intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề ra các giải pháp nhằm đổi mới công tác Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hôi trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ BÙI ĐỨC THỊNH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 9.34.04.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc GS.TS. Tô Dũng Tiến Phản biện 1: TS. Trần Văn Đức Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc Viện Khoa học lao động và Xã hội Phản biện 3: PGS.TS. Lê Trung Thành Trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ..... ngày ..... tháng ..... năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD) là những nội dung cơ bản và rất quan trọng đối với xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của công tác cán bộ. Xã hội càng phát triển công tác cán bộ càng phải được chú trọng, chất lượng đội ngũ CBCC đòi hỏi ngày càng cao hơn. Do vậy, ĐTBD sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Theo đánh giá tổng kết của Bộ Nội vụ sau 5 năm thực hiện Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011 – 2015 cho rằng chất lượng ĐTBD CBCC chưa được cải thiện rõ rệt so với yêu cầu cải cách hành chính Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng đã giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: “Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao”; “Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hạn chế tình trạng phân tán chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước” (Chính phủ, 2016). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cũng như trong quá trình cải cách hoạt động của bộ máy hành chính, nhiệm vụ của Bô ̣ LĐTBXH ngày càng nặng nề và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng của Bô ̣, đội ngũ CBCC cần phải được ĐTBD để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng được vị trí mà mình đảm nhận. Theo Báo báo cáo tổng kết của Bô ̣ LĐTBXH về công tác ĐTBD CBCC và 5 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Chính phủ đã chỉ ra một số kết quả đạt được như công tác ĐTBD đã bám sát yêu cầu, mục tiêu và chương trình của Bộ và bám sát yêu cầu thực tiễn, và xác định được nội dung, hình thức và phương pháp ĐTBD thích hợp. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại: (i) Nội dung, chương trình ĐTBD CBCC tuy có đổi mới nhưng còn nặng về tính lý thuyết, thời gian kéo dài, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, nên khi vận dụng, áp dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế; (ii) Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác ĐTBD, tạo nguồn cán bộ nên cán bộ được cử đi học còn chưa được tạo điều kiện đầy đủ về thời gian để tham gia các khóa ĐTBD hoặc cử CBCC đi ĐTBD nhưng chưa thực sự gắn với công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá cán bộ; (iii) Còn thiếu chủ động trong việc xây dựng và ban hành kế hoạch ĐTBD hàng năm do phải chờ văn bản hướng dẫn và phân bổ kinh phí của Bộ Nội vụ; (iv) Việc đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho công tác ĐTBD chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra; (v) Một số văn bản quy định về định mức chi trong hoạt động ĐTBD chưa phù hợp với tình hình thực tế đã gây ra khó khăn đối với các cơ sở đào tạo và việc quản lý công tác ĐTBD…” (Bộ LĐTBXH, 2016). 1
  4. Ngày 06/8/2012 Bộ LĐTBXH ban hành Quyết định số 990/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt quy hoạch nguồn nhân lực ngành LĐTBXH giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng thể: “Đảm bảo đủ số lượng, hợp lý cơ cấu, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó chú trọng đào tạo một số bộ phận CBCC có chất lượng cao tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và quốc tế” (Bộ LĐTBXH, 2012). Để góp phần giúp Bộ LĐTBXH thực hiện tốt mục tiêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài là hết sức cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ĐTBD CBCC của Bô ̣ LĐTBXH hiện nay; từ đó đề ra các giải pháp nhằm đổi mới công tác ĐTBD cho CBCC của Bô ̣ LĐTBXH trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTBD CBCC; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC của Bô ̣ LĐTBXH trong thời gian qua; - Đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới công tác ĐTBD cho CBCC của Bô ̣ LĐTBXH trong giai đoa ̣n tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: ĐTBD cho CBCC của Bô ̣ LĐTBXH. Đối tượng khảo sát bao gồm: CBCC của Bộ được cử đi ĐTBD; giảng viên của các khóa ĐTBD; cán bộ quản lý các khóa ĐTBD; lãnh đạo đơn vị và cựu học viên tham gia các khóa ĐTBD. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu về ĐTBD cho CBCC của Bô ̣ LĐTBXH theo nô ̣i dung, chương trıǹ h do Bộ Nội vụ quản lý; Không đi sâu nghiên cứu đào tạo cho CBCC theo hệ thống giáo dục quốc dân do Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o quản lý. - Về không gian: Nghiên cứu về ĐTBD cho CBCC đang làm việc tại các đơn vị thuộc Bô ̣ LĐTBXH; Nghiên cứu về ĐTBD cho CBCC tại cơ sở ĐTBD CBCC của Bô ̣ là chính (Trung tâm ĐTBD CBCC, hiện nay là Trường ĐTBD CBCC lao động - xã hội). - Về thời gian: số liệu được nghiên cứu trong những năm 2011 - 2017 số liệu điều tra tập trung chủ yếu năm 2014. Đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ năm 2020 – 2025. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Tổng hợp nhiều quan điểm ĐTBD, đưa ra khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC góp phần làm làm rõ hơn lý luận về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ LĐTBXH và đóng góp cho cơ sở lý luận về nội dung ĐTBD CBCC bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CBCC; lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng. Về thực tiễn: Cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích, làm rõ những hạn chế, đánh giá ĐTBD CBCC và yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC Bộ LĐTBXH; Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH. 2
