỆN NAY<br /> (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH KỸ THUẬT)<br /> <br /> Chuyên ngành : Chính trị học<br /> Mã số<br /> : 62 31 02 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC<br /> <br /> Hà Nội 2017<br /> <br /> Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi:<br /> HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN<br /> <br /> Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc:<br /> 1. PGS. TS Nguyễn Vũ Tiến<br /> 2. TS. Nguyễn Thị Hồng<br /> Phaûn bieän 1: PGS. TS. Lại Quốc Khánh<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Phaûn bieän 2: PGS. TS. Phạm Duy Đức<br /> Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Phaûn bieän 3: PGS. TS. Trần Việt Tiến<br /> Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> <br /> Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp Học viện<br /> hoïp taïi Học viện Báo chí và Tuyên truyền<br /> Vào hồi…..….giờ……phút, ngày………tháng……….năm…………..<br /> <br /> Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội<br /> được Đại hội Đảng XI (năm 2011) thông qua, đã định hướng phát triển văn<br /> hóa: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,<br /> phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần<br /> nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu<br /> vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức<br /> mạnh nội sinh quan trọng của phát triển…” [6; Tr.37].<br /> Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại<br /> hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đánh giá: “Chất lượng giáo dục<br /> và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực<br /> trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu<br /> của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với<br /> nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung,<br /> phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp<br /> lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm<br /> sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br /> Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa<br /> sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở<br /> thành nỗi bức xúc của xã hội.” [28, tr. 167, 168 ]<br /> Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đánh giá kết quả thực<br /> hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương<br /> hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 có đề cập đến<br /> vấn đề giáo dục: “Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công<br /> nghệ còn chậm. Chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào<br /> tạo nghề cải thiện còn chậm; thiếu lao động chất lượng cao. Hệ thống giáo<br /> dục còn thiếu tính liên thông, chưa thật hợp lý và thiếu đồng bộ. Công tác<br /> phân luồng và hướng nghiệp còn hạn chế. Đổi mới giáo dục, đào tạo có mặt<br /> còn lúng túng. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ<br /> đào tạo khắc phục còn chậm, công tác đào tạo chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu<br /> xã hội. Cơ chế, chính sách có mặt chưa phù hợp; xã hội hóa còn chậm và gặp<br /> <br /> 2<br /> nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước cho phát<br /> triển giáo dục, đào tạo. Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu và lạc hậu. Chất lượng<br /> dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn thấp. Đội ngũ nhà<br /> giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.” [32, tr. 248,249]<br /> Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là nhiều trường chỉ tập<br /> trung vào việc dạy tri thức, kỹ năng… mà ít chú trọng giáo dục nhân cách,<br /> đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực cho sinh viên. Kết quả là môi trường<br /> học đường nơi văn hoá đáng được coi trọng lại đang diễn ra thực trạng thiếu<br /> văn hoá. Điều này chứng tỏ kết quả giáo dục văn học đường chưa cao, nhận<br /> thức về văn hóa học đường chưa đúng, giáo dục văn hóa học đường trong các<br /> trường đại học chưa thực sự đạt hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục văn<br /> hóa học đường là một bộ phận của công tác tư tưởng. Định hướng và chuẩn<br /> mực của nó phải phù hợp với lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt dưới<br /> sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân thủ pháp luật của nhà nước<br /> Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br /> Nâng cao hiệu quả giáo dục văn học đường trong trường đại học là điều<br /> kiện để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo và nâng cao chất lượng, để<br /> đào tạo ra những sinh viên có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao<br /> của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế nhất là trong điều kiện cuộc<br /> cách mạng công nghiệp 4.0, của thị trường lao động trong kỷ nguyên số nền<br /> sản xuất của con người đạt đỉnh cao của sự thông minh, với các ứng dụng kỹ<br /> thuật sáng tạo không ngừng, với nền tảng công nghệ số, với mạng lưới<br /> internet của vạn vật và trí tuệ nhân tạo… Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực<br /> tiễn, tác giả chọn: Hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên các trường<br /> đại học ở Hà Nội hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học đào tạo các<br /> ngành kỹ thuật) làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Kết quả nghiên cứu thành<br /> công có thể ứng dụng ở nhiều trường đại học đào tạo các khối ngành khác<br /> nhau, góp thêm một căn cứ lý luận và thực tiễn vào hệ thống những giải pháp<br /> thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.<br /> <br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả<br /> giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá<br /> <br /> 3<br /> hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả<br /> giáo dục văn hóa học đường và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao<br /> hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học đào<br /> tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay.<br /> <br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án cần hoàn thành những<br /> nhiệm vụ:<br /> - Tổng quan và có đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu có liên quan<br /> đến hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học.<br /> - Làm rõ khái niệm, nội dung, biểu hiện đặc trưng của văn hóa học đường và<br /> giáo dục văn hóa học đường trong trường đại học. Xây dựng tiêu chí đánh giá<br /> hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên ở các trường đại học.<br /> - Khảo sát thực tế, phân tích thực trạng văn hóa học đường, giáo dục văn<br /> hóa học đường và hiệu quả giáo dục văn học đường của sinh viên các trường<br /> đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội. Phát hiện nguyên nhân và<br /> những vấn đề đặt ra trong giáo dục văn hóa học đường và hiệu quả giáo dục<br /> văn học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.<br /> - Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa<br /> học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh<br /> viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại<br /> học đào tạo các ngành kỹ thuật).<br /> <br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho<br /> sinh viên các trường đại học ở Hà Nội qua khảo sát các trường: Đại học<br /> Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thành Đô, Đại học Giao thông vận tải, Đại học<br /> Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chủ thể giáo dục VHHĐ cho sinh viên<br /> là các trường đại học, các thiết chế văn hóa xã hội, gia đình, bạn bè… Luận<br /> án giới hạn phạm vi chủ thể giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên là các<br /> trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật. Chọn trường đại học Xây dựng Hà<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2