intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của các tổng hợp thể tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững ở khu vực đồi, núi; đồng thời, đóng góp vào cơ sở tài liệu, số liệu trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên. Luận án cũng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu địa lý tổng hợp, nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp cho các lãnh thổ có điều kiện tương tự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------- LÊ THỊ NGUYỆT PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI - 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Lập Dân 2. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân Phản biện 1: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu Phản biện 3: PGS.TS. Trần Viết Khanh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại ………………………………………………………….... vào hồi……… giờ……… ngày……… tháng……… năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Tỉnh Thái Nguyên được coi là trung tâm văn hoá, kinh tế của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là tỉnh có vị trí, vị thế chiến lược và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện nay theo đánh giá chung, sự phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trước sức ép của dân số, sự hạn chế về khoa học kỹ thuật và trình độ sản xuất của người dân, nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên như hiện nay của Thái Nguyên sẽ dễ bị tụt hậu và khó có thể phát triển được. Trước xu thế phát triển như vũ bão về mọi mặt của đất nước và của các địa phương lân cận đòi hỏi Thái Nguyên cần phải có bước chuyển mình, cải tổ tương xứng với tiềm năng và vị thế lịch sử “thủ đô gió ngàn”. Định hướng của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Là một tỉnh trung du và miền núi với đa số người dân là người dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nên trong thời gian tới vai trò của ngành đối với sự phát triển của tỉnh vẫn hết sức quan trọng. Theo định hướng này, ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên sẽ chuyển sang phát triển theo hướng thâm canh, cho năng suất cao. Hàng năm ở tỉnh cũng đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể, chưa có sự nghiên cứu, quy hoạch toàn diện lãnh thổ. Xuất phát từ thực tiễn trên và lòng mong muốn được góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương, NCS lựa chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững". 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác lập cơ sở địa lý dựa trên phân tích, đánh giá cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên (THTTN) cho định hướng tổ chức phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên để thấy được quy luật phân hóa và tính đặc thù.
  4. 2 - Vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá THTTN tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp. - Đề xuất định hướng và các giải pháp tổ chức không gian cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21 19'B đến 22003'B và 105029'Đ đến 106015'Đ, với 9 đơn vị hành chính là: 0 TP.Thái Nguyên, TX. Sông Công (từ tháng 7/2015 là TP. Sông Công), huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên (từ tháng 7/2015 là T.X Phổ Yên). 4.2. Phạm vi khoa học - Phân tích đa dạng cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Các THTTN mà tác giả nghiên cứu tương đồng với nội hàm cảnh quan (CQ), nhưng do nhiều quan niệm cảnh quan về mặt lý thuyết, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại được khai thác từ rất lâu nên hầu như không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN. Cấu trúc CQ bao gồm cấu trúc không gian, cấu trúc chức năng và động lực CQ. - Vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá các THTTN tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp. - Đối tượng đánh giá: NCS tiến hành đánh giá thích nghi cho phát triển lâm nghiệp (3 loại rừng phân theo chức năng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); phát triển nông nghiệp (cây chè, cây đậu tương, cây lúa và đánh giá cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi. 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên thể hiện sự phân hóa đa dạng và phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của quy luật phi địa đới, vừa tuân theo quy luật địa đới và chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân tác; đã hình thành nên một hệ thống các đơn vị cảnh quan gồm: 1 hệ thống cảnh quan, 1 phụ hệ thống cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan, 2 kiểu cảnh quanvà 85 loại cảnh quan. - Luận điểm 2: Vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá 85 loại cảnh quan của tỉnh Thái Nguyên cho khai thác kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên tỷ lệ 1/100.000. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Phân tích được tính đa dạng trong cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Xác lập được hệ thống phân loại THTTN tỉnh Thái Nguyên và xây dựng được bản đồ CQ tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000. - Đánh giá được mức độ thích nghi của các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển lâm nghiệp (phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); đối với phát triển nông nghiệp (phát triển cây chè trung du, cây