  5. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm ĐTBD CBCC. Vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và đánh giá độ tin cậy của thang đo để kiểm định các tiêu chí yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC. Vận dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. Giá trị thực tiễn: Cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá thực trạng ĐTBD CBCC và yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH. Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho cho các nhà quản lý ĐTBD CBCC và cơ sở tổ chức ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác ĐTBD CBCC. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 2.1.1.1. Cán bộ, công chức Công chức thường được hiểu khác nhau ở các quốc gia. Việc xác định ai là công chức thường do các yếu tố sau quyết định: Hệ thống thể chế chính trị; Hệ thống thể chế hành chính; Tính truyền thống; Sự phát triển kinh tế - xã hội; Các yếu tố văn hoá. “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Quốc hội, 2008). “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 2008). 2.1.1.2. Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập, cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc phù hợp với yêu cầu đặt ra. Việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch. 2.1.1.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Đào tạo bồi dưỡng cán CBCC là quá trình bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc một cách có hệ thống cho CBCC ở một vị trí công tác nào đó, để đạt được trình độ cao hơn phù hợp với yêu cầu đặt ra. 3
  6. 2.1.2. Vai trò của đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Việc bồi dưỡng kiến thức, đào tạo bổ sung và nâng cao trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian tới, có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần bù đắp những hẫng hụt về kiến thức, sự lạc hậu về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc… và nó giúp cho CBCC thích ứng, bắt nhịp được với sự thay đổi trong công việc, phù hợp với vị trí, nhiệm vụ mà mình đang đảm nhận. 2.1.3. Đặc điểm của đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Đào tạo bồi dưỡng CBCC mang những đặc điểm: (i) việc ĐTBD phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức; (ii) công tác ĐTBD phải tiến hành đồng bộ, theo kế hoạch và quy hoạch; (iii) ĐTBD toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn; (iv) ĐTBD vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của CBCC. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nội dung nghiên cứu ĐTBD CBCC bao gồm: (i) Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng; (ii) Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; (iii) Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; (iv) Đánh giá đào tạo bồi dưỡng. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC nhưng có một số yếu tố sau: (i) Cơ chế Chı́nh sách; (ii) Hợp tác nhập quốc tế; (iii) Chương trình tài liệu; (iv) Chất lượng và nghiệp vụ giảng viên; (v) Yếu tố liên quan đến học viên; (vi) Cơ sở vật chất; (vii) Công tác tổ chức khóa học. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Nghiên cứu kinh nghiệm về ĐTBD CBCC ở Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore và nghiên cứu kinh nghiệm ĐTBD CBCC của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để rút ra 05 bài học cho Bộ LĐTBXH. 2.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở nước ngoài cũng như trong nước các nghiên cứu về ĐTBD CBCC đã tạo ra được một nền tảng về lý luận và thực tiễn cho công tác này. Các nghiên cứu này đã cho chúng ta một bức tranh tương đối rõ nét về ĐTBD ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Những nghiên cứu trước chủ yếu mang tính vĩ mô, còn ít đi vào cụ thể về ĐTBD đối với CBCC ở từng Bộ, ngành, địa phương. Do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, mà chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể về vấn đề: “ĐTBD CBCC Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Theo Nghị định số 14/2017/NĐ-CP của Chính phủ (2017) Bộ LĐTBXH là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước. Như vậy, Bô ̣ LĐTBXH vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp 4
  7. tổ chức các đơn vị hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực lao đô ̣ng, người có công và xã hô ̣i trên phạm vi cả nước. Số lượng CBCC của Bộ hiện nay là gần 700 người. CBCC cả Bộ và các đơn vị quản lý Nhà nước có độ tuổi dưới 40 là chủ yếu. Ở độ tuổi này CBCC vừa có kinh nghiệm làm việc trên chục năm vừa năng động trong công việc. Tỷ lệ nam, nữ của cả Bộ và các đơn vị quản lý Nhà nước chênh lệch không lớn, dao động trên dưới 50%. Cơ sở ĐTBD CBCC của Bộ Lao LĐTBXH là Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng CBCC thuộc Trường Đại học Lao động - Xã hội từ năm 2002 đến năm 2015 và Trường ĐTBD CBCC Lao động – Xã hội từ năm 2015 đến nay. 3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3.2.1. Các phương pháp tiếp cận Các phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài luận án bao gồm: tiếp cận hệ thống; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận quy trình đào tạo bồi dưỡng; tiếp cận theo chức danh, vị trí việc làm. 3.2.2. Khung phân tích Dựa trên các phương pháp tiếp cận trên, nội dung nghiên cứu ĐTBD CBCC cấp bộ được thể hiện ở khung phân tích (Sơ đồ 3.1) Thu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP BỘ thập số liệu, thông tin YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THỰC TRẠNG ĐTBD CBCC ĐẾN ĐTBD CBCC Phân - Cơ chế Chính sách về ĐTBD - Xác định nhu cầu ĐTBD - Hội nhập quốc tế tích số - Lập kế hoạch ĐTBD - Chương trình, tài liệu liệu - Yếu tố liên quan đến giảng viên thông - Thực hiện kế hoạch ĐTBD - Yếu tố liên quan đến người tin - Đánh giá ĐTBD học - Cơ sở vật chất Kết - Công tác tổ chức khóa học quả phân tích GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI Sơ đồ 3.1. Khung phân tích đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 3.3. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu thứ nhất là cơ sở ĐTBD CBCC của Bô ̣ Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi diễn ra các hoạt động ĐTBD CBCC của Bộ cụ thể là Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng CBCC hiện nay là Trường ĐTBD CBCC lao động - xã hội. Địa điểm nghiên cứu thứ hai là các đơn vị thuộc và trực thuộc Bô ̣ Lao động - Thương binh và Xã hội có CBCC tham gia các khoá ĐTBD. Tại địa điểm này, tác giả điều tra 2 nhóm đối tượng để nghiên cứu. Đó là lãnh đạo, quản lý các đơn vị và cựu học viên đã tham gia các khoá ĐTBD. 5
