intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lý: Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm vận dụng cơ sở khoa học về LN, về nông thôn mới, mục tiêu của luận án là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phân bố, phát triển LN và mối quan hệ giữa LN với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển LN theo hướng bền vững, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lý: Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THANH THỦY PHÂN TÍCH DƢỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 62.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1- PGS. TS NGUYỄN MINH TUỆ 2- TS. LÊ VĂN HƢƠNG Phản biện 1: GS. TS. Trương Quang Hải Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Sơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày …./… /2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2020 tuy mới đi nửa chặng đƣờng nhƣng những kết quả đạt đƣợc đã cho thấy đây là hƣớng đi đúng đắn có thể tạo nên một diện mạo mới cho khu vực nông thôn Việt Nam. Trong đó, làng nghề (LN) đƣợc xem là nhân tố cơ bản. Đồng thời, chủ trƣơng xây dựng NTM cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển và phân bố của làng nghề so với những thời kỳ trƣớc. Do đó, có thể thấy, sự phát triển và phân bố làng nghề hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với chủ trƣơng xây dựng NTM. Mặc dù diện tích tự nhiên không lớn nhƣng Nam Định lại là một trong những tỉnh đông dân với 1.850,6 nghìn ngƣời (2015), trong đó, dân nông thôn chiếm 81,7% dân số. Để giải quyết đƣợc các vấn đề kinh tế - xã hội (KT - XH) trƣớc sức ép của dân số, phát triển LN từ lâu đã đƣợc xác định là một chiến lƣợc quan trọng. Phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song trong thời gian qua, việc phát triển LN ở đây cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, việc phân tích sự phát triển, phân bố LN trong bối cảnh xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển, phân bố LN; những đặc điểm nổi bật về phát triển, phân bố LN trong xây dựng NTM; những biểu hiện của mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM và những giải pháp phát triển LN theo hƣớng bền vững, gắn với các mục tiêu xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định. Đây cũng chính là những câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Xuất phát từ lí do nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài "Phân tích dƣới góc độ địa lý kinh tế - xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở khoa học về LN, về NTM, mục tiêu của luận án là đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích thực trạng phân bố, phát triển LN và mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển LN theo hƣớng bền vững, gắn với quá trình xây dựng NTM của địa phƣơng. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lí luận về LN, về NTM dƣới góc độ địa lý KT – XH, để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM, xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển, phân bố LN và mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM. - Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố LN ở tỉnh Nam Định. - Vận dụng các tiêu chí đã lựa chọn, phân tích thực trạng phát triển và phân bố LN; mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010 - 2015.
  4. 2 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1.Về nội dung Dƣới góc độ địa lý KT – XH, luận án nghiên cứu sự phát triển và phân bố LN trong bối cảnh xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định, tập trung vào các nội dung sau: - Đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố LN ở tỉnh Nam Định theo 3 nhóm: vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và KT – XH. - Phân tích thực trạng phát triển và phân bố LN theo thời gian, theo nhóm ngành và theo lãnh thổ. Trong đó, đi sâu nghiên cứu 4 nhóm nghề tiêu biểu trong phát triển LN ở tỉnh Nam Định là chế biến gỗ; thủ công mĩ nghệ (TCMN); dệt, may;cơ khí. - Làm rõ mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định trên cơ sở: (1) so sánh kết quả thực hiện một số tiêu chí NTM ở các xã, thị trấn có LN với các xã, thị trấn không có LN; (2) phân tích sự thay đổi các tiêu chí phát triển, phân bố LN trƣớc và sau khi triển khai xây dựng NTM. 3.2. Về lãnh thổ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các LN thuộc tỉnh Nam Định, trong đó đi sâu nghiên cứu trƣờng hợp, 4 LN thuộc 4 xã, 2 huyện là La Xuyên – Yên Ninh, Cát Đằng – Yên Tiến, Tống Xá – Yên Xá (huyện Ý Yên), Làng Sắc – Mỹ Thắng (huyện Mỹ Lộc). 3.3. Về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển LN Nam Định trong giai đoạn 2010 – 2015 (tƣơng ứng với thời gian triển khai xây dựng NTM), có so sánh với sự phát triển của LN trƣớc năm 2010 để thấy đƣợc mối quan hệ gắn bó giữa xây dựng NTM với LN và định hƣớng đến năm 2025. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên cơ sở các quan điểm cơ bản nhƣ sau: quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp - lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững… 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng là: thu thập và xử lí tài liệu; phân tích, so sánh, tổng hợp; thống kê; nghiên cứu thực địa; điều tra xã hội học, Bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) và phƣơng pháp chuyên gia… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về LN, về NTM và mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM; lựa chọn các tiêu chí đánh giá và phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu tỉnh Nam Định. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đƣợc thế mạnh, hạn chế của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố LN ở tỉnh Nam Định. - Làm rõ đƣợc thực trạng phát triển, phân bố LN tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010 - 2015, dƣới góc độ địa lí học và theo các tiêu chí đã lựa chọn
  5. 3 - Giải thích rõ mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định theo hệ thống tiêu chí đã lựa chọn và trên cơ sở điều tra xã hội học. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển LN theo hƣớng bền vững trong tƣơng lai. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về làng nghề và nông thôn mới Chƣơng 2: Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định Chƣơng 3: Thực trạng phát triển, phân bố làng nghề và mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển, phân bố làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan 1.1.1. Về làng nghề 1.1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Về sự phát triển của LN và vai trò của LN đối với công nghiệp hóa nông thôn ở các nƣớc trên thế giới có các nghiên cứu của Harry T.Oshima (1989), Ranis, Gustav và Frances Stewart (1993), và S.R. Keshava (2014)... 1.1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Dƣới góc độ KT–XH, LN trở thành đề tài khảo sát, của nhiều cơ quan, ban ngành và là đề tài nghiên cứu nhiều học giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) (2006, 2007, 2010...) hay của Bộ Công thƣơng (2010), Dƣơng Bá Phƣợng (2001), Vũ Thị Thoa (2009), Bạch Thị Lan Anh, Lê Văn Hƣơng (2010), Đỗ Việt Hùng (2017)... 1.1.1.3. Nghiên cứu tại Nam Định Nghiên cứu về LN Nam Định gần đây có Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2009), Đỗ Đình Thọ (2010), Trần Lê Đoài (2014) và Vũ Ngọc Hoàng (2016). 1.1.2. Về nông thôn mới 1.1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu The Saemual Undong Movement in the Republic of Korea - Sharing Knowledge on Community-Driven Development, Lí luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, Lí luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc đã có những phân tích, nhận định cụ thể về bối cảnh, hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp thực hiện từng chính sách phát triển nông thôn ở mỗi nƣớc. 1.1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Chính thức đƣợc triển khai từ năm 2010, đến nay, xây dựng NTM đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả: Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2012),