  5. 3 đậu tương, cây lúa, đồng cỏ chăn nuôi). Xây dựng được các bản đồ đánh giá thích nghi với các loại hình nông, lâm nghiệp trên với tỉ lệ 1/100.000. - Đề xuất được định hướng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững. Xây dựng được bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái của các THTTN nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững (PTBV). Kết quả của luận án cũng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ, bản đồ đánh giá CQ, bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp cho các lãnh thổ có điều kiện tương tự. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học trong việc quy hoạch không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững. Chương 2: Phân tích đa dạng cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp. Chương 4: Định hướng không gian tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Quan điểm chính của địa lý tự nhiên hiện đại là quan điểm về mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các THTTN ở các cấp khác nhau, có thể là ở cấp nhỏ cho đến cấp lớn nhất là hành tinh. Cảnh quan học là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu các tổng hợp thể tự nhiên ở qui mô khu vực và địa phương như những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa lý (Ixatrenko,1991). Theo các tài liệu về nghiên cứu CQ có ba quan niệm cảnh quan cùng song song tồn tại (tuỳ theo nội dung nghiên cứu muốn diễn đạt): CQ là một khái niệm chung, đồng nghĩa với địa tổng
  6. 4 thể, địa hệ (F.N. Minkov, D.L.Armand...); CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là các đơn vị phân loại (B.B.Polưnov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các đơn vị cá thể, là các đơn vị phân vùng (N.A.Xolsev, A.G.Ixatrenko, Vũ Tự Lập...). Theo các tác giả Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thành Long... dù xem CQ theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn được xem là một tổng hợp thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách qui nạp hay diễn giải. Đối với tỉnh Thái Nguyên, các THTTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án có sự tương đồng với nội hàm CQ, bởi vì do nhiều quan niệm cảnh quan như đã phân tích, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại được khai thác từ rất lâu nên hầu như không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN, cũng như Vũ Tự Lập sau này đã gọi là các hệ địa lý mà không gọi là các CQ hay cá thể cảnh khi nghiên cứu trước đó. Tác giả cũng kế thừa các nghiên cứu đi trước, coi cảnh quan là các tổng hợp thể tự nhiên mang tính kiểu loại, được gắn với các chỉ tiêu sinh thái và với mức độ tác động của con người. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ 1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới a. Nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan Quan niệm về cấu trúc CQ hiện nay chưa thống nhất, có nhiều định nghĩa về cấu trúc CQ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến cấu trúc không gian (gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và động lực của CQ (sự biến đổi của cấu trúc CQ theo thời gian...). Việc nghiên cứu cấu trúc CQ được rất nhiều tác giả quan tâm như: V.X. Preobrajenxki, N.A. Xoltsev (1947,1971), X.V. Kalexnik (1978), Bastian và Steinhardt (2002),... Khi nghiên cứu về vai trò của các hợp phần trong cấu trúc CQ có nhiều quan niệm khác nhau. Một số tác giả cho rằng các hợp phần có vai trò như nhau trong thành tạo cảnh quan thể hiện ở mức độ bảo thủ hay tiến bộ của nó. Một số tác giả khác lại cho rằng vai trò chức năng của mỗi hợp phần khác nhau trong thành tạo cảnh quan, tiêu biểu cho nhóm thứ hai này là N.I. Xoltxev. Theo ông, mỗi hợp phần của cảnh quan có mức độ tác động khác nhau, trong đó nhiệt - ẩm và sinh vật là các thành phần đột biến của địa hệ, các thành phần này có tính biến động cao nhất. Theo Ixatrenko (1969), việc phân ra thành phần cấu tạo chủ đạo hay phụ thuộc chỉ có tính chất tương đối, chỉ có ý nghĩa trong một thời điểm chứ không phải cả lịch sử phát triển của cảnh quan. Nghiên cứu chức năng cũng được đề cập đến trong nhiều công trình: A.G. Ixatrenko (1961), Forman (1981), De Groot (1992)… Cũng như nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu chức năng CQ có nhiều quan niệm khác nhau. Theo
  7. 5 A.G. Ixatrenko (1961), chức năng CQ là “tổng hợp các quá trình trao đổi, biến đổi vật chất và năng lượng trong CQ”, còn Forman (1981) lại xác định “là dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng và sinh vật giữa các yếu tố CQ”. Bên cạnh đó, chức năng của CQ được hiểu là lợi ích mà con người thu được từ các thuộc tính và quá trình của CQ như Niemann (1977), De Groot (1992)… Trong quy hoạch CQ còn phổ biến thuật ngữ CQ đa chức năng (nhất là ở châu Âu). b. Nghiên cứu về hệ thống phân loại cảnh quan Song song với các hệ thống phân vùng của các tác giả: Xoltxev (1958,1960); M.I. Mikhainov (1962); V.I. Prokaev (1967), là các hệ thống phân loại CQ của các tác giả A.G.Ixatrenko (1961), N.A.Gvozdexki (1961), V.A. Nhicolaev (1966), P.W. Mitchell và I.A.Howard (FAO- 1978)… Giữa các hệ thống phân loại CQ có số lượng chỉ tiêu, thứ bậc các cấp phân loại không giống nhau vì các tác giả dựa vào đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ được thành lập. c. Nghiên cứu về đánh giá cảnh quan Đánh giá cảnh quan đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX theo nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu của L.I. Mukhina (1973), Kunhixki (1973),... Tiếp nối các phương pháp đánh giá cảnh quan trước đó, nhiều kĩ thuật đánh giá cảnh quan được đưa ra như: đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (Alfred Mashall và Zvoruvkin K.B. 1968. Nghiên cứu đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện hơn từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, môi trường được đề cập trong các công trình của FAO về đánh giá đất đai từ những năm 1980 (đặc biệt từ những năm 1990) đến nay (FAO, 1993). 1.2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam a. Nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan Hướng nghiên cứu cấu trúc CQ ở Việt Nam đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu của tác giả Vũ Tự Lập. Trong công trình "Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam", tác giả đã nghiên cứu cấu trúc đứng của cảnh quan miền Bắc Việt Nam, đó là xác định sự tham gia của các thành phần tự nhiên vào quá trình phát sinh, phát triển của các cảnh. Cấu trúc ngang của cảnh quan miền Bắc Việt Nam được tác giả nghiên cứu từ dưới lên, từ cấp diện và dạng địa lý. Nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Anh đã đưa ra khái niệm cấu trúc sinh thái CQ, đó là "Mô hình kinh tế sinh thái" với ba phân hệ: phân hệ tự nhiên, phân hệ xã hội của con người và phân hệ sản xuất trong đó lấy đơn vị lãnh thổ CQ làm cơ sở. Nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh trong công trình "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam",
