Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng
lượt xem 7
download
Luận án Hệ thống hóa, kế thừa có bổ sung để hoàn thiện và phát triển các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp tỉnh, nơi có điều kiện thuận lợi về biển và kinh tế biển cũng như đóng góp tỉ lệ cao cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số nước và một số thành phố của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học cho thành phố Đà Nẵng để phát triển kinh tế biển bền vững trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ANH THI KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2019
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Minh Quang 2. TS Nguyễn Ngọc Tú Phản biện 1: ......................................................... .......................................................... Phản biện 2: ......................................................... .......................................................... Phản biện 3: ......................................................... .......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng với bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đảm bảo quốc phòng, an ninh cơ bản được hình thành từ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển gắn liền với phát triển kinh tế biển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn kiện liên quan đến vấn đề này. Trong đó, quan trọng nhất là Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 ngày 09/02/2007 khẳng định quan điểm, chủ trương, mục tiêu cơ bản là đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, đồng thời đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia cũng như chủ quyền biển đảo. Tổng kết sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, hội nghị Trung ương 8 khoá XII của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển. Là một trong số 28 tỉnh, thành phố ven biển với 6/8 quận, huyện tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong công cuộc thực hiện mục tiêu giàu mạnh từ biển và hướng ra biển của cả nước. Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống dựa vào kinh tế biển. Biển đã và đang tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác hải sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển... Trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP, AN) vùng biển là bệ đỡ và điểm tựa cho các ngành kinh tế biển phát triển ổn định, vững chắc. Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của biển, thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo kết hợp với giữ vững QP, AN và chủ quyền lãnh thổ, thành phố Đà Nẵng luôn tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang bị cho QP, AN; tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế... với mục đích cao nhất là ổn định để góp phần vào sự phát triển chung của đất nước; sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu kinh tế cũng như sự
- 2 nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, thành phố xây dựng chiến lược của riêng mình trong chiến lược tổng thể của quốc gia, trong đó chú trọng những giải pháp và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước và tranh thủ được vốn, kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn ra làm chủ biển khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế đất nước với tốc độ nhanh và bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kinh tế biển Đà Nẵng nói chung, quan hệ kinh tế biển với đảm bảo QP, AN còn nhiều vấn đề đặt ra như: Đà Nẵng vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về kết cấu hạ tầng, nhân lực vẫn còn phổ biến, chưa tạo tiền đề vững chắc cho công tác bảo vệ biển và chủ quyền biển đảo. Sự thiếu hụt về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển còn rất phổ biến. Chưa tạo được sự kết hợp bền vững, thường xuyên giữa các lực lượng chuyên trách đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển kinh tế biển như: Bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, công an, kiểm ngư... Và sự kết hợp giữa các lực lượng chuyên trách với doanh nghiệp và người dân trong công tác đảm bảo QP, AN ở từng phân ngành trong phát triển kinh tế biển chưa mang tính bền vững, chuyên nghiệp. Đồng thời, mô hình quản lý nhà nước cấp thành phố về kinh tế biển còn đang lúng túng và thiếu tư duy toàn diện, chưa mang tính thời đại về phát triển kinh tế biển trong bối cảnh cả thế giới đang đồng loạt tiến ra biển v. v… Hiện thực trên cho thấy tính cấp thiết cần có một nghiên cứu có tính hệ thống, căn bản, toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN cho thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, vấn đề "Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng" được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trong quá trình phát triển ở địa bàn cấp tỉnh (thành phố) trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới tiến ra biển với nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Kết hợp với khảo sát thực tiễn tình hình kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng. Luận án phân tích, đánh giá dựa vào các nội dung, tiêu chí, điều kiện và phương thức kết hợp... để làm rõ kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập và nguyên nhân. Từ đó, đề ra mục tiêu, quan điểm và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ hài hòa với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng thành phố điển hình về phát triển kinh tế biển của cả nước.