intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

147
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án giúp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai; làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theo không gian của tài nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao về  kinh tế ­ xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới . Ở Việt  Nam, du lịch dần trở  thành ngành kinh tế  mũi nhọn, nhờ  nguồn tài   nguyên du lịch (TNDL) phong phú và đa dạng. Thực tế phát triển du  lịch (DL) nước ta cho thấy việc đánh giá và khai thác TNDL đúng đắn   và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài  nguyên bền vững. Thừa Thiên ­ Huế (TTH) là một trong số ít những địa phương có   nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài  nguyên du lịch  nhân văn  (TNDLNV) đặc sắc, có giá trị  cao.  Đây  là  vùng đất có bề  dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa,  kinh tế  lớn của nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Thừa Thiên ­ Huế  ngày  nay vẫn còn lưu giữ  nhiều di sản văn hoá biểu trưng cho trí tuệ  và  tâm hồn của dân tộc Việt Nam, trở  thành di sản quý hiếm của quốc  gia và một bộ  phận quan trọng đã được công nhận là  di sản văn hóa  (DSVH) thế giới. Thực tế khai thác TNDLNV của tỉnh TTH hơn thập niên qua đạt  được nhiều thành tựu nhưng hiệu quả  kinh tế mang lại chưa cao do   sản phẩm du lịch  đơn điệu, chủ  yếu khai thác một số  tài nguyên  thuộc Quần thể  di tích (QTDT) Cố  đô Huế. Do đó, kiểm kê và đánh  giá khả  năng khai thác du lịch của tài nguyên là cần thiết để  có định   hướng và giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả  hơn trong tương lai.   Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân   văn ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế”  cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý  học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, các vấn đề lý luận và thực tiễn về TNDLNV và đánh   giá TNDLNV được đề  cập trong nhiều công trình như:  TNDL văn hóa:  Các Mô hình, Quá trình và chính sách  của  Myriam Jansen­Verbeke và  nhiều tác giả  khác (ntgk) (2008),   Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công   ước Di sản thế giới của UNESCO (2001), Quản lý DL bền vững của John  Swarbrooke (2000), Kết nối cộng đồng, DL và bảo tồn – Một quá trình   đánh giá DL của Elleen Guierrez và ntgk, Công cụ đánh giá và phát triển  
  2. 2 TNDL của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng  đồng (Đại học Illinois),... Ở Việt Nam, những lý luận về TNDLNV được   nghiên cứu chủ yếu từ góc độ địa lý, đặc biệt có ý nghĩa là “Địa lý du lịch   Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ  (chủ  biên) (2010) và “Tài nguyên và  môi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000).   Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng tổ  chức lãnh thổ  du lịch, đánh   giá TNDL, bao gồm cả  TNDLNV được thực hiện  ở  quy mô cấp vùng,   cấp tỉnh. Các TNDLNV ở TTH được xem xét dưới nhiều góc độ: lịch sử, văn  hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo,… Các quy hoạch phát triển; các đề tài   nghiên cứu về đánh giá TNDL, quy hoạch tuyến điểm DL, đánh giá các di   tích lịch sử ­ văn hóa,... đã cung cấp nhiều thông tin và gợi ý cho tác giả. Nhìn  chung,  TNDLNV  và  đánh  giá  TNDLNV   được  nhiều  nhà  khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy  nhiên, đánh giá tổng hợpTNDLNV của TTH theo các điểm tài nguyên  (ĐTN) chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đánh giá TNDLNV tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề  xuất những  định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng  nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Tổng quan có chọn lọc những vấn đề  lý luận và thực tiễn liên   quan   đến TNDLNV,  đánh  giá  TNDLNV   và  vận  dụng vào  địa  bàn   nghiên cứu; ­ Xác định những tiêu chí và chỉ  tiêu phù hợp để  đánh giá tài   nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên ­ Huế; ­ Phân tích đặc điểm TNDLNV tỉnh Thừa Thiên ­ Huế;  ­ Đánh giá các điểm TNDLNV tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch; ­ Phân tích thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên ­ Huế; ­  Đề  xuất  định hướng phát triển theo  điểm, tuyến du lịch và  những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả  TNDLNV tỉnh TTH   trong tương lai. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về nội dung: 
  3. 3 ­ Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát TNDLNV tỉnh TTH với tất cả  các loại tài nguyên, gồm các di tích lịch sử ­ văn hóa (DTLSVH); các lễ  hội; các đối tượng gắn với dân tộc học; các làng nghề  truyền thống   (LNTT); các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. ­ Đối tượng đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp của   đề tài là các ĐTN có vị trí cố định trong không gian. Trên cơ sở kết quả  kiểm kê tài nguyên, nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống  đặc trưng gắn liền với vùng đất Thừa Thiên ­ Huế, đề tài lựa chọn các   ĐTN đưa vào đánh giá theo thang điểm tổng hợp, bao gồm:  + Các DTLSVH: Đề tài đánh giá tất cả di tích được xếp hạng. + Các làng nghề  truyền thống: Đề  tài đánh giá những LNTT có  định hướng phát triển phục vụ du lịch, nằm trong Đề án  “Quy hoạch   phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 và   định hướng đến năm 2025”  và một số  LNTT hiện đang thu hút du  khách. + Các lễ  hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối   tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: đề tài đưa vào  đánh giá những tài nguyên có sức thu hút với khách du lịch.  ­ Các ĐTN du lịch nhân văn có kết quả  đánh giá tổng hợp khả  năng khai thác từ  mức trung bình trở  lên mới đưa vào xây dựng định  hướng khai thác theo điểm, tuyến du lịch.  Về không gian: Đề tài phân tích khái quát TNDLNV và đánh giá  các điểm TNDLNV phân bố trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên  ­ Huế, đồng thời xây dựng định hướng khai thác TNDLNV không chỉ  trong phạm vi không gian của tỉnh mà còn gắn với tài nguyên các tỉnh   lân cận. Về thời gian: Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế  trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và  khai thác TNDLNV tỉnh TTH trong giai đoạn 2000 ­ 2013 và đề  xuất  định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả  tài nguyên đến năm  2030. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ­ Luận án vận dụng các quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng  hợp, quan điểm hệ  thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử  ­   viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững
  4. 4 ­ Luận án sử  dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp  thu thập tài liệu thứ  cấp, phương pháp điều tra xã hội học, phương  pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực  địa, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp bản đồ ­ GIS 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ­   Góp   phần   làm   sáng   tỏ   lý   luận   về   TNDLNV   và   đánh   giá   TNDLNV,  trên cơ  sở  đó, đề  tài xây dựng quy trình, khung lý thuyết  đánh giá TNDLNV.  ­ Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí   đánh giá TNDLNV.  ­ Làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theo  không gian của tài nguyên; nhận diện khả  năng khai thác các điểm   TNDLNV của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác   tài nguyên phục vụ phát triển du lịch hợp lý hơn. ­ Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tài   nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới các góc độ khác   nhau (cơ quan quản lý nhà nước, công ty du lịch và du khách)  ­ Đề  xuất được một số  định hướng khai thác TNDLNV về  mặt  lãnh thổ và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả  các tài nguyên   này để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên ­ Huế đến năm   2030. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia thành   ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du   lịch nhân văn. Chương 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du   lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế. Chương   3:   Định   hướng   và   giải   pháp   khai   thác   hiệu   quả   tài  nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI  NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1. Cơ sở lý luận
  5. 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ­ Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con   người ngoài nơi cư  trú thường xuyên của mình nhằm đáp  ứng nhu   cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ  dưỡng trong một khoảng thời  gian nhất định. ­ Khách du lịch:  là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ  trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi   đến ­ Loại hình và sản phẩm du lịch + Sản phẩm du lịch (SPDL): là tập hợp các dịch vụ cần thiết để  thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. + Loại hình du lịch: là một tập hợp các SPDL có đặc điểm giống   nhau về nhu cầu, động cơ, khách hàng, cách phân phối, cách tổ chức,  mức giá,... ­ Tài nguyên du lịch:  là  cảnh quan thiên nhiên, yếu tố  tự  nhiên,  DTLSVH, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị  nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu  tố  cơ  bản để  hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị  DL.  Tài nguyên du lịch gồm TNDL tự nhiên và TNDLNV đang hoặc chưa  được khai thác. ­ ĐTN và điểm du lịch: ĐTN được hiểu là nơi có một hoặc một  vài loại TNDL. Điểm du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, đang khai thác   phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.  1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.2.1. Khái niệm: TNDLNV gồm truyền thống văn hóa, các yếu  tố  văn hoá, văn nghệ  dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ,  kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di   sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể  được sử  dụng phục vụ  mục đích du lịch. 1.1.2.2. Đặc điểm: tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm  sau: Mang tính phổ biến; Mang những giá trị đặc sắc riêng; Rất phong  phú và đa dạng; Mang những giá trị  hữu hình và vô hình; Thời gian   khai thác khác nhau; Có thể  tôn tạo, thay đổi và tạo mới; Mang tính   tập trung dễ tiếp cận; Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ  dưỡng.
  6. 6 1.1.2.3. Phân loại: TNDLNV thường được chia thành các nhóm:  Các di tích lịch sử  ­ văn hóa, Các lễ  hội, Các đối tượng du lịch gắn  với dân tộc học, Các làng nghề truyền thống, Các đối tượng văn hóa,  thể  thao  và  hoạt   động  nhận  thức   khác.  Đồng  thời,  TNDLNV  còn  được công nhận danh hiệu tương xứng với cấp giá trị (thế giới, quốc  gia đặc biệt,... ). 1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn  1.1.3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Hướng đánh giá: gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng Quy trình đánh giá: gồm ba bước: xây dựng thang đánh giá, tiến   hành đánh giá và đánh giá kết quả 1.1.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn * Lựa chọn tiêu chí: Đề tài lựa chọn 6 tiêu chí đánh giá TNDLNV   vận dụng cho   địa bàn TTH bao gồm: Độ  hấp dẫn, Khả  năng tiếp   cận, Tính liên kết, Mức độ bảo tồn, Khả năng đón khách và Thời gian   khai thác.  * Phân cấp chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đánh giá được phân cấp như sau: Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá TNDLNV Tiêu chí Phân cấp các chỉ tiêu 1. Độ hấp dẫn  Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình Ít hấp dẫn Kém hấp dẫn Cấp xếp hạng TN và  Tất cả điểm      Tất cả điểm TN       Điểm TN được xếp      Điểm TN được xếp     Điểm TN được xếp  mức độ nổi tiếng đối  TN mà danh  được xếp hạng từ  hạng cấp TG và danh  hạng cấp QG đặc biệt  hạng cấp QG hoặc  với du khách tiếng và giá trị  cấp QG đặc biệt  tiếng, giá trị của nó chỉ  nhưng danh tiếng và  cấp tỉnh nhưng danh  của nó vượt ra  trở xuống và danh  được du khách địa phương,  giá trị của nó chỉ được  tiếng và giá trị của nó  ngoài lãnh thổ  tiếng, giá trị của nó  khách trong huyện hoặc  du khách địa phương  được du khách địa  Việt Nam,  được du khách  các huyện lân cận biết  biết đến; hoặc điểm  phương biết đến;  được nhiều  trong nước biết  đến; các điểm TN được  TN được xếp hạng  hoặc điểm TN được  nơi trên thế  đến; hoặc điểm  xếp hạng từ cấp QG đặc  cấp QG và danh tiếng,  xếp hạng cấp tỉnh và  giới biết đến;  TN được xếp hạng  biệt trở xuống và danh  giá trị của nó được du  danh tiếng, giá trị của  hoặc điểm TN  cấp thế giới và  tiếng, giá trị của nó được  khách trong huyện và  nó được du khách  xếp hạng cấp  được du khách  du khách trong tỉnh biết  huyện lân cận biết  trong huyện và  thế giới và  trong tỉnh biết đến. đến; các điểm TN được  đến. huyện lân cận biết  được du khách       Đối với các  xếp hạng từ cấp QG đặc      Đối với các ĐTN  đến. trong nước  điểm TN không  biệt và danh tiếng, giá trị  không và chưa xếp      Đối với các ĐTN  biết đến. hoặc chưa xếp  của nó được du khách  hạng, mức độ ít hấp  không và chưa xếp  hạng có mức hấp  trong huyện và các huyện  dẫn khi danh tiếng và  hạng, mức độ kém  dẫn khi danh tiếng  lân cận biết đến. giá trị của nó được du  hấp dẫn khi danh  và giá trị của nó        Đối với các ĐTN không  khách trong huyện và  tiếng và giá trị của  được du khách  và chưa xếp hạng, độ hấp  huyện lân cận biết  nó được du khách  trong nước biết  dẫn trung bình khi danh  đến. địa phương biết  đến tiếng và giá trị của nó được  đến. du khách trong tỉnh biết đến. 2. Khả năng tiếp cận  Rất thuận lợi Thuận lợi Trung bình Ít thuận lợi Kém thuận lợi ­ Khoảng cách Rất gần Gần Trung bình Xa Rất xa Từ điểm TN đến trung  Dưới 10km Từ 10­30km Từ 30­50km Từ 50­70km Từ 70km trở lên tâm hành chính tỉnh ­ Phương tiện (PT) Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
  7. 7 Số loại phương tiện  > 4 PT 4 PT 3 PT 2 PT 1 PT GT ­ Chất lượng đường  Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém giao thông Phần trăm đường nhựa 100% Từ 90 ­ 100% Từ 80 ­ 90% Từ 70 – 80%
  8. 8 danh hiệu khác như  DSVH phi vật thể của nhân loại, di sản tư  liệu   thế  giới. Bên cạnh đó, các tổ  chức, trang tin điện tử  quốc tế  như  tổ  chức New Open World Corporation (NOWC), CNN travel,… đánh giá  tài nguyên thông qua các cuộc bình chọn kỳ  quan thế  giới, các món   ngon,... trên ý kiến của du khách và người dân.  Thực tiễn triển khai công tác đánh giá TNDLNV ở Việt Nam:   Công tác đánh giá xếp hạng giá trị  tài nguyên được thực hiện trên  phạm vi cả nước và ở các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho việc bảo   tồn và phát huy giá trị tài nguyên phục vụ du lịch. Trong quy hoạch và  chiến lược phát triển ngành du lịch của cả  nước, mỗi vùng, mỗi địa  phương việc kiểm kê, đánh giá TNDLNV với vai trò là nguồn lực   phát triển làm cơ sở việc xây dựng định hướng, giải pháp phát triển   của ngành du lịch.   Một số  vấn đề  đặt ra trong đánh giá TNDLNV:   Đánh giá tài  nguyên làm cơ  sở  cho việc lập quy hoạch phát triển du lịch;  Xây  dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ  đạo công tác kiểm kê, đánh giá và  quản lý tài nguyên; Thành lập cơ  quan nghiên cứu chuyên sâu trong   đánh giá và đầu tư có trọng điểm trong việc khai thác tài nguyên; Phát   huy giá trị tài nguyên kết hợp với công tác bảo tồn; Phối hợp giữa cơ  quan quản lý và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai thác và   bảo tồn tài nguyên. CHƯƠNG 2   TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI  NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN ­ HUẾ 2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên ­ Huế 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Thừa Thiên ­ Huế có diện tích tự nhiên là 5.033,2 ha , ở trung tâm  của địa bàn giàu DSTG bậc nhất nước ta. Vì vậy, vị  trí địa lý giúp   khả năng tiếp cận các điểm đến TTH và kết nối với các tuyến du lịch   quốc tế và quốc gia thuận lợi bằng cả đường bộ, đường hàng không,  đường thủy và đường sắt. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình: Với đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng  bằng, đầm phá, biển,… tạo ra tiền đề cho việc đa dạng hóa loại hình 
