
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến
lượt xem 0
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến" được nghiên cứu với mục đích: Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến, làm cơ sở cho việc đánh giá và định hướng quá trình học tập trên môi trường trực tuyến của học sinh THPT an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ PHƯƠNG THÚY ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN Chuyên ngành: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2025
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền 2. PGS.TS Trần Văn Công Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án thạc sĩ họp tại Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2025 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới. Dưới sự bùng nổ như vũ bão của mạng Internet và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT), mọi lĩnh vực, ngành nghề, mọi khía cạnh trong đời sống đều thay đổi từng ngày, từng giờ. Và giáo dục cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Cùng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI)), việc đẩy mạnh và ứng dụng CNTT trong giáo dục và dạy học trở thành yêu cầu tất yếu. Môi trường trực tuyến và công nghệ không chỉ mang lại những lợi ích đối với các nhà quản lý hay giáo viên, mà nó còn mang lại những tác động tích cực cho người học. Thách thức lớn nhất đối nền giáo dục trong thế kỷ 21, không thể không nhắc đến dịch bệnh Covid-19. Dạy và học trực tuyến lúc này được xem như giải pháp duy nhất giúp duy trì nền giáo dục cho các quốc gia. Tuy nhiên, học trực tuyến chỉ là một trong số rất nhiều hoạt động mà người học thực hiện trên môi trường trực tuyến phục vụ cho mục đích học tập. Thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT), việc truy cập, sử dụng Internet và công nghệ như công cụ hỗ trợ quá trình học tập ngày càng trở nên phổ biến. Do những thay đổi đặc thù trong nội dung, tính chất và chương trình môn học, đòi hỏi học sinh phải tự học, tự tìm kiếm, mở rộng nguồn tri thức và học tập thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau, vượt ra khỏi khuôn khổ của trường lớp. Tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có nhiều đặc điểm giống với tâm lý trong hoạt động học tập ở môi trường trực tiếp nhưng cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt gắn với đặc trưng công nghệ. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tâm lý học sinh trong hoạt động học tập và những vấn đề có liên quan đa phần tìm hiểu những đặc điểm riêng lẻ và trong hoạt động học tập trực tiếp. Để có thể thúc đẩy việc học tập của học sinh trên môi trường trực tuyến ở Việt Nam, cần có nhiều các nghiên cứu để hiểu rõ những đặc điểm tâm lý của học sinh trong bối cảnh tác động bởi công nghệ. Nhiều thang đo các đặc điểm tâm lý trong học tập đã được thích ứng và chuẩn hóa tại Việt Nam như: Thang đo stress trong học tập (Education Stress Scale for Adolescents – ESSA (Truc và cộng sự, 2015); thang đo lo âu MASC (Multidimensional Anxiety Scale for Children) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự, 2016); thang đo trầm cảm CES-D (The Center for Epidemiological Studies – Depression Scale) (Nguyễn Thanh Hương và cộng sự, 2007); trắc nghiệm trí thông minh WISC-V (Viện Tâm lý học lâm sàng – được trích dẫn bởi Đào Minh Đức, 2020) .v.v. Việc nghiên cứu, đánh giá về các đặc điểm tâm lý của học sinh trong hoạt động học tập trên môi 1
- trường trực tuyến và đặc biệt là tiến hành xây dựng bộ công cụ để đo lường, đánh giá các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến còn là một khoảng trống. Nói cách khác, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành xây dựng và đánh giá chất lượng thanh đo, công cụ đo về đặc điểm tâm lý học sinh khi tham gia các hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Như vậy, việc xây dựng công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, mang tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Chính vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến, làm cơ sở cho việc đánh giá và định hướng quá trình học tập trên môi trường trực tuyến của học sinh THPT an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi sau: 4.1. Những đặc điểm nào phản ánh tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến? 4.2. Bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến được xây dựng như thế nào? 4.3. Bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến được sử dụng như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả học tập trên môi trường trực tuyến cho học sinh THPT? 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. (ii) Thiết kế bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến dựa trên khung lý thuyết mà đề tài đề xuất. 2