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá, kế thừa có bổ sung để hoàn thiện và phát triển các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh, nơi có điều kiện thuận lợi về biển và kinh tế biển cũng như đóng góp tỉ lệ cao cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. - Phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở một số nước và một số thành phố của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học cho thành phố Đà Nẵng để phát triển kinh tế biển bền vững trong những năm tới. - Dựa vào khung lý luận đã được xây dựng để phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Căn cứ vào dự báo về bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến kinh tế biển và vấn đề QP, AN vùng biển, luận án đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Tổng hợp các quan hệ kinh tế liên quan đến kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh (thành phố), tiếp cận theo góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị. Trong đó, khía cạnh kinh tế biển được xác định là trọng tâm của sự phát triển. Luận án tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Về quan hệ sản xuất: Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện các nhiệm vụ chính của kinh tế biển. Trong đó, chính quyền thành phố là trọng tâm, thông qua các cấp chính quyền và hệ thống chính trị của thành phố, doanh nghiệp, người dân và các chủ thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ QP, AN (các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách) của thành phố. Thứ hai, nghiên cứu hình thức triển khai kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN theo phân ngành: Đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch biển, vận tải biển và cảng biển, công nghiệp cơ khí và chế biến. Thứ ba, nghiên cứu các phương thức thực hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN của
- 4 chính quyền nhà nước các cấp và của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển, theo cơ chế thực hiện dựa trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên. Về lực lượng sản xuất: Nghiên cứu các nguồn lực, điều kiện để thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN gồm: Vốn; con người; cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ. Về kiến trúc thượng tầng: Vai trò và năng lực, quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp và các chủ thể thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Phạm vi về nội dung: Kinh tế biển bao gồm nhiều phân ngành, vì vậy để phù hợp với mục tiêu và dung lượng của luận án cũng như hướng vào mối quan hệ với đảm bảo QP, AN, luận án tập trung vào một số phân ngành cụ thể là: Đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch biển, vận tải biển và cảng biển, công nghiệp cơ khí. + Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng - một trong những trung tâm kinh tế biển lớn nhất cả nước. + Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN trong giai đoạn 2010-2018. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp được xác định cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN trong bối cảnh toàn thế giới đang đồng loạt tiến ra biển và khai thác biển ở tất cả các loại hình, cấp độ với những công cụ và phương thức ngày càng hiện đại. Đặc biệt, quan điểm của Đảng ta về biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp. Ngoài ra, luận án còn kế thừa có chọn lọc và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan tới đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Với phương pháp nghiên cứu này, luận án tạm thời gạt bỏ những yếu tố ngoại vi liên quan đến đối tượng nghiên cứu để định hướng chuyên sâu cho những vấn đề cơ bản nhất cũng như
- 5 thể hiện bản chất của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Tác giả đi sâu phân tích các khái niệm mang tính tổng hợp (như các khái niệm kinh tế biển, đảm bảo QP, AN; phát triển kinh tế, kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN...) để luận giải một cách khoa học các nội hàm chuyên sâu về những vấn đề nghiên cứu chính của luận án (kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN), lấy đó làm căn cứ để phân tích những đặc tính riêng của các nội dung nghiên cứu, tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án - Phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh và kết hợp logic với lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu về phát triển kinh tế biển nhằm luận chứng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng. Tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu dựa trên các tiêu chí đánh giá để rút ra sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Đây là căn cứ để đánh giá khoa học khách quan tình hình thực tiễn. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng về kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề đặt ra này. Đồng thời, thông qua kết hợp logic và lịch sử, suy luận để dự báo tình hình trong nước và thế giới liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm định hướng phát triển và căn cứ vào mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của luận án Trong từng chương, tiết và tiểu tiết của luận án có kết hợp trình bày các biểu, bảng, sơ đồ, đồ thị để thể hiện rõ các số liệu thực tiễn gắn với kết quả nghiên cứu một cách tường minh. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Trên cơ sở hệ thống hoá và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án bổ sung nhằm hoàn thiện để xây dựng khung lý luận về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở địa bàn cấp tỉnh (thành phố) trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị
- 6 trường hiện đại và hội nhập quốc tế, khi chiến lược hướng ra biển đang ngày càng bùng nổ cũng như các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ngày càng diễn biến phức tạp. 5.2. Về thực tiễn - Từ khung lý luận được xây dựng làm căn cứ để đi sâu tìm hiểu và phân tích mối quan hệ trong từng phân ngành kinh tế biển có đặc điểm, vị trí, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện và phương thức hoạt động... khác nhau trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố trực thuộc Trung ương. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh, thành phố trong nước trên phương diện tiếp cận theo mục tiêu, nhiệm vụ của luận án đặt ra về chủ thể, các nguồn lực và phương thức thực hiện... có kết quả cao trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng an ninh. - Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế tại thành phố Đà Nẵng, thời gian kiểm chứng các số liệu, tư liệu theo giới hạn cho phép. Luận án đi sâu phân tích, đánh giá khoa học, khách quan theo khung lý thuyết thực trạng các nội dung liên quan đến kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng. Các kết quả đánh giá, phân tích được trình bày theo cách truyền thống bao gồm: Kết quả đạt được; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân... - Trên cơ sở dự báo tình hình quốc tế và trong nước tác động đến kinh tế biển mà trực tiếp là biển Đông trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng thập kỷ tới, luận án đề xuất những mục tiêu, phương hướng và các giải pháp khả thi cả trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo hài hòa các nội dung và điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp các cấp chính quyền thành phố và các tổ chức của hệ thống chính trị làm căn cứ hoàn thiện chính sách, biện pháp, thực hiện tốt những nội dung về thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ hài hòa với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng thành phố điển hình về phát triển kinh tế biển của cả nước và khu vực miền Trung nước ta. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới kinh tế biển và phát triển kinh tế biển + Công trình ở nước ngoài: The handbook of Maritime economics and business: (Tổng quan về kinh tế hàng hài và thương mại) nhà xuất bản Lloyd's List, London; The Oceans Economy: Opportunities and Challenges for Small Island Developing States (Kinh tế đại dương: Những cơ hội và thách thức cho các nước ven biển đang phát triển), New York and Geneva 2014 và Ocean Economy and Ocean Health in Thailand (Phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển của Thái Lan), nhà xuất bản trường đại học Sukhothai Thammatirat, Thái Lan. + Công trình ở trong nước: Tô Thị Bích Phượng, Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển Đà Nẵng, báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp thành phố, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng; Hà Tất Thắng (2007), ''Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam''; Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển Việt Nam 2010; Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ … 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển, đảo + Công trình ở nước ngoài: Lee Ki Suk (2010), East sea in the world map (Biển Đông trên bản đồ thế giới); Zhao Hong, Sino-Philippines relations: Moving beyond south China sea dispute? (Quan hệ Trung Quốc - Philippines: Vượt xa khỏi tranh chấp biển Đông?); Carlyle Thayler, The capacity on the eastern sea, navy, marine policefishery control of Vietnam (Các lực lượng trên biển Đông, hải quân, cảnh
- 8 sát biển và kiểm ngư của Việt Nam); Ben Dolven, Mark E. Manyin, Shirley A. Kan, Maritime Territorial Disputes in East Asia: Issues for Congress Congressional Research Service (Những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông); Katherine Morton, China's Ambition in the South China Sea: Is a Legitimate Maritime Order Possible (Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông:(Liệu có nằm trong trật tự pháp lý hàng hải?). + Công trình ở trong nước: Nguyễn Nhâm với bài "Chiến lược biển của các nước lớn trên thế giới những quan tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam"; Nguyễn Đồng Thuỵ với bài ''Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới''; hợp trên lĩnh vực tài chính, thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Trần Nam Chuân với bài ''Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, đảo thời kỳ mới''; Lê Quốc Dũng với bài viết ''Xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển - mấy vấn đề cần quan tâm''; Trần Nam Chuân với bài viết ''Định hướng chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới'' 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh + Công trình ở nước ngoài: The government of Japan, National security strategy of Japan: Summary overview (Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản: tổng quan tóm tắt); World bank (Ngân hàng thế giới), The potential of the Blue economy: Increasing Long- term Benefits of the Sustainable Use of Marine Resources for Small Island Developing States and Coastal Least Developed Countries. (Tiềm năng của kinh tế biển: Lợi ích lâu dài của việc khai thác tài nguyên biển ở các hòn đảo nhỏ và các vùng ven biển của các nước đang phát triển và phát triển); Dhara P. Shad, China’s maritime security strategy:An assessment of the white paper on Asia - Pacific security cooperation (Chiến lược an ninh hàng hải Trung Quốc: Đánh giá Sách trắng về hợp tác an ninh châu Á-Thái Bình Dương); Malcolm Cook and Ian Storey (2019), The Trump Administration and Southeast Asia: The Hanoi Summit and US Policy in Southeast Asia (Chính quyền Trump và Đông Nam Á: Hội nghị Hà Nội và chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á).