  9. 9 du lịch. Tuy nhiên, điều kiện địa hình TTH cũng gây không ít khó khăn  trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho  ngành du lịch.  2.1.2.2. Khí hậu: TTH có mùa đông khá lạnh; mùa hè nóng, chịu  ảnh hưởng mạnh của gió phơn. Lượng mưa trung bình hàng năm lớn,  thường có lũ, số  ngày mưa nhiều. Nhìn chung, khí hậu TTH ít thuận  lợi cho hoạt động du lịch ngoài trời, nghỉ  dưỡng, đặc biệt vào mùa  mưa. 2.1.2.3. Thủy văn: Mạng lưới thủy văn ở TTH hội đủ các yếu tố:  sông ngòi; trằm bàu, hồ; đầm phá;… không chỉ cung cấp nguồn nước  ngọt cho hoạt động du lịch, tạo cảnh quan đẹp mà còn có chức năng   trị bệnh. 2.1.2.4. Sinh vật: Hệ sinh thái TTH rất đa dạng. Sinh giới ở TTH  vừa là nguồn TNDL đặc sắc vừa là nguồn cung thực phẩm, đáp ứng  nhu cầu thụ hưởng sản vật tươi ngon, đặc sản của du khách. 2.1.3. Điều kiện kinh tế ­ xã hội 2.1.3.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP  Quy   mô   GDP   tỉnh   TTH   tăng   trưởng   nhanh,   chuyển   dịch   theo   hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và mang tính dịch vụ  rõ nét.   Tình hình phát triển kinh tế  giúp thúc đẩy hoạt động du lịch phát   triển: kích thích nhu cầu, mở rộng thị trường du lịch và tăng khả năng  đáp ứng nhu cầu của du khách. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng:  Hệ thống CSHT tỉnh TTH trong thời gian   qua không ngừng được hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng   cuộc sống của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho du   lịch phát triển. 2.1.3.3. Dân cư  và nguồn lao động:  Năm 2013, dân số  của tỉnh  hơn 1,12 triệu người với 6 dân tộc chính. Các dân tộc có văn hoá  truyền   thống   độc   đáo   tạo   nên   nét   hấp   dẫn   có   thể   khai   thác   DL.   Nguồn lao động dồi dào, cần mẫn và có chuyên môn kỹ thuật tạo điều  kiện thuận lợi cho phát triển DL. 2.1.3.4. Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của TTH phân bố khá  hợp lý và có bước phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận  và kết nối các ĐTN. Mạng lưới đô thị  cung cấp hệ  thống cơ  sở vật   chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ cho hoạt động du lịch.
  10. 10 2.1.3.5. Chính sách, thể chế và vốn đầu tư: Chính sách và thể chế  phù hợp, thông thoáng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư  và thúc đẩy   hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, nền hành chính còn hạn chế  đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.1.3.6. Lịch sử phát triển và khai thác lãnh thổ: TTH là nơi hiện  diện nhiều nền văn hóa rực rỡ, là trung tâm chính trị trong hơn 3 thế  kỷ đã để lại trên lãnh thổ TTH ngày nay nhiều di sản văn hóa vừa đa   dạng vừa đặc sắc.  2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế 2.2.1. Các di tích lịch sử ­ văn hóa Tính đến năm 2013, TTH có 140 DTLSVH được xếp hạng các  cấp, nổi bật là Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là DSVH   thế giới. Thành phố Huế có mật độ di tích dày đặc và giá trị nhất. 2.2.1.1. Di tích khảo cổ: nhiều di tích khảo cổ có giá trị khoa học  thuộc nền văn hóa Chămpa và Quần thể  di tích Cố  đô Huế  vẫn còn  tồn tại ở TTH: Đàn Xã Tắc, các nền móng đền, tháp Chăm Pa,... 2.2.1.2. Di tích lịch sử:  Tính đến năm 2013 có 89 di tích lịch sử  được xếp hạng, trong đó có 42 di tích xếp hạng cấp quốc gia.  2.2.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) ở TTH có giá trị đặc  sắc, bao gồm cung điện, thành quách, lăng tẩm, làng cổ, đình, chùa,   miếu,... được xếp hạng cao, trong đó có 17 DTKTNT được công nhận  DSVH thế giới.  2.2.1.4. Danh lam thắng cảnh: TTH có nhiều cảnh sắc thiên nhiên  tươi  đẹp,  hài hòa với các công trình văn hóa  tạo nên những danh  thắng nổi tiếng. 2.2.2. Các lễ hội: TTH có 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định  kỳ.  Ngoài các lễ  hội dân gian truyền thống, TTH còn có  các lễ  hội  cung đình  tạo sức thu hút đặc biệt đối với du khách. Bên cạnh đó,  TTH còn tổ  chức nhiều lễ hội hiện đại, hấp dẫn như: Festival Huế,  Festival nghề truyền thống,... 2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học * Nhạc Huế  phong phú về  thể  loại, hấp dẫn về  nội dung. Nhã  Nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là DSVH phi vật  thể  của nhân loại. Ca Huế  đã được công nhận là DSVH phi vật thể  quốc gia.
  11. 11 * Ẩm thực Huế  dù phong cách sang trọng, cung đình hay giản dị,  dân dã cũng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn. Vì vậy, ẩm thực  Huế là nguồn TNDL hấp dẫn, là một phần trong chương trình du lịch  đến Huế. * Phong cách Huế: nếp sống người Huế gắn bó với khung cảnh  thiên nhiên hài hòa, hữu tình; tạo nên tâm hồn đa cảm, nét tính cách  nhuần nhị  và sâu lắng. Sự  dịu dàng, e  ấp, kín đáo, rụt rè của người  con gái Huế đã góp phần làm tăng thêm vẻ thơ mộng của Huế. * Các đối tượng du lịch khác: Phía Tây tỉnh TTH là địa bàn cư trú  của các dân tộc Tà  Ôi, Cơ  Tu,  Vân Kiều,... Các cộng đồng này có  những sắc thái dân tộc độc đáo trong sản xuất, sinh hoạt và phong tục  tập quán. Những giá trị  này tạo nên sức hấp dẫn lớn cho du khách,  góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương. 2.2.4. Làng nghề  truyền thống:  Ở  TTH, nhiều làng nghề  (LN) và  nghề  thủ công truyền thống lâu đời đến nay vẫn còn tồn tại như  đúc  đồng, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên,... Các LN này là nguồn  TNDL quý giá có khả  năng phát triển các sản phẩm như  du lịch LN,   các loại hàng hóa lưu niệm,… 2.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể  thao và hoạt động nhận thức   khác Các bảo tàng, công trình văn hóa đặc sắc, các sự  kiện kinh tế,   văn hóa, thể  thao,... là nguồn tài nguyên có giá trị  đối với hoạt động  du lịch của tỉnh. 2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế Dựa vào ý kiến chuyên gia, tiêu chí độ  hấp dẫn có vai trò tiên  quyết đến khả  năng và định hướng khai thác TNDLNV. Vì vậy, độ  hấp dẫn của tất cả  các ĐTN được đánh giá trước để  sơ  loại những   ĐTN có độ  hấp dẫn dưới trung bình. Qua đánh giá độ  hấp dẫn của  172 ĐTN, đề tài chọn 76 điểm TNDLNV đưa vào đánh giá phân hạng  khả năng khai thác gồm 44 DTLSVH, 4 lễ hội, 3 đối tượng du lịch gắn   với dân tộc học, 10 LNTT và 15 đối tượng văn hóa khác. Kết quả phân  hạng của 76 điểm TNDLNV   ở tỉnh TTH bao gồm 4 cấp. Điểm đánh  giá cao nhất là 5,0 (Chùa Thiên Mụ  và Điện Long An) và điểm thấp   nhất là 1,8 (Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre). 