  8. 3.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm: (i) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng đội ngũ CBCC và ĐTBD CBCC; (ii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC; (iii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả ĐTBD CBCC. 3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp Nguồn thông tin đã công bố chủ yếu lấy ở sách, báo,... nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới công tác ĐTBD CBCC. Thu thập từ Internet có được các thông tin về tình hình thực tiễn có liên quan tới công tác ĐTBD CBCC. Thu thập từ Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, các số liệu, tài liệu để khái quát thực trạng nhu cầu ĐTBD CBCC. Thu thập từ cơ sở tổ chức ĐTBD CBCC các số liệu về hoạt động ĐTBD CBCC. 3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp Tác giả sử dụng 5 nhóm đối tượng để điều tra, thu thập số liệu là: học viên tham gia các khóa ĐTBD; giảng viên giảng dạy các khóa ĐTBD; cán bộ quản lý các khóa ĐTBD; lãnh đạo các đơn vị có học viên tham gia các khóa ĐTBD và các cựu học viên đã tham gia các khóa ĐTBD. Tổng số mẫu điều tra thu về, được sử dụng trong nghiên cứu là 401 mẫu, trong đó có 240 mẫu học viên tham gia các khóa ĐTBD; 66 mẫu giảng viên giảng dạy các khóa ĐTBD; 15 mẫu cán bộ quản lý các khóa ĐTBD; 15 mẫu lãnh đạo các đơn vị có học viên tham gia các khóa ĐTBD và 65 mẫu các cựu học viên. 3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Dữ liệu thu thập được kiểm tra, phân loại, đánh giá, chuẩn hoá, hiệu chỉnh, mã hóa và phân tổ, thiết lập các bảng thống kê và các biểu tổng hợp theo mục tiêu, nội dung nghiên cứu. Các phương pháp phân tích số liệu thông tin bao gồm các phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp cho điểm, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, sử dụng mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD CBCC. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 4.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng Đối với cá nhân trong các đơn vị, hàng năm đăng ký với thủ trưởng của đơn vị nhu cầu ĐTBD; Đối với các đơn vị trong Bộ, dựa vào nhu cầu cán bộ chuyên môn trong từng bộ phận, phòng ban hàng năm; Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc xác định nhu cầu ĐTBD CBCC sẽ do Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách. Thường vào tháng 6 của năm trước, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ gửi văn bản hướng dẫn các đơn vị trong Bộ xác định nhu cầu ĐTBD của mình gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp. Trong những năm gần đây, nhu cầu ĐTBD CBCC của Bô ̣ LĐTBXH tiếp tục tập trung chủ yếu vào nội dung lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên nhằm nâng cao nhận thức, phẩm chất chính trị của từng cá nhân. 6
  9. Bảng 4.1. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2015- 2018 Đơn vị tính: lượt người Năm Nội dung, chương trình TĐPTBQ (%) 2015 2016 2017 2018 Lý luận chính trị 38 14 65 94 135,24 Chuyên viên cao cấp 12 1 17 23 124,22 Chuyên viên chính 65 76 95 121 123,01 Chuyên viên 100 21 55 41 74,29 Chuyên môn 5 83 112 129 295,49 Nghiệp vụ 0 0 0 123 - Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 0 121 85 133 - Quốc phòng An ninh 0 0 0 124 - Ngoại ngữ 100 106 248 217 129,47 Tin học 0 5 147 74 - Tổng 320 427 824 1079 149,95 4.1.2. Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng Bô ̣ LĐTBXH giao cho Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ĐTBD CBCC, trong đó có việc lập kế hoạch ĐTBD Bảng 4.2. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: lượt người Nội dung, chương trình 2016 2017 2018 Tổng số 1032 1180 880 1. Cao cấp lý luận chính trị 24 24 25 2. Quản lý nhà nước 105 100 65 - Chuyên viên cao cấp 20 10 15 - Chuyên viên chính 55 50 50 - Chuyên viên 30 40 0 3. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 150 165 100 - Lãnh đạo cấp vụ và tươg đương 30 30 20 - Lãnh đạo cấp phòng 120 135 80 4. Chuyên môn, nghiệp vụ 600 620 620 5. Ngoại ngữ 93 91 70 6. Tin học 60 180 0 Bộ LĐTBXH rất quan tâm đến nâng cao trình độ cho CBCC trên 600 lượt người trong một năm. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cấp Phòng và cấp Vụ là hết sức cần thiết, từ 100 đến 165 lượt người một năm. Những kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học Bộ quan tâm và đưa vào kế hoạch nhằm chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ CBCC của Bộ. Nội dung ĐTBD: Lý luận chính trị; Quản lý nhà nước; Kỹ năng lãnh đạo quản lý; Chuyên môn, nghiệp vụ; Tin học, ngoại ngữ. Tài liệu ĐTBD về chuyên môn nghiệp vụ của từng khóa học do giảng viên biên soạn; tài liệu theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và QLNN sử dụng chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ xây dựng và biên soạn. Kinh phí ĐTBD CBCC được sử dụng để chi trả cho các khoản: thù lao giảng viên, chi phí tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm, nước uống, hội trường, chi phí cho các công cụ hỗ trợ cho chương trình đào tạo… Nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH được cấp trong giai đoạn 2011 đến 2015 là dành hơn 2,3 - khoảng 3,4 tỷ đồng hàng năm cho ĐTBD trong nước và từ khoảng 840 triệu đồng đến hơn 1,5 tỷ đồng một năm cho ĐTBD ở nước ngoài. 7