- 9 + Công trình ở trong nước: Vũ Văn Phái, Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai; Quốc Toản, Mạnh Dũng với bài ''Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia''; Nguyễn Thị Thơm với bài viết ''Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo''… 1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỚI ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.2.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được Hầu hết các công trình nghiên cứu chưa đi sâu, tập trung vào khía cạnh kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN, nhất là trong bối cảnh tranh chấp về chủ quyền biển đảo nói chung trên thế giới và chủ quyền biển Đông nói riêng ngày càng xuất hiện phương thức, thủ đoạn diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đồng thời, cách tiếp cận những dự báo, các giải pháp đưa ra đã không bao quát hết những biến đổi mới của thực tiễn. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trong phạm vi cấp thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có lợi thế về biển trên nhiều phương diện để phát triển kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống trong bối cảnh mới. 1.2.2. Các vấn đề mới đặt ra cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu, làm sáng tỏ trong luận án Một là, luận án cần làm rõ những khái niệm, nội dung kết hợp (chủ thể, nguồn lực, phương thức, điều kiện đảm bảo), tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết khách quan, vấn đề mới đặt ra… của kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Hai là, luận án cần tập trung phân tích, luận giải để nêu bật lên mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế biển và đảm bảo QP, AN để khẳng định đây là mối quan hệ kinh tế mang tính chất đặc thù. Ba là, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở một nước và một số tỉnh, thành phố trong nước có biển. Từ đó, rút ra những bài học cho thành phố Đà Nẵng về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN.
- 10 Bốn là, phân tích, đánh giá theo từng phân ngành kinh tế biển của thành phố trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN theo hướng: Các chủ thể làm gì ? làm như thế nào? Để thực hiện mối quan hệ. Chính quyền các cấp của thành phố đã làm gì để gắn kết... các phân tích, đánh giá theo kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân Năm là, đề xuất các phương hướng tạo kim chỉ nam để đề xuất các giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện và phát triển mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng một cách đồng bộ, hệ thống và khả thi, hướng đến xây dựng thành phố điển hình về phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung và cả nước. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 2.1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH - Khái niệm kinh tế biển: Kinh tế biển là lĩnh vực hoạt động và các quan hệ kinh tế diễn ra trên biển cùng với các hoạt động kinh tế khác tuy không diễn ra trên biển nhưng có liên quan tới hoạt động khai thác biển (bao gồm những hoạt động nhờ vào yếu tố "biển" để phát triển kinh tế và các hoạt động dịch vụ cho phát triển kinh tế biển). - Khái niệm phát triển kinh tế biển: Phát triển kinh tế biển là sự gia tăng toàn diện các phân ngành kinh tế biển theo chiều hướng tiến bộ, bao gồm: Sự phát triển toàn diện và đồng bộ của các phân ngành kinh tế biển với các mặt của đời sống văn hoá- xã hội ở các khu vực ven biển, dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế biển và phương thức quản lý kinh tế biển phù hợp và hiệu quả. - Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia: Đảm bảo QP, AN quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại QP, AN quốc gia. Trong đó, hoạt động xâm phạm QP, AN quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