- (iii) Khảo sát thử nghiệm và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. (iv) Xây dựng hướng dẫn sử dụng bộ công cụ và đề xuất một số kiến nghị giúp định hướng quá trình học tập của học sinh THPT trên môi trường trực tuyến hiệu quả hơn. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung xây dựng bộ công cụ đánh giá những đặc điểm tâm lý cá nhân mang tính phổ quát của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến: Nhiễu tâm, Tận tâm, Hướng ngoại, Cởi mở và Đồng thuận; và hai đặc điểm tâm lý gắn chặt với hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến là: Động lực học tập và Sự tự tin vào năng lực công nghệ; và Tham gia học tập trực tuyến - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: 6 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, có 3 trường THPT nội thành: THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, THPT Hà Đông, THPT Phúc Lợi – Long Biên; và 3 trường THPT ngoại thành: THPT Sơn Tây, THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, THPT Minh Quang – Ba Vì. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm 2021-2024. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết cho đề tài. Phỏng vấn bán cấu trúc với đối tượng học sinh THPT tại địa bàn thành phố Hà Nội nhằm thu thập thêm thông tin về quan điểm, tư tưởng, thái độ của các em trong quá trình học tập trên không gian mạng. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường đánh giá, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, các nhà sư phạm. Thông qua trao đổi, góp ý, tiếp thu ý kiến cho định hướng nghiên cứu, xây dựng công cụ đo lường để đề tài được thực hiện hiệu quả. 7.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng của luận án được thực hiện thông qua hình thức điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát, tần suất sử dụng trực tuyến, và các đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Bảng câu hỏi nghiên cứu được kiểm chứng đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và tính thực tiễn. Số liệu định lượng được xử lý bằng thống kê toán học thông qua 3
- các phần mềm Excel, SPSS 25.0 và AMOS 24.0. Các phép phân tích định lượng bao gồm: Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khẳng định (CFA); Kiểm định mô hình cấu trúc SEM. Đồng thời, thống kê mô tả qua các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), phần trăm (%); kiểm định sự khác biệt trung bình (T-Test) và phân tích phương sai đa biến (ANOVA). 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về những đặc điểm tâm lý phổ biến của người học nói chung và học sinh nói riêng trong quá trình học tập trên môi trường trực tuyến tại nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau; những công cụ, thang đo sử dụng đo lường đặc điểm tâm lý trong hoạt động học tập của con người từ các nghiên cứu trước đó ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ các khái niệm về đánh giá tâm lý, đặc điểm tâm lý cá nhân, động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về đặc điểm tâm lý người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 8.2. Về thực tiễn Luận án đã xây dựng bộ công cụ đo lường các đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến đảm bảo các tiêu chí về độ tin cậy, độ giá trị và tính thực tiễn dựa trên xác định thực trạng đặc điểm tâm lý trong học tập và những vấn đề tâm lý nảy sinh khi học sinh THPT tham gia, tương tác, thực hiện các hoạt động phục vụ mục đích học tập trên trên trực tuyến. Từ kết quả phân tích, đề tài đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng đối với gia đình, nhà trường có những tác động phù hợp để định hướng quá trình học sinh THPT học tập trên môi trường trực tuyến, giúp học sinh THPT học tập trên môi trường trực tuyến một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể trở thành cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về sau tiếp tục xây dựng những bộ công cụ để đo lường các đặc điểm tâm lý khác trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến của học sinh ở cấp học khác nhau. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục; luận án gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lí luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Bàn luận Kết luận và Khuyến nghị. 