  10. Bô ̣ LĐTBXH đã xây dựng kế hoạch ĐTBD dài hạn và ngắn hạn cơ bản đáp ứng được yêu cầu ĐTBD cho CBCC. Tuy nhiên, xây dựng kế hoạch ĐTBD còn nhiều bất cập, chưa mang tính tổng thể dài hạn, chưa bám sát vào nhu cầu và vị trí công việc cũng như qui hoạch cán bộ. 4.1.3. Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng Hàng năm, sau khi xây dựng xong kế hoạch ĐTBD CBCC; Bộ LĐTBXH tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD. Đối với ĐTBD ngoài Bộ thì căn cứ vào đối tượng cử đi, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm tổ chức thì Vụ Tổ chức cán bộ trực tiếp soạn thảo Quyết định trình Lãnh đạo Bộ ký phê duyệt cử đi học. Đối với ĐTBD trong Bộ, kế hoạch được giao cho cơ sở tổ chức ĐTBD (Trung tâm ĐTBD CBCC nay là Trường ĐTBD CBCC Lao động - Xã hội) thực hiện. 4.1.3.1. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài Nội dung ĐTBD CBCC ở nước ngoài rất đa dạng như ĐTBD tiến sỹ; thạc sỹ; quản lý nhà nước; chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ; tham quan, khảo sát và một số nội dung khác. Hình thức ĐTBD cụ thể tùy theo từng nội dung, có thể dài hạn trên 1 năm hoặc ngắn hạn từ 3 đến 12 tháng hoặc dưới 3 tháng. Nguồn kinh phí ĐTBD CBCC ở nước ngoài: theo kế hoạch do Bộ Nội vụ phân bổ, Đề án 165, Đề án 322, các chương trình, dự án tài trợ, từ các cá nhân… Bô ̣ LĐTBXH luôn chú trọng đến ĐTBD CBCC ở nước ngoài nhằm giúp họ cập nhật kiến thức mới, hội nhập quốc tế để có thể học hỏi, vận dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các khóa học bồi dưỡng, đào tạo vẫn còn ít do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp 4.1.3.2. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức trong nước ngoài Bộ Bô ̣ LĐTBXH cử CBCC đi ĐTBD bên ngoài Bộ theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng cán bộ của Bộ. Các nội dung cử đi ĐTBD bên ngoài Bộ bao gồm: lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, và đào tạo chuyên môn Hàng năm, số CBCC gửi đi ĐTBD ở bên ngoài Bộ chiếm số lượng ít (trên dưới một trăm người) và biến động trong từng năm do phụ thuộc vào nhu cầu và kế hoạch ĐTBD của năm đó. Nội dung ĐTBD cũng đa dạng và phong phú. Bảng 4.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ngoài Bộ giai đoạn 2011- 2017 Đơn vị tính: lượt người Năm TĐPTBQ Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (%) Trên đại học 45 14 7 16 18 40 35 96,47 Đại học 8 5 6 6 7 21 15 109,40 Chuyên môn, nghiệp vụ 19 45 37 21 25 67 31 107,24 Cao cấp lý luận chính trị 3 9 11 23 22 14 25 135,38 Chuyên viên cao cấp 6 7 14 5 8 4 11 109,05 Chuyên viên chính 19 22 4 6 30 28 43 112,38 Chuyên viên 0 21 7 3 9 21 16 - Cộng 100 123 86 80 119 195 176 108,41 4.1.3.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Bộ Công tác ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH được giao cho Trung tâm ĐTBD CBCC thực hiện đến năm 2014. Trung tâm đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai ĐTBD theo đúng kế hoạch. Trong quá trình tổ chức lớp Trung tâm đã phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị phối hợp, của giảng viên, của cán bộ quản lý, của học viên... bằng một qui trình tổ chức các lớp ĐTBD. Việc thực hiện ĐTBD CBCC giai đoạn này được thể hiện ở bảng 4.4. 8
  11. Bảng 4.4. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2014 Đơn vị tính: lượt người Nội dung, chương trình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chuyên viên chính 57 58 18 22 Chuyên viên 63 77 65 15 Chuyên môn, nghiệp vụ 1511 1150 1440 699 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 200 65 77 87 Ngoại ngữ 92 41 15 53 Tin học 0 0 0 0 Tổng 1923 1391 1615 876 ĐTBD trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào chuyên môn, nghiệp vụ với số lượng từ 699 – 1440 lượt người một năm. Các khóa kỹ năng lãnh đạo, quản lý cũng tổ chức với sự tham gia đông đảo của các học viên. các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính cũng như các lớp ngoại ngữ cũng được Bộ quan tâm mở. Từ năm 2015, Bộ thành lập Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội. Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội vẫn đang nối tiếp các hoạt động của Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện ĐTBD CBCC từ năm 2015 đến nay cụ thể ở bảng 4.5. Trong giai đoạn này, ĐTBD CBCC cũng tập trung vào chuyên môn, nghiệp vụ với số lượng từ 203 – 534 lượt người một năm (ít hơn so với giai đoạn trước). Các khóa kỹ năng lãnh đạo, quản lý cũng được quan tâm tổ chức. Bộ cũng thực hiện mở các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính cho CBCC, cũng như mở các lớp ngoại ngữ. Bảng 4.5. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: lượt người Nội dung, chương trình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chuyên viên chính 36 67 55 Chuyên viên 20 10 2 Chuyên môn, nghiệp vụ 534 203 221 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 155 61 57 Ngoại ngữ 66 66 55 Tin học 172 98 5 Cộng 1454 1048 913 Như vậy, ĐTBD tại Bộ được giao cho Trung tâm ĐTBD CBCC thực hiện đến năm 2014, giao cho Trường ĐTBD CBCC lao động - xã hội từ năm 2015. Đối tượng, nội dung chương trình theo qui định, hình thức ĐTBD đa dạng, phong phú, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng của khóa học. Chất lượng đội ngũ CBCC đã được nâng lên. Hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch ĐTBD CBCC theo từng thời kỳ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế như: trình tự thủ tục còn rờm rà; thời điểm tổ chức các khóa tập huấn tập trung vào cuối năm; chất lượng một số khóa ĐTBD chưa cao; phương pháp ĐTBD còn nặng về lý thuyết; các nội dung, chương trình tài liệu còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng. 4.1.4. Đánh giá đào tạo bồi dưỡng Đánh giá của học viên, giảng viên và người quản lý về các khóa đào tạo được trình bày ở bảng 4.6. 9