  6. 4 Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2013), Vũ Văn Phúc, Trần Minh Yến (2013), Vũ Trọng Khải (2015)... 1.1.3. Về mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới Một trong số ít các nghiên cứu về xây dựng NTM có chú ý đến vai trò quan trọng của LN là công trình của Vũ Trọng Khải, Lê Xuân Tâm (2014).... 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Làng nghề 1.2.1.1. Một số khái niệm a. Làng và làng nghề - Làng: là một khối dân cƣ nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, cùng tiến hành một nghề. - Làng nghề: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (thông tƣ 116/2006 của Bộ NN-PTNT). b. Các khái niệm có liên quan - Công nghiệp nông thôn: là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, đƣợc hình thành và phát triển ở nông thôn; bao gồm các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại dƣới nhiều hình thức, thuộc nhiều thành phần kinh tế, có quy mô vừa và nhỏ; hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhƣng gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và KT – XH nông thôn do địa phƣơng quản lý về mặt nhà nƣớc. - Công nghiệp hóa nông thôn: đƣợc hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ kĩ thuật - công nghệ và tổ chức sản xuất của các ngành kinh tế ở nông thôn. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên) (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ). 1.2.1.2. Vai trò và phân loại làng nghề a. Vai trò của làng nghề * Làng nghề góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tận dụng thời gian và lực lượng lao động ở nông thôn. * Làng nghề đã tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. * Làng nghề góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. * Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. b. Phân loại làng nghề Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại LN theo các nhóm nhƣ sau: LN chế biến lƣơng thực, thực phẩm (LTTP); LN sản xuất vật liệu xây dựng; LN chế biến gỗ
  7. 5 (gỗ mỹ nghệ và mộc dân dụng); LN mây tre đan, TCMN (mây tre đan, đay, cói, thủy tinh, gốm sứ, thêu, nón lá...); LN dệt, may (ƣơm tơ, dệt vải, dệt khăn, dệt vải màn, đăng –ten, băng giang, may...); LN cơ khí (cơ khí, đúc, rèn, tái chế kim loại...); LN trồng, kinh doanh sinh vật cảnh; LN khác (tái chế nhựa, trồng, chế biến nấm, trồng chế biến dƣợc liệu, xây dựng, đan lƣới....). 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố làng nghề * Vị trí địa lý * Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên * Kinh tế - xã hội 1.2. 2. Nông thôn mới 1.2. 2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới - Nông thôn: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. (Thông tƣ số 54 ngày 21/8/2009 của Bộ NN-PTNT). - Nông thôn mới: là nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa đƣợc giữ gìn, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, xã hội ổn định, dân chủ, văn minh. 1.2. 2.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới * Nội dung Xây dựng NTM bao gồm 11 nội dung lớn. Trong đó, có ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố LN là 3 nội dung: chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng. * Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM Các mục tiêu xây dựng, phát triển nông thôn đƣợc cụ thể và lƣợng hóa bằng Bộ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Trong đó, LN có những tác động trực tiếp đến việc thực hiện các tiêu chí: quy hoạch, CSHT (gồm: giao thông, điện, bƣu điện), thu nhập, tỉ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên và môi trƣờng. 1.2.3. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 1.2.3.1. Làng nghề với xây dựng nông thôn mới - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về quy hoạch. - Phát triển LN góp phần thực hiện các tiêu chí NTM về CSHT. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở nông thôn. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về thu nhập. - Phát triển LN không theo quy hoạch ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí NTM về môi trường. 1.2.3.2. Xây dựng nông thôn mới với làng nghề. - Xây dựng NTM góp phần khôi phục, bảo tồn và nhân cấy nhiều LN mới - Xây dựng NTM góp phần nâng cao trình độ cho lao động LN - Xây dựng NTM có quan hệ chặt chẽ với việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
  8. 6 có hiệu quả ở LN - Xây dựng NTM góp phần cải thiện môi trường LN 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá làng nghề và mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới. 1.2.4.1. Làng nghề. Thực trạng phát triển LN đƣợc đánh giá trên cơ sở các tiêu chí: số lƣợng LN; lao động, nguyên, vật liệu; nguồn vốn; công nghệ sản xuất; giá trị sản xuất (GTSX), hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và môi trƣờng. 1.2.4.2. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới * Làng nghề với xây dựng NTM Vai trò của LN trong xây dựng NTM đƣợc thể hiện thông qua so sánh việc thực hiện các tiêu chí NTM về quy hoạch, CSHT (đặc biệt là giao thông, điện, bƣu điện), thu nhập, tỉ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên giữa các xã, thị trấn có LN với các xã, thị trấn không có LN và chung toàn tỉnh. Về môi trƣờng, để đánh giá ảnh hƣởng của LN trong quá trình xây dựng NTM có thể căn cứ vào hiện trạng môi trƣờng; tác động của ô nhiễm môi trƣờng ở LN. * Xây dựng NTM với làng nghề Đánh giá mối quan hệ giữa xây dựng NTM với LN trên cơ sở những thay đổi về: số lƣợng LN; tỉ lệ lao động qua đào tạo ở LN; số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập mới ở LN và môi trƣờng LN. 1.3. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn phát triển LN trong xây dựng NTM tại Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam đã cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm hay. Chƣơng 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH 2.1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nam Định là một tỉnh ven biển ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam và cách Hải Phòng 80 km về phía Nam. Đây chính là những thị trƣờng tiêu thụ lớn, giàu tiềm năng, đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tƣ, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí, chuyển giao công nghệ và thông tin cho Nam Định trong quá trình phát triển. Nam Định là nơi phát tích và là kinh đô thứ 2 của nƣớc ta dƣới triều đại nhà Trần. Vì vậy, Nam Định cũng đƣợc coi là nơi phát tích và bảo lƣu nhiều làng nghề truyền thống LNTT. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 1 thành phố loại I, 9 huyện, bao gồm 20 phƣờng, 15 thị trấn và 194 xã. Trong đó, thành phố Nam Định đƣợc xác định là đô thị trung tâm của tiểu vùng phía Nam vùng ĐBSH với định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là những cơ hội phát triển mới của LN.
