Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của luận án là xác định được những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Dự báo được những tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong xu thế BĐKH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Liễu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội, năm 2017
- Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Trọng Thông 2. PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp ...... họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ, 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy– Hà Nội. Vào hồi giờ phút ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc Gia Việt Nam và thư viện Viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Thư viện Viienj Địa lý
- NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Liễu (2011). Preliminary assessments on impacts of climate change on agriculture production in Southeast Asia", Southeast Asian Geography Association, Hội Nghị Địa lý Đông Nam Á tr526-530. 2. Nguyễn Thi Liễu, Mai Trọng Thông (2010). Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ V, tr838-843. 3. Nguyễn Thị Liễu (2012). Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung. ISSN1859-2635, số 1/2012-tr62-71. 4. Nguyễn Thị Liễu (2015). Biến động trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 1995 - nay, Tạp chí Nông thông mới. ISSN1859-0195, số 405- tr46-50. 5. Nguyễn Thị Liễu, Mai Trọng Thông (2016). Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, số 415, kỳ 3 tháng 4/2016- tr41-43. 6. Nguyễn Thị Liễu (2016). Dự báo Kịch bản biến đổi khí hậu tới năm 2100 tại Quảng Nam. 11.7802,6 ha diện tích đất nông, lâm, thủy sản sẽ bị ngập. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, số 420+421, kỳ 2+3 tháng 6/2016-tr74 - 77. 7. Nguyễn Thị Liễu, Ngô Tiền Giang (2016). Đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến năng suất lúa ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn. Số 667, tháng 7/2016 8. Nguyễn Thị Liễu, Lại Vĩnh Cẩm (2016). Ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, Số 426 Kỳ 2 tháng 8/2016-tr56-58. 9. Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Đăng Tiến (2016). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Tài nguyên Môi trường. ISSN1859-1477, số 16, kỳ 2 tháng 8/2016-tr 30-33. 10. nguyễn Thị Liễu, Ngô Tiền Giang (2017). Mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu và năng suất lúa tỉnh Quảng Nam. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu, tr157-161.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động KT-XH của con người gây phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển. Biến đổi khí hậu không chỉ còn là vấn đề môi trường mà là tác động mạnh mẽ đến phát triển bền vững. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, tài nguyên đất, sinh kế, biến đổi cơ cấu sản xuất và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven biển. Tại tỉnh Quảng Nam, tính riêng giai đoạn từ 1999 - 2014 đã có 68 cơn bão; 38 đợt áp thấp nhiệt đới; 39 trận lũ; 77 đợt hạn hán đã ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến tỉnh Quảng Nam, trong đó có những trận quy mô lớn và có sức tàn phá khốc liệt phải kể đến như: cơn bão số 4 (2005); cơn bão số 6 (2006); cơn bão số 9 (2009), cơn bão số 11 (2013), ước tính thiệt hại của các cơn bão này mang lại lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng. Theo tính toán của Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật cho năm 2016, số liệu được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH, áp dụng cho tỉnh Quảng Nam cho thấy: Với kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2080-2099, nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1986-2005 (thời kỳ cơ sở) tăng 1,80C, lượng mưa tăng 25,9%. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH trong những năm qua. Cụ thể, cơ cấu cây trồng, mùa vụ thay đổi rõ rệt (từ việc trồng và canh tác 3 vụ lúa trước đây thì nay người dân địa phương chỉ có thể canh tác có 2 vụ), năng suất, sản lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng cũng đang trở thành thách thức trong điều kiện hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng đã xuất hiện một số loại dịch bệnh mới làm ảnh hưởng đén hoạt động sản xuất bình thường của ngành chăn nuôi tại địa phương. Xuất phát từ thực tế trên, NCS đã chọn “Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1) Xác định được những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2) Dự báo được những tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3) Đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong xu thế BĐKH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thực hiện đánh giá những biểu hiện của BĐKH tỉnh Quang Nam thông qua biến động của một số thiên tai như bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán. - Tiến hành đánh giá thực trạng và biến động của hoạt động sản xuất nông nghiệp nghiệp trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2014. 1