  12. Bảng 4.6. Đánh giá về khóa đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N N σ N N Nhu cầu, mục tiêu 237 4,17 0,683 66 4,33 0,681 15 4,00 0,945 318 4,20 0,713 Hình thức 235 4,12 0,645 66 4,31 0,674 15 4,11 0,879 316 4,16 0,672 Chương trình 220 4,05 0,713 65 4,24 0,639 15 4,07 0,788 300 4,09 0,716 Giảng viên 218 4,16 0,689 66 4,24 0,709 15 4,08 0,98 299 4,17 0,693 Học viên 213 4,14 0,711 66 3,99 0,792 15 3,87 0,958 294 4,09 0,707 Cơ sở vật chất 207 4,05 0,703 50 4,16 0,703 12 4,02 0,711 269 4,07 0,718 Hỗ trợ học viên 203 4,18 0,703 61 4,19 0,665 14 4,07 0,751 278 4,18 0,683 Kiểm tra, đánh giá 198 4,05 0,732 64 4,31 0,673 15 4,09 0,75 277 4,11 0,709 Tổ chức thực hiện 218 4,27 0,659 65 4,33 0,665 15 4,09 0,858 298 4,27 0,674 Trung bình tổng thể 4,13 4,24 4,04 4,15 Chất lượng (I) 78,3 80,8 76,1 78,74 Các khóa ĐTBD đều có chất lượng khá trở lên, nguyên nhân là do: Nội dung một số chương trình ĐTBD, Bộ LĐTBXH sử dụng của Bộ Nôi vụ nên có sự bài bản nhất định, như nội dung chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; nội dung chương trình kỹ năng lãnh đạo quản lý. Các giảng viên được mời từ học viện Hành chính; chuyên gia trong và ngoài Bộ; chuyên gia nước ngoài nên chất lượng được đảm bảo. Các khóa học được thuê hội trường của các khách sạn nên cơ sở vật chất được đảm bảo tốt. Tuy nhiên điều này cũng gây tốn kém nhiều về kinh phí làm giảm hiệu quả đào tạo bồi dưỡng. 4.1.5. Kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 4.1.5.1. Kết quả thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức a. Kết quả thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức so với nhu cầu Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố do đó nhu cầu đặt ra so với kết quả thực hiện có sự chênh lệch cụ thể bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức so với nhu cầu giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: lượt người Nội dung, 2015 2016 2017 chương trình Nhu cầu Thực hiện Nhu cầu Thực hiện Nhu cầu Thực hiện Tổng 320 1077 427 639 824 521 Cao cấp lý luận chính trị 38 22 14 14 65 25 Chuyên viên cao cấp 12 8 1 4 17 11 Chuyên viên chính 65 66 76 95 95 98 Chuyên viên 100 29 21 31 55 18 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 0 155 121 61 85 57 Chuyên môn, nghiệp vụ 5 559 83 270 112 252 Ngoại ngữ 100 66 106 66 248 55 Tin học 0 172 5 98 147 5 Như vậy, ĐTBD CBCC chưa bám sát nhu cầu phát triển của từng đơn vị, chưa phù hợp với vị trí việc làm. Bô ̣ LĐTBXH cần phải xây dựng những chương trình ĐTBD để phù hợp với nhu cầu của CBCC, nắm bắt đúng định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ. b. Kết quả thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức so với kế hoạch Kế hoạch ĐTBD Bộ xây dựng cho cả CBCC và viên chức. Do vậy, để so sánh thực hiện ĐTBD CBCC so với kế hoạch là rất khó. Trên cơ sở dữ liệu Báo cáo của Vụ Tổ chức 10
  13. cán bộ của Bộ; tác giả so sánh việc thực hiện ĐTBD của cả cán bộ, công chức, viên chức so với kế hoạch thể hiện ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức so với kế hoạch năm 2015- 2017 Đơn vị tính: lượt người 2015 2016 2017 Nội dung, chương trình Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện Tổng số 1150 1548 1032 1172 1180 1038 1. Cao cấp lý luận chính trị 36 22 24 14 24 25 2. Quản lý nhà nước 104 109 22 235 100 138 - Chuyên viên cao cấp 8 8 20 4 10 11 - Chuyên viên chính 36 66 55 104 50 100 - Chuyên viên 60 35 30 42 40 27 3. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 150 244 150 85 165 85 4. Chuyên môn, nghiệp vụ 600 880 600 665 620 674 5. Ngoại ngữ 100 71 93 106 91 99 6. Tin học 160 322 60 103 180 17 4.1.5.2. Trình độ cán bộ, công chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Thông qua ĐTBD giai đoạn 2015 - 2017 trình độ CBCC ngày càng tăng. Việc ĐTBD không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý mà còn căn cứ theo nhu cầu vị trí việc làm, nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Bộ. Bảng 4.9. Trình độ của cán bộ, công chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số 706 688 690 1. Theo trình độ lý luận chính trị - Cử nhân 0 0,00 1 0,15 1 0,14 - Cao cấp 139 19,69 141 20,49 145 21,01 - Trung cấp 381 53,97 379 55,09 409 59,28 - Sơ cấp 186 26,35 167 24,27 135 19,57 2. Theo trình độ quản lý Nhà nước - Chuyên viên cao cấp 31 4,39 35 5,09 36 5,22 - Chuyên viên chính 194 27,48 198 28,78 202 29,28 - Chuyên viên 437 61,90 437 63,52 437 63,33 - Cán sự và tương đương 44 6,23 18 2,62 15 2,17 3. Theo trình độ chuyên môn - Tiến sĩ 39 5,52 41 5,96 44 6,38 - Thạc sĩ 294 41,64 313 45,49 339 49,13 - Đại học 328 46,46 317 46,08 296 42,90 - Cao đẳng 18 2,55 5 0,73 1 0,14 - Trung cấp 14 1,98 3 0,44 3 0,43 - Sơ cấp 13 1,84 9 1,31 7 1,01 4. Trình độ ngoại ngữ - Đại học tiếng Anh 50 7,08 53 7,70 55 7,97 - Chứng chỉ tiếng Anh 598 84,70 581 84,45 584 84,64 - Đại học ngoại ngữ khác 26 3,68 24 3,49 24 3,48 - Chứng chỉ ngoại ngữ khác 32 4,53 30 4,36 27 3,91 11
  14. Trình độ lý luận chính trị của CBCC tăng dần qua các năm, số có trình độ cao cấp ngày càng nhiều cho thấy CBCC của Bộ LĐTBXH luôn chú trọng nâng cao trình độ chính trị, hiểu được tầm quan trọng của việc ĐTBD lý luận chính trị hàng năm. Vì vậy, việc ĐTBD nâng cao trình độ lý luận chính trị cho CBCC của Bộ luôn phải đặt lên hàng đầu. Trình độ về quản lý Nhà nước của CBCC Bô ̣ LĐTBXH tập trung chủ yếu ở ngạch chuyên viên với số lượng chiếm trên 60%; Ngạch chuyên viên chính tập trung chủ yếu vào CBCC lãnh đào và một số CBCC lâu năm (chiếm gần 30%); Ngạch chuyên viên cao cấp tập trung vào đối tượng lãnh đạo Bộ (chiếm khoảng 5%). Trình độ chuyên môn của CBCC Bô ̣ LĐTBXH đa số có trình độ từ đại học trở lên. Số lượng CBCC có trình độ đại học và thạc sĩ mỗi loại chiếm trên 40% đến gần 50%. CBCC của Bộ LĐTBXH có trình độ ngoại ngữ về tiếng Anh là chủ yếu chiếm trên 90%. Trong đó CBCC có trình độ ngoại ngữ được cấp chứng chỉ tiếng Anh là đa số chiếm gần 85%. Hầu hết CBCC của Bộ đều sử dụng được máy vi tính cá nhân phục vụ cho công việc của mình, và 100% có chứng chỉ tin học trở lên ở những trình độ khác nhau. Tuy nhiên, do công nghệ thông tin thay đổi hàng ngày, vậy việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học cho CBCC phải được thực hiện thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, ngành. 