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu đánh giá tâm lý trên môi trường trực tuyến Internet được ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XX. Kể từ đó, những vấn đề về tâm lý con người trên môi trường trực tuyến bắt đầu được các nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu. Với sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội, sự bùng nổ trong giao tiếp trực tuyến khiến việc hiểu các hành vi trực tuyến trở nên vô cùng quan trọng. Tâm lý học trực tuyến được xem là một lĩnh vực mới trong Tâm lý học ứng dụng, tập trung nghiên cứu sự tương tác giữa con người và máy, cách con người bị tác động bởi công nghệ, cách họ tương tác qua các phương tiện trực tuyến và tác động của các tương tác trên không gian mạng với tâm trí của từng cá nhân. 1.1.2. Những nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý cá nhân trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến “Personality traits” – “Đặc điểm tâm lý cá nhân” được định nghĩa theo Từ điểm tâm lý APA là những “đặc điểm bên trong tương đối ổn định, nhất quán và lâu dài, … mô tả hoặc quyết định hành vi của một cá nhân trong nhiều tình huống”. Tại Việt Nam, có nhiều học giả định nghĩa khái niệm “nhân cách” có nội hàm tương đồng “tâm lý cá nhân”. Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về khái niệm tâm lý cá nhân trong phần “Cơ sở lý luận” của đề tài. Theo Boekaerts (1996), ba lý thuyết tâm lý cá nhân đa đặc điểm được biết đến nhiều nhất là lý thuyết của Eysenck and Eysenck (1975): Nhiễu tâm, hướng ngoại và loạn thần; lý thuyết của Myers and Myers (1980): lý thuyết các dạng nhân cách; và Mô hình Big-Five của Costa and McCrae (1992): Hướng ngoại, Tận tâm, Đồng thuận, Nhiễu tâm, và Cởi mở với trải nghiệm hoặc trí tuệ. Trong đó, mô hình Big Five với thang đo NEO PI-R được phát triển bởi Costa and McCrae (1992) là thang đo được tin dùng rộng rãi. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa các đặc điểm tâm lý cá nhân với động lực học tập của người học (Ahmadi và cộng sự, 2023; Chen Jung, 2021; Komarraju, Karau & Schmeck, 2009; Bozanoglu & Sapanci, 2015); với sự tự tin vào năng lực và năng lực công nghệ của người học (Hayat và cộng sự, 2020; Abood và cộng sự, 2020; Rivers, 2021). Đặc điểm tâm lý cá nhân của người học cũng được tìm thấy có mối liên hệ với mức độ tham gia học tập trong môi trường trực tuyến, dù chưa có nhiều nghiên cứu đi khám phá mối liên hệ này (Quigley và cộng sự, 2022). 1.1.3. Những nghiên về các đặc điểm tâm lý liên quan tới hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 1.1.3.1. Những nghiên cứu về động lực học tập trên môi trường trực tuyến 5
- Động lực học tập là một phần quan trọng trong sự thành công của người học. Điều này đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Pantrick & Schrauben (1992); Graham & Weiner (1996); Schunk và cộng sự (2012) xem động lực là yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất kết quả học tập của người học. Không chỉ là yêu tố tương quan với thành tích học tập đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đó, động lực học tập còn có mối liên hệ với nhiều đặc điểm tâm lý khác. 1.1.3.2. Những nghiên cứu về sự tự tin vào năng lực công nghệ trong hoạt động học tập Sự tự tin vào năng lực công nghệ hay sự tự tin vào năng lực công nghệ của bản thân bắt nguồn từ sự tự tin vào năng lực của bản thân (self-efficacy). Sau này, với sự phát triển của công nghệ, sự tự tin vào năng lực công nghệ của bản thân là một đặc điểm mới đã nảy sinh. Theo Wang, Shannon & Magaret (2013), sự tự tin vào năng lực công nghệ của bản thân bao gồm cả sự tự tin vào năng lực của bản thân liên quan đến các nền tảng học tập trực tuyến (online learning platform) và sự tự tin vào năng lực sử dụng máy tính nói chung (general computer self-efficacy). Hai biến số sự tự tin vào năng lực máy tính, năng lực công nghệ hay năng lực sử dụng Internet và thái độ của người học cũng đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu khác (Zhang & Espinoza, 1998; Torkzadeh & Dyke, 2002; Hsu, Wang & Chiu, 2009; Marina Papastergiou, 2010; Liang, Wu & Tsai, 2011; Rahman và cộng sự, 2016). 1.1.3.3. Những nghiên cứu về sự tham gia học tập trên môi trường trực tuyến Sự tham gia của người học trong học tập đã trở thành một chỉ báo quan trọng về chất lượng các khóa học trong giáo dục đại học kể từ khi có Khảo sát Quốc gia về Sự tham gia của sinh viên (NSSE) năm 2000. Đồng thời, nó cũng được coi là một chỉ báo hiệu quả phản ánh chất lượng giáo dục trong học tập trực tuyến (theo Coates (2006); Jung & Lee (2018); Soffer & Cohen (2019); Xu và cộng sự (2020); trích dẫn bởi Wang và cộng sự (2022)). Sự tham gia học tập của người học trên môi trường trực tuyến được tìm thấy có mối tương quan với kết quả học tập, động lực học tập và sự tự tin vào năng lực bản thân của người học. Thông qua phân tích mô hình cấu trúc SEM, Alemayehu & Chen (2023) đã phát hiện sự tham gia học tập trên môi trường trực tuyến có nhiều mối tương quan với các đặc điểm tâm lý khác. Như vậy, những nghiên cứu về sự tham gia học tập trên môi trường trực tuyến thường đề cập tới mối liên hệ giữa sự tham gia học tập với động lực học tập và sự tự tin vào năng lực công nghệ. Chưa có nhiều nghiên cứu đi khám phá mối quan hệ giữa sự tham gia học tập trực tuyến và đặc điểm tâm lý cá nhân của người học. Đây là một khoảng trống mà luận án sẽ đi đánh giá và làm sáng tỏ mối quan hệ này. 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, các nghiên cứu được tác giả tham khảo trong luận án này đã khám phá đặc 6