- - Thực hiện đánh giá những tác động của BĐKH thông qua biến động của các thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh giá theo kịch bản BĐKH. - Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng bền vững. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ● Về không gian nghiên cứu Ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam ● Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nông nghiệp (nghĩa hẹp) qua các khía cạnh sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập tỉnh Quảng Nam; - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam; - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong nông sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam. ● Về thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố khí tượng thủy văn trong giai đoạn từ (1980-2014) và đến năm 2099 theo kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện KHKTTV&BĐKH; - Nghiên cứu chuỗi số liệu nông nghiệp (1999– 2014). 5. Luận điểm nghiên cứu Luận điểm 1: Với điều kiện địa hình phân hóa phức tạp, lại nằm ở vùng duyên hải miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của thiên tai, BĐKH đã và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt. Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá sự biến động của diện tích đất nông nghiệp nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa đã phần nào làm sáng tỏ được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong tương lai. 6. Những điểm mới của luận án - Đã xác định được mối quan hệ giữa những biến động của các thiên tai, thời tiết với những thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ 1999 đến 2014; - Đã đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam theo các kịch bản BĐKH trên các khía cạnh như: biến động về diện tích đất nông nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam; - Đã đề xuất và đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH và thiên tai cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 7. Nguồn tài liệu - Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở Quảng Nam giai đoạn từ 1980-2014 và các số liệu kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH; 2
- - Số liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ cơ quan của Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Nam; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm từ 1999 - 2014 và Niên giám thống kê Việt Nam giai đoạn 1999-2014; - Số liệu về tình hình thiên tai lũ lụt, số liệu về thiệt hại do thiên tai lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ báo cáo “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam và các báo cáo liên quan khác; - Nguồn tài liệu được NCS khai thác từ các đề tài, dự án, ấn phẩm khoa học tiêu biểu khác như: +) Dự án hợp tác quốc tế với Đan Mạch P1-VIE 08 “Đánh giá những tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển KT-XH ở Trung Trung Bộ Việt Nam” do Viện Địa lý chủ trì thực hiện; +) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC08.13/06-10: “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH và đề xuất giải pháp chiến lược giảm nhẹ, thích nghi phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng; +) Hai ấn phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hành năm 2012: 1/ Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực Nông nghiệp và các giải pháp ứng phó và 2/ Một số điều cần biết về BĐKH với Nông nghiệp. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Luận án đã tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất NÔNG NGHIỆPtrên địa bàn tỉnh Quảng Nam bằng việc sử dụng các phương nghiên cứu mới như phương pháp trọng lượng điều hòa, phương pháp mô hình tính toán thông qua các công cụ đánh giá như phần mềm DSSAT, Harmonic, Cropwat. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cho các địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, kết quả của luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam trong việc quản lý, điều chỉnh các quy hoạch phát triển như: quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh, quy hoạch ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương Chương I. Tổng quan, cơ sở lý luận, phương pháp luận về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp; Chương II. Xu thế BĐKH và diễn biến của thiên tai tại tỉnh Quảng Nam; Chương III. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam. 3
- Chương 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về đánh giả ảnh hưởng của BĐKH đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến như: Các báo cáo đánh giá lần 1,2,3 của IPCC (2007). Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) ; Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNDP); tổ chức các nước hợp tác kinh tế phát triển (OECD, 2009) đều có những nghiên cứu liên quan đến tác động của BĐKH đến Việt Nam nói chung và đến ngành nông nghiệp nói riêng. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở cấp độ quốc gia, những nghiên cứu về tác động của BĐKH được trình bày một cách khá đầy đủ trong nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, 2009), của các tác giả như Nguyễn Đức Ngữ (2008); Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2009); Lưu Đức Hải (2009); của Viện Nghiên cứu Chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE, 2009), và gần đây nhất là các nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu). Viện đã thực hiện rất nhiều dự án hợp tác với quốc tế như: UNEP, UNDP, GEF - UNDP - ADB, UNEP - RISO, UNEP - UNFCCC, WB, MRC,… liên quan đến nghiên cứu về biến đổi khí hậu và những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Ngoài ra, Viện cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Viện có 2 ấn phẩm quan trọng là 1/ Tài liệu“Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” thuộc Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững KTXH ở Việt Nam”. 2/ Tài liệu hướng dẫn: “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”. 1.2. Cơ sở lí luận về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỉ hoặc dài hơn, thì biến đổi khí hậu là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. 1.2.1.2. Thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu 4
- a) Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương pháp giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững. b) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là sự can thiệp của con người nhằm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu; bao gồm các chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính (IPCC,2007) 1.2.1.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu Theo UNEP (2009), đánh giá tác động của BĐKH thường được dựa trên các kịch bản BĐKH trong tương lai và được biểu hiện như là thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và những thông tin khác. 1.2.1.4. Kịch bản Biến đổi khí hậu Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KTXH, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nước biển dâng. Kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. 1.2.2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp 1.2.2.1. Tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành khá nhạy cảm đối với sự biến đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa…BĐKH gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái trên thế giới. (IPCC, 2007, Stern, 2009). Những nghiên cứu này được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng, vật nuôi làm cho năng suất và sản lượng thay đổi; - Khi nhiệt độ tăng làm suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không có nước và không thể tiếp tục canh tác dẫn đến diện tích canh tác giảm; - Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất; - Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và phát sinh dịch bệnh; - Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại,.. Trong tài liệu hướng dẫn “Đánh gá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thíc ứng” đã chỉ ra các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm các tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh. Đối với ngành trồng trọt, đối tượng là các giống cây trồng, năng suất cây trồng, mùa vụ và đất canh tác. Tác giả Nguyễn Văn Thắng và nnk trong tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” [28], đã nêu rõ các khía cạnh tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp, đó là: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp + Mất diện tích do nước biển dâng; + Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH: hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa,… 5
- - BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. + Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái. + Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc. - Do tác động của BĐKH, thiên tai ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sản xuất nông nghiệp. + Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong bối cảnh BĐKH. + Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa. - BĐKH gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi + Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. + Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. + Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước… 1.2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu Kế thừa những quan điểm, cách tiếp cận nêu trên, NCS đã lựa chọn cách tiếp cận đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam như sau: BĐKH là hiện hữu tại tỉnh Quảng Nam được biểu hiện trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai. Như vậy, để thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH đến một đối tượng bị tác động nào đó tại tỉnh Quảng Nam, trước hết cần phải xác định rõ các biểu hiện của BĐKH trong quá khứ, đến hiện tại và dự báo trong tương lai. Từ kết quả này, sẽ thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là tác động của thiên tai đến ngành nông nghiệp, là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Quảng Nam tại thời điểm hiện tại và dự báo những tác động trong tương lai trên cơ sở sử dụng kịch bản cập nhật được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV& BĐKH và kế thừa các bản đồ ngập lụt của dự án P2-VIE, Viện Địa lý. Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp sẽ là những căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sẽ được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại sau đây: 1.2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý thống kê các số liệu; 1.2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn ngoài thực địa; 1.2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp; 1.2.3.4. Phương pháp thành lập bản đồ, biểu đồ trong GIS; 1.2.3.5. Phương pháp trọng lượng điều hoà; 1.2.3.6. Phương pháp sử dụng mô hình; 1.2.3.7. Phương pháp chuyên gia. 6