4.1.5.3. Năng lực cán bộ, công chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Công tác ĐTBD cho CBCC của Bô ̣ LĐTBXH trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đánh giá của CBCC là cựu học viên của các khóa ĐTBD và lãnh đạo các đơn vị về năng lực CBCC sau khi tham gia các khóa ĐTBD là tích cực. Cán bộ, công chức sau khi tham gia các lớp ĐTBD đã nâng cao được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và có thái độ, trách nhiệm tốt hơn với các công việc được giao. Đa phần cựu học viên và lãnh đạo đơn vị đều đánh giá các kiến thức về chuyên môn, kỹ năng, thái độ làm việc của CBCC của Bộ đều ở mức khá cao (xung quanh 4/5 điểm). Tuy nhiên, đánh giá chung thì lãnh đạo đơn vị cho điểm cao hơn so với cựu học viên (điểm trung bình đánh giá của lãnh đạo đơn vị là 4,16 và điểm đánh giá trung bình của cựu học viên là 4,06). Bảng 4.10. Đánh giá năng lực của cán bộ, công chức sau đào tạo bồi dưỡng Cựu học viên Lãnh đạo đơn vị Chung Nội dung N σ N σ N σ 1. Kiến thức - Kiến thức chuyên môn 65 3,94 0,54 15 4,20 0,43 80 3,99 0,48 - Kiến thức nghiệp vụ 65 4,06 0,51 15 4,07 0,38 80 4,06 0,43 - Kiến thức quản lý nhà nước 65 4,17 0,49 14 4,29 0,39 79 4,19 0,45 2. Kỹ năng - Kỹ năng giải quyết vấn đề 58 3,98 0,43 15 4,33 0,47 73 4,05 0,44 - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 59 4,12 0,53 13 4,15 0,45 72 4,13 0,5 - Kỹ năng tổ chức và điều phối công việc 65 4,08 0,51 15 4,07 0,42 80 4,08 0,47 - Năng lực sáng tạo trong công việc 60 4,22 0,48 15 4,13 0,48 75 4,20 0,48 3. Thái độ - Tính chủ động trong công việc 64 4,14 0,47 14 4,14 0,34 78 4,14 0,43 - Tính trách nhiệm trong công việc 60 3,92 0,52 15 3,93 0,32 75 3,92 0,44 - Sự tự tin trong công việc 63 4,03 0,54 15 4,27 0,34 78 4,08 0,46 - Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 65 4,03 0,51 15 4,20 0,38 80 4,06 0,45 Trung bình tổng thể 4,06 4,16 4,08 Chất lượng (I) 76,55 79,05 77,03 12
  15. Tóm lại, kết quả công tác ĐTBD đối với CBCC của Bộ chưa bám sát nhu cầu; thực hiện đạt vượt mức kế hoạch đề ra; trình độ CBCC được nâng lên rõ rệt; kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của CBCC không ngừng được tăng lên. 4.1.5.4. Đánh giá chung a. Những mặt đã đạt được Đào tạo bồi dưỡng CBCC của Bộ LĐTBXH đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Bộ; Trong tổ chức thực hiện đã có sự phân loại đối tượng theo ngạch công chức; theo chức danh, vị trí việc làm; Trong việc xây dựng các chương trình ĐTBD đã chủ động, sáng tạo hơn; Hệ thống các văn bản pháp lý về ĐTBD CBCC của Nhà nước ngày càng hoàn thiện và đổi mới; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội đã được thành lập; Hoạt động ĐTBD CBCC đã có những chuyển biến tích cực; Kết quả thực hiện ĐTBD CBCC đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. b. Những mặt còn tồn tại Chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD của các đơn vị và Bộ chưa cao; Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn cho công tác ĐTBD CBCC còn gặp nhiều khó khăn, không sát với thực tế; Nội dung, chương trình, tài liệu ĐTBD còn nặng về cập nhật, phổ biến các chế độ chính sách; Đội ngũ giảng viên hầu hết là kiêm chức; Còn có khoảng cách giữa ĐTBD với bố trí, sử dụng cán bộ sau ĐTBD Nguồn lực con người và cơ sở vật chất của cơ sở ĐTBD CBCC hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu; Các định mức thanh toán tiền giảng, viết giáo trình tài liệu, xây dựng chương trình…. như hiện hành vẫn thấp. 4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 4.2.1. Cơ chế Chính sách Qua khảo sát, đánh giá của học viên, giảng viên và cán bộ quản lý về cơ chế chính sách đào tạo bồi dưỡng CBCC là khá tốt. Bảng 4.11. Đánh giá về cơ chế chính sách đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Có chính sách khuyến khích 213 3,65 0,63 63 3,86 0,68 15 3,87 0,61 291 3,71 0,65 cán bộ đi ĐTBD Có chính sách hỗ trợ tài chính 208 3,43 0,71 66 3,78 0,77 15 3,43 0,9 289 3,51 0,74 cho người tham gia ĐTBD Có chính sách tiền lương với 189 3,37 0,81 64 3,84 0,75 14 3,65 0,72 267 3,50 0,45 cán bộ đi ĐTBD Có chính sách đãi ngộ cán bộ, 194 3,42 0,74 66 3,54 0,78 15 3,24 0,71 275 3,44 0,81 công chức sau ĐTBD Chính sách cử người đi ĐBTD 214 3,21 0,69 66 3,32 0,87 15 3,41 0,66 295 3,24 0,75 là đúng người, đúng việc Trung bình tổng thể 3,42 3,67 3,52 3,48 Chất lượng (I) 60,42 66,63 62,96 61,98 13
  16. Hệ thống cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ĐTBD CBCC cấp Bộ vẫn còn nhược điểm là số lượng các văn bản chính sách về ĐTBD CBCC khá nhiều, không thuận lợi trong quá trình thực tế, cùng với đó là sự chồng chéo trong quản lý gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Hệ thống các văn bản về ĐTBD CBCC hiện hành đã đạt được một số kết quả sau: - Thay thế hoàn toàn hệ thống các văn bản được ban hành theo Pháp lệnh CBCC sửa đổi, bổ sung năm 2003; - Các văn bản đã được ban hành đúng thẩm quyền; - Quy định khá rõ mục tiêu, nguyên tắc và chế độ ĐTBD CBCC; - Các văn bản đã thể hiện: Tinh thần đổi mới toàn diện trong công tác ĐTBD CBCC; Một số hạn chế: - Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã xuất hiện những vấn đề chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, thiếu tính khả thi; - Thời gian phê duyệt các văn bản còn chậm; - Chế độ, định mức chi cho hoạt động ĐTBD còn thấp 4.2.2. Hội nhập quốc tế Trong những năm qua, việc hợp tác quốc tế về ĐTBD CBBC còn hạn chế về số lượng và mục tiêu cũng chưa thật sự cụ thể, sát với từng nhóm đối tượng, ở từng giai đoạn khác nhau. Để nâng cao năng lực CBCC chúng ta cần hợp tác quốc trong công tác ĐTBD. Điều đáng lưu ý khi hợp tác quốc tế trong ĐTBD CBCC phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước và của Bộ ngành. Các CBCC được ĐTBDg trong môi trường quốc tế hội nhập học hỏi được kinh nghiệm của nước ngoài góp phần thay đổi, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ trong thời gian tới. Bảng 4.12. Ảnh hưởng hội nhập quốc tế đến đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ σ N ĐTBD có gắn với hội nhập 198 3,94 0,61 61 4,06 0,64 15 3,96 0,65 274 3,97 0,65 quốc tế Có hợp tác quốc tế trong 209 4,02 0,76 65 3,97 0,71 14 3,89 0,67 288 4,00 0,74 ĐTBD Hợp tác quốc tế trong 193 3,86 0,69 60 3,92 0,78 15 3,94 0,78 268 3,88 0,45 ĐTBD phù hợp Việt Nam Trung bình tổng thể 3,94 3,98 3,93 3,95 Chất lượng (I) 73,55 74,58 73,27 73,77 Qua khảo sát, đánh giá của học viên, giảng viên và cán bộ quản lý thì các yếu tố quốc tế có ảnh hưởng khá mạnh đến kết quả ĐTBD CBCC Bộ LĐTBXH. Đánh giá chung về các yếu tố hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC cấp Bộ thì điểm trung bình đều ở mức dưới 4 với độ lệch chuẩn xung quang 0,7, chất lượng chỉ đạt ở mức dưới 75 điểm (ở mức khá). Do vậy, trong thời gian tới các khóa ĐTBD CBCC của Bộ LĐTBXH cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy, bồi dưỡng. Cùng với đó, khi mở rộng hợp tác quốc tế trong ĐTBD cần phải sát với thực tế Việt Nam, chứ không nên áp dụng các chương trình ĐTBD ở các nước tiên tiến, có điều kiện khác xa với Việt Nam. Điều này sẽ làm cho CBCC của Bộ sau khi ĐBTD cũng không áp dụng được vào trong công việc hiện tại, sẽ làm giảm chất lượng các khóa ĐTBD CBCC. 14
  17. 4.2.3. Chương trình, tài liệu Nhìn chung học viên và giảng viên đánh giá về chương trình, tài liệu ĐTBD với số điểm đạt trên 4 chỉ có tính ứng dụng và hình thức của chương trình ĐTBD ở mức dưới 4. Người quản lý đánh giá dưới 4 điểm. Điểm trung bình tổng đạt 4,02 điểm, với chất lượng chung đạt 75,43 thuộc loại khá cho thấy chương trình tài liệu ĐTBD cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có mục tiêu rõ ràng, cụ thể; có cấu trúc phù hợp theo quy định, được xây dựng theo quy trình khoa học. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chương trình ĐTBD còn chồng chéo về nội dung, cùng một nội dung mà các khóa học khác nhau cần phải đề cập đến. Chương trình ĐTBD kỹ năng nghiệp vụ của ngành bước đầu tuy đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng vẫn còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Một số lĩnh vực ĐTBD rất cần thiết song chưa thực hiện trong chương trình đào tạo. Thời gian một số chương trình còn dài gây lãng phí về thời gian và tiền của. Chương trình, tài liệu ĐTBD CBCC mặc dù có sự đổi mới nhưng vẫn nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành và tổng kết thực tiễn, tài liệu học tập thiếu. Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao do mới chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn trình độ, vị trí, chức danh mà chưa tập trung vào việc trang bị kỹ năng và phương pháp làm việc. Bảng 4.13. Đánh giá về chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Tı́nh phù hơ ̣p 213 4,06 0,67 63 4,16 0,68 15 3,97 0,61 291 4,03 0,66 Tính thống nhất 230 4,09 0,73 65 4,11 0,72 15 3,73 0,62 310 4,09 0,81 Tính khoa học 208 4,01 0,74 66 4,02 0,77 15 3,80 0,90 289 4,04 0,77 Tính cân đối 189 3,98 0,76 64 3,99 0,75 14 3,74 0,72 267 4,22 0,76 Tính ứng dụng 194 3,99 0,68 66 4,01 0,78 15 3,64 0,71 275 3,97 0,73 Hình thức 214 4,12 0,74 66 3,93 0,87 15 3,69 0,66 295 3,98 0,73 Trung bình tổng thể 4,03 Chất lượng (I) 75,86 75,52 69,21 75,43 Tóm lại, đánh giá của học viên, giảng viên và cán bộ quản lý về chương trình ĐTBD CBCC của Bộ mới chỉ ở mức khá. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo trình ĐTBD CBCC Bộ Lao động – Thương binh Xã hội biên soạn còn nặng về lý thuyết, ít mang tính thực hành, thiết thực. Tài liệu học tập thiếu hoặc chất lượng chưa cao. Trong thời gian tới, các chương trình, tài liệu ĐTBD CBCC Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kiến thức thực tế trong và ngoài nước, nâng cao tính ứng dụng, hình thức cần đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo nội dung cần thiết. Tăng cường đội ngũ chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm và am hiểu sâu về từng lĩnh vực mà Bộ đang quản lý biên soạn các tài liệu đảm bảo được cả về số lượng cũng như chất lượng theo đúng yêu cầu hiện nay. Chương trình, tài liệu ĐTBD càng khoa học, có tính ứng dụng cao, nội dung phù hợp thì công tác ĐTBD CBCC càng hiệu quả tiết kiệm được chi phí. 4.2.4. Chất lượng và nghiệp vụ giảng viên Việc đánh giá giảng viên các khóa ĐTBD được học viên, giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá cao với điểm trung bình trên 4 điểm trong đó phẩm chất đạo đức, trách nhiệm và kiến thức của đội ngũ giảng viên được đánh giá cao nhất. 15
  18. Bảng 4.14. Đánh giá giảng viên đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Kiến thức 217 4,23 0,64 66 4,49 0,86 15 4,20 0,59 298 4,29 0,68 Phẩm chất, đạo đức nghề 232 4,17 0,63 63 4,58 0,84 15 4,48 0,67 310 4,27 0,64 nghiệp Trách nhiệm 225 4,09 0,59 66 4,46 0,78 15 4,30 0,61 306 4,18 0,61 Phương pháp giảng dạy 217 4,14 0,62 60 4,34 0,82 14 4,13 0,56 291 4,18 0,63 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 284 4,17 0,64 62 4,51 0,85 15 4,32 0,59 361 4,23 0,67 Trung bình tổng thể 4,16 4,48 4,29 4,23 Chất lượng (I) 79,01 86,93 82,20 80,76 Điểm chất lượng trên 80 đạt loại tốt cho thấy giảng viên ĐTBD đều có trình độ chuyên môn vững. Tuy nhiên, các giảng viên là cán bộ, chuyên gia các Cục, Vụ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng một số cán bộ, đội ngũ giảng viên kiêm chức tuy có chú trọng xây dựng song chưa được bồi dưỡng còn hạn chế về phương pháp sư phạm đặc biệt là các phương pháp giảng dạy hiện đại. 4.2.5. Yếu tố liên quan đến người học Ý thức học tập của học viên tại các khóa ĐTBD đạt trên 4 điểm. Các học viên được ĐTBD có mục tiêu học tập rõ ràng, thái độ học tập tương đối cầu thị. Chỉ số đánh giá chất lượng chung dưới 80 đạt mức khá trong các khóa học. Bảng 4.15. Đánh giá học viên tham gia đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Mục tiêu học tập 221 4,15 0,72 63 4,45 0,66 15 3,93 0,62 299 4,20 0,68 Phương pháp học tập 216 4,06 0,62 63 4,17 0,71 14 3,73 0,7 293 4,07 0,64 Thái độ học tập 234 4,18 0,63 63 4,44 0,57 15 3,98 0,66 312 4,22 0,61 Trung bình tổng thể 4,13 4,35 3,88 4,17 Chất lượng (I) 78,29 83,83 72,09 79,14 Qua khảo sát, theo đánh giá của người học thì việc tuyển chọn đối tượng ĐTBD còn chưa chính xác, chưa đúng đối tượng. Cách lựa chọn chủ yếu dựa trên cơ sở các yêu cầu tiêu chuẩn chức danh hơn là nhu cầu và khả năng thực hiện công việc của CBCC. Một số cán bộ còn chưa nỗ lực chuyển đổi những kiến thức, kỹ năng trong ĐTBD, từ các yếu tố về tổ chức, chương trình, giảng viên thành những kết quả cụ thể ảnh hưởng đến sự thành công của các khóa học. 4.2.6. Cơ sở vật chất Qua nghiên cứu, ta thấy điểm trung binh của cả 3 đối tượng đánh giá đều đạt trên 4 điểm. Chất lượng chung dưới 80 đạt mức khá. Bảng 4.16. Đánh giá về cơ sở vật chất đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Phòng học, chất lượng 214 4,03 0,65 66 4,14 0,74 15 4,38 0,67 295 4,07 0,68 phòng học Nguồn học liệu phục 194 4,06 0,63 55 4,1 0,73 15 4,25 0,59 264 4,08 0,64 vụ khóa học Công nghệ thông tin 203 4,04 0,59 62 4,32 0,65 15 4,15 0,66 280 4,11 0,61 phục vụ khóa học Trung bình tổng thể 4,04 4,19 4,26 4,09 Chất lượng (I) 76,07 79,72 81,50 77,16 16
  19. Nguyên nhân là do cơ sở ĐTBD đi thuê phòng học và các nguồn liệu khác để đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho các khóa học, những cơ sở này đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, các học liệu cho khóa học đều được cung cấp đầy đủ, phòng học có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đảm bảo cho các khóa học được diễn ra tuy nhiên điều này gây tốn kém về kinh phí ĐTBD. 4.2.7. Công tác tổ chức khóa học Điểm trung binh của cả 3 đối tượng đánh giá đều đạt trên 4 điểm. Chất lượng chung 84 đạt mức khá. Nguyên nhân là do cơ sở tổ chức ĐTBD triển khai tổ chức các khóa ĐTBD khá tốt. Bảng 4.17. Đánh giá công tác tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng Học viên Giảng viên Quản lý Chung Nội dung N σ N σ N σ N σ Kế hoạch tổ chức tổ chức 232 4,24 0,65 66 4,3 0,74 15 4 0,93 313 4,24 0,68 ĐTBD được xây dựng rõ ràng Thông tin về khóa ĐTBD được 214 4,31 0,62 65 4,42 0,66 15 4,2 0,78 294 4,33 0,64 cung cấp đầy đủ Đảm bảo đủ số lượng giảng 212 4,19 0,59 66 4,29 0,76 15 4,07 0,96 293 4,21 0,61 viên tham gia khóa ĐTBD Thời điểm ĐTBD phù hợp 209 4,21 0,59 66 4,33 0,69 15 4,07 0,88 290 4,23 0,63 Thực hiện đầy đủ việc giám 194 4,27 0,64 66 4,3 0,72 15 4,13 0,92 275 4,27 0,67 sát, đánh giá chất lượng ĐTBD Trung bình tổng thể 4,24 4,33 4,09 4,25 Chất lượng (I) 81,09 83,19 77,35 81,37 Tuy nhiên, các khóa ĐTBD hiện nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu hiệu quả, các chương trình không cố định, các khóa học cập nhật liên ngành chưa có sự đồng bộ, thời lượng ĐTBD chưa thực sự hợp lý và phù hợp với cán bộ. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, hiện nay các khóa ĐTBD gửi đến các đơn vị rất rời rạc, làm cho các đơn vị bị thụ động trong việc thu xếp công việc và thời gian của đơn vị và của chính bản thân các cán bộ làm việc tại đơn vị ấy. 4.2.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Trong mô hình phân tích nhân tố khám phá chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám khá để đưa ra được các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo bồi dưỡng. Chúng tôi sử dụng 33 tiêu chí (biến quan sát) thuộc 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng (là biến nhân tố) với thang đo Likert từ 1 đến 5. Biến phụ thuộc là chất lượng của học viên sau khi được ĐTBD thể hiện ở: (i) Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tốt hơn; (ii) Kỹ năng làm việc tốt hơn; (iii) Thái độ làm việc tốt hơn. Để xác định được các biến trong từng nhóm nhân tố tương quan hay không. Chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan Cronbach’s Alpha. Sau khi chạy Cronbach’s Alpha thì không có nhân tố nào bị loại bỏ. Như vậy, số biến quan sát còn là 33 biến được xếp lại thành 7 nhân tố ảnh hưởng, các biến lựa chọn đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5. Bảng 4.18. Kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,903 Approx. Chi-Square 6538,377 Bartlett's Test of Sphericity df 528 Sig. 0,000 Hệ số KMO = 0,903 > 0,8 và giá trị xác suất thống kế có ý nghĩa Sig. = 0,0000 và hệ số Bartlett's Test có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.0000) chứng tỏ kết quả lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng là thích hợp với dữ liệu của mẫu khảo sát và các biến quan sát có 17
  20. sự tương quan chặt chẽ với nhau. Mặt khác, sau khi tiến hành phân tích nhân tố có 7 yếu tố được rút trích và tổng phương sai trích bằng 81,60%. Điều này chứng tỏ rằng 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến 81,60% chất lượng ĐTBD. Bảng 4.19. Ma trận xoay nhân tố và hệ số Cronbach’s Alpha Nhóm nhân tố Tiêu chí 1 2 3 4 5 6 7 TC3 0,842 TC2 0,819 TC4 0,811 TC1 0,798 TC5 0,777 TC6 0,749 CTTL2 0,810 CTTL1 0,791 CTTL5 0,748 CTTL6 0,725 CTTL4 0,696 CTTL3 0,681 GV2 0,903 GV3 0,864 GV1 0,859 GV4 0,856 GV5 0,775 CS4 0,837 CS3 0,836 CS1 0,827 CS2 0,820 CS5 0,820 NH2 0,854 NH4 0,844 NH3 0,798 NH1 0,788 CSVC2 0,836 CSVC4 0,802 CSVC1 0,797 CSVC3 0,784 HNQT2 0,803 HNQT3 0,800 HNQT1 0,800 Hệ số Cronbach’s Alpha 0,973 0,930 0,946 0,894 0,926 0,916 0,913 Kết quả kiểm định và nhóm lại các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD cho CBCC bằng phương pháp EFA, chúng tôi đã sắp xếp lại thức tự các nhóm yếu bao gồm: X1: Công tác tổ chức khóa ĐTBD (gồm 5 biến thành phần: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5; TC6); X2: Chương trình, tài liệu ĐTBD CBCC (gồm 6 biến thành phần CTTL1, CTTL2, CTTL3, CTTL4, CTTL5, CTTL6); X3: Nghiệp vụ và chất lượng của giảng viên (gồm 5 biến thành phần là: GV1, GV2, GV3, GV4, GV5); X4: Cơ chế chính sách về ĐTBD (gồm 5 biến thành phần là: CS1, CS2, CS3, CS4, CS5); 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2