- điểm tâm lý cá nhân của người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến với năm đặc điểm: Nhiễu tâm, Tận tâm, Hướng ngoại, Cởi mở và Đồng thuận; đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý gắn chặt với hoạt động học tập: động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập cũng đã được đề cập tại nhiều thời điểm (trước và sau Covid-19), tại nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau, từ châu Âu (Phần Lan, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Rumani), châu Mỹ (Mỹ, Canada), châu Úc (New Zealand) tới châu Phi (Ghana, Nam Phi), Châu Á (Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Malaysia). Tại Việt Nam, có thể thấy, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh Việt Nam nói chung và học sinh THPT nói riêng trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Và đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tiến hành xây dựng công cụ để đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Như vậy, hướng nghiên cứu của luận án có những điểm khác biệt với các nghiên cứu trước đó là: (1) luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tiến hành tìm hiểu và xây dựng bộ công cụ đo lường đặc điểm tâm lý trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến cho học sinh THPT; (2) nghiên cứu đánh giá các đặc điểm tâm lý cá nhân bao gồm: Nhiễu tâm, Tận tâm, Hướng ngoại, Cởi mở và Đồng thuận; những đặc điểm tâm lý gắn chặt với hoạt động học tập: động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập trên môi trường trực tuyến; (3) thang đo của luận án được thích ứng và điều chỉnh dựa trên các thang đo trước đó về đặc điểm tâm lý cá nhân, động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập trực tuyến; (4) luận án cung cấp hướng dẫn sử dụng bộ công cụ để giáo viên có thể sử dụng bộ công cụ, tự đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT và có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động giảng dạy; (5) đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến và chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm học sinh có giới tính, khối lớp và khu vực. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Đánh giá tâm lý Đánh giá tâm lý là việc thu thập và tích hợp dữ liệu liên quan đến tâm lý nhằm mục đích thực hiện đánh giá thông qua việc sử dụng các công cụ như kiểm tra, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp, quan sát hành vi và quy trình đo lường được thiết kế đặc biệt. 1.2.2. Hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông trên môi trường trực tuyến 1.2.2.1. Hoạt động học Hoạt động học là quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách khoa học và hệ thống nhằm tạo ra những thay đổi về chất trong nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân. 7
- 1.2.2.2. Học sinh Trung học phổ thông Học sinh THPT (14, 15 – 17, 18 tuổi), “thế hệ gen Z” những người được sinh ra từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2010, những người rất quen thuộc với Internet. 1.2.2.3. Hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông Theo Dương Thị Diệu Hoa (2012), sự phát triển về thể chất và trí tuệ dẫn tới sự thay đổi về chất trong hoạt động học tập của học sinh THPT so với lứa tuổi trước. Nội dung các môn học ở trường THPT có tính lí luận cao hơn, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với nội dung học ở trường THCS. Thái độ học tập của học sinh THPT đã tự giác cao hơn, tích cực hơn do các em ý thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với nghề nghiệp tương lai. Động lực học tập của học sinh THPT có tính hiện thực và gắn với nhu cầu, xu hướng nghề nghiệp. Sự phân hóa hứng thú trong học tập giữa nhóm học sinh có năng lực tốt, hứng thú cao với môn học và nhóm ngược lại. 1.2.2.4 Môi trường trực tuyến Môi trường trực tuyến là khái niệm dùng để chỉ các tương tác và hoạt động được thực hiện thông qua mạng Internet. 1.2.2.4. Các hoạt động học tập của học sinh THPT trên môi trường trực tuyến Theo UNICEF Việt Nam (2021), có nhiều hoạt động mà học sinh có thể thực hiện trên môi trường trực tuyến phục vụ cho mục đích học tập. Chou, Peng & Chang (2010) xác định 5 dạng tương tác dưới góc độ người học là trung tâm trong hoạt động học tập trực tuyến bao gồm: tự học, tương tác giữa người học – người học, người học – người hướng dẫn, người học – nội dung học tập và người học – công nghệ. Ở mỗi dạng tương tác giữa trên, nhiều hoạt động học tập khác nhau lại được tiến hành. 1.2.3. Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý cá nhân Tâm lý cá nhân là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của cá nhân, quy định sự điều chỉnh hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội. Khi nói đến đặc điểm tâm lý cá nhân, có nhiều cách phân chia các thành phần cấu trúc của nó. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc 5 thành phần Big Five của Costa & McCrae (1992) được xem là mô hình phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Năm khía cạnh của tâm lý cá nhân được Costa & McCrae đề cập đến là: Cởi mở (Openness) hay cởi mở với trải nghiệm là khả năng của cá nhân có những mối quan tâm đa dạng và sáng tạo, dễ thích nghi với sự thay đổi, cởi mở với những ý tưởng mới; Tận tâm (Conscientiousness) được mô tả là đáng tin cậy, có trách nghiệm, có kế hoạch và có tổ 8
- chức trong cuộc sống, kỷ luật, tự giác, kiên trì hướng đến mục tiêu không dễ bị phân tâm hay bốc đồng; Nhiễu tâm (Neuroticism) có thể được định nghĩa là mức độ cảm xúc bất an, lo lắng, e ngại, sợ hãi của một người, nó cũng đi kèm với lòng tự trọng thấp và có khuynh hướng nhìn nhận thế giới trong trạng thái cảm xúc tiêu cực; Hướng ngoại (Extraverson) được mô tả là sự năng động, tràn đầy năng lượng, thân thiện, hòa đồng, nhiệt tình, quyết đoán, thích phiêu lưu, khao khát được tương tác và trải nghiệm; Đồng thuận (Agreeableness) được xem là khả năng hòa đồng, hợp tác, thông cảm, khiêm tốn, tin tưởng, tha thứ và thấu hiểu những người khác (Opoku và cộng sự, 2023). 1.2.3.2. Động lực học tập Động lực học tập là sự thúc đẩy người học tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tuyến để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra 1.2.2.3. Sự tự tin vào năng lực công nghệ Sự tự tin vào năng lực công nghệ là niềm tin của học sinh về khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ và mạng Internet để học tập và cải thiện hiệu quả học tập. 1.2.2.4. Sự tham gia học tập Sự tham gia học tập là sự tích cực, chủ động, nhiệt tình và cam kết của người học trong quá trình học tập. Đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có thể được hiểu là “quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin về tâm lý cá nhân học sinh khi họ tham gia vào các hoạt động học tập trên trực tuyến, được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ đo lường được thiết kế đặt biệt cho môi trường trực tuyến”. 1.3. Lý luận về xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 1.4. Các mô hình lý thuyết về các đặc điểm tâm lý cá nhân của người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 1.5. Khung lý thuyết của luận án 9
- Hình 1.8. Khung lý thuyết của luận án Dựa vào khung lý thuyết trên có thể thấy, 5 đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT: nhiễu tâm, tận tâm, hướng ngoại, cởi mở và đồng thuận vừa có tác động trực tiếp, vừa có tác động gián tiếp tới sự tham gia học tập trực tuyến của học sinh THPT thông qua động lực học tập và sự tự tin vào năng lực công nghệ. Động lực học tập và sự tự tin vào năng lực công nghệ vừa là biến trung gian trong mối quan hệ trên, vừa là biến độc lập trong chính mối quan hệ của nó với sự tham gia học tập trực tuyến. Chiều của các mũi tên từ khung lý thuyết thể hiện giả thuyết về mối quan hệ, tác động của các yếu tố. CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận án, ba giai đoạn cơ bản được tác giả luận án tiến hành bao gồm: - Giai đoạn 1: Xây dựng và chuẩn hóa công cụ nghiên cứu; - Giai đoạn 2: Đánh giá công cụ nghiên cứu - Giai đoạn 3: Đánh giá thực trạng 2.2. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu kết hợp (Mixed methods design) là phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng. Từ 6 loại thiết kế nghiên cứu kết hợp mà Creswell (2012) đã đề xuất, luận án sử dụng thiết kế nhúng. Đây là thiết kế nghiên cứu được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn thu thập cả dữ liệu định lượng và định tính nhưng thông tin định lượng chiếm phần lớn và thông tin định tính chỉ đóng vai trò bổ sung, hỗ trợ cho định lượng (Creswell, 2012, tr. 544), nghiên cứu nhấn mạnh cách tiếp cận theo hướng định lượng. 2.3. Mẫu nghiên cứu 2.3.1. Mẫu nghiên cứu định lượng 10