  12. 12 Để  trực quan hóa kết quả  đánh giá, dễ  theo dõi kết quả  phân   hạng, nhận diện  ưu điểm và hạn chế  của các ĐTN theo các tiêu chí  đánh giá, tác giả chuẩn hóa dữ liệu theo phương pháp Max=100. Trên  cơ sở đó, kiểu biểu đồ radar được chọn để thể hiện điểm đánh giá tiêu   chí thành phần sau khi đã chuẩn hóa và phân nhóm các tài nguyên theo  hạng như hình sau: Hình 2.3. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần của TNDLNV tỉnh TTH  Hạng I. Tài  nguyên có khả  năng khai thác  rất cao Hạng II.  Tài  nguyên có khả  năng khai thác  cao
  13. 13 Hạng III. Tài  nguyên có khả  năng khai thác  trung bình
  14. 14 Hạng IV. Tài  nguyên có khả  năng khai thác  thấp Kí hiệu các tiêu chí: V1: Độ hấp dẫn                   V4: Mức độ bảo tồn V2: Khả năng tiếp cận        V5: Khả năng đón khách V3: Tính liên kết                V6: Thời gian khai thác ­ Hạng I (khả năng khai thác rất cao): gồm 24 ĐTN, chiếm tỷ lệ  31,6%, điểm trung bình là 4,7. Chùa Thiên Mụ  và Điện Long An rất   thuận lợi cho phát triển DL vì có điểm cao tuyệt đối ở tất cả các tiêu   chí. Một số ĐTN bị hạn chế về mức độ bảo tồn, thời gian khai thác.   Hơn 60% số tài nguyên hạng I tập trung  ở TP Huế. Đây là thuận lợi   rất lớn của TP Huế nói riêng và tỉnh TTH nói chung để tập trung đầu   tư, phát triển hoạt động DL. ­ Hạng II (khả  năng khai thác cao): gồm 34 ĐTN, chiếm tỷ  lệ  44,7%,  điểm trung bình là 3,8. Nhiều  ĐTN  có khả  năng khai thác   thuận lợi nhưng bị  hạn chế  bởi sự  xuống cấp, hư hại hoặc cách xa   trung tâm thành phố hoặc do hạn chế về khả năng đón khách hoặc do  hạn chế về thời gian khai thác. ­ Hạng III: TNDLNV có khả  năng khai thác  ở  mức trung bình,   gồm   13   ĐTN,   chiếm   tỷ   lệ   17,1%,   điểm   trung   bình   là   3,1.   Các   tài  nguyên hạng III có 4 di tích lịch sử  ­ văn hóa và 2 làng nghề  truyền   thống, hầu hết đều ở xa trung tâm tỉnh. Đây là các di tích có giá trị về  lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật,... nhưng do tình trạng xuống cấp, hư hại   cùng với những hạn chế trong điều kiện khai thác nên khả  năng khai   thác chỉ ở trung bình cho hoạt động du lịch. ­   Hạng   IV:   TNDLNV   có   khả   năng   khai   thác   thấp   gồm   5   tài  nguyên, chiếm tỷ  lệ  6,6%. Các tài nguyên này có độ  hấp dẫn trung   bình và các điều kiện khai thác ít thuận lợi. ­ Hạng V: TNDLNV có khả  năng khai thác rất thấp. Các ĐTN   đưa vào đánh giá và phân hạng đã được sơ  loại về  mức độ  hấp dẫn   nên kết quả đánh giá của hạng này không có ĐTN nào.