  8. 6 đã nghiên cứu đặc điểm các thành phần tự nhiên Việt Nam - một trong những yếu tố cơ bản thành tạo cấu trúc đứng của CQ; nghiên cứu hệ thống các cấp phân vị, các chỉ tiêu phân loại áp dụng cho bản đồ CQ Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000; đồng thời, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc chức năng, đặc điểm động lực CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Ngoài ra, phải kể đến nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Cao Huần “Phân tích cấu trúc chức năng của các địa tổng thể nhiệt đới cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên”; các tác giả Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng “Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình”,... b. Nghiên cứu hệ thống phân loại cảnh quan Trước tiên phải kể đến là phân vị của tác giả Vũ Tự Lập (1976) đã đưa ra hệ thống phân loại CQ địa lý miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp. Hệ thống phân loại CQ của Phạm Quang Anh và nnk xây dựng cho bản đồ tỉ lệ 1:2.000.000 (1983) dựa trên hệ thống phân loại của Nhicolaiev, gồm 7 cấp. Hệ thống phân loại cảnh quan của tác giả Nguyễn Thành long và cộng sự gồm 10 cấp. Hệ thống phân loại của tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc khánh gồm 7 cấp. c. Nghiên cứu về đánh giá cảnh quan Từ sau năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về đánh giá cảnh quan đã có bước phát triển. Nghiên cứu của tác giả Vũ Tự Lập (1982) “phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và quy hoạch lãnh thổ” và đặc biệt là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Huần (2005) “Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái”, nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Hải "Phương pháp đánh giá thích nghi của đối tượng địa lý" (2004)... 1.2.2. Nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông nghiệp Đáng chú ý là “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam: (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004, một số công trình nghiên cứu phát triển bền vững nông nghiệp mang tính ứng dụng có thể kể đến như: Nghiên cứu của Franck Jesus “Tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam”, nghiên cứu của Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân, Lê Trọng Cúc, Hà Văn Hành, Hoàng Đức Triêm và nnk... 1.2.3. Các nghiên cứu về lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên 1.2.3.1. Nghiên cứu các hợp phần của cảnh quan - Về địa chất, địa hình - địa mạo, khoáng sản: Các công trình của tác giả Vũ Tự Lập, Lê Đức An, Uông Đình Khanh, nghiên cứu của tác giả Trần Viết Khanh, Nguyễn Thị Mây...
  9. 7 - Về khí hậu: trong các công trình của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc và Nguyễn Đức Ngữ nghiên cứu về khí hậu Việt Nam nói chung và công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Thị Hiền, Mai Trọng Thông và nnk cũng có đề cập tới khu vực Thái Nguyên. - Về thổ nhưỡng: năm 2000, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên đã có dự án quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1999 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Chính Phủ (2006), “Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thái Nguyên”. - Về thuỷ văn: Có công trình nghiên của tác giả Nguyễn Lập Dân, Nguyễn Thị Băng Thanh trong đề án EU, STD3 - CT94 – 0310. Gần đây có công trình nghiên của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. - Về sinh vật: Từ năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng được Danh lục thực vật Bắc Thái, đáng chú ý, Năm 2006 có công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 1.2.3.2. Nghiên cứu địa lý tổng hợp Nghiên cứu theo hướng này có công trình nghiên cứu của các tác giả Mai Trọng Thông, Nguyễn Khanh Vân và cộng sự cho đã thành lập được bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩm vân, Nguyễn Thị Hồng,... 1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN 1.3.1.Cấu trúc cảnh quan 1.3.1.1. Cấu trúc không gian của cảnh quan - Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan được tạo nên bởi đặc điểm liên hệ và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các hợp phần cấu tạo của cảnh quan. Về vai trò của các hợp phần cấu thành cảnh quan có nhiều quan niệm khác nhau. Theo V.X. Preobrajenxki, các hợp phần có vai trò như nhau trong thành tạo cảnh quan thể hiện ở mức độ bảo thủ hay tiến bộ của nó. Do các hợp phần của cảnh quan có vai trò như nhau trong quá trình thành tạo cảnh quan nên cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan có dạng cấu trúc đơn. Tác giả Nguyễn Ngọc khánh (2010) đã nhóm các hợp phần cảnh quan thành ba nhóm, gồm: Nền vật chất vô cơ (địa chất, địa hình), nền nhiệt ẩm (khí hậu thủy văn), nền vật chất hữu cơ (đất, sinh vật). Ngoài ra, ông cũng nhận thấy vai trò quan trọng của con người trong cấu trúc CQ nên đã bổ sung thêm 1 hợp phần nữa, là nền văn hóa. Một số tác giả khác lại cho rằng vai trò chức năng của mỗi hợp phần khác nhau trong thành tạo cảnh quan, tiêu biểu cho nhóm thứ hai này là N.I. Xôlntxev. Theo ông nền nham thạch là nhân tố trội của cảnh quan, trong khi sinh vật phải phụ thuộc vào tất cả các hợp phần kia.