- Mẫu nghiên cứu thử nghiệm lần 1 được thực hiện trên 102 học sinh THPT từ lớp 10 đến lớp 12 tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội như: THPT Tây Hồ, THPT Nguyễn Huệ, THPT Phúc Thọ. Mẫu nghiên cứu chính thức được thực hiện trên 661 học sinh THPT tại 6 trường: THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, THPT Hà Đông, THPT Phúc Lợi – Long Biên; THPT Sơn Tây, THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, THPT Minh Quang – Ba Vì. 2.3.2. Mẫu nghiên cứu định tính Tác giả thực hiện phỏng vấn 8 học sinh THPT tại Thành phố Hà Nội. Trong đó có 06 học sinh trong mẫu khảo sát định lượng và 02 học sinh ở trường ngoài mẫu khảo sát định lượng để đa dạng hóa ý kiến. 2.4. Công cụ nghiên cứu Trong luận án này, công cụ nghiên cứu định lượng là bảng hỏi được xây dựng nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến của đối tượng học sinh THPT. Trong bảng hỏi, các thang đo được xây dựng trên thang Likert 5 điểm. Thang đo các đặc điểm Tâm lý cá nhân được thiết kế theo 5 mức: Hoàn toàn sai, Sai, Không đúng cũng không sai, Đúng và Hoàn toàn đúng. Thang đo Động lực học tập, Sự tin vào năng lực công nghệ, Sự tham gia học tập trực tuyến được thiết kế theo 5 mức đánh giá, từ Hoàn toàn không đồng ý, Cơ bản không đồng ý, Trung lập, Cơ bản đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Các thang đo được xây dựng dựa trên các lý thuyết nền tảng và tham khảo các thang đo đã được kiểm chứng trước đó, đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị và tính thực tiễn tại nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau. 2.5. Thu thập số liệu Số liệu định lượng được thu thập thông qua các bảng hỏi giấy phát trực tiếp tại 6 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong phạm vi nghiên cứu. Số liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. 2.6. Xử lý và phân tích dữ liệu Sau khi làm sạch số liệu, tác giả tiến hành các bước phân tích như sau: - Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) - Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khẳng định (CFA - Confirmatory Factor Analysis) - Kiểm định mô hình phương trình cấu trúc (SEM – Structural Equation Modeling) Những thông tin định tính từ phỏng vấn bán cấu trúc được tác giả tiến hành gỡ băng, tinh chỉnh thông tin trong các bản ghi chép để thông tin cô đọng, ngắn gọn, súc tích. 2.7. Đạo đức nghiên cứu 11
- Khi thực hiện nghiên cứu, tác giả luôn đề cao đạo đức nghiên cứu ở tất cả các khâu nghiên cứu từ tổng quan tài liệu, xây dựng thang đo, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu đến báo cáo kết quả. Những người tham gia khảo sát hoàn toàn được lựa chọn trên tinh thần tự nguyện để đảm bảo tính khách quan. Trước khi trả lời bảng hỏi hay phỏng vấn, người tham gia luôn được thông báo đầy đủ về mục đích nghiên cứu và tính bảo mật của thông tin mà họ cung cấp. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá từng thang đo. Kết quả phân tích cho thấy: Thang Tâm lý cá nhân bao gồm 5 nhân tố: - Nhân tố 1 (Nhiễu tâm) gồm các item: DDNC25, DDNC15, DDNC40, DDNC45, DDNC50, DDNC20, DDNC35, DDNC5. - Nhân tố 2 (Tận tâm) gồm các item: DDNC17, DDNC7, DDNC12, DDNC22, DDNC2. - Nhân tố 3 (Hướng ngoại) gồm các item: DDNC38, DDNC13, DDNC18, DDNC33, DDNC8, DDNC9. - Nhân tố 4 (Cởi mở) gồm các item: DDNC26, DDNC31, DDNC6, DDNC11. - Nhân tố 5 (Đồng thuận) gồm các item: DDNC48, DDNC49, DDNC34, DDNC14, DDNC42. Thang Động lực học tập gồm 1 nhân tố. Thang Sự tự tin vào năng lực công nghệ gồm 1 nhân tố. Thang Sự tham gia học tập trực tuyến gồm 2 nhân tố như sau: - Nhân tố 1 (Tham gia lớp học trực tuyến) gồm các item: TG2, TG3, TG5, TG1, TG4, TG6. - Nhân tố 2 (Tương tác trực tuyến) gồm các item: TT6, TT4, TT5, TT3, TT2, TT1 3.2. Kết quả phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) Tất cả các thang đo đều đạt giá trị về độ tin cậy. Dưới đây là Bảng tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha thang Giá trị 12
- Nhiễu tâm 0,890 Tận tâm 0,893 Hướng ngoại 0,819 Cởi mở 0,888 Đồng thuận 0,835 Động lực học tập 0,820 Sự tự tin vào năng lực công nghệ 0,792 Tham gia lớp học trực tuyến 0,897 Tương tác trực tuyến 0,852 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis) Sau kiểm định, chỉ số của mô hình lần lượt như sau: CMIN/df = 1,582 (< 3); GFI = 0,895 (> 0,8); CFI = 0,948 (> 0,9); TLI = 0,952 (> 0,9); RMSEA = 0,03 (< 0,08). Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số của mô hình đều đủ điều kiện. Như vậy, mô hình nghiên cứu đều phù hợp với dữ liệu thực. Bảng 3.15. Tóm tắt kết quả kiểm định Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trích của các thang đo Thang đo Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích Nhiễu tâm 0,891 0,507 Tận tâm 0,895 0,630 Hướng ngoại 0,826 0,448 Cởi mở 0,889 0,668 Đồng thuận 0,838 0,512 Động lực học tập 0,821 0,596 Sự tự tin vào năng lực công nghệ 0,793 0,590 Tham gia lớp học trực tuyến 0,899 0,600 Tương tác trực tuyến 0,854 0,496 Bảng tóm tắt trên cho thấy, độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt yêu cầu (> 0,6); phương sai trích đều > 0,5, có hai giá trị = 0,496 và 0,448. Tuy nhiên, nó vẫn đạt giá trị về nội dung và vẫn nằm trong khoảng giá trị chấp nhận được theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). 3.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM Qua kiểm định SEM, mô hình lý thuyết có giá trị Chi-square = 2039,780 với giá trị p = 0,000, và 1289 bậc tự do; CMIN/df = 1,582; GFI = 0,895; TLI = 0,948; CFI = 0,952; RMSEA = 0,030. Như vậy, mô hình phù hợp với dữ liệu thực chứng. 13