- 11 nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đảm bảo QP, AN cấp thành phố (cấp tỉnh): Về cơ bản, đảm bảo QP, AN cấp tỉnh, thành phố là việc duy trì ổn định, phát triển bền vững của tỉnh, thành phố đó. Nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn những hoạt động chống phá chính quyền cấp tỉnh, thành phố cũng như ngăn chặn, kiểm soát, triệt tiêu những hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia ở tỉnh, thành phố đó. Đồng thời, đảm bảo giữ vững ổn định trên mọi mặt của đời sống đặc biệt là đảm bảo ổn định về kinh tế để phát triển. - Quan niệm về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp thành phố (cấp tỉnh) Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh (thành phố): Là sự hoạt động chủ động, thường xuyên của các các chủ thể thuộc các phân ngành kinh tế biển với các cấp chính quyền và các lực lượng chuyên trách về QP, AN trên địa bàn cấp tỉnh theo các quy chế và hình thức thích hợp, nhằm đảm bảo những điều kiện và yêu cầu cần thiết về QP, AN để phát triển kinh tế biển. Đồng thời, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của vùng và của cả đất nước, thực hiện thắng lợi những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong đó chủ thể trong các phân ngành kinh tế biển: Doanh nghiệp; các HTX; các hội nghề nghiệp; nghiệp đoàn... và người dân. Lực lượng chuyên trách gồm: Bộ đội biên phòng; hải quân, cảnh sát biển, công an; lực lượng kiểm ngư. 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 2.2.1. Nội dung kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 2.2.1.1. Kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh Nội dung kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN không chỉ là việc gia tăng về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý các lĩnh vực
- 12 hoạt động của kinh tế du lịch biển mà còn là việc phát triển trong mối quan hệ với việc xây dựng thế trận QP, AN trên biển và các đảo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh phi truyền thống và bảo vệ chủ quyền biển - đảo. 2.2.1.2. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh Nội dung phát triển kinh tế biển, cụ thể là ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ hải sản trong mối quan hệ với xây dựng thế trận QP, AN 2.2.1.3. Kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh Nội dung phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải tiên tiến, vững chắc; đầu tư nguồn lực con người và trang thiết bị hiện đại đủ về số lượng, mạnh về chất lượng có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 2.2.1.4. Dịch vụ biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh Xây dựng các lực lượng chuyên trách để từng bước thực hiện quản lý nhà nước trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển. 2.2.2. Những tiêu chí đánh giá kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp tỉnh (thành phố) Thứ nhất, mức độ đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố, của vùng và trong các phân ngành kinh tế biển. Thứ hai, sự tham gia của các chủ thể kinh doanh kết hợp kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh (trực tiếp; gián tiếp; chuyên trách). Thứ ba, mức độ phù hợp của các hình thức phối kết hợp và kết quả xử lý các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng an ninh. Thứ tư, sự phát triển của từng phân ngành kinh tế biển và mức độ đóng góp nguồn lực vật chất để thực hiện mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- 13 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh Thứ nhất, sự hoàn thiện quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quản lý nhà nước các cấp về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thứ hai, nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp (doanh nghiệp; lực lượng quốc phòng, an ninh và nhân dân...) tham gia phát triển kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thứ ba, mô hình quản lý nhà nước các cấp về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh và tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. 2.3. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 2.3.1. Bài học từ kinh nghiệm nước ngoài Một là, ở cấp quốc gia phải xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN để lấy đó làm căn cứ pháp lý cho cấp tỉnh (thành phố) thực hiện. Hai là, phải kết hợp hài hoà các phân ngành với phương thức phù hợp để khai thác hiệu quả tài nguyên biển; trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Ba là, phải làm tốt công tác quản lý các hoạt động liên quan đến kinh tế biển. Bốn là, nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường biển. 2.3.2. Bài học từ kinh nghiệm tỉnh (thành phố) trong nước Thứ nhất, bài học về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển vững mạnh. Thứ hai, bài học về tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần, tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ QP, AN. Thứ ba, bài học về đầu tư cho khoa học - công nghệ, nhằm phòng ngừa ngăn chặn các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh cũng như hướng đến việc khai thác không gây tổn hại tới môi trường biển.