  10. 8 Theo Ixatrenko (1969) việc phân ra thành phần cấu tạo chủ đạo hay phụ thuộc chỉ có tính chất tương đối, chỉ có ý nghĩa trong một thời điểm chứ không phải cả lịch sử phát triển của cảnh quan. - Cấu trúc ngang của cảnh quan: Cấu trúc ngang nói lên tính không đồng nhất của địa tổng thể, địa tổng thể ở cấp phân vị càng cao, càng có cấu trúc ngang phức tạp. Nghiên cứu cấu trúc ngang của CQ rất phức tạp vì nó thể hiện sự phân hóa trong nội tại cảnh quan liên quan đến tổng hợp các thành phần cấu tạo. 1.3.1.2. Cấu trúc chức năng của cảnh quan Theo tác giả Vũ Tự Lập (1976), Trương Quang Hải (2008), CQ có hai chức năng cơ bản là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội. Chức năng tự nhiên là tiếp nhận các dòng vật chất, năng lượng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CQ. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng CQ vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội. 1.3.1.3. Động lực của cảnh quan Các CQ luôn chịu sự tác động trong suốt quá trình hình thành, phát triển theo các quy luật tự nhiên. Động lực phát triển CQ phụ thuộc các yếu tố của tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ. Tuy nhiên, hệ thống lãnh thổ còn cấu thành từ phân hệ xã hội, do đó, nó còn chịu tác động của các quy luật phát triển xã hội. Chính các yếu tố này hình thành cơ chế động lực có tính chất quyết định đến biến đổi CQ hiện đại, đó là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người, tác động lên cân bằng vật chất, năng lượng trong hệ thống giữa hai phân hệ tự nhiên - xã hội. 1.3.2. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với các hợp phần cấu tạo nên cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên (cấu trúc CQ) thể hiện ở sự tương đồng giữa chúng thông qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi đơn vị CQ luôn hàm chứa những tiềm năng tự nhiên đặc thù và tương ứng với chúng là các hoạt động khai thác của con người. Đây cũng chính là cơ sở để tổ chức quản lý và khai thác hệ thống lãnh thổ. 1.3.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp Giữa CQ và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên các hợp phần cấu trúc của CQ. Thông qua hoạt động này, con người đã tác động lên CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích cực và tiêu cực. 1.3.4. Phát triển bền vững nông, lâm nghiệp Phát triển nông, lâm nghiệp thực sự là bền vững khi đảm bảo được trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
  11. 9 1.3.5. Đánh giá cảnh quan và hƣớng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững Có nhiều phương pháp đánh giá như: Đánh giá thích nghi sinh thái (đánh giá mức độ thuận lợi), đánh giá môi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan,...), trong đó, đánh giá thích nghi sinh thái có vị trí rất quan trọng và thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu gần đây. 1.3.6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.6.1. Quan điểm nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu luận án, NCS vận dụng các quan điểm chính sau: Quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm kinh tế sinh thái. 1.3.6.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS), phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, phương pháp thực địa, phương pháp điều tra xã hội học. Chƣơng 2 PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc với diện tích là 3.534,72 km2 (2012). Trên bình đồ cấu trúc chung của toàn lãnh thổ, Thái Nguyên nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, là phần tiếp giáp Caledonit Hoa Nam bị biến cải trong Mezozoi thuộc hệ uốn nếp Việt Bắc. Nét đặc thù lớn nhất của địa hình Thái Nguyên là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi và đồng bằng, nhưng địa hình núi đồi vẫn chiếm ưu thế hơn. Địa hình Thái Nguyên đa số là đồi, núi thấp chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Đặc điểm quan trọng của chế độ khí hậu Thái Nguyên là tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, sự chuyển tiếp này thể hiện trước hết ở chế độ nhiệt. Biên độ dao động ngày và đêm của nhiệt độ lớn hơn đồng bằng Bắc Bộ, trung bình chênh lệch khoảng 0,5 - 1oC. Ở Thái Nguyên mùa đông khá lạnh, sương muối có khả năng xảy ra, nhất là phía bắc, nơi có địa thế và độ cao địa hình thuận lợi cho hình thành sương muối. Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi khá dày, mật độ trung bình từ 0,9 - 1,2 km/km2. Hệ thống sông ngòi trong địa phận tỉnh Thái Nguyên chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu, chiếm khoảng 90% diện tích của tỉnh. Phần còn lại ở phía đông thuộc lưu vực sông Rong, chảy vào hệ thống sông Thương.
  12. 10 Lưu lượng nước ở các sông Thái Nguyên khá dồi dào, hàm lượng phù sa ở mức trung bình. Tổng hợp trên bản đồ đất tỉnh Thái nguyên tỉ lệ 1:100 000 của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho thấy, đất đai của tỉnh chủ yếu là đất đồi núi (chiếm 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu, đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh và cũng rất dễ bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do được hình thành và phát triển trong điều kiện tự nhiên đa dạng, cùng với lịch sử phát triển lâu dài của hệ thực vật nên thảm thực vật Thái Nguyên phân hóa phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do hiện tượng chặt phá rừng chưa hợp lý và cháy rừng nên thảm rừng rậm thường xanh hiện còn rất ít. Các thành phần tự nhiên của Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc thành tạo nên CQ, mang tính thống nhất và hoàn chỉnh. Các thành phần tự nhiên này chỉ tồn tại độc lập một cách tương đối, giữa chúng luôn luôn có những mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, xâm nhập vào nhau tạo thành một thể thống nhất. 2.1.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.150.230 người. Mật độ dân cư trung bình toàn tỉnh là 325người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,34%. Trên lãnh thổ Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%, Tày 10,7%, Nùng 5,1%, Dao 2,1%, Sán Dìu 2,4%. Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục, tập quán, lối sống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nhưng cũng có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo. Năm 2012, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động ở Thái Nguyên (62,86%). Nguồn lao động trong nông, lâm nghiệp dồi dào, tuy nhiên, lao động nông, lâm nghiệp được đào tạo có trình độ còn hạn chế, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Giai đoạn gần đây kinh tế tỉnh Thái Nguyên có những bước phát triển nhanh, từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Điều đó một mặt phản ánh xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, nhưng mặt khác cũng cho thấy, mặc dù lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và tiềm năng phát triển ngành khá lớn, nhưng tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa khai thác hết được lợi thế vốn có. 2.2. ĐA DẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.2.1. Cấu trúc đứng của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên Khi nghiên cứu cấu trúc đứng của cảnh quan tỉnh Thái Nguyên cần phân tích 2 vấn đề: vai trò của các hợp phần trong cấu trúc CQ và sự phân hóa CQ theo chiều thẳng đứng.