- 1.2.4. Các bước nghiên cứu Bước 1: Đánh giá biểu hiện của BĐKH ở tỉnh Quảng Nam thông qua các yếu tố như: sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa trung bình năm, độ ẩm trung bình năm thời kỳ 1980 -2014 và theo kịch bản BĐKH. Bên cạnh đó xác định các biểu hiện của yếu tố bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh Quảng Nam bằng phương pháp thống kê và phân tích. Các biểu hiện này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Bước 2: Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam như: thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đến năng suất lúat và đến nhu cầu sử dụng nước trong cây lúa tại tỉnh Quảng Nam. Bước 3: Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Tiểu kết chương 1: Qua việc tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể nhận thấy: những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp về mặt định tính đã khá phổ biến, còn mặt định lượng thì chưa thực sự có nhiều, nhất là những nghiên cứu cụ thể áp dụng cho cho các địa phương từ cấp tỉnh trở xuống, do đó những nhận định, đánh giá về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nôn nghiệp cũng chưa thực sự được đầy đủ. Trong phần cơ sở lí luận, NCS cũng đã phân tích các cách tiếp cận trong và ngoài nước, đồng thời cũng đã đề xuất được cách tiếp cận riêng của mình để vận dụng vào giải quyết các vấn đề đưa ra của luận án, phương pháp nghiên cứu và các bước nghiên cứu cũng được NCS đề cập một cách cụ thể, rõ ràng ứng với từng nội dung được thực hiện trong đề tài. Chương II. XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DIỄN BIẾN CỦA THIÊN TAI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Vị trí địa lý Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” vĩ bắc. Diện tích tự nhiên 10.406km2, về mặt hành chính gồm có 2 Thành Phố và 16 huyện. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 2.1.2. Đặc điểm địa chất Trên bình diện cấu tạo, tỉnh Quảng Nam nằm ở rìa Bắc của Địa Khối Kon Tum. Thành phần thạch học cơ bản của khu vực là các hệ thống trầm tích phun trào, xâm nhập có tuổi Proterozoi - Paleozoi muộn - Merozoi sớm, vùng là phần rìa phía Đông, Đông Bắc của miền hoạt động macma kiến tạo kiểu rìa lục địa. Vào Merozoi muộn - Kainozoi, vùng nằm trong đới rìa của chế độ rift Biển Đông. 7
- Khu vực hạ lưu sông Thu Bồn là một trũng địa hào có bề dày trầm tích trên 350m, trong đó bề dày trầm tích Đệ Tứ đạt 30 - 100m. Phần rìa phía Tây, Tây - Bắc bồn trũng là các trầm tích hạt thô. Phần trung tâm là các trầm tích tướng cửa sông ven biển, còn phần phía Đông là các trầm tích biển bao gồm chủ yếu là các tập cát kết.. Khu vực đồng bằng ven biển là trầm tích phân bố theo sự chuyển tướng từ bờ vào trung tâm vịnh. Phần rìa bờ vịnh và xung quanh các đảo phân bố các trầm tích hạt thô. Tại trung tâm các vũng vịnh là các vật liệu hạt mịn. 2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo Vùng đồi núi tỉnh Quảng Nam bị chi phối bởi quy luật phân hóa theo đai cao và các chu kỳ kiến tạo - địa mạo đã tạo ra tính phân bậc và các dạng địa hình sườn, địa hình dòng chảy và các mặt san bằng, được chia thành 3 đai cao: Đai thấp dưới 1000m, đai cao 1000 - 2000m và đai cao hơn 2000m. Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quang Nam được phân chia thành 3 khu vực dựa theo đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển địa hình là: đồng bằng phù sa sông, đồng bằng mài mòn - tích tụ và dải đồng bằng cát chạy dọc theo bờ biển tỉnh Quảng Nam. 2.1.4. Đặc điểm khí hậu Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa Đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,50C, biên độ giao động nhiệt quanh năm nhỏ. Trong mùa đông không có tháng nào nhiệt độ dưới 210C và suốt từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình đều dao động trong khoảng 24-280C, tạo ra một mùa hè gay gắt. Suốt những tháng mùa hè, tháng nào cũng có nhiệt độ mặt đất trên 300C và nhiệt độ cao nhất xấp xỉ 700C. Tổng số giờ nắng đạt >2000 giờ với tổng nhiệt >90000C. Lượng bức xạ tổng cộng năm lên đến 141- 150kcal/cm2. Cán cân bức xạ năm cũng lên đến 88-90kcal/cm2.tháng. Nền nhiệt này rất thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.580mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 (chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm), mưa tập trung nhiều ở khu vực miền núi. Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 80 - 85%. Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn, tỉnh Quảng Nam có mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 8 và kết thúc vào tháng Giêng, trong đó có 3 tháng mưa nhiều nhất là các tháng 10, 11, 12; trung bình mỗi tháng có lượng mưa 500 - 600mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, trong đó có 2 tháng hạn là tháng 3, 4 (trung bình mỗi tháng có lượng mưa 20 - 30mm). Mùa mưa trùng với mùa bão đã gây nhiều tai biến lũ lụt, trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam. 2.1.5. Đặc điểm thủy văn Thủy văn mang đặc điểm chung của mạng lưới sông vùng Trung Bộ, mạng lưới sông của tỉnh Quảng Nam khá dày, nhưng đa số có lưu vực nhỏ, ngắn và dốc. Độ cao bình quân lưu vực lớn, các thung lũng phần thượng nguồn đều rất sâu, có mặt cắt ngang dạng chữ V hoặc hẻm vực, với độ chia cắt sâu đạt tới 500-700m. Chiều dài tổng cộng mạng lưới dòng chảy trên toàn lưu vực là 4865km, hệ số chia cắt ngang đạt 0,47km/km2. Đặc điểm nêu trên của mạng lưới thủy văn kết hợp với chế độ ẩm có lượng mưa tập trung trong các tháng 10, 11, 12, trùng với mùa bão; mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 do đó gây ra nhiều tai biến lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất, xói lở bờ trong mùa lũ và thiếu nước cung cấp cho các hệ sinh thái và con người trong mùa kiệt. 8