  15. 15 2.4. Thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế Để  phân tích thực trạng khai thác TNDLNV, đề  tài tiến hành thu   thập tài liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước, công  ty du lịch và thu thập dữ  liệu sơ  cấp về  cảm nhận của du   khách bằng phương pháp điều tra bảng hỏi. 2.4.1. Qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và công ty du   lịch 2.4.1.1. Các tuyến, điểm du lịch a. Cơ quan quản lý nhà nước tổ chức: Trung tâm bảo tồn Di tích  Cố đô Huế quản lý và trực tiếp khai thác các di tích thuộc QTDT Cố  đô Huế, gồm cả  di sản phi vật thể  triểu Nguyễn. Bảo tàng Hồ  Chí  Minh TTH tổ chức tham quan bảo tàng và các di tích của chủ tịch Hồ  Chí Minh  ở  TTH.  Trung tâm quản lý và tổ  chức biễu diễn   Ca Huế  trực tiếp khai thác Ca Huế trên sông Hương. b. Công ty du lịch tổ  chức : Các điểm du lịch nhân văn được tập  trung khai thác nhiều, chiếm 47/52 điểm du lịch đưa vào khai thác. Số  lượng các điểm du lịch nhân văn phân theo loại hình đưa vào khai thác   chủ yếu là DTKTNT. Tuy nhiên, số lượng di tích được xếp hạng đưa  vào khai thác so với tổng số  DTLSVH được xếp hạng của tỉnh còn   chiếm tỷ lệ thấp.  ­ Tần suất xuất hiện của các điểm du lịch trong các chương trình   du lịch chênh nhau rất lớn giữa một số di tích thuộc QTDT Cố đô Huế  (>50%) và các điểm còn lại. Loại hình du lịch còn đơn điệu, chủ yếu   là chương trình du lịch tham quan thuần túy. Các tuyến, điểm du lịch   hầu hết các tập trung khai thác các điểm  ở  TP Huế  và khu vực phụ  cận.  2.4.1.2. Số lượng khách và doanh thu vé tham quan: Khách đến di  tích Huế nhìn chung liên tục tăng, trong giai đoạn 2000 ­ 2013, tốc độ  tăng trưởng lượt khách đạt  6%/năm và tốc  độ  tăng doanh  thu đạt  15%/năm.  2.4.1.3. Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tài nguyên :  hàng trăm  DTLSVH được bảo tồn, tu bổ, tôn tạo; công tác đào tạo, truyền nghề  đối với các loại hình nghệ  thuật truyền thống,.. đem lại những hiệu  quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào việc thu  hút   khách   đến   Huế,   tạo   ra   sự   quan   tâm   đối   với   cộng   đồng   địa  
  16. 16 phương.  2.4.1.4. Công tác quản lý: Tỉnh đã thành lập các cơ  quan chuyên  trách quản lí nguồn TNDLNV đặc sắc.  Ngoài ra,  tỉnh đã tiến hành  triển khai các  hoạt động  phối hợp  với  cộng đồng địa phương trong  việc bảo tồn di tích.  Như  vậy, qua phân tích thực trạng khai thác TNDLNV cho thấy  mức độ  khai thác giữa các ĐTN rất khác nhau. Tổng hợp khả  năng  khai thác và mức độ khai thác TNDLNV thể hiện qua bảng sau:  Bảng 2.8. Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV tỉnh TTH Mức độ khai thác (KT) Khả năng  Điểm tài  STT Rất ít/chưa khai  khai thác nguyên Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít thác 1 ại Nội Đ Lăng T 2 ự Đức Chùa Thiên Mụ 3 Kinh Thành Huế 4 Đàn Nam Giao 5 6 ện Long An Đi 7 ốc Tử Giám Qu Cung An Đ 8 ịnh Nhà v 9 ườn Lạc Tịnh  Lăng Khải Định 10 Cầu Ngói Thanh Toàn 11 Lăng Minh Mạng 12 Điện Hòn Chén 13 Lễ hội vật làng Sình 14 Rất cao Lễ hội điện Hòn Chén 15 Ca Huế trên sông Hương 16 Làng nghề đúc đồng  17 18 Tranh làng Sình  Hoa giấy Thanh Tiên 19 Làng hương Thủy Xuân 20 Chùa Từ Hiếu 21 Bảo tàng Hồ Chí Minh  22 Nhà vườn An Hiên 23 Chợ Đông Ba 24 Cao Trường Quốc Học 25 NLN Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan 26 LM và NT, Nghĩa trang Phan Bội Châu 27 Lăng Dục Đức 28 Lăng Đồng Khánh 29 Hổ Quyền 30 Đàn Xã Tắc 31 Lăng Thiệu Trị 32 33 Lăng Gia Long Văn Miếu 34 LM và NT Nguyễn Tri Phương 35 Làng Cổ Phước Tích 36 KLN Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 37 Nhà lưu niệm Dương Nỗ 38
  17. 17 Đình Dương Nỗ 39 Tháp Mỹ Khánh 40 41 Chùa Thánh Duyên Làng gốm Phước Tích 42 Lễ hội Quán Thế Âm 43 Lễ hội đền Huyền Trân 44 45 Làng văn hóa thôn Akai 1 Nón lá Thủy Thanh 46 Dệt Zèng A Lưới 47 48 LN mây tre đan Bao La Chùa Từ Đàm 49 Huyền Không sơn Thượng 50 Thiền viện Bạch Mã 51 TTVH Huyền Trân 52 Chùa Thiền Lâm 53 Hải Vân Quan 54 Đan viện Thiên An  55 Nhà thờ Phủ Cam 56 Dòng chúa Cứu Thế 57 Gác Trịnh 58 Nhà Ngô Đình Cẩn và KV Chín hầm  59 Hồ Tịnh Tâm 60 Điện Voi Ré 61 Địa điểm Toà Khâm Sứ Trung Kỳ 62 Phủ thờ Tôn Thất Thuyết 63 Đình Thủ Lễ 63 Trung Đình làng An Truyền 65  bình 66 Chùa Hà Trung Đồi A  Bia 67 Làng văn hóa thôn Dổi 68 Làng mộc Mỹ Xuyên 69 Làng CB tinh dầu tràm Lộc Thủy  70 Hải Đăng Sơn Chà 71 Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng 72 73 Chùa Thành Trung  Thấp 74 Hang Đá Nhà ­ Núi Giòn Địa đạo Động So ­ A Túc 75 Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre 76 Bảng 2.8 cho thấy sự  phù hợp giữa kết quả  đánh giá TNDLNV  của đề tài và thực trạng khai thác tài nguyên. Đồng thời, Bảng 2.8 cho  thấy địa phương vẫn còn dư địa lớn để phát triển du lịch trong tương   lai. 2.4.2. Qua cảm nhận của du khách Căn cứ vào giá trị nổi bật của tài nguyên và thực trạng khai thác   các điểm tham quan du lịch nhân văn hiện nay ở TTH, đề tài tập trung  vào khảo sát cảm nhận của khách quốc tế và nội địa với hai nhóm tài   nguyên theo bảng hỏi riêng gồm các điểm tham quan du lịch là các   DTLSVH và công trình văn hóa (gọi tắt là di tích ­ công trình văn hóa)  và các LNTT. 