  9. 7 2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Địa hình và đất: Là một tỉnh đồng bằng ven biển nên địa hình ở Nam Định khá bằng phẳng. Đất phù sa màu mỡ, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các LN chế biến LTTP. Ngoài ra đất mặn có khoảng 15.918 ha. Đây không chỉ là những vùng nuôi trồng thuỷ sản quan trọng mà hàng năm còn trồng đƣợc trên dƣới 70 ha cói cung cấp nguyên liệu cho các LN. - Khí hậu: Nam Định cũng có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa đặc trƣng của vùng ĐBSH. Điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Đây chính là cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển LN từ hàng ngàn năm qua. - Khoáng sản: có trữ lƣợng thấp, chủng loại nghèo. Đáng kể và có giá trị hơn cả (nhất là đối với sự phát triển của LN) là cát xây dựng, sét cao lanh (Ý Yên), fenspat (huyện Ý Yên, Vụ Bản) ... - Sinh vật: Diện tích rừng chỉ còn 3.112 ha chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung ở các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng nhằm mục đích phòng hộ là chính. Vì thế, sản lƣợng gỗ khai thác mỗi năm không quá 7.400m3, không đáp ứng đƣợc nguyên liệu cho các LN chế biến gỗ. - Tài nguyên biển: tổng trữ lƣợng cá ƣớc tính 157.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 70.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các các LN chế biến LTTP. 2.3. Kinh tế - xã hội 2.3.1. Nguồn nguyên, vật liệu Ngoài nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến LTTP, mây tre đan, TCMN, các nguồn nguyên liệu tại chỗ khác đều rất hạn chế. Một phần rất lớn nguồn nguyên liệu đã đƣợc nhập từ các tỉnh khác hoặc các nƣớc khác. Một số nguồn nguyên liệu sẵn có lại chƣa đƣợc khai thác hoặc có khai thác nhƣng chƣa phát triển mạnh nhƣ gốm sứ, trồng và chế biến nấm, trồng và chế biến dƣợc liệu…Điều này cũng mở ra cho LN Nam Định những cơ hội phát triển mới. 2.3.2. Dân cư và lao động 2.3.2.1. Dân cư Dân số của tỉnh Nam Định năm 2015 là 1.850.610 ngƣời (chiếm 2,1% dân số cả nƣớc). Mật độ dân số tƣơng đối cao 1.109 ngƣời/km2 (đứng thứ 7 trong cả nƣớc). Dân cƣ tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (với 81,7% dân số) đã gây sức ép lớn cho sự phát triển KT - XH. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngƣời dân ở vùng nông thôn Nam Định, phải mở mang nhiều hoạt động sản xuất phi nông nghiệp để đảm bảo thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Nam Định là tỉnh xuất cƣ. Tỉ suất di cƣ thuần trong giai đoạn 2010 – 2015 đều ở mức âm (trung bình năm (giai đoạn 2010 – 2015) là – 0,41%. Do đó, LN ở Nam Định cần đƣợc quan tâm, phát triển để có thể tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân nông thôn. Tuy không lớn, nhƣng thành phố Nam Định lại là một đô thị cổ. Đây là nơi thu hút nhiều nghệ nhân và thợ thủ công ở các địa phƣơng khác về lập nghiệp. Ngay từ thời xa xƣa, nhiều phố nghề ở Nam Định đã phát triển mạnh chẳng thua kém gì Thăng Long
  10. 8 nhƣ: Hàng Cấp, Hàng Tiện, Hàng Khay, Hàng Mành, Hàng Nón, Vải màn, Hàng Thiếc,… Hiện nay, các cơ sở sản xuất không còn nhƣng đây lại là những phố buôn bán sầm uất, là cầu nối giữa sản xuất ở LN với ngƣời tiêu dùng trong cả nƣớc. 2.3.2.2. Lao động Lực lƣợng lao động ở Nam Định rất dồi dào. Tính đến năm 2015, Nam Định có 1.029.318 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 59,0% dân số. Toàn tỉnh có khoảng 1.066,7 nghìn ngƣời (chiếm 97,7% số ngƣời trong độ tuổi lao động và 57,6% dân số) đang làm việc trong các ngành kinh tế thuộc 3 nhóm: ngành nông – lâm – thủy sản (chiếm 60,8%), công nghiệp – xây dựng (chiếm 20,8%) và dịch vụ (chiếm 18,4%). 2.3.3. Lịch sử, văn hóa - Lịch sử Ảnh hƣởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển LN Nam Định là thời kì nhà Trần và thời kì Pháp thuộc. Trong triều đại nhà Trần, Nam Định đƣợc xây dựng thành kinh đô thứ hai của vƣơng triều Trần. Thời kì này, nhiều LN nổi tiếng nhƣ: chạm khắc gỗ La Xuyên, khảm trai Ninh Xá, đúc đồng Tống Xá (Ý Yên), hoa, cây cảnh Vị Khê (Nam Trực)… đã ra đời và phát triển mạnh để phục vụ cho việc xây dựng, trang hoàng các cung điện, đền đài, chùa chiền. Dƣới thời Pháp thuộc, nhiều ngành nghề mới đƣợc du nhập (mây tre đan, thêu, sơn mài), tạo nên bức tranh LN đặc sắc ở Nam Định nhƣ hiện nay. - Văn hóa Tạo nên những nét đặc sắc trong văn hoá LN ở Nam Định phải kể đến cốt cách của ngƣời thành Nam. Trƣớc tiên là tƣ tƣởng hoà đồng. Ngƣời Nam Định cũng luôn thức thời, nhanh nhạy với cái mới nhƣng vẫn cố gắng bảo tồn giữ gìn những tinh hoa của văn hoá truyền thống. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng là nguyên nhân hình thành nên lối sống tiết kiệm, chắt chiu, “ăn chắc mặc bền” của ngƣời dân nông thôn Nam Định. Vì thế, ngoài những LN sản xuất vật liệu xây dựng, ở Nam Định còn xuất hiện một loại LN đặc biệt - LN xây dựng. Phong tục phổ biến nhất ở Nam Định là tín ngƣỡng thờ cũng tổ tiên. Ngoài ra còn có tục thờ thần, thờ thành hoàng làng, thờ những vị tổ nghề. Cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Thiên chúa giáo đều phát triển mạnh ở Nam Định. Có thể thấy, đời sống tâm linh của ngƣời Nam Định rất phong phú và luôn đƣợc coi trọng. Do đó, nhu cầu xây dựng, trang trí các công trình tín ngƣỡng, tôn giáo thời kì nào cũng rất lớn. Đây chính là lí do mà các LN sản xuất đồ thờ tự xuất hiện nhiều và phát triển thành đặc trƣng của LN Nam Định. 2.3.4. Thị trường tiêu thụ Lợi thế về thị trƣờng của LN trƣớc hết là thị trƣờng ở địa phƣơng với dân số gần 2 triệu ngƣời, các ngành kinh tế phát triển mạnh với nhu cầu nguyên liệu cao. Ở vùng ĐBSH, hai thị trƣờng có ý nghĩa quan trọng nhất là Hà Nội và Hải Phòng. Sản phẩm LN của Nam Định đã từng bƣớc xâm nhập sâu vào thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