- 2.1.6. Đặc điểm lớp phủ thực vật Từ Đông sang Tây có thể gặp các thảm thực vật rừng ngập mặn đến các trảng truông cây gai, xương rồng trên đất cát, rừng rụng lá trên đất xám bạc màu, vùng đồi thềm và trên núi là rừng kín thường xanh. Vùng miền núi phía Tây của tỉnh có các khu rừng đặc sản như sâm Trà Linh, quế Trà My, Phước Sơn, có những khu vực đất đai thuận lợi cho phát triển cây cao su (Hiệp Đức), tiêu (Tiên Phước).... Phía Đông là các dải đồng bằng cát ven biển với các loài thực vật phổ biến là phi lao, dừa, keo, bạch đàn,... 2.1.7 Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng Lịch sử khai thác đất của vùng đã trải qua phương thức du canh đốt nương làm rẫy và chăn thả đại gia súc lâu đời của dân tộc Chăm. Do thuận tiện giao thông nên rừng và đất rừng ở đây được khai thác sớm. Quá trình thoái hóa đất xảy ra mạnh mẽ nhất tại dải đất cát ven biển thuộc huyện Thăng Bình và các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam. Từ các điều kiện phát sinh đất đã hình thành lên lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Nam thể hiện tính đa dạng phức tạp, gồm có 9 nhóm đất bao gồm: đất cồn cát và đất cát ven biển; đất mặn; đất phèn; đất phù sa; đất thung lũng; đất đen; đất xám; đất đỏ vàng; đất xói mòn trơ xỏi đá. 2.1.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.8.1. Dân số và lao động Dân số toàn tỉnh là 1.471,8 nghìn người (2014), trong đó dân số nông thôn chiếm 81,46%. Mật độ dân số là 144 người/km2. Toàn tỉnh có 948.693 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 494.393 người, chiếm >50% lao động của tỉnh. 2.1.8.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006 – 2010 là 12,8%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2%, dịch vụ tăng 14%, công nghiệp xây dựng tăng 19%. Tổng sản phẩm GDP năm 2009 đạt 9,100 tỷ đồng. Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 41,1%, dịch vụ chiếm 38,5%, nông – lâm – thủy sản chiếm 21,4% trong GDP. b. Khu vực kinh tế nông nghiệp - Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2014 đạt 16.274 tỷ đồng (tăng 1,75 lần so với năm 2010), tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 157.000 ha, trong đó diện tích lúa đạt trên 85.300 ha. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt 412.000 tấn. - Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 4.802 tỷ đồng (2014), với sản lượng khai thác đạt 91,8 nghìn tấn (2014). - Quảng Nam có diện tích đất lâm nghiệp là 681.432 ha, trong đó diện tích có rừng khoảng 457.200 ha (tỷ lệ 67 %), giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2009 đạt trên 442 tỷ đồng. Sản lượng gỗ khai thác khoảng 190.000m3. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 10.500 ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.159 nghìn tỷ đồng (2014), là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nông-lâm-thủy của tỉnh. c. Khu vực kinh tế công nghiệp: - Công nghiệp - xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế tỉnh Quảng Nam với 43,13% (2014). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5/8 khu công nghiệp đã và đang xây dựng với 58 dự án đầu tư và tổng số vốn đăng ký là 2.159 tỷ đồng và 117 triệu USD, hiện tại đã có 43/157 cụm công nghiệp được xây dựng. 9
- d. Ngành dịch vụ: Toàn tỉnh có 159 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký trên 91.00 tỷ đồng, trong dó có 174 dự án trong nước và 21 dự án đầu tư nước ngoài. Đa số các dự án có quy mô lớn được đầu tư vào khu vực ven biển. e. Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 660 triệu USD, Xuất khẩu chủ yếu là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị chiếm hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu. trong đó từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 100 triệu USD, nhập khẩu tiếp tục tăng do nhu cầu nhuyên liệu của các ngành sản xuất. g. Y tế giáo dục và đào tạo - Về y tế, toàn tỉnh có 8 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, 27 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa khu vực, 241 trạm y tế xã. Hiện có 3.959 giường bệnh, đạt 27,81 giường/vạn dân. Mạng lưới y tế dự phòng có các trung tâm: y tế dự phòng, phòng chống sốt giét, biếu cổ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe. - Về giáo dục, Quảng Nam có 755 trường với hơn 100 lớp và hơn 337 nghìn học sinh, 100% xã phường thị trấn chuẩn phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và có 9 huyện, thành phố khu vực đồng bằng đang triển khai đề án phổ cập bậc trung học phổ thông. h. An sinh xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2012 giảm xuống còn 17,93%. Tỉnh đã thực hiện việc giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công và các đối tượng chính sách với tổng số tiền 52 tỷ đồng cho người có công với cách mạng và 180 tỷ đồng trợ cấp thường xuyên. 