  18. 18 2.4.2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra  về  nguồn khách,  độ  tuổi, nghề nghiệp,… phản ánh gần sát với đặc điểm khách du lịch đến   Huế, đảm bảo đối tượng phỏng vấn có thể đại diện cho tổng thể để  nghiên cứu. 2.4.2.2. Thông tin về chuyến đi của du khách Hầu hết khách đến Huế  rất quan tâm đến TNDLNV với hơn ½  du khách đến Huế lần đầu, thời gian lưu lại Huế ngắn và chủ yếu là   tự tổ chức. 2.4.2.3. Cảm nhận của du khách Cảm nhận của du khách được đánh giá theo 5 mức với giá trị  trung bình như  sau: Từ  1,00 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn  toàn không hài lòng; Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý/Không hài lòng;   Từ  2,61 đến 3,40: Bình thường; Từ  3,41 đến 4,20: Đồng ý/Hài lòng;   Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng. a. Cảm nhận về  chương trình du lịch: đa phần du khách cảm  thấy hài lòng với chương trình du lịch, điểm trung bình là 3,5. Mức  cảm nhận này chưa phải cao so với một trung tâm quốc gia về du lịch  ­ lữ hành như Huế. b. Cảm nhận về  điểm du lịch di tích ­ công trình văn hóa: nhìn  chung, du khách hài lòng với các điểm du lịch di tích – công trình văn  hóa, đặc biệt là phong cảnh, kiến trúc và giá trị lịch sử của tài nguyên.  Tuy nhiên, số  du khách không hài lòng với điều kiện vệ  sinh – môi   trường, các dịch vụ  bổ  trợ  còn rất nhiều. Với sự  khác biệt về  mặt   văn hóa, khách quốc tế  đánh giá cao về  những giá trị  của tài nguyên  hơn khách nội địa.  c. Cảm nhận về các điểm du lịch làng nghề truyền thống : Đa số  du khách hài lòng, đặc biệt, phong cảnh, kiến trúc, môi trường sống   yên bình và tính cách của người dân rất được du khách đánh giá cao.  Tuy nhiên, du khách ít hài lòng với các dịch vụ du lịch bổ trợ và tiếng  ồn khi tham quan làng nghề. Điều này phù hợp với thực tế khai thác   du lịch làng nghề  ở Huế hiện nay còn tự  phát hoặc được đầu tư  với   quy mô nhỏ  lẻ, chưa bài bản. Do sự  khác biệt về  văn hóa, du khách  châu Âu, Úc, Mỹ, Phi đánh giá cao các yếu tố  phản ánh giá trị  tài  nguyên hơn khách châu Á và khách nội địa. Bên cạnh đó, các sản 
  19. 19 phẩm của các điểm du lịch làng nghề hiện nay ở TTH chưa được du  khách đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.  CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ  TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN ­  HUẾ 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc   Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: xác định TTH là  địa bàn trọng điểm phát triển du lịch và Huế  là trung tâm du lịch lớn  nhất của vùng BTB . 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội và Quy hoạch   tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên ­ Huế giai đoạn 2013 –   2020, định hướng đến 2030: xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, gắn  phát triển DL với bảo tồn văn hóa Huế.  3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của ngành du lịch Thừa Thiên   ­ Huế: Hoạt động DL trong hơn 10 năm qua ngày càng phát triển về  lượt  khách, CSHT, CSVCKT  và nguồn nhân lực (NNL) du lịch.  Tuy  nhiên   hoạt   động   DL   vẫn   còn   nhiều   hạn   chế   trong   khai   thác   tài  nguyên, tổ chức, điều hành, và xây dựng chiến lược phát triển. 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên   du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên ­ Huế. Ma trận SWOT dưới đây cho thấy sự kết hợp những điểm mạnh   (S), điểm yếu (W) từ bên trong nội bộ của ngành du lịch tỉnh TTH và  những cơ  hội (O), thách thức (T) từ  bên ngoài trong việc khai thác  TNDLNV phục vụ phát triển du lịch TTH. Bảng 3.2. Phân tích SWOT cho việc khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế Cơ hội (Opportunities) ­ 0 Thách thức (Threats) – T O1: Nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nền  T1: Sự nổi lên của các di sản thế giới  văn hóa khác của khách trong và ngoài  trong nước và khu vực. nước cao. T2: Sự xuống cấp của DTLSVH, đặc  O2: Sự bất ổn chính trị của các quốc gia  biệt các DSVH Huế dưới tác động  khác trong khu vực  mạnh của yếu tố môi trường (khí  O3: Huế được xác định là trọng điểm của  hậu) vùng BTB và cả nước về du lịch văn hóa  T3: Sự nổi lên của trung tâm du lịch  O4: Huế được xác định là TP Festival của  Đà Nẵng Việt Nam T4: Thị trường tiêu thụ ngày càng khó  O5: Nhiều nhà đầu tư đến với TTH tính, yêu cầu về chất lượng ngày càng 