- Hình 3.1. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM về đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 3.4.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 14
- Bảng 3.16. Ý nghĩa mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Estimate S.E. (Độ C.R. P-value Mối quan hệ (Hệ số tác lệch (Giá trị (Mức ý động) chuẩn tới hạn) nghĩa) Nhiễu tâm ----> DLHT 0,158 0,054 2,916 0,004 Nhiễu tâm ----> STTVNLCN 0,069 0,055 1,256 0,209 Tận tâm ----> DLHT 0,217 0,039 5,531 *** Tận tâm ----> STTVNLCN 0,182 0,04 4,553 *** Hướng ngoại ----> DLHT 0,164 0,05 3,293 *** Hướng ngoại ----> STTVNLCN -0,056 0,051 -1,1 0,271 Cởi mở ----> DLHT 0,029 0,044 0,667 0,505 Cởi mở ----> STTVNLCN 0,117 0,046 2,571 0,01 Đồng thuận ----> DLHT 0,026 0,057 0,468 0,639 Đồng thuận ----> STTVNLCN 0,091 0,058 1,564 0,118 Nhiễu tâm ----> TG -0,038 0,055 -0,702 0,483 Nhiễu tâm ----> TT -0,073 0,048 -1,533 0,125 Tận tâm ----> TG 0,378 0,042 8,986 *** Tận tâm ----> TT 0,105 0,035 2,974 0,003 Hướng ngoại ----> TG -0,179 0,051 -3,485 *** Hướng ngoại ----> TT 0,192 0,045 4,248 *** Cởi mở ----> TG 0,156 0,045 3,455 *** Cởi mở ----> TT 0,012 0,039 0,301 0,763 Đồng thuận ----> TG 0,033 0,057 0,584 0,559 Đồng thuận ----> TT 0,207 0,05 4,098 *** DLHT ----> TG 0,733 0,063 11,62 *** STTVNLCN ----> TG 0,101 0,054 1,856 0,063 STTVNLCN ----> TT 0,014 0,047 0,293 0,77 DLHT ----> TT 0,276 0,049 5,603 *** Dựa trên tiêu chuẩn độ tin cậy 95%, có nhiều mối liên hệ có giá trị sig > 0,05 là những tác động không có ý nghĩa, như sự tác động của Nhiễu tâm tới sự tự tin vào năng lực công nghệ, tham gia lớp học trực tuyến và tương tác trực tuyến; sự tác động của Hướng ngoại tới sự tự tin vào năng lực công nghệ; sự tác động của Cởi mở tới động lực học tập và tương tác trực tuyến; sự tác động của Đồng thuận tới động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ, tham gia lớp học trực tuyến; sự tác động của sự tự tin vào năng lực công nghệ tới tham gia lớp học trực tuyến và tương tác trực tuyến. Bảng 3.17. Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Mối quan hệ Hệ số tác động Nhiễu tâm ----> DLHT 0,134 Tận tâm ----> DLHT 0,259 Tận tâm ----> STTVNLCN 0,223 Hướng ngoại ----> DLHT 0,182 Cởi mở ----> STTVNLCN 0,123 Tận tâm ----> TG 0,337 Tận tâm ----> TT 0,128 15
- Hướng ngoại ----> TG -0,148 Hướng ngoại ----> TT 0,217 Cởi mở ----> TG 0,119 Đồng thuận ----> TT 0,211 DLHT ----> TG 0,546 DLHT ----> TT 0,283 Trong 4 biến có tác động lên TG, mức độ tương quan có thứ tự giảm dần như sau: DLHT (0,546), Tận tâm (0,337), Hướng ngoại (-0,148) và Cởi mở (0,119). Như vậy, trong mối quan hệ với Tham gia lớp học trực tuyến, Động lực học tập có tương quan mạnh, Tận tâm có Tương quan trung bình, Hướng ngoại và Cởi mở có tương quan yếu. Các mối tương quan đều thuận chiều, ngoại trừ Hướng ngoại có tương quan nghịch với Tham gia lớp học trực tuyến. Học sinh càng hướng ngoại thì sự tham gia, sự tập trung trong lớp học trực tuyến càng thấp. Trong 4 biến tác động lên TT, mức độ tương quan có thứ tự giảm dần như sau: DLHT (0,283), Hướng ngoại (0,217), Đồng thuận (0,211), và Tận tâm (0,128). Như vậy, các yếu tố trên đều có mức độ tương quan yếu với tương tác trực tuyến. Mức độ tác động của Động lực học tập lên tương tác trực tuyến gần đạt tới mức tương quan trung bình. Khi học sinh có động lực học tập thì các em cũng tham gia lớp học trực tuyến nghiêm túc và tập trung hơn. Em ít nói chuyện riêng và cố gắng nghe giảng hơn (HS01 – Nam – Lớp 11) Trong 3 biến tác động lên DLHT, mức độ tương quan có thứ tự giảm dần như sau: Tận tâm (0,259), Hướng ngoại (0,182), Nhiễu tâm (0,134). Đây đều là các mức độ tương quan yếu. Như vậy, có thể thấy rằng các đặc điểm tâm lý cá nhân này và động lực học tập khá độc lập và ít có sự tác động lên nhau. Trong 2 biến tác động lên STTVNLCN, mức độ tương quan thể hiện như sau: Tận tâm (0,223), Cởi mở (0,123). Đây đều là các mức độ tương quan yếu, cho thấy hai đặc điểm tâm lý cá nhân này khá độc lập so với biến sự tự tin vào năng lực công nghệ của người học. Bảng 3.18. Hệ số tương quan bội Hệ số tác động TG 0,576 TT 0,342 DLHT 0,16 STTVNLCN 0,092 Kết quả bảng Hệ số hồi quy bội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc cho thấy: R bình phương của TG = 0,576, các biến độc lập tác động lên 57.6% sự biến thiên của Tham gia lớp học trực tuyến trong học tập trên môi trường trực tuyến. R bình phương của TT = 0,342, các biến độc lập tác động lên 34.2% sự biến thiên của Tương tác trực tuyến. R bình phương của DLHT = 0,16, các biến độc lập tác động lên 16
- 16% sự biến thiên của Động lực học tập trực tuyến. Cuối cùng, R bình phương của STTVNLCN = 0,092, các biến độc lập tác động lên 9.2% sự biến thiên của Sự tự tin vào năng lực công nghệ. Tác giả tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy của các biến đặc điểm tâm lý cá nhân lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến. Kết quả bảng tóm tắt mô hình hồi quy ba biến Tận tâm, Hướng ngoại, Cởi mở lên TG có giá trị R bình phương = 0,251. Như vậy, ba đặc điểm này giải thích được 25,1% sự biến thiên của Tham gia lớp học trực tuyến trong học tập trên môi trường trực tuyến. Kết quả bảng tóm tắt mô hình hồi quy ba biến Hướng ngoại, Đồng thuận và Tận tâm lên TT có giá trị R bình phương = 0,222. Như vậy, ba đặc điểm này giải thích được 22,2% sự biến thiên của Tương tác trực tuyến. 3.4.2. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định SEM Sau kiểm định SEM, nhiều mối liên hệ đã không được tìm thấy sự tồn tại. Mô hình nghiên cứu mới như sau: Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu về đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến Qua hình vẽ trên, những mối tương quan có ý nghĩa được thể hiện bằng đường mũi tên liền nét. Những mối tương quan không có ý nghĩa được thể hiện qua đường nét đứt. Có thể thấy: Nhiễu tâm chỉ có tác động trực tiếp lên Động lực học tập nhưng lại có tác động gián tiếp lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến thông qua Động lực học tập; Tận tâm có tác động trực tiếp lên tất cả các biến phụ thuộc. Đồng thời, Tận tâm có tác động gián tiếp lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến thông qua Động lực học tập; 17
- Hướng ngoại có tác động trực tiếp tới các biến phụ thuộc ngoại trừ Sự tự tin vào năng lực công nghệ. Đồng thời Hướng ngoại cũng có tác động gián tiếp lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến thông qua Động lực học tập; Cởi mở có tác động trực tiếp lên Sự tự tin vào năng lực công nghệ và Tham gia lớp học trực tuyến; Đồng thuận chỉ có tác động trực tiếp lên Tương tác trực tuyến. 3.4.3. Đánh giá mối quan hệ trung gian Thông qua mô hình sau kiểm định SEM, có thể thấy, Động lực học tập đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ từ Nhiễu tâm lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến; mối quan hệ từ Tận tâm lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến; mối quan hệ từ Hướng ngoại lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến. Trong phần này, chúng tôi tiến hành đánh giá mối quan hệ trung gian thông qua kỹ thuật Bootstrapping. Vì kỹ thuật này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là tốt hơn các kỹ thuật khác khi đánh giá mối quan hệ trung gian (Preacher & Hayes, 2008). Bảng 3.19. Bảng ý nghĩa tác động gián tiếp chuẩn hóa Nhiễu tâm Tận Tâm Hướng ngoại TG 0,005 0,002 0,014 TT 0,005 0,001 0,014 Bảng Ý nghĩa tác động gián tiếp chuẩn hóa (Standardized Indirect Effects – Two Tailed Significance) cho thấy các giá trị sig của các mối tác động đều < 0.05 (mức ý nghĩa 5%). Như vậy, tồn tại mối quan hệ gián tiếp trong các tác động lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến. Bảng 3.20. Bảng hệ số tác động gián tiếp chuẩn hóa Nhiễu tâm Tận Tâm Hướng ngoại TG 0,078 0,158 0,095 TT 0,039 0,076 0,051 Bảng Hệ số tác động gián tiếp chuẩn hóa (Standardized Indirect Effects – Estimates) cho thấy các mức tác động không lớn nhưng vẫn tồn tại mối quan hệ gián tiếp trong các tác động lên Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến. 3.5. Thực trạng đặc điểm tâm lý học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến qua khảo sát trên công cụ tự đánh giá 3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu và Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ 3.6.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu 3.6.2 Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến 3.6.2.1. Mục đích sử dụng 18

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
62 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
53 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
63 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
31 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển nghề nghiệp giáo viên tại các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
27 p |
5 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
62 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