2.2. Xu thế biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 1980 – 2014 Đối với tỉnh Quảng Nam, NCS đã chọn các trạm Tam Kỳ và Trà My với chuỗi số liệu 1980 - 2014 để đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu tại tỉnh Quảng Nam. 2.2.1. Độ lệch tiêu chuẩn và biến suất tương đối Độ lệch tiêu chuẩn và biến suất tương đối của các yếu tố khí hậu được xác định qua 2 tham số sau: 2.2.1.1. Độ lệch tiêu chuẩn (S) 1 1 n 2 S ( xt x) 2 (1) n t 1 2.2.1.2. Biến suất tương đối (Sr) S S r *100% (2) x 2.2.1.3. Phương pháp phân tích xu thế Tốc độ biến đổi và xu thế biến đổi theo thời gian được xác định theo phương pháp phân tích xu thế. Theo phương pháp này, mối quan hệ giữa yếu tố x và thời gian t được xác định dưới dạng phương trình tuyến tính: 10
- xt = b0 +b1t (3) Với b0 và b1 được ước tính theo phương pháp bình phương tối thiểu: n (x t x)(t t ) b1 t 1 n ; b0 x b1t (4) (t t ) t 1 2 Các đặc trưng thu được từ phương trình bao gồm: + Tốc độ xu thế: b1; + Gốc xu thế: b0; + Mức tăng hay giảm trong thời kỳ nghiên cứu. D = b1 n (5) + Hệ số tương quan (rxt). n (x t x)(t t ) rxt t 1 1 (6) n 2 n ( xt x) (t t ) 2 2 t 1 t 1 2.2.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ Với chuỗi số liệu nhiệt độ thực đo tại các trạm Tam Kỳ và Trà My từ năm 1980 - 2014, tính toán được độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trong các tháng tiêu biểu tháng I, VII (trong đó tháng I là tháng đặc trưng cho mùa đông, tháng VII đặc trưng cho mùa hè) và cả năm lần lượt biến đổi trong khoảng 0,4-1,00C và biến suất tương ứng là 1,4-4,6%. Nhìn chung ở Quảng Nam, mức độ biến đổi của nhiệt độ, xét về trị số tuyệt đối hay biến suất, lớn nhất trong mùa đông, nhỏ nhất vào mùa hè và cả năm thì mức độ biến đổi là không nhiều. Thời kỳ 1980 – 2014: Tại trạm Tam Kỳ: nhiệt độ trung bình năm tăng (0,0130C/năm và 0,10C/thập kỷ); nhiệt độ tối cao tăng (0,0100C/nămvà 0,10C/thập kỷ), nhiệt độ tối thấp tăng (0,0160C/năm và 0,10C/thập kỷ); nhiệt độ trung bình tháng I tăng (0,0040C/năm và 0,0480C/thập kỷ); nhiệt độ trung bình tháng VII tăng (0,0080C/năm và 0,0820C/thập kỷ). Tại trạm Trà My: nhiệt độ trung bình năm tăng (0,0120C/năm và 0,10C/thập kỷ); nhiệt độ tối cao tăng (0,0140C/nămvà 0,10C/thập kỷ); nhiệt độ tối thấp tăng (0,0090C/năm và 0,090C/thập kỷ); nhiệt độ trung bình tháng I tăng (0,0070C/năm và 0,070C/thập kỷ); nhiệt độ trung bình tháng VII tăng (0,0080C/năm và 0,080C/thập kỷ). 2.2.3. Xu thế biến đổi của lượng mưa Lượng mưa tại 2 trạm Tam Kỳ và Trà My cũng có sự khác nhau: Tại trạm Tam Kỳ: lượng mưa trung bình năm thời kỳ 1980-2014 tăng 10,29 mm/năm và tăng 102,9/thập kỷ; lượng mưa mùa mưa tăng 1,33 mm/năm và tăng 13,3/thập kỷ; lượng mưa mùa khô tăng 8,95 mm/năm và tăng 89,5/thập kỷ. Tại trạm Trà My: lượng mưa trung bình năm thời kỳ 1980-2014 giảm 1,34 mm/năm và giảm 13,4/thập kỷ; lượng mưa mùa mưa tăng 1,33 mm/năm và tăng 13,3/thập kỷ; lượng mưa mùa khô tăng 0,49 mm/năm và tăng 4,9/thập kỷ. 11
- 2.2.4. Xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan Hiện tượng nắng nóng và mưa lớn có sự biến động tại 2 trạm Tam Kỳ và Trà My trong thời kỳ 1980 – 2014 đó là: Tại trạm Tam Kỳ, số ngày nắng nóng 0,05 ngày/năm và 0,5 ngày/ thập kỷ và số ngày mưa lớn tăng 0,06 ngày/năm và 0,6 ngày/ thập kỷ. Trạm Trà My, số ngày nắng nóng tăng 0,05 ngày/năm và 0,5 ngày/ thập kỷ và số ngày mưa lớn tăng 0,05 ngày/năm và 0,5 ngày/thập kỷ. 2.2.5. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016 tỉnh Quảng Nam 2.2.5.1. Biến đổi về nhiệt độ a) Nhiệt độ trung bình năm: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Quảng Nam tăng lên 1,4 oC và tăng 1,8oC vào cuối thế kỷ 21 (thời kỳ 2080-2099), như vậy, nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Nam tăng 0,4 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21.Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Quảng Nam có mức tăng 1.3oC. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm tăng 3,2 oC (tăng 1,9 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21) Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi xung quanh trị số trung bình với cận dưới là 10% và cận trên là 90%. b) Nhiệt độ mùa đông (tháng XII - II): Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ Nhiệt độ mùa đông (tháng XII - II) tỉnh Quảng Nam tăng 1,2oC và tăng lên 1,9oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 0,7 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21).Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ Nhiệt độ mùa đông (tháng XII - II) tỉnh Quảng Nam tăng 1,7oC và tăng lên 2,8oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 1,1 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21) Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi xung quanh trị số trung bình với cận dưới là 10% và cận trên là 90%. c) Nhiệt độ mùa xuân (tháng III - V): Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa xuân (tháng III - V) tỉnh Quảng Nam tăng 1,3oC và tăng lên 1,9oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 0,6oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa xuân (tháng III - V) tỉnh Quảng Nam tăng 1,8oC và tăng lên 3,2oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 1,4 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi xung quanh trị số trung bình với cận dưới là 10% và cận trên là 90%. d) Nhiệt độ mùa hè (tháng VI - VIII): Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa hè (tháng VI - VIII) tỉnh Quảng Nam tăng 1,6oC và tăng lên 2,2oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 0,6oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa hè (tháng VI - VIII) tỉnh Quảng Nam tăng 2,1oC và tăng lên 3,6oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 1,5 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi xung quanh trị số trung bình với cận dưới là 10% và cận trên là 90%. e) Nhiệt độ mùa thu (tháng IX - XI): Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa thu (tháng IX - XI) tỉnh Quảng Nam tăng 1,4oC và tăng lên 1,9oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 0,5oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, Nhiệt độ mùa thu (tháng IX - XI) tỉnh Quảng Nam tăng 1,9 và tăng lên 3,3oC vào thời kỳ 2080-2099 (tăng 1,2 oC từ giữa đến cuối thế kỷ 21). Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi xung quanh trị số trung bình với cận dưới là 10% và cận trên là 90%. 12
- 2.2.5.2. Biến đổi về lượng mưa: Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Quảng có những biến đổi cụ thể so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) như sau: a) Lượng mưa trung bình năm: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng 24,9% so với thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi của lượng mưa trung bình năm tăng lên 25,9%. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa và cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế gia tăng ở tỉnh Quảng Nam với giá trị tăng là 25,9% và 29,9% so với thời kỳ cơ sở. b) Lượng mưa mùa đông: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa đông ở tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng 14,4% so với thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa mùa đông tăng lên 53,0% so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa đông có xu thế tăng ở tỉnh Quảng Nam với giá trị tăng là 15,7%. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi của lượng mưa trung bình mùa xuân tăng lên 31,0% . c) Lượng mưa mùa xuân: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa xuân ở tỉnh Quảng Nam có xu thế giảm với giá trị tăng là -1,9%. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi của lượng mưa trung bình mùa xuân tăng lên 13,5%. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa xuân có xu thế giảm ở tỉnh Quảng Nam với giá trị -0,6%. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi của lượng mưa trung bình mùa xuân tăng lên 11,2% . d) Lượng mưa mùa hè: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa hè ở tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng 0,2% so với thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa hè giảm -4,2% so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa hè ở tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng với giá trị tăng là 15,2%. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa hè có xu thế giảm với giá trị là -5,2%. e) Lượng mưa mùa thu:Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa thu ở tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng 37,4% so với thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa thu tăng lên 36,6% so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa và cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình mùa thu có xu thế gia tăng ở tỉnh Quảng Nam với giá trị tăng là 35,0%. 2.2.5.3. Kịch bản nước biển dâng cho tỉnh Quảng Nam - Theo kịch bản RCP 4.5, vào năm 2050 mực nước biển dâng tỉnh Quảng Nam trong khoảng từ 13.9-32.1 cm với giá trị trung bình là 22.4 cm. Đến cuối thế kỉ 21 các giá trị sẽ là 32.9-76.0 cm với giá trị trung bình là 53.0 cm. - Theo kịch bản RCP 8.5, vào năm 2050 mực nước biển dâng tỉnh Quảng Nam trong khoảng từ 17.1-35.0 cm với giá trị trung bình là 25.2 cm. Đến cuối thế kỉ 21 các giá trị tương ứng sẽ là 50.0-102.2 cm với giá trị trung bình là 73.6 cm. 2.2.5.4. Kịch bản biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan a. Nắng nóng: - Đối với kịch bản RCP 4.5: 13