  13. 11 2.2.1.1. Vai trò của các hợp phần trong cấu trúc đứng tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên Luận án phân tích vai trò của các thành phần tự nhiên thành tạo nên tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ (CQ) trên cơ sở quan điểm của A.G Ixatrenko và A.A. Krauklis. a. Địa chất, kiến tạo và địa hình là nền tảng rắn của sự hình thành và phân hóa tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Thái Nguyên - Vai trò của địa chất, kiến tạo đối với sự hình thành và phân hóa tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Quá trình địa chất, kiến tạo là cơ sở hình thành và phát triển địa hình lãnh thổ. Mỗi một kiểu hình thái địa hình được đặc trưng bởi một tập hợp đá nền nhất định. Đặc biệt, hệ thống đứt gãy địa chất đã quy định nên hướng của địa hình tỉnh Thái Nguyên. Các nền nham kết hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu, sinh vật đã quy định sự hình thành và đặc điểm các loại thổ nhưỡng khác nhau trong vùng. - Vai trò của địa hình đối với sự hình thành và phân hóa tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Địa hình là nền tảng rắn của CQ, là kết quả tổng hợp của sự tác động nội lực và ngoại lực qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, phức tạp. Địa hình là một trong những nhân tố tạo nên sự phân hóa của khí hậu Thái Nguyên. Với vị trí địa lý nằm ở Trung du và miền núi phía Bắc, Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có một mùa đông lạnh trong năm. Tuy nhiên, do đặc điểm và sự phân hóa địa hình mà các khu vực trong tỉnh thái Nguyên có đặc điểm khí hậu khác nhau. Đặc điểm địa hình đã tác động đến đặc điểm thủy văn của Thái Nguyên như ảnh hưởng trực tiếp đến hướng chảy chính tây bắc - đông nam của sông ngòi và quá trình vận chuyển vật chất. Đặc điểm địa hình đồng thời cũng tác động đến đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật của Thái Nguyên thông qua kiểu thảm rừng và lớp phủ thổ nhưỡng phát sinh. Tương ứng với đai cao lớn hơn 700 m thảm thực vật đã xuất hiện một số loài á nhiệt đới và bên dưới chúng là nhóm đất mùn đỏ vàng đặc trưng. Dưới 700m, đất và thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên thể hiện tính địa đới rõ nét: đất điển hình là đất đỏ vàng và kiểu thảm rừng nhiệt đới mưa mùa. Vì vậy, gắn với đặc điểm địa chất, kiến tạo, địa hình tỉnh Thái nguyên là cơ sở phân chia thành các lớp, phụ lớp CQ. b. Khí hậu là thành phần động lực của sự hình thành và phân hóa tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Khí hậu là nhân tố tiên phong tác động đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, đến sự phân bố và chế độ thủy văn, đến quá trình sinh trưởng, phát triển và của sinh vật tạo nên sự phân hóa đa dạng CQ của lãnh thổ.
  14. 12 Với vị trí địa lý nằm trong miền khí hậu phía Bắc, Thái Nguyên nằm trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Sự phân hóa các Phụ hệ cảnh quan là do hoàn lưu gió mùa và phân hóa địa hình đã tạo nên sự phân hóa nhiệt, ẩm. Là khu vực chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của gió mùa đông bắc, do đó Thái Nguyên nằm trong Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh và là một phần Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa. Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo và phân hóa CQ thể hiện ở sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các thành phần tự nhiên khác trong hệ thống. c. Thủy văn là thành phần quan trọng trong trao đổi và vận chuyển vật chất bên trong tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Các dòng chảy thường xuyên với hoạt động chủ yếu là xâm thực và bồi tụ đã hình thành nên địa hình đồng bằng dọc theo các thung lũng sông, hình thành nên Lớp cảnh quan đồng bằng ở Thái Nguyên. Nhờ có sự thâm nhập của nước vào thổ nhưỡng tạo nên độ ẩm trong đất, là một trong những điều kiện hình thành nên độ phì của đất. Sự tác động của thủy văn đến thổ nhưỡng Thái Nguyên còn thể hiện ở việc hình thành nên các loại đất như đất phù sa bồi chua, đất phù sa ngòi suối, đất phù sa glây... tạo nên sự đa dạng thổ nhưỡng, là một trong những cơ sở hình thành nên các Loại cảnh quan khác nhau. d. Thổ nhưỡng là thành phần tích cực trong việc thành tạo và phân hóa tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Với sự đa dạng của nền nham thạch, sự phân hóa của địa hình, khí hậu, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về chủng loại của thổ nhưỡng Thái Nguyên như: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ vàng trên các loại đá, đất mùn... Trong sự phân chia các đơn vị THTTN Thái Nguyên ra cấp Loại CQ ngoài việc dựa trên sự phân hóa thảm thực vật, cũng dựa trên sự phân hóa các loại đất đặc thù của tỉnh. e. Sinh vật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, phục hồi và chuyển hóa năng lượng của tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Thảm thực vật là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân chia cấp Kiểu cảnh quan. Theo điều kiện phát sinh, kiểu CQ tỉnh Thái Nguyên là rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên nhiều loại đất khác nhau. Trong sự phân chia các đơn vị THTTN Thái Nguyên ra cấp Loại CQ ngoài việc dựa trên sự phân hóa của các loại đất thì còn dựa trên sự phân hóa thảm thực vật của tỉnh. Do vậy, thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc phân chia ra câp Loại CQ tỉnh Thái Nguyên. g. Vai trò của các hoạt động nhân sinh Con người vừa là nhân tố thành tạo CQ vừa là nhân tố tác động làm biến đổi CQ. Ngày nay, hầu hết các CQ tự nhiên trên lãnh thổ Thái Nguyên
  15. 13 đều có sự can thiệp của bàn tay con người ở các mức độ, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. 2.2.1.2. Sự phân hóa theo chiều thẳng đứng của cảnh quan tỉnh Thái Nguyên Nếu coi như sự đồng nhất theo phương nằm ngang thì cấu trúc đứng của CQ Thái Nguyên như sau: dưới cùng là các loại đá trầm tích, biến chất, đá vôi xen trầm tích, macma bazơ, phun trào và xâm nhập axit thuộc đới phức nếp lồi Bắc Thái và đầu mút phía tây võng chồng An Châu; tiếp đến là các loại đất feralit trên các loại đá khác nhau; tiếp đến là thủy văn với phần lớn các sông nằm trong hệ thống sông Thái Bình, trong đó có hai lưu vực sông lớn là sông Cầu và sông Công, về nước ngầm Thái Nguyên có các tầng chứa nước sâu, có triển vọng khai thác quy mô nhỏ đến trung bình, tuy nhiên do địa hình vùng núi với độ chia cắt sâu và chia cắt ngang mạnh mẽ nên việc khai thác nước ngầm khá phức tạp; dạng địa hình đặc trưng của Thái Nguyên là địa hình đồi và núi thấp chạy theo hướng bắc - nam; thảm thực vật phía trên trước khi có sự tác động của con người đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới thường xanh, rừng rậm á nhiệt đới, còn hiện nay có thêm các thảm thực vật nhân tác như rừng trồng, thảm thực vật nông nghiệp; bao quanh trên cùng toàn bộ lãnh thổ Thái Nguyên là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. 2.2.2. Cấu trúc ngang của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên Cấu trúc ngang của THTTN tỉnh Thái Nguyên cho thấy sự phân hóa đa dạng, phức tạp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của quy luật phi địa đới,vừa tuân theo quy luật địa đới và chịu sự tác động của các hoạt động nhân tác. Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hóa không gian của các đơn vị CQ, cho biết mối liên hệ giữa các đơn vị CQ cấp cao (hệ CQ, phụ hệ CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ) xuống cấp thấp (loại CQ)). 2.2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Thái Nguyên - Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Nguyên: Cần thể hiện được tính phát sinh sinh thái trong cấu trúc đứng, Thể hiện được tính phân vị trong cấu trúc ngang và thể hiện được quá trình diễn thế dinh thái. - Phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000 Để xác định được các đơn vị CQ, tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS như Mapinfo, ArcGIS xử lý các lớp thông tin theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định để tạo ra các bản đồ thành phần (tỉ lệ 1/100.000), bản đồ trung gian (mô hình số độ cao địa hình (DEM)), sau đó chồng xếp các bản đồ chuyên đề ở tỉ lệ 1/100.000 để thành lập bản đồ CQ. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến lát cắt và theo các điểm chìa khoá để kiểm tra, đối chứng kết quả đã thực hiện trong phòng. Tác giả đã thực hiện khảo sát ở một số địa điểm theo hai tuyến đường theo chiều đông - tây và bắc - nam.
  16. 14 - Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Thái Nguyên cho bản đồ tỉ lệ 1/ 100.000 NCS kế thừa cách phân loại CQ của V.A. Nhicolaev và nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu gồm các cấp có thứ tự như sau: Hệ Phụ hệ Lớp cảnh Phụ lớp Kiểu cảnh Loại cảnh quan cảnh quan quan cảnh quan quan cảnh quan Hình 2.1. Hệ thống các cấp phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu Thái Nguyên là một tỉnh trung du và miền núi, mặc dù địa hình đa số là đồi núi thấp nhưng thiên nhiên đã chịu sự phân hóa theo quy luật đai cao. Quy luật này đã chi phối sự hình thành hai kiểu CQ đó là kiểu CQ rừng rậm thường xanh á nhiệt đới và kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa Phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Lớp CQ núi Lớp CQ đồi Lớp CQ đồng bằng Phụ lớp Phụ lớp Phụ lớp Phụ lớp ĐB Phụ lớp Phụ lớp đồi cao đồi thấp ĐB phù sa thung lũng núi TB núi thấp xen đồi Kiểu CQ rừng rậm thường xanh á Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới nhiệt đới mưa mùa 5 loại CQ 80 loại CQ Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu 2.3. ĐA DẠNG CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN THÁI NGUYÊN 2.3.1. Đa dạng chức năng của các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 2.3.1.1. Chức năng tự nhiên a. Chức năng phòng hộ bảo vệ đất Các CQ phân bố trên địa hình núi trung bình, núi thấp, đồi cao có độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn. Các CQ này tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp phía dưới. Do độ dốc lớn, nên quá trình ngoại sinh và tai biến liên quan là trọng lực nhanh (trượt lở, đổ vỡ) và sụt lở, xói ngầm (khu vực đá vôi), xói mòn, rửa trôi đất. Cường độ xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất sẽ càng mạnh đối với những khu vực có độ dốc, lượng mưa lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy. Do vậy, cần có quy hoạch
  17. 15 trồng rừng ở các CQ ở khu vực độ dốc cao, lượng mưa lớn và đặc biệt là mất lớp phủ thực vật rừng. b. Chức năng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường Các CQ phân bố trên địa hình núi trung bình, núi thấp là đầu nguồn của các phụ lưu sông Cầu, sông Công, xung quanh hồ Núi Cốc… có vai trò quan trọng trong điều tiết dòng chảy sông ngòi nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn. Các CQ trên núi trung bình, núi thấp có thể vừa đảm bảo chức năng phòng hộ bảo vệ nguồn đất, vừa có chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường. 2.3.1.2. Chức năng kinh tế - xã hội a. Chức năng sản xuất lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp Nhóm CQ có chức năng sản xuất lâm nghiệp (rừng sản xuất) và nông lâm kết hợp đa số được phân bố trên địa hình đồi cao, ngoài ra phân bố ở khu vực núi thấp, đồi thấp có độ dốc 15 - 250, trên nhiều loại đất khác nhau, có hiện trạng thảm thực vật là rừng trồng, rừng thứ sinh, hoặc trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (CQ số 18,19,30,32,40,41,44,45,48...). Việc phát triển rừng sản xuất và tăng cường sản xuất nông - lâm kết hợp giúp cải thiện sinh kế cho người dân miền núi, khiến họ tích cực trồng và bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đảm bảo được chức năng phòng hộ của các cảnh quan. b. Chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư Chức năng quan trọng này đa số thuộc về loại CQ ở vùng đồi thấp và đồng bằng (độ dốc 0 - 80). Đất phù sa màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, vừa thuận lợi cho cư trú của con người, vừa dễ dàng canh tác sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây lương thực, sản xuất công nghiệp - dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình kiên cố (CQ số 58,59,60,61,63,70,71,72,73,...). c. Chức năng sản xuất và phát triển công nghiệp, dịch vụ Những CQ giữ chức năng này chứa đựng nhiều yếu tố khá đặc biệt, hoặc có mỏ quặng, khoáng sản, hoặc có tiềm năng phát triển du lịch (CQ số 60,68,69,76,80,81...) 2.3.2. Động lực tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên Tính nhịp điệu mùa của cảnh quan Thái Nguyên thể hiện rõ ở tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. Với một tỉnh trung du và miền núi chịu sự chi phối của quy luật đai cao, sự tác động của gió mùa đến chế độ nhiệt, ẩm rõ rệt. Mùa mưa: Trùng với mùa nóng, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 8. Nền nhiệt - ẩm khá phong phú thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, tuy nhiên các hiện tượng bão lũ, thiên tai cũng gây không ít khó khăn cho người dân địa phương. Thời kì này r > 2t. Mùa khô: Trùng với thời kì mùa lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm. Mùa khô có thể phân ra hai
  18. 16 thời kì: thời kì đầu mùa đông, do khối không khí lạnh, khô nên ít mưa; cuối mùa đông, không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn. Thời kì này r < 2t (khô hoặc hạn). Trong những năm gần đây, do tình trạng biến đổi khí hậu, nên lượng mưa ở Thái Nguyên có những thay đổi bất thường. Tình trạng bất thường này của khí hậu đã gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Cần nhận thấy rằng, tốc độ biến đổi và phát triển của chúng không quá nhanh nếu không có tác động của con người. Do đó, ngày nay các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người là động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến đổi CQ. Tác động của con người đến CQ Thái Nguyên vừa theo chiều hướng tích cực - cải tạo CQ tốt lên, vừa theo hướng tiêu cực - làm suy thoái CQ. 2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngoài việc xem xét tổng hợp vai trò của các thành phần tự nhiên khác, tác giả coi địa hình là nhân tố trội trong việc phân vùng CQ lãnh thổ Thái Nguyên. Từ độ cao trên 100m thuộc vùng CQ núi và đồi cao (nằm ở phía bắc Thái Nguyên), độ cao dưới 100m thuộc vùng CQ đồi thấp và đồng bằng trung tâm (nằm ở trung tâm và phía nam Thái Nguyên). Tương ứng với hai vùng CQ, tác giả chia lãnh thổ Thái Nguyên làm 8 tiểu vùng CQ như sau - Vùng CQ núi và đồi cao phía bắc Thái Nguyên: (1) Tiểu vùng CQ núi trung bình Tam Đảo (A1) (2) Tiểu vùng CQ núi thấp và trung bình Định Hóa (A2) (3) Tiểu vùng CQ núi thấp và trung bìnhVõ Nhai (A3) (4) Tiểu vùng CQ đồi cao Định Hóa, Phú Lương (A4) (5) Tiểu vùng CQ đồi cao Đồng Hỷ - Võ Nhai (A5) (6) Tiểu vùng CQ đồi cao chân Tam Đảo (A6) - Vùng CQ đồi thấp, đồng bằng trung tâm và phía nam Thái Nguyên: (7) Tiểu vùng CQ đồi thấp thành phố Thái Nguyên (B1) (8) Tiểu vùng CQ đồng bằng Phú Bình, Phổ Yên (B2) Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP 3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP 3.1.1. Đối tƣợng và quy trình, phƣơng pháp đánh giá Phương pháp đánh giá CQ được NCS lựa chọn trong luận án là đánh giá thích nghi sinh thái. Đối tượng đánh giá: Là 85 đơn vị loại CQ trên Bản đồ CQ tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000. 3.1.2. Lựa chọn loại hình nông, lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá
  19. 17 3.1.2.1. Nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng nông nghiệp - Lựa chọn loại hình cây trồng NCS đã lựa chọn ra 3 cây đại diện cho hai loại hình sử dụng nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên gồm: cây lúa nước và cây đậu tương đại diện cho loại hình sử dụng cây hàng năm; cây chè đại diện cho loại hình sử dụng cây lâu năm phục vụ mục tiêu đánh giá. - Lựa chọn loại hình chăn nuôi NCS lựa chọn đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, bởi vì Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi - vùng sinh thái rất có điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc. 3.1.2.3. Nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng lâm nghiệp NCS tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các đơn vị CQ đối với các mục đích phát triển rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. 3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 3.2.1. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ - Các chỉ tiêu đánh giá: NCS lựa chọn các chỉ tiêu như: Vị trí phòng hộ, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thảm thực vật. Vị trí phòng hộ là yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến mục đích, khả năng phòng hộ của CQ; độ dốc của địa hình có tác động mạnh đến quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất nên có trọng số 3; tiêu chí dạng địa hình là tiêu chí đặc trưng đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về thổ nhưỡng và khí hậu là các tiêu chí chung cho phát triển rừng có trọng số 1. Tổng số loại CQ không đưa vào đánh giá là 38 loại CQ. - Kết quả đánh giá Luận án đã tiến hành đánh giá 45 loại cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ở Thái Nguyên. Kết quả đánh giá có 37 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 184.279,4 ha, chiếm 52,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh cần được đưa vào mục đích phát triển rừng phòng hộ. 3.2.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng đặc dụng - Các chỉ tiêu đánh giá Ngoài các tiêu chí đánh giá cho mục đích phát triển rừng nói chung, đối với rừng đặc dụng tiêu chí đặc trưng để đánh giá cho mục đích bảo tồn là tính nguyên trạng của thảm thực vật rừng, tức là mức độ nguyên dạng của thảm thực vật hiện tại so với thảm thực vật nguyên sinh của CQ và tính quý hiếm, độc đáo. Tổng số loại CQ không đưa vào đánh giá là 62 loại CQ. Trọng số của các yếu tố đánh giá được xác định như sau: Tính nguyên trạng của thảm thực vật, mức độ đa dạng sinh hoc có trọng số 3; các chỉ tiêu khác như nhiệt độ, lượng mưa, độ dài mùa khô có trọng số 1. - Kết quả đánh giá Luận án đã tiến hành đánh giá 23 loại cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ở Thái Nguyên. Kết quả đánh giá có 15 loại CQ tỉnh
  20. 18 Thái Nguyên với tổng diện tích là 65.256,72 ha, chiếm 18,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh cần được đưa vào mục đích phát triển rừng đặc dụng. 3.2.3. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất - Các chỉ tiêu đánh giá Đối với rừng sản xuất các chỉ tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu về địa hình, đất đai, khí hậu và thảm thực vật. Trong các tiêu chí trên, tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với mục đích sản xuất kinh doanh rừng là: Hiện trạng thảm thực vật rừng có trọng số 3; các tiêu chí địa hình có trọng số 2; còn lại các tiêu chí khác gồm: thổ nhưỡng, khí hậu có trọng số 1 (là những tiêu chí cho phát triển rừng nói chung). Tổng số loại CQ không đánh giá là 51 loại CQ. - Kết quả đánh giá NCS tiến hành đánh giá 34 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng sản xuất Kết quả đánh giá có 30 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 150.672,7 ha, chiếm 42,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh thích nghi với phát triển rừng sản xuất. 3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 3.3.1. Đánh giá cho cây lúa - Các chỉ tiêu đánh giá NCS lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá gồm các chỉ tiêu về đất (loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới), độ dốc địa hình, các chỉ tiêu về chế độ nước và khí hậu. Tổng số có 55 loại CQ được xếp hạng không thích nghi cho phát triển lúa nước. Về trọng số các chỉ tiêu như sau: Loại đất là tiêu chí đất đặc trưng đối với mục đích trồng lúa có trọng số 3, chế độ nước, thành phần cơ giới và độ dốc có trọng số 2, còn lại các tiêu chí khác như tầng dày đất, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô có trọng số 1. - Kết quả đánh giá NCS tiến hành đánh giá 30 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển cây lúa nước. Kết quả đánh giá có 25 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 95.812,4 ha, chiếm 27,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh thích nghi với phát triển cây lúa nước. 3.3.2. Đánh giá cho cây đậu tƣơng - Các chỉ tiêu đánh giá NCS lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá gồm các chỉ tiêu về đất (loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới), chỉ tiêu về độ dốc địa hình, khả năng thoát nước và các chỉ tiêu về khí hậu. Tổng số có 38 loại CQ không đánh giá cho phát triển cây đậu tương. Về trọng số các chỉ tiêu như sau: Loại đất là tiêu chí đất đặc trưng đối với mục đích trồng đậu tương có trọng số 3, khả năng thoát nước, thành phần cơ giới và độ dốc có trọng số 2, còn lại các tiêu chí khác có trọng số 1. - Kết quả đánh giá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2