  11. 9 2.3.5. Nguồn vốn Vốn đầu tƣ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn (NNNT) và LN khoảng 7,76 tỷ đồng/năm. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề (2 - 3 tỷ đồng/năm), khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (1 - 2 tỷ đồng/năm). 2.3.6. Chính sách LN ở Nam Định đã nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phƣơng ở tất cả các lĩnh vực nhƣ: đất đai, đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, khuyến khích nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm, xử lý môi trƣờng … Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, LN ở nông thôn giai đoạn 2011–2015... 2.3.7. Cơ sở hạ tầng Tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam chạy qua địa bàn Nam Định dài 42 km. Quốc lộ 10 có chiều dài 37 km chạy qua những địa bàn tập trung nhiều LN của tỉnh là Ý Yên và Vụ Bản. Quốc lộ 21A nối Nam Định với Hà Nam. Nam Định có 4 con sông lớn (sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ) với chiều dài 251 km và hệ thống sông nội đồng dài 279 km, vận tải đƣờng sông có mặt ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lí. Đối với LN, điều này lại đặc biệt có ý nghĩa, nhất là trong điều kiện các nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khan hiếm và thị trƣờng tiêu thụ cần phải đƣợc mở rộng. Hệ thống điện đã tới đƣợc 100% số xã trong tỉnh. 100% số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Sự cố điện giảm; chất lƣợng nguồn điện và lƣới điện ngày càng đƣợc nâng cấp phục vụ đắc lực cho đời sống dân sinh và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng. Năm 2015, Nam Định có 179.550 thuê bao điện thoại và 72.540 thuê bao internet. Đến nay, 20% số hộ ở khu vực nông thôn cũng đã đƣợc tiếp cận và sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sóng điện thoại đƣợc phủ kín đảm bảo thông tin thông suốt cả trong nƣớc và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các LN. 2.3.8. Khoa học công nghệ Bảng 2.4: Kết quả hỗ trợ trình diễn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ ở LN Tổng kinh phí Tổng số mô hình, Số mô hình, dự án Năm khuyến công dự án chuyển giao chuyển giao (tỉ đồng) công nghệ công nghệ ở LN 2012 6,3 5 2 2013 4,0 8 3 2014 4,1 8 1 2015 4,3 9 3 Tổng cộng 18,7 30 9 Mặc dù chƣa nhiều nhƣng sự hỗ trợ về khoa học công nghệ cũng là động lực quan trọng giúp các cơ sở làm nghề có nhiều điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.
  12. 10 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀNG NGHỀ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Khái quát chung 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 -2015 3.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn năm 2015 đạt 34.984,5 tỉ đồng, cao gấp 1,35 lần so với GRDP năm 2010. GRDP bình quân theo đầu ngƣời ở Nam Định năm 2015 đạt 34,95 triệu đồng/ngƣời/năm cao gấp 2,47 lần so với năm 2010. Sự phát triển của nền kinh tế Nam Định trong thời kì này còn thể hiện ở những bƣớc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế. Đó là việc giảm tỉ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc. Về tổ chức lãnh thổ, hình thành 3 tiểu vùng kinh tế là: tiểu vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ, tiểu vùng nông nghiệp, công nghiệp, TTCN và tiểu vùng kinh tế biển. 3.1.1.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới Tính đến hết năm 2015, Nam Định 53,6% số xã, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM (cao hơn mức bình quân chung của khu vực ĐBSH – 39,9% và của cả nƣớc 37,6%). Bình quân toàn tỉnh, mỗi xã đạt 16,2 tiêu chí, tăng 10,4 tiêu chí/xã so với năm 2010. Năm 2015, huyện Hải Hậu cũng đƣợc công nhận là huyện đạt chuẩn NTM. Có 112 xã, thị trấn (khoảng 53,60%) đạt 19 tiêu chí và đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM, 32 xã (chiếm 15,31%) đạt và chuẩn bị đạt 15 - 18 tiêu chí, 52 xã (chiếm 24,89%) đạt 10 - 14 tiêu chí, Chỉ còn 13 xã (chiếm 6,22%) đạt 8 - 9 tiêu chí. Với tỉ lệ này, Nam Định phấn đấu đến năm 2020 sẽ đƣợc công nhận là tỉnh NTM. 3.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề tỉnh Nam Định LN ở Nam Định xuất hiện khá sớm. Nhƣng phải đến thời nhà Trần, LN Nam Định mới thực sự nở rộ với: hoa, cây cảnh Vị Khê (Nam Trực), chạm khắc gỗ La Xuyên, khảm trai Ninh Xá, đúc đồng Tống Xá (Ý Yên)…. LN khi ấy thƣờng tập trung ở những vùng đông dân cƣ, vùng nội đồng thuộc TP Nam Định, Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực ngày nay. Ở các huyện ven biển, chỉ phát triển nghề dệt lụa và dệt chiếu cói (Hải Hậu và Nghĩa Hƣng). Dƣới thời Pháp thuộc, một số nghề mới ra đời.Trong đó, còn nổi danh đến ngày nay là phở Giao Cù (Nam Trực) và sơn mài Cát Đằng (Ý Yên). Ngoài nghề dệt có mặt ở khắp nơi, các LN khác cũng vẫn chỉ tập trung trên địa bàn các huyện nội đồng Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh và Xuân Trƣờng. Hai huyện ven biển Hải Hậu và Nghĩa Hƣng phát triển thêm nghề chế biến LTTP. Từ sau khi tái lập tỉnh (1997), LN Nam Định mới đƣợc quan tâm, phát triển trở lại. Đến năm 2000, toàn tỉnh có 86 LN, thu hút 97.000 lao động. Đến nay, LN đã có mặt và phát triển ở hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh. 3.2. Thực trạng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định 3.2.1. Số lượng làng nghề Hiện nay, Nam Định có 131 LN và làng có nghề (không kể 2 LN nay đã thành phố