- + Trạm Tam Kỳ: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của nắng nóng so với thời kỳ cơ sở là 27,8 ngày; tăng lên 67,4 ngày vào giữa thế kỉ và 91,9 ngày vào cuối thế kỉ; + Tại Trà My: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của nắng nóng so với thời kỳ cơ sở là 41,2 ngày; tăng lên 86,5 ngày vào giữa thế kỉ và 106,9 ngày vào cuối thế kỉ. - Đối với kịch bản RCP 8.5: + Trạm Tam Kỳ: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của nắng nóng so với thời kỳ cơ sở là 30,4 ngày; tăng lên 87,4 ngày vào giữa thế kỉ và 136,2 ngày vào cuối thế kỉ; + Tại Trà My: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của nắng nóng so với thời kỳ cơ sở là 47,9 ngày; tăng lên 105,8 ngày vào giữa thế kỉ và 153,3 ngày vào cuối thế kỉ. b. Mưa lớn: - Đối với kịch bản RCP4.5: + Trạm Tam Kỳ: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của mưa lớn so với thời kỳ cơ sở là 2,1 ngày; tăng lên 2,6 ngày vào giữa thế kỉ và 3,1 ngày vào cuối thế kỉ; + Tại Trà My: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của mưa lớn so với thời kỳ cơ sở là 2,7 ngày; tăng lên 2,8 ngày vào giữa thế kỉ và 4,8 ngày vào cuối thế kỉ; - Đối với kịch bản RCP8.5: + Trạm Tam Kỳ: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của mưa lớn so với thời kỳ cơ sở là 2,7 ngày; tăng lên 3,8 ngày vào giữa thế kỉ và 4,0 ngày vào cuối thế kỉ; + Tại Trà My: vào đầu thế kỉ, mức độ biến đổi của mưa lớn so với thời kỳ cơ sở là 2,7 ngày; tăng lên 4,7 ngày vào giữa thế kỉ và 5,3 ngày vào cuối thế kỉ. 2.3. Diễn biến và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Quảng Nam Theo thống kê những năm gần đây, thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh ước tính trung bình gần bằng 6,26% tổng GDP. Tính từ năm 1999 đến năm 2014, tổng giá trị thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng lên tới khoảng 9.670,90 tỷ đồng. 2.3.1. Thực trạng và thiệt hại do bão, lũ lụt Bão ở Quảng Nam xảy ra trong thời gian từ tháng V đến tháng XII, tập trung chủ yếu vào tháng X và tháng XI. Trong 15 năm qua, từ năm 1999 đến năm 2014 đã có 68 cơn bão; 38 đợt áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới địa phận tỉnh Quảng Nam. Lũ lụt tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, làm thiệt hại và gây nhiều khó khăn cho phát triển KT-XH, đời sống nhân dân, nhất là tại địa bàn của các huyện ven biển. Các trận lũ lớn như năm 2005, 2006, 2009 đã làm cho kinh tế tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Quảng Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Bão, lũ lụt đã gây ra thiệt hại rất lớn về người và kinh tế trên địa bàn cả tỉnh, nhất là ở vùng đồng bằng ven biển. Tính từ năm 1999 đến năm 2014 đã có 579 người bị chết và mất tích. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng lên tới khoảng 9.670,90 tỷ đồng, những năm thiệt hại lớn là những năm phải hứng chịu những đợt bão lớn như: năm 2006 (1.900,60 tỷ đồng), năm 2007 (2.000,00 tỷ đồng) và đặc biệt năm 2009 thiệt hại lên đến 3.000,00 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải là khi có thiên tại lớn xảy ra trong lúc nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn thời gian trước (Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020-UBND tỉnh Quảng Nam (2009). 14
- Bảng 2.30. Thiệt hại do bão, lũ gây ra tại Quảng Nam từ 1999 – 2014 Đơn vị: tỷ đồng Năm Người chết và mất tích Thiệt hại tài sản 1999 118 758,00 2000 13 139,30 2001 14 75,76 2002 0 2,25 2003 34 91,41 2004 42 155,99 2005 17 109,70 2006 177 1.900,60 2007 47 2.000,00 2009 52 3.000,00 2010 16 97,64 2011 26 337,00 2012 5 2,00 2013 18 1000,00 2014 - 1,25 Tổng cộng 579 9.670,90 Nguồn: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam 2.3.2. Thực trạng và thiệt hại do hạn hán Quảng Nam là khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán. Theo tài liệu thống kê hạn hán từ năm 1990 trở lại đây hầu như năm nào cũng có hạn với các mức độ khác nhau và xu thế hạn hán ngày càng tăng (Vũ Thu Lan và nnk, 2011). Trung bình nhiều năm, lượng mưa mùa kiệt (I - VIII) chỉ chiếm 25 - 30% lượng mưa năm và thời gian không mưa liên tục kéo dài là nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán trên diện rộng. Mức độ khô hạn diễn ra nghiêm trọng khi thời gian không mưa kéo dài liên tiếp trong thời gian dài. Trên lãnh thổ Quảng Nam, vùng đồng bằng ven biển hàng năm trung bình có 9 đến 10 đợt không mưa kéo dài, nhiều nhất 14 đợt, ít nhất 3 đợt. Trung bình mỗi đợt không mưa kéo dài 14 đến 17 ngày, dài nhất là 100 ngày, nghĩa là trên 3 tháng nắng nóng liên tục không mưa. Ở trung du và vùng núi, trung bình hàng năm có 5 đến 6 đợt không mưa kéo dài, nhiều nhất là 9 đợt. Trung bình mỗi đợt không mưa kéo dài 9 đến 10 ngày, dài nhất là 55 ngày. Nếu tính riêng giai đoạn 1999 – 2014, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với lúa là 53.681ha; rau màu (34.900ha); cây công nghiệp dài ngày (812.000ha); gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân địa phương là 606.000 người bị thiếu nước sinh hoạt do hạn hán và nắng nóng kéo dài. 2.3.3. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai đối với ngành nông nghiệp Từ năm 1999 -2014, tình hình thiệt hại do thiên tai gây nên ở Quảng Nam là khá lớn, đặc biệt là đối với diện tích lúa và hoa màu với tổng thiệt hại của lúa (156,50 ha); hoa màu (214,30 ha); lúa và cây lương thực bị ướt hỏng lên đến 64,40 tấn. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi gia súc và gai cầm cũng bị ảnh hưởng đáng kể với số lương gia súc bị chết lên đến 952,90 con; lượng gia cầm bị chết là 844,40 con. Trong những năm năm 1999, 2000, 2002, 2005, 2009 có các thiên tai như bão, lũ, áp thấp nhiệt đới diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng lớn đến cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 181 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn