intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam thông qua việc xác định các miền hệ thống trầm tích trên thềm trong mối quan hệ với thay đổi mực nước biển, làm sáng tỏ quá trình tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn - hiện đại trên khu vực thềm lục địa ven bờ đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> --------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN TRUNG THÀNH<br /> <br /> TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLEISTOCEN MUỘN-HOLOCEN<br /> KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Địa chất học<br /> Mã số: 62440201<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi<br /> TS. Phùng Văn Phách<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm<br /> luận án tiến sĩ họp tại . . . . ......<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen đã<br /> được thực hiện ở nhiều thềm lục địa trên thế giới như thềm lục trên<br /> thế giới.Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu trầm tích Pliocen-Đệ tứ<br /> trên thềm lục địa Việt Nam nói chung và thềm lục địa Đông Nam<br /> (TĐN) nói riêng cũng được đẩy mạnh thông qua nhiều Đề tài,<br /> chương trình điều tra cấp nhà nước và Nhiệm vụ hợp tác quốc tế.<br /> Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn tồn tại về tiến hóa trầm tích trong<br /> thời kỳ Đệ tứ nói chung và giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen nói<br /> riêng trên thềm lục địa Việt Nam do thiếu tài liệu, số liệu định<br /> lượng về trầm tích nằm bên dưới bề mặt đáy biển, đặc biệt là tuổi<br /> trầm tích. Hiện nay, với sự tăng lên về nguồn tài liệu địa chấn nông<br /> phân giải cao và một số tài liệu mẫu trầm tích có xác định tuổi bằng<br /> đồng vị 14C, cùng việc tham khảo kết quả nghiên cứu định lượng<br /> đẩy đủ hơn ở các thềm lục địa khác trên thế giới cho phép chúng ta<br /> thực hiện những nghiên cứu sâu và chi tiết hơn về tiến hóa trầm tích<br /> Pleistocen muộn-Holocen dưới sự chi phối của sự thay đổi mực<br /> nước biển và các yếu tố địa phương. Khu vực TĐN trong những<br /> năm qua cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về sự lấp đầy một số<br /> thung lũng cắt xẻ, đặc điểm trầm tích bề mặt của thềm, các quá<br /> trình tích tụ trầm tích khu vực ven bờ biển, phân chia một số tướng<br /> địa chấn. Nhưng việc luận giải môi trường trầm tích và nghiên cứu<br /> tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen ở quy mô tổng thể của<br /> thềm.<br /> Chính vì vậy, NCS chon đề tài "Tiến hóa trầm tích Pleistocen<br /> muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam". Kết<br /> quả nghiên cứu đạt được góp phần làm sáng tỏ vai trò của các yếu<br /> tố khống chế sự phát triển của các hệ thống trầm tích trên thềm và<br /> quá trình tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn khu vực thềm.<br /> 1<br /> <br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> - Làm sáng tỏ tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực<br /> TĐN Việt Nam thông qua việc xác định các miền hệ thống trầm<br /> tích trên thềm trong mối quan hệ với thay đổi mực nước biển.<br /> - Làm sáng tỏ quá trình tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn hiện đại trên khu vực thềm lục địa ven bờ ĐBSCL.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Thành tạo trầm tích hình thành trong giai<br /> đoạn Pleistocen muộn- Holocen.<br /> - Phạm vi nghiên cứu, vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam từ<br /> độ sâu 0-200 m nước.<br /> 4. Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu đặc điểm trầm tích trên thềm lục địa thông qua các tài<br /> liệu về mẫu trầm tích thu thập được.<br /> - Xác định các miền hệ thống trầm tích trên thềm thông qua việc<br /> phân tích các đặc điểm tướng địa chấn, các bề mặt phản xạ kết hợp<br /> với kết quả phân tích mẫu trầm tích và tuổi trầm tích.<br /> - Xác định tốc độ tích tụ trầm tích trên vùng thềm trong và lân cận<br /> để đánh giá sự tiến hóa của TĐN trong giai đoạn trẻ nhất (Holocen<br /> muộn-hiện đại) và xu hướng tích tụ trầm tích theo không gian.<br /> 5. Cơ sở tài liệu<br /> - Sáu mươi cột mẫu trầm tích và hơn 300 mẫu trầm tích bề mặt<br /> được thu thập trong chương trình hợp tác Việt - Đức và Việt - Mỹ.<br /> - Tổng cộng hơn 4000 km tuyến địa chấn thu thập được trên khu<br /> vực TĐN trong hợp tác Việt Đức và Việt Mỹ vào các năm 1999,<br /> 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2014 và 2015.<br /> - Các tài liệu, kết quả phân tích từ đề tài hợp tác Việt Đức, Việt-Mỹ<br /> trong các giai đoạn mà nghiên cứu sinh là thành viên tham gia<br /> <br /> 2<br /> <br /> chính, thư ký khoa học trong hợp tác Việt Đức và chủ nhiệm Đề tài<br /> trong hợp tác Việt - Mỹ.<br /> - Các kết quả từ các công trình đã công bố trên TĐN và các thềm<br /> lục địa khác trên thế giới.<br /> - Các bản đồ về phân bố trầm tích thềm lục địa đã được thành lập<br /> và xuất bản.<br /> 6. Luận điểm bảo vệ<br /> Luận điểm 1: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen<br /> TĐN bị chi phối bởi thay đổi mực nước biển trong giai đoạn này<br /> gồm các miền hệ thống trầm tích: Miền hệ thống trầm tích biển caothoái (HST) hình thành vào thời kỳ biển cao cho đến mực biển thoái<br /> xuống xấp xỉ mép thềm lục địa từ 125-27 nghìn cách ngày nay,<br /> được đặc trưng bởi các trầm tích cát, cát bột sét aluvi, cát bột sét<br /> aluvi châu thổ-tiền châu thổ và cát bùn biển nông; Miền hệ thống<br /> trầm tích biển thấp (LST) hình thành vào thời kỳ mực nước biển<br /> thấp, được đặc trưng bởi trầm tích bột sét xen lẫn cát mịn sông-biển<br /> được tìm thấy tại khu vực mép thềm lục địa có tuổi 26-17 nghìn<br /> năm trước; Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST), biển tiến-thềm<br /> (TST/SST) hình thành vào thời kỳ biển tiến Flandrian sau cực đại<br /> băng cuối cùng (LGM) cho đến thời kỳ biển cao có tuổi khoảng từ<br /> 17 nghìn năm trước đến nay, được đặc trưng bởi, dãy cộng sinh<br /> tướng cát sông, cát bùn estuary sông biển, bùn đầm lấy bãi triều ven<br /> biển, sét xám xanh biển nông và cát, cát bùn, cát sạn laterit bãi biển<br /> - biển nông; Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) có tuổi từ 6<br /> nghìn năm trở lại đây (HST) hình thành vào thời kỳ mực nước biển<br /> bắt đầu hạ thấp xuống kể từ 6 nghìn năm cho đến nay, dãy cộng<br /> sinh tướng bao gồm cát, cát bùn, bùn sông biển phủ lên trên miền<br /> hệ thống trầm tích biển tiến-thềm (TST/SST) khu vực thềm trong<br /> viền quanh bờ đồng bằng châu thổ.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2