  13. 11 nghề ở thành phố Nam Định). Trong số này có 80 LN, 34 nghề và LNTT đã đƣợc công nhận. Mây tre đan, TCMN là nhóm nghề chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 37,4% tổng số LN hiện có (chủ yếu là các LN thêu ren, nón lá và chiếu cói). Tiếp đến là nhóm nghề trồng, kinh doanh sinh vật cảnh với 29 LN (chiếm 22,13%). Trong đó, chủ yếu là các LN mới, đƣợc phát triển theo chủ trƣơng xây dựng NTM. Dệt nhuộm, ƣơm tơ, chế biến gỗ và cơ khí, tuy số lƣợng không tăng nhƣng đang phát triển vững chắc theo hƣớng liên kết với các cơ sở công nghiệp lớn và phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. LN Nam Định phát triển trên địa bàn 71/209 xã, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố (năm 2010 chỉ có 57/229 xã, thị trấn có LN). Nhƣ vậy, tỉ lệ xã có LN đạt 33,97%. Mật độ LN bình quân là 1,85 LN/xã. Trong đó, những xã có nhiều LN nhất là Yên Trung (Ý Yên): 9 LN, Điền Xá (Nam Trực), Nghĩa Châu (Nghĩa Hƣng): 7 LN, Hải Sơn (Hải Hậu): 5 LN, Yên Ninh (Ý Yên) và Vĩnh Hào (Vụ Bản) mỗi xã có 4 LN. Các LN thƣờng tập trung theo các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 và dọc 2 bờ sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ, thuộc các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Trực và Nghĩa Hƣng, Hải Hậu. Hải Hậu là địa phƣơng có nhiều LN nhất. Tuy nhiên, Ý Yên lại là huyện có nhiều LNTT nhất với 15 LNTT (chiếm 44,12% tổng số LNTT đã đƣợc công nhận của cả tỉnh). 3.2.2. Lao động làng nghề Từ năm 2010 đến 2015, số lƣợng lao động LN đã tăng lên, trung bình khoảng 1.600 ngƣời/năm. Đặc biệt, từ năm 2013 đến 2015, có nhiều LN đƣợc công nhận nên số lao động trong khu vực này tăng cao, trung bình trên 2.000 ngƣời/năm. Tuy nhiên, số lao động thực tế đang làm việc lớn hơn nhiều vì những lao động gia đình, lao động thời vụ không đƣợc tính đến và đặc biệt trong một số NNNT nhƣ trồng hoa và cây cảnh, trồng và chế biến dƣợc liệu, xây dựng…chỉ thống kê đƣợc những lao động chính. Hiện có 62,2% lao động (khoảng 37.107 ngƣời) đang làm việc thƣờng xuyên trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở LN, 22.552 ngƣời (chiếm 37,8%) là lao động không thƣờng xuyên làm theo thời vụ, tranh thủ lúc nông nhàn. Dệt may, cơ khí, TCMN là những nghề có nhiều lao động nhất. Trung bình có từ 3 đến 7 lao động thƣờng xuyên làm việc trong các hộ gia đình. Trong các doanh nghiệp, lao động thƣờng xuyên cũng có từ 10 - 50 ngƣời. Trong khi đó, các ngành trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, chế biến LTTP, do đặc trƣng sản xuất hoặc do đã cơ giới hoá đƣợc nhiều công đoạn nên lực lƣợng lao động thƣờng xuyên trong các ngành này không nhiều (khoảng từ 1 - 2 lao động/cơ sở). 60% lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp là lao động nữ. Do đòi hỏi về điều kiện sức khỏe nên làm việc trong những LN cơ khí, chế biến gỗ có trên 70% là nam giới. Số ngƣời trên 60 không nhiều (chiếm khoảng 20% tổng số lao động của tất cả các LN). Những ngƣời này thƣờng là thợ cả hoặc là chủ các doanh nghiệp, các công ty trong các LNTT: TCMN, cơ khí (đặc biệt là cơ khí đúc), trồng hoa, cây cảnh. Một số ít đảm nhận những công việc nhẹ nhàng (nhặt chỉ, gấp quần áo, đan giỏ...) trong các LN dệt may, mây tre đan. Gần 80% là lao động ở độ tuổi 15 - 59. Ngoài ra còn có cả trẻ em dƣới 15 tuổi. Tuy nhiên, số lƣợng cũng không nhiều.…Đáng chú ý nhất là lao động từ 35 - 59 tuổi. Đây là lực lƣợng lao động chủ yếu của LN (chiếm
  14. 12 khoảng 50% tổng số lao động). Ngoài sức khoẻ tốt, lực lƣợng này còn có kĩ năng nhất định trong sản xuất; họ lại rất yên tâm gắn bó với nghề nên đƣợc xác định là những lao động chính. Khoảng 30% lao động còn lại của LN ở độ tuổi 15 - 30. Mặc dù có thể lực tốt, trình độ học vấn cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trƣờng, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhƣng tâm lí lại không ổn định, do những bất cập trong việc thực hiện các chế độ, chính sách. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật của ngƣời lao động ở các LN còn yếu. Chỉ tính riêng các LN công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hiện cũng mới chỉ có 44,3% số lao động đã qua đào tạo bài bản. Trong đó, lao động có trình độ đại học (đúng chuyên ngành) chiếm 1,7%; lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 8,5%; lao động có trình độ sơ cấp chiếm 10,3%. Lực lƣợng này tập trung chủ yếu trong các LN chế biến gỗ, cơ khí, TCMN (70%). Trong số những ngƣời đang làm việc tại LN, đáng chú ý nhất là đội ngũ thợ giỏi và nghệ nhân. Đến năm 2015, số nghệ nhân, thợ giỏi đã đƣợc công nhận của LN là 93 ngƣời. Trong đó LN chế biến gỗ (đặc biệt là gỗ mỹ nghệ) có 50 ngƣời (chiếm 53,8%), nhóm LN cơ khí (chủ yếu là LN đúc) có 17 ngƣời, LN sơn mài có 13 ngƣời, LN thêu có 8 ngƣời và có 5 ngƣời ở các LN mây tre đan. 3.2.3. Nguyên, vật liệu Ngoài nghề chế biến LTTP, hầu hết các LN ở Nam Định đều phải nhập nguyên, nhiên liệu từ nơi khác: cói từ Kim Sơn – Ninh Bình, mây tre từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, gỗ từ Quảng Bình, Quảng Trị, vỏ trai, ốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…). Một số LN: cơ khí, chế biến gỗ, dệt, may, nguyên vật liệu thậm chí đƣợc chuyển về từ nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc và các nƣớc ASEAN). Tính riêng năm 2015, nguồn nguyên phụ liệu may đã phải nhập 653,02 triệu USD (chiếm 92,% giá trị nhập khẩu của nhóm nguyên nhiên liệu và 86,4% giá trị hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh). Để hạ giá thành sản phẩm, nhiều LN phải sử dụng những nguyên liệu chất lƣợng thấp (có cả nguyên liệu là phế liệu tái chế: đồng, sắt, nhựa, thủy tinh...). Do đó, chất lƣợng sản phẩm khó cạnh tranh với hàng công nghiệp cùng loại. Quá trình sản xuất cũng gây tác động lớn đến môi trƣờng xung quanh. 3.2.4. Nguồn vốn đầu tư Quy mô nguồn vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở LN không lớn. Ngay cả ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng tài sản và nguồn vốn cũng chỉ ở mức 50 – 100 tỉ đồng. Trong đó, tài sản cố định có xu hƣớng ngày càng chiếm tỉ lệ chủ yếu (khoảng 60%). Mặc dù nguồn vốn đã bớt khan hiếm do việc thực hiện các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, song các cơ sở sản xuất kinh doanh của LN vẫn khó có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay ƣu đãi này do thủ tục hành chính và hạn mức vay còn nhiều bất cập. Theo báo cáo của Sở Công thƣơng, lƣợng vốn đƣợc vay chỉ khoảng 20% vốn lƣu động của cơ sở. 3.2.5. Công nghệ sản xuất Qua mô hình sản xuất ở các LN, có thể thấy rõ sự kết hợp giữa bí quyết truyền thống và công nghệ hiện đại với nhiều loại máy móc đƣợc sử dụng. Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ở tất cả các LN. Trong đó, thể hiện rõ nhất và mang lại hiệu quả
  15. 13 kinh tế cao nhất là ở những LN cơ khí, dệt may và chế biến gỗ. Đây cũng là những LN có thế mạnh phát triển ở Nam Định. Tuy nhiên, mức trang bị máy móc, thiết bị chủ yếu bình quân cho một lao động mới đạt khoảng 14 triệu đồng đối với DN và khoảng 6 triệu đồng đối với hộ gia đình. Do đó, trình độ cơ giới hoá thấp. Công nghệ xử lý thô và bán cơ khí còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 60%). Tại các hộ gia đình, chủ yếu vẫn dùng máy móc, thiết bị cũ đƣợc mua lại từ các DN nhà nƣớc; thiết bị mới nhập (nếu có) chủ yếu từ Trung Quốc nên chất lƣợng thấp. Vì thế, tỉ lệ hao hụt nguyên liệu cao, sản phẩm không đều tay, chất lƣợng kém, khó đƣợc chấp nhận ở những thị trƣờng lớn và “khó tính” nhƣ EU, Nhật Bản hay Hoa Kì…Mặt khác còn gây ô nhiễm môi trƣờng. 3.2.6. Giá trị sản xuất Bảng 3.6. GTSX toàn tỉnh và GTSX của LN (2010 - 2015) (Giá thực tế) Năm 2010 2011 2012 2013 2015 GTSX toàn tỉnh (tỷ đồng) 60.422,8 64.054,6 69.109,6 75.197,8 90.670,9 GTSX của LN (tỷ đồng) 2.657,7 3.149,1 3.520,7 3.986,9 5.737,9 Tỉ lệ so với GTSX toàn tỉnh (%) 4,40 4,12 3,95 3,90 4,41 GTSX của các LN ở Nam Định đạt 5.737,9 tỉ đồng (2015), phù hợp với thực trạng phát triển nhiều ngành nghề thủ công, giá trị thấp và quy mô nhỏ ở địa phƣơng. Trong tổng số 131 LN, có 7 LN đạt GTSX trên 100 tỉ đồng/năm, 16 LN có GTSX từ 50 - 100 tỉ đồng/năm (giai đoạn 2000 - 2010 chỉ có 7 LN đạt trên 40 tỉ). LN đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế ở địa phƣơng với GTSX chiếm 55% GTSX của tất cả các NNNT ở địa phƣơng. Từ năm 2010 đến nay, GTSX của các LN bình quân giai đoạn này, mỗi năm tăng trên 10% cao hơn mức tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Đóng góp lớn nhất vào thành quả này là các LN cơ khí, chế biến gỗ và dệt may. GTSX bình quân của mỗi LN thuộc các nhóm này đạt 63-126 tỉ đồng. Nhóm LN mây tre đan, TCMN, tuy số lƣợng nhiều nhƣng GTSX bình quân thấp (18,45 tỉ đồng/làng) nên mặc dù chiếm 37,4% tổng số LN nhƣng chỉ đóng góp 15,75% GTSX của toàn khu vực LN. Do phát triển nhiều LN (25 làng), nhiều ngành nghề có GTSX lớn (cơ khí 3/11 làng, chế biến gỗ 6/14 làng) nên Ý Yên cũng là những địa phƣơng có tỉ trọng cao nhất trong tổng GTSX LN toàn tỉnh. Đứng thứ 2 là Hải Hậu, huyện có nhiều LN nhất. Đáng chú ý nhất là Xuân Trƣờng, tuy chỉ có 8 LN nhƣng có 2 LN GTSX trên 100 tỉ đồng, nên GTSX LN ở địa phƣơng này còn cao hơn cả Nam Trực – huyện có nhiều LN thứ 3 của Nam Định. 3.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Bảng 3.8: Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở LN (năm 2010 và 2015) Năm Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp 2010 21.959 12 167 2015 23.292 18 376
  16. 14 - Hộ gia đình: vẫn là hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu với 99,19% cơ sở của LN (năm 2010) và 98,33% (2015). 48,26% số hộ làm nghề thuộc địa bàn các xã NTM. - Hợp tác xã (HTX): trong LN phát triển chƣa mạnh. Sau quá trình chuyển đổi theo luật HTX mới (2012), mô hình HTX ở LN bộc lộ rõ những hạn chế của mình, nên đến hết năm 2015, ở khu vực LN chỉ còn lại 18/38 HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của toàn tỉnh với 657 lao động. Trong đó chủ yếu là các HTX dệt, may (12 HTX), cơ khí (2 HTX), chế biến gỗ (3HTX) và 1 HTX hỗn hợp khác. Các HTX này phát triển tập trung trên địa bàn 11 xã (trong đó có 5 xã NTM, 6 xã chƣa đạt chuẩn NTM) thuộc các huyện Nam Trực (6HTX), Trực Ninh (10HTX), Nghĩa Hƣng, Ý Yên mỗi huyện có 1 HTX. Hoạt động chính của các HTX này là đứng tên, hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất thành viên và liên hệ, tổ chức đào tạo nghề cho lao động ở địa phƣơng. Vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào và các dịch vụ đầu ra: bao tiêu sản phẩm, mở rộng thị trƣờng… còn rất hạn chế. Ở LN đã và đang xuất hiện một hình thức liên kết mới, hoạt động sôi nổi và có hiệu quả cao. Đó là các Hiệp hội nghề. Trong đó hoạt động hiệu quả và phát triển nhất phải kể đến Hiệp hội cơ khí đúc Ý Yên đƣợc thành lập năm 2005 với những thành viên nòng cốt là các cơ sở đúc ở LN Tống Xá (xã Yên Xá). Hiệp hội đã tổ chức thành công nhiều dự án chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm đúc ở những LN cơ khí, đúc kim loại màu trên địa bàn huyện. - Doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.....): Từ năm 2010 - 2015, đã có thêm gần 150 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các NNNT đƣợc thành lập mới. Trong số 310 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực LN, 40% doanh nghiệp là ở các LN cơ khí, 18,7% ở LN dệt may, 28,9% ở LN chế biến gỗ và các sản phẩm tre, nứa mỹ nghệ... Vì thế phần lớn các doanh nghiệp này đều có trụ sở ở huyện Ý Yên, Xuân Trƣờng, Trực Ninh. Tuy nhiên, 90% các doanh nghiệp ở LN đều là những doanh nghiệp nhỏ, có quy mô lao động dƣới 50 ngƣời hoạt động theo mô hình một doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 3 - 4 cơ sở sản xuất ngoài trụ sở chính. Thực chất, doanh nghiệp ở nhiều LN vẫn chỉ là hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất trong làng. Do đó, doanh nghiệp ở LN vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò nhƣ mong đợi. 3.2.8. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của LN Nam Định rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và giá cả, từ hàng bình dân đến hàng cao cấp, từ công cụ sản xuất thô sơ đến máy móc, thiết bị hiện đại, tân tiến. Nổi tiếng hơn cả là tƣợng liền khối của nghệ nhân làng Tống Xá (Yên Xá, Ý Yên), sập gụ tủ chè của LN La Xuyên (Yên Ninh – Ý Yên), sơn mài Cát Đằng (Yên Tiến – Ý Yên) và cây cảnh Vị Khê (Điền Xá – Nam Trực). Trong số các sản phẩm của LN, đã có 5 sản phẩm đã xây dựng thƣơng hiệu thành công và đăng kí nhãn hiệu tập thể tại Sở Khoa học – Công nghệ Nam Định, 4 sản phẩm đã đƣợc công nhận là những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Nam Định năm 2014. Trong thời kì 2010-2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng một số sản phẩm LN vẫn duy trì sản lƣợng. Tăng nhiều nhất, nhanh nhất là sản phẩm của các LN may, chế
  17. 15 biến LTTP, cơ khí. Trong khi đó, một số sản phẩm chịu ảnh hƣởng lớn của hàng ngoại nhập và của cuộc khủng hoảng thế giới, sản xuất có những biến động tiêu cực. So với năm 2010, sản xuất năm 2015 giảm xuống đáng kể. Ở trong nƣớc, sản phẩm của các LN dệt may, chế biến LTTP, cơ khí, do không cạnh tranh đƣợc với hàng công nghiệp cùng loại và hàng nhập ngoại nên chủ yếu đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nông thôn (cả trong và ngoài tỉnh). Các mặt hàng của LN đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới: Mỹ, Nhật, EU…Ngoài 31 thị trƣờng truyền thống (các nƣớc EU, Đông Bắc Á, Mỹ, Nga, Đông Âu, ASEAN...), có 9 thị trƣờng mới phát triển thêm trong giai đoạn này (các nƣớc Châu Phi, Trung Cận đông, Australia....). Trong đó EU là thị trƣờng xuất khẩu chính (chiếm trên 48% giá trị xuất khẩu hàng TCMN của LN), tiếp đến là các nƣớc Đông Bắc Á (trong đó Nhật Bản chiếm khoảng 17%), Mỹ (13%), Nga và Đông Âu (11,6%).Chỉ tính riêng các LN tiểu thủ công nghiệp, mỗi năm cũng đem về nguồn ngoại tệ lớn (khoảng 40 triệu USD) chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả tỉnh. Trong đó các LN TCMN đạt giá trị xuất khẩu trung bình 9 - 10 triệu USD/năm. Nếu tính cả mặt hàng gỗ mỹ nghệ và cơ khí mỹ nghệ thì giá trị có thể đạt khoảng 25 - 30 triệu USD. 3.2.9. Môi trường làng nghề Bảo vệ môi trƣờng hiện đƣợc quy định thành một trong số các tiêu chí công nhận LN. Vì thế, trong thời gian qua, môi trƣờng LN Nam Định đã đƣợc quan tâm, chú ý. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm đã đƣợc triển khai thƣờng xuyên (2 lần/năm). Đến nay cũng đã có 134 hộ sản xuất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trƣờng. Qua điều tra, cũng chỉ có 13 hộ sản xuất ở Tống Xá đƣợc công nhận đạt chuẩn môi trƣờng. Vì vậy, có thể thấy, so với 23.292 hộ sản xuất ở LN, số lƣợng hộ đƣợc công nhận đạt chuẩn về môi trƣờng còn rất hạn chế. Theo kết quả quan trắc (năm 2015), môi trƣờng LN đã có dấu hiệu ô nhiễm. Các xã có LN cũng đã chú trọng hơn đến việc thu gom và xử lý chất thải. Ngoài 3 LN Trịnh Xá, Mạc Sơn (Ý Yên) và Nam Lạng (Trực Ninh), tất cả các LN khác đều đã có tổ tự quản môi trƣờng, thu gom, vận chuyển và tập kết rác thải về nơi quy định của địa phƣơng với tần suất từ 1-7 lần/tuần. Trong số 71 xã, thị trấn có LN, đã có 41xã, thị trấn có LN đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp xử lý rác thải. Ô nhiễm môi trƣờng ở LN, tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn mới chỉ dừng ở hình thức. Kết quả bảo vệ môi trƣờng chƣa thật sự bền vững. 3.2.10. Những khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề tỉnh Nam Định Không chỉ tăng về lƣợng, năng lực sản xuất của LN cũng nâng cao, hiệu quả về kinh tế, xã hội đã thể hiện rõ. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy những kết quả đạt đƣợc chƣa thật sự bền vững. Nguyên nhân là do những vƣớng mắc trong quá trình phát triển còn chƣa đƣợc tháo gỡ triệt để, ngay cả ở những LN đang “ăn nên làm ra” nhƣ La Xuyên, Cát Đằng, Làng Sắc hay Tống Xá. Qua điều tra xã hội học, có thể thấy rõ những vƣớng mắc này. Khó khăn hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh chính là vấn đề thị trƣờng, mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm. Do chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nên các sản phẩm
  18. 16 của LN thƣờng có giá trị không cao và chủ yếu đƣợc tiêu thụ ở khu vực nông thôn. Nếu có xuất khẩu cũng chỉ theo đƣờng tiểu ngạch sang Trung Quốc và Lào là chính. Những khó khăn về nguồn nguyên liệu cũng đang là lực cản lớn của các LN. Trong đó, La Xuyên, với đặc trƣng nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ tự nhiên, gỗ quý hiếm nên việc đảm bảo nguồn cung, chất lƣợng và tính hợp pháp của nguyên liệu cho quá trình sản xuất chính là trở ngại lớn nhất. Nguyên liệu của Tống Xá phần nhiều là phế liệu nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của các cơ sở công nghiệp hiện đại. Làng Sắc, tuy nguồn cung dồi dào, song lại chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lƣợng thấp nên ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu sản phẩm của LN. Thị trƣờng tiêu thụ vì thế cũng khó mở rộng. Khả năng tiếp cận nguồn vốn, tuy đã có nhiều cải thiện so với giai đoạn trƣớc, song cũng vẫn đƣợc đánh giá là nút thắt của LN, đặc biệt là ở những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn nhƣ chế biến gỗ La Xuyên hay cơ khí đúc Tống Xá. Trình độ của ngƣời lao động cũng đã đƣợc nâng cao nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Đặc biệt là ở Tống Xá, với quy trình sản xuất đòi hỏi tính chính xác cao, ngƣời lao động không chỉ cần kinh nghiệm, sức khỏe mà còn phải có trình độ nhất định. Ngay cả chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn cũng rất thấp, cao nhất cũng chỉ đạt trình độ trung cấp (7 ngƣời ở Tống Xá), chủ yếu là sơ cấp (42 ngƣời ở La Xuyên, 34 ngƣời ở Cát Đằng), số ngƣời không qua đào tạo còn nhiều. Ở Làng Sắc, 100% chủ các cơ sở đƣợc khảo sát đều không đƣợc đào tạo bài bản. Khó khăn về công nghệ sản xuất hiện cũng là lực cản của Tống Xá trong quá trình phát triển. Nếu không cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, sản phẩm của LN này sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Đó là chƣa kể những tác động tiêu cực về môi trƣờng do công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu gây ra. Nếu không có giải pháp khắc phục, rất có thể Tống Xá sẽ bị xóa sổ. Môi trƣờng cũng là trở ngại của LN trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, yếu tố môi trƣờng đƣợc đánh giá là ít khó khăn nhất (mặc dù ở cả 4 LN này môi trƣờng đã bị ô nhiễm, trong đó môi trƣờng ở Tống Xá đã bị ô nhiễm nặng). Điều đó cho thấy, vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc ngƣời làm nghề và chính quyền địa phƣơng quan tâm. Các quy định về bảo vệ môi trƣờng bị xem nhẹ. Công tác giám sát môi trƣờng của cơ quan chức năng chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Ngoài môi trƣờng, đánh giá những khó khăn về chính sách hỗ trợ, mối liên kết sản xuất và CSHT ở Làng Sắc và Tống Xá cũng cho thấy sự khác biệt giữa nơi đang xây dựng NTM và những địa phƣơng đã đƣợc công nhận đạt chuẩn. Trong khi ở La Xuyên, Cát Đằng, tỉ lệ cơ sở đƣợc hỏi có liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác đạt trên 97% thì ở Làng Sắc và Tống Xá chỉ đạt trên 65%. Mức độ liên kết và địa bàn liên kết tuy có khác nhau (phụ thuộc vào đặc trƣng ngành nghề), song mục đích liên kết chủ yếu của các LN này là về thị trƣờng và các thông tin sản xuất kinh doanh nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình phát triển.
  19. 17 3.2. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở Nam Định. 3.2.1. Làng nghề với xây dựng nông thôn mới Tính đến hết năm 2015, 44/71 xã, thị trấn có LN đã đạt chuẩn NTM. Nhƣ vậy, tỉ lệ xã có LN đạt chuẩn NTM là 62%, cao hơn so với tỉ lệ đạt chuẩn NTM của những xã không có LN và so với tỉ lệ chung toàn tỉnh. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về quy hoạch. Trƣớc khi triển khai xây dựng NTM, chỉ có 11 địa phƣơng (là thị trấn huyện lị) có quy hoạch sử dụng đất. Nhƣng ngay từ cuối năm 2011, 100% số xã, thị trấn đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM. - Phát triển LN góp phần thực hiện các tiêu chí NTM về CSHT. Với tiềm lực lớn về kinh tế, các nguồn lực để xây dựng, cải tạo CSHT ở các địa phƣơng có LN đƣợc huy động tƣơng đối dễ dàng. Ngay cả ở những xã chƣa xây dựng NTM trong giai đoạn này, nhân dân LN cũng đã tích cực ủng hộ, đóng góp cho phong trào. Trong số 4 LN đƣợc điều tra, Tống Xá là LN phát triển mạnh nhất và cũng là LN có đóng góp nhiều nhất. Cán bộ địa phƣơng cho biết, ngoài các khoản thu góp theo quy định chung, các cơ sở làm nghề ở Tống Xá đã ủng hộ cho xây dựng NTM ở địa phƣơng số tiền khoảng 7,3 tỉ đồng (bằng 39,45% tổng nguồn vốn xây dựng NTM của xã Yên Xá). Số tiền đóng góp này ở các LN xã Yên Ninh là 5,0 tỉ, Yên Tiến: 2,3 tỉ, Mỹ Thắng: 1,0 tỉ. Tuy không nhiều, song cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các tiêu chí NTM về hạ tầng nông thôn. Ngoài điều kiện thuận lợi về nguồn vốn đầu tƣ, nhu cầu cải tạo, nâng cấp CSHT cũng là động lực thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí này ở các địa phƣơng có LN. Đến hết năm 2015, 100% số xã, thị trấn có LN đã đạt chuẩn NTM về điện, bƣu điện. Tuy có thấp hơn, song cũng có đến 83,1% số xã, thị trấn có LN đã đạt chuẩn NTM về giao thông. Trong khi đó, tỉ lệ xã không có LN đạt tiêu chí này chỉ là 76,8%, và tỉ lệ chung của toàn tỉnh là 78,9%. Ở các xã, thị trấn còn lại, do quỹ đất không còn nhiều nên việc xây dựng các công trình phúc lợi cộng đồng theo chuẩn mới (trong đó có giao thông nông thôn) gặp rất nhiều khó khăn. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về thu nhập. Theo báo cáo năm 2015 của Sở NN-PTNT Nam Định, thu nhập trung bình của lao động làm nghề thƣờng xuyên dao động từ 30 đến 62,4 triệu đồng/ngƣời/năm (tức là khoảng 2,5 đến 5,2 triệu/ngƣời/tháng), cao hơn mức 25,5 triệu đồng/ngƣời/năm của những ngƣời lao động ở khu vực nông thôn và mức 29 triệu đồng/ngƣời/năm nhƣ tiêu chí NTM áp dụng tại Nam Định. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở nông thôn Làm nghề có sức hấp dẫn lớn đối với ngƣời dân của LN và cả những vùng xung quanh. Nhờ vậy, tỉ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên ở 97,2% số xã, thị trấn có LN đều đã đạt chuẩn NTM (trên 90%), cao hơn các xã, thị trấn không có LN và cũng cao hơn mức chung bình toàn tỉnh. Chỉ còn 2 xã có LN của huyện Nghĩa Hƣng là Nghĩa Lâm (LN chế biến LTTP Văn Lâm – tỉ lệ hộ làm nghề thấp 9,2%) và Hoàng Nam (LN nón lá Phù Sa Thƣợng – sản phẩm khó tiêu thụ) là chƣa đạt đƣợc tiêu chí này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2