  20. 20 cao. Điểm mạnh (Strengths) ­ S Kết hợp Mạnh + Cơ hội Kết hợp Mạnh + Thách thức S1: TNDLNV phong phú và đa dạng,  S1, 2, 3O1, 2, 3: Tập trung phát triển mạnh  S1, 2, 3T 2: Tôn tạo và quản lý các  còn nhiều tiềm năng để phát triển  loại hình du lịch văn hóa DTLSVH  S2: Có hai Di sản thế giới S1, 2, 3, 4, 5, 6O1, 2, 3, 4, 5: Đa dạng hóa các sản  S2, 11T1,3: Phát huy thương hiệu Di  S3: Các DTLSVH có giá trị cao, mật  phẩm du lịch gắn với TNDLNV sản văn hóa thế giới với cảnh  độ di tích dày đặc S3, 9, 8O1: Đẩy mạnh khai thác các tour du  quan thiên nhiên đẹp S4: Làng nghề truyền thống  với các  lịch liên kết các điểm TNDLNV  S9T1: Tăng cường hoạt động kinh  sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng S4O1: Phát huy thế mạnh làng nghề  doanh và quảng bá du lịch S5: Văn hóa của đồng bào dân tộc  truyền thống gắn với du lịch. S 4,7,10T1, 2: Phát huy nhân lực địa  thiểu số đặc sắc S5O1, 3, 4: Phát huy nét đặc sắc của văn hóa  phương, tạo các sản phẩm du lịch  S6: Nghệ thuật ẩm thực phong phú đồng bào dân tộc thiểu số đặc thù, và tham gia hoạt động du  S7: NNL dồi dào, có trình độ S6, 10O1, 3, 4: Quảng bá nghệ thuật ẩm thực  lịch  S8: Có đầy đủ loại hình giao thông Huế và truyền thống người dân mến  S6T3, 4: Tranh thủ chính sách ưu đãi  S9: Hệ thống CSLT, lữ hành khá hoàn  khách của chính phủ để đầu tư nâng cao  chỉnh S1, 2, 3, 4, 5, 6 , 8, 9O2, 4: Đẩy mạnh thương hiệu  chất lượng sản phẩm du lịch S10: Truyền thống người dân mến  TP  Festival đặc trưng của Việt Nam và  khách, thân thiện thế giới  S11 : Cộng hưởng cảnh quan thiên nhiên  đẹp S12 : Chính sách ưu đãi đầu tư Điểm yếu (Weaknesses) ­ W Kết hợp Yếu + Cơ hội  Kết hợp Yếu + Thách thức  W1: Khách du lịch hạn chế đến Huế  W2, 5O3, 4, 5: Thu hút đầu tư vào các dự án  W1T1: Xây dựng các sản phẩm và  vào mùa mưa bão  tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích, đặc  dịch vụ W2: Nhiều DTLSVH đang bị hư hại,  biệt là các di sản thế giới du lịch cho mùa thấp điểm  xuống cấp W1,2, 4, 5O1: Xây dựng sản phẩm du lịch  W2, 12T2: Xã hội hóa quản lý các  W3: Thiếu hệ thống chỉ dẫn thông tin  độc đáo tận dụng ưu thế tài nguyên du  điểm di tích lịch sử văn hóa địa  du lịch đến các DTLSVH lịch nhân văn, làng nghề truyền thống,  phương.  W4: Phần lớn các ĐTN có sức chứa  ẩm thực để thu hút khách trong các tour  W5T1, 3: Đầu tư phát triển các làng  nhỏ du lịch khám phá tìm hiểu lịch sử, văn hóa nghề truyền thống, đặc thù  W5: Các LNTT có nguy cơ mai một  W3, 6, 7O5: Thu hút đầu tư các dự án xây  W2, 3, 4, 6, 7 T4: Đầu tư có trọng  dần dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có  điểm để trùng tu, tôn tạo các di  W6: Thiếu CSLT có chất lượng cao  chất lượng cao.  tích và nâng cao chất lượng dịch  W7: Thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí W5, 10O3, 4, 5: Hỗ trợ doanh nghiệp và  vụ để tăng giá trị phục vụ du lịch  W8: Người dân địa phương hoạt động  người dân địa phương phát triển du lịch.  W8, 10T3,4: Xây dựng cơ chế ưu  du lịch một cách tự phát W8, 9O3, 4,: Tăng cường công tác quản lý  tiên, khuyến khích phát triển các  W9: Một số điểm du lịch mất an ninh,  đối với hoạt động du lịch    cơ sở kinh doanh du lịch ở địa  trật tự  W2, 12, 11O3, 4: Xã hội hóa nguồn lực trong  phương. W10: Sự thờ ơ và thiếu tự tin của  bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích. W8, 9, 11T4: Tăng cường công tác  người dân địa phương. quản lý và liên kết ngành trong  W11: Thiếu sự liên kết trong quản lý và  quản lý và khai thác tài nguyên khai thác các TNDLNV W12: Hạn chế trong việc nhận chăm  sóc, bảo vệ di tích của người dân địa  phương 3.2. Định hướng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở  tỉnh Thừa Thiên ­ Huế phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030. 3.2.1. Định hướng tổng quát  Việc khai thác TNDLNV tỉnh TTH cần chú ý một số định hướng  sau:  Phải phù hợp với QHTT phát triển KTXH và của ngành DL; Mở  rộng địa bàn hoạt động DL; Đa dạng hóa SPDL; Gắn liền với việc   nâng cao các giá trị  văn hóa truyền thống của dân tộc; Gắn liền với  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1