- 14 Thứ tư, bài học về xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các tầng lớp dân cư vùng biển, đảo với các lực lượng vũ trang, lực lượng chuyên trách về QP, AN trên biển. Thứ năm, bài học về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng Vị trí địa lý; điều kiện khí hậu; tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên biển; tài nguyên rừng. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng 3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh - Về mặt thuận lợi: Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên; thuận lợi từ điều kiện kinh tế - xã hội. - Về mặt khó khăn: Khó khăn từ điều kiện tự nhiên; Khó khăn từ điều kiện kinh tế - xã hội. 3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2018 3.2.1. Thực trạng kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2018 3.2.1.1. Tăng trưởng của kinh tế du lịch biển đạt kết quả cao và ổn định nhờ kết hợp tốt với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh Tổng thu từ hoạt động du lịch Đà Nẵng cả năm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9%. Tổng thu du lịch năm 2018 so với năm 2011 đã tăng hơn 5,2 lần. Năm 2016, đóng góp của ngành du lịch Đà Nẵng vào GRDP thành phố đạt 23,72%, năm 2017 đạt 24,4%, năm 2018 là hơn 25%.
- 15 Biểu đồ tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018 Nguồn: Sở Du lịch, thành phố Đà Nẵng + Dự án đầu tư về du lịch: Nghị quyết 43 đã mở ra cho Đà Nẵng những thuận lợi về cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển, tạo đà để thành phố vươn lên một tầm cao mới, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD và 63 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD. Thành phố Đà Nẵng ưu tiên kêu gọi những dự án đầu tư chú trọng trách nhiệm đối với cộng đồng, lựa chọn những dự án đầu tư hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố theo hướng bền vững đồng thời đảm bảo ổn định, an ninh. 3.2.1.2. Chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển có bước phát triển khá, đặc biệt có ý thức cao trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh Theo số liệu tập hợp được từ Sở Du lịch Đà Nẵng từ năm 2013 tới năm 2017, chất lượng nhân lực ngành khu kinh tế du lịch biển ngày càng được cải thiện. Trình độ nhân lực từ sơ cấp tới đại học liên tục tăng trong các năm từ 2013 tới 2017. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của lực lượng này cũng ngày càng được cải thiện. Số lượng người có khả năng giao tiếp ít nhất 1 trong 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Trung đã tăng 1645 người từ năm 2013 với 22.226 người lên đến năm 2017 là 23.871 người.
- 16 Bảng thực trạng chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Trình độ sơ cấp đến đại học 29830 29852 29861 29893 29912 Trong đó: khả năng giao tiếp 1 trong 22226 22343 22749 23653 23871 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp và Trung Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng 3.2.1.3. Kết cấu hạ tầng khá hiện đại, công tác đảm bảo an ninh trật tự ngành kinh tế du lịch tốt góp phần củng cố nhiệm vụ đảm đảo quốc phòng, an ninh Kết cấu hạ tầng ngành kinh tế du lịch phát triển tạo tiền đề quan trọng cho không chỉ việc thu hút khách du lịch, tăng thêm hiệu quả phát triển kinh tế du lịch mà còn đảm bảo cho hoạt động QP, AN được diễn ra thuận lợi hơn. Bảng chi tiêu cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch năm 2018 ở thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: Tỷ đồng Tổng kinh phí chi tiêu cho xây dựng kết Tổng kinh phí cấp đầu Đã giải cấu hạ tầng năm ngân Kinh phí duy tu cây xanh 6.7 6.7 Kinh phí vệ sinh môi trường 7.9 7.9 Vốn xây dựng cơ bản 28 25.099 Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng 3.2.2. Thực trạng khai thác, chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 3.2.2.1. Ngành khai thác, chế biển hải sản phát triển khá toàn diện khi thực hiện tốt mối quan hệ với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh Bảng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biển 4413 4990 5432 5991 6378 thuỷ sản (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 15 24,9 40,7 27 Tốc độ tăng trưởng trung bình (%) 17,18% Gía trị sản xuất công nghiệp chế biến 4797 5010 5777 6291 6643 thuỷ sản (tỷ đồng) Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng
- 17 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản năm 2014 đạt 4.413 tỷ đồng. Đến năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp chế biển thuỷ sản đạt 6378 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 14,5% so với năm 2014. Như vậy, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản của thành phố có sự tăng trưởng đáng kể, phần nào thể hiện tính an toàn, ổn định của thị trường công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Điều này có được là nhờ sự ổn định về an ninh, quốc phòng trên các vùng biển của thành phố Đà Nẵng. 3.2.2.2. Nhân lực ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ Biểu đồ trình độ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng năm 2018 Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm áp đảo, chủ yếu là lao động trung học chuyên nghiệp hoặc lao động qua đào tạo nghề. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất ít. Đây là vấn đề cần phải được các cấp quản lý nhà nước của thành phố Đà Nẵng quan tâm, chú trọng nâng cao, bồi dưỡng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngành gắn liền song với đảm bảo QP, AN và chủ quyền biển, đảo quốc gia trên biển. Người lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo kỹ càng, bài bản không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn trở thành lực lượng bảo vệ QP, AN quý báu.
- 18 3.2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách về khai thác, chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biển đảo và bảo vệ QP, AN trong quá trình phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, trong các năm từ 2015-2018, các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã huy động sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng để tham gia công tác tuyên truyền về biển, đảo. Trong đó, tiêu biểu nhất là Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố tuyên truyền theo chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh cho đối tượng 3, 4,5; tuyên truyền về tình hình thời sự biển, đảo, Luật Biển Việt Nam đến cán bộ, đảng viên và ngư dân trên địa bàn thành phố. Các đồn Biên phòng của thành phố cũng đã lồng ghép nội dung tuyên truyền biển, đảo, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong các hoạt động sinh hoạt chính trị của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương và các tổ dân phố, khu dân cư với trên hàng chục ngàn lượt người tham dự. Năm 2018, thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 40% lệ phí mua bảo hiểm thân tàu với kinh phí gần 49 tỷ đồng; hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Luật Thuỷ sản 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) và kinh phí thuê bao năm đầu tiên với kinh phí khoảng 28 tỷ đồng; hỗ trợ 50% chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị để bảo quản sản phẩm thu hoạch như hầm bảo quản, hầm lạnh, hệ thống lạnh với tổng kinh phí gần 24 tỷ đồng. 3.2.3. Thực trạng kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển; đóng và sửa chữa tầu biển) trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 3.2.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng năm 2018 đã tăng hơn 4,7 triệu tấn so với năm 2011, trong đó tốc độ phát triển container năm 2018 tăng khá cao ở mức 3,2 lần Teus so với năm 2011. Sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu cũng tăng mạnh, đặc biệt lượt hành khách qua Cảng tuy có sụt giảm vào năm 2015 nhưng sau đó tăng trưởng mạnh mẽ gấp 2,62 lần vào năm 2016 và đạt con số đáng kể vào năm 2018 khi tăng gấp 3,85 lần so với năm 2015 và 5,23 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy năng suất hoạt động hiệu quả của Cảng Đà Nẵng trong suốt 10 năm qua. Đồng thời chứng minh sự ổn định, an toàn, an ninh, trật tự và thuận lợi khi trung chuyển qua Cảng Đà Nẵng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 162 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 94 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn