intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Mô tả thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác báo cáo các biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược giai đoạn năm 2015 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Mô tả thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác báo cáo các biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI Võ Thị Nhị Hà NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG TRONG THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG THUỐC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tổ chức Quản lý dược Mã số : 62720412 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Dược Hà Nội Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế Người hướng dẫn khoa học:  GS. TS. Nguyễn Thanh Bình  TS. Nguyễn Ngô Quang Phản biện 1: …………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại: ……………………………………………. Vào hồi ………. giờ…….ngày……..tháng ……..năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội
  3. A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Báo cáo SAE trong TNLS thuốc đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm an toàn cho người tham gia thử thuốc cũng như góp phần hoàn thiện hồ sơ an toàn của thuốc, qua đó, hỗ trợ cơ quan quản lý ra quyết định cấp phép lưu hành thuốc. Do đó, chất lượng hoạt động báo cáo SAE luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong các TNLS được triển khai trên Thế giới và tại Việt Nam. Tổng quan tài liệu của chúng tôi cho thấy mặc dù trên Thế giới đã có một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động báo cáo SAE, các nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, về dữ liệu nghiên cứu, có thể do các khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu gốc của các TNLS, các nghiên cứu trên chưa khai thác được dữ liệu thực địa mà chủ yếu dựa trên tổng quan hệ thống hoặc sử dụng các tài liệu thứ cấp [68], [78], [83], [84], [100]. Thứ hai, về nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu mới mang tính chất khu trú, chưa một nghiên cứu hoặc chùm nghiên cứu của nhóm tác giả nào tìm hiểu một cách toàn diện nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và tác động của các giải pháp tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS [31], [56], [68], [78]. Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước đây mới áp dụng riêng lẻ hoặc phương pháp nghiên cứu định tính hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng, chưa có sự kết hợp giữa 2 phương pháp [26], [31], [56], [58], [68], [78], [84], [91]. Cuối cùng, về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của các nghiên cứu mới dừng ở mức đề xuất mà chưa có giải pháp cụ thể nào được thực hiện để kiểm chứng kết quả nghiên cứu bằng thực tiễn. 1
  4. Tại Việt Nam, hoạt động TNLS mới bắt đầu triển khai từ năm 1998 và được hệ thống hoá từ năm 2012. Do đó, mặc dù yêu cầu tính chuẩn mực quốc tế (kết quả nghiên cứu sau đó sẽ được sử dụng trên quy mô toàn cầu), thực hiện báo cáo SAE theo hướng dẫn quốc tế vẫn còn là một khó khăn với các NCV, giám sát viên và nhà tài trợ. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động này hiện là quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, số nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này vẫn còn quá ít ỏi. Nghiên cứu đầu tiên và cũng là duy nhất của các tác giả tại Cục KHCN&ĐT và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc năm 2014 thực hiện với quy mô nhỏ, số lượng báo cáo ít, đối tượng và phương pháp nghiên cứu đơn giản, mới dừng ở bước đưa ra được phác thảo sơ bộ nhất về các báo cáo SAE năm 2011-2013 [10]. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện thực trạng hoạt động báo cáo SAE tại các bệnh viện và nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng này. Do đó, với mục đích góp phần cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam”. 2. Mục tiêu của luận án - Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược năm 2014. - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược. - Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược giai đoạn năm 2015 - 2017. 2
  5. 3. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các biện pháp can thiệp, đánh giá tác động của một số can thiệp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: - Số lượng, chất lượng và việc tuân thủ thời gian báo cáo SAE của các thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược trong năm 2014 còn nhiều hạn chế. - Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam như: chưa thành lập đơn vị nghiên cứu lâm sàng chuyên trách, các quy định báo cáo chưa bao phủ tình huống thực tế, thời hạn nộp báo cáo ngắn, quy trình làm báo cáo và gửi báo cáo còn phức tạp, biểu mẫu báo cáo chưa thống nhất, kiến thức và sự chưa chuyên nghiệp của nghiên cứu viên trong báo cáo SAE, đối tượng tham gia nghiên cứu chưa hiểu hết trách nhiệm khi có SAE và một số yếu tố khác. - Can thiệp thông qua các văn bản quản lý, quy trình, biểu mẫu, đào tạo, tập huấn... của Cơ quan quản lý đã giúp cải thiện rõ rệt số lượng, chất lượng và mức độ tuân thủ thời hạn báo cáo SAE. 4. Ý nghĩa của luận án Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên hoạt động báo cáo SAE tại Việt Nam được nghiên cứu một cách toàn diện, từ đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tác động can thiệp với phương pháp nghiên cứu kết hợp chặt chẽ giữa định tính và định lượng. Đây là một trong số rất ít các nghiên cứu trên Thế giới tiếp cận và khảo sát trực tiếp trên các dữ liệu gốc/nguồn của TNLS thuốc hóa dược (các báo cáo SAE, hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm..), cũng là một trong số ít các nghiên cứu trên Thế giới đã kết hợp giữa 3
  6. phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải thích thực trạng báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược và đã đề xuất cho Cơ quan quản lý triển khai các giải pháp nhằm góp phần cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại các bệnh viện triển khai TNLS. 5. Bố cục của luận án Luận án nghiên cứu có tất cả 147 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (03 trang), Chương 1: Tổng quan (36 trang), Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu (26 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (42 trang), Chương 4: Bàn luận (35 trang), Kết luận và Đề xuất (5 trang). Luận án có 107 tài liệu tham khảo trong đó có 15 tài liệu tiếng Việt, 89 tài liệu tiếng Anh và 3 tài liệu từ các website. Ngoài ra, luận án cũng có 38 bảng, 11 hình và 10 phụ lục kèm theo. 4
  7. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm biến cố bất lợi và biến cố bất lợi nghiêm trọng [5], [23-25], [49], [50] Biến cố bất lợi (adverse event - AE) là sự việc hoặc tình trạng y khoa bao gồm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, tình trạng bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm có chiều hướng xấu xảy ra trong quá trình, thời gian thử thuốc trên lâm sàng ảnh hưởng đến đối tượng tham gia NC, có hoặc không có liên quan đến thuốc thử lâm sàng. Biến cố bất lợi nghiêm trọng (serious adverse event - SAE) là AE có thể dẫn tới một trong các tình huống sau đây trên đối tượng tham gia nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng: a) Tử vong; b) Đe dọa tính mạng; c) Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện; d) Tàn tật, thương tật vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng; đ) Dị tật bẩm sinh hoặc dị dạng cho thai nhi của đối tượng nghiên cứu; e) Tình huống mà phải có can thiệp y khoa phù hợp để ngăn chặn hoặc phòng tránh một trong những tình huống a, b, c, d, đ hoặc các tình huống khác có ý nghĩa về mặt y khoa theo nhận định của NCV tại điểm nghiên cứu. 1.2 Thực trạng theo dõi, ghi nhận và báo cáo SAE trong TNLS trên thế giới 1.2.1. Báo cáo thiếu SAE trong TNLS Theo Ioanidis, một số vấn đề liên quan đến ghi nhận và báo cáo thiếu SAE trong TNLS hiện nay gồm có: 1) thiết kế nghiên cứu bỏ qua hoặc đánh giá thấp giá trị của theo dõi và báo cáo SAE; 2) việc thu thập các AE trong quá trình nghiên cứu không được quan tâm; 3) có ghi nhận SAE nhưng cố tình báo cáo sai nhằm che giấu các minh chứng về nguy hại của thuốc [52], [53], [64]. 1.2.2. Chất lượng báo cáo SAE còn hạn chế 5
  8. Tổng quan tài liệu của chúng tôi cho thấy theo các ghi nhận gần đây, chất lượng báo cáo SAE trong TNLS chưa thực sự đạt yêu cầu [10], [44], [46], [62], [70], [73], [94]. Năm 2016, Crepin và cộng sự đã công bố nghiên cứu đánh giá chất lượng báo cáo SAE trong các TNLS. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá tính hoàn thiện và chính xác của các thông tin thu thập trong các báo cáo SAE dựa trên một mẫu nghiên cứu gồm 247 báo cáo SAE trong 10 TNLS được triển khai tại Bệnh viện đại học Limoges. Kết quả cho thấy nghiên cứu viên và người bệnh không được xác định trong 3% báo cáo, sản phẩm nghiên cứu không được xác định trong 11,2% báo cáo, mức độ nghiêm trọng của SAE không được xác định trong 3,6% báo cáo, đánh giá quan hệ nhân quả thiếu sót trong 9,3% và 15% báo cáo cho thấy thông tin về SAE không chính xác. Đặc biệt, 32,4% báo cáo không có đủ thông tin về xét nghiệm, chẩn đoán và tiền sử SAE để phục vụ cho việc thẩm định quan hệ nhân quả. Bên cạnh đó, ngày khởi phát không có trong 5,7% cáo báo cáo và các kết quả/kết cục của người bệnh sau SAE không có thông tin trong 12,1% báo cáo [26]. 1.2.3. Chậm trễ trong hoàn thiện và gửi báo cáo SAE Mặc dù chưa có nhiều công bố liên quan đến tuân thủ thời hạn gửi báo cáo SAE, một số phân tích đã chỉ ra rằng đáp ứng thời hạn gửi báo cáo SAE là thách thức đối với tất cả các NCV tham gia TNLS. Như đã đề cập ở trên, yêu cầu quan trọng, căn bản nhất của báo cáo SAE là đầy đủ và chính xác về thông tin. Do đó, quy trình phát hiện, ghi nhận thẩm định, hoàn thiện thông tin của báo cáo SAE thường phức tạp, thông qua nhiều khâu để thu thập ý kiến chuyên môn khác nhau [58]. 1.2.4. Theo dõi và ghi nhận SAE không đồng đều giữa các điểm nghiên cứu và người báo cáo 6
  9. Nghiên cứu của Ioanidis chỉ ra rằng chất lượng và số lượng báo cáo khác biệt có ý nghĩa thống kê tuỳ theo loại thiết kế, bệnh thử nghiệm, thuốc thử nghiệm và cách thức thực hiện và triển khai nghiên cứu. Khi so sánh về báo cáo an toàn trong các TNLS của 6 nhóm thuốc (với tổng số 192 TNLS), kết quả nghiên cứu cho thấy sự dị biệt có ý nghĩa thống kê trên tất cả các chỉ tiêu đánh giá [53]. 1.2.5. Thiếu minh bạch thông tin về SAE trong công bố kết quả TNLS Tổng quan tài liệu của chúng tôi cho thấy các công bố kết quả TNLS thường thiếu minh bạch thông tin về SAE. Điều này có thể do sai số xuất bản khi tác giả che giấu một số thông tin đã biết về vấn đề an toàn hoặc do về bản chất, việc theo dõi và ghi nhận SAE trong TNLS chưa được thực hiện bài bản [31], [53], [74]. 1.3. Thực trạng theo dõi, ghi nhận và báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam Năm 2014, các tác giả tại Cục KHCN&ĐT và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc thực hiện một nghiên cứu hồi cứu, khảo sát 168 báo cáo SAE được gửi đến Cục KHCN&ĐT giai đoạn 2011-2013. Kết quả cho thấy trong số 168 báo cáo SAE ghi nhận từ 22/132 TNLS có 42,3% báo cáo được gửi đúng thời hạn, 16,7% báo cáo có chất lượng chưa tốt. Đây là nghiên cứu duy nhất đánh giá báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam tính đến thời điểm thực hiện luận án. Trong nghiên cứu số lượng báo cáo đưa vào phân tích còn ít trong một khoảng thời gian quan sát dài (02 năm). Do đó, dữ liệu thống kê có sự phân tán, khó nhìn ra các xu hướng, đồng thời mới chỉ dừng ở mức khảo sát sơ bộ các báo cáo về thời gian, chất lượng chứ chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng báo cáo thiếu, thực trạng hoạt động báo cáo SAE tại các bệnh 7
  10. viện hay tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam [10]. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS Tổng quan tài liệu trên thế giới cho thấy các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS bao gồm: - Các yếu tố liên quan đến cơ quan quản lý; - Các yếu tố liên quan đến tổ chức nhận thử; - Các yếu tố liên quan đến các bên khác (người tham gia nghiên cứu, nhà tài trợ, tổ chức hỗ trợ nghiên cứu lâm sàng); - Các yếu tố khách quan do đặc điểm SAE và hệ thống y tế. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Toàn bộ báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam có ngày NCV ký báo cáo trong thời gian từ 1/1/2014 đến 31/12/2017; - Các cá nhân có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TNLS, đã thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện báo cáo SAE tại 15 bệnh viện triển khai TNLS thuốc hóa dược trong mẫu nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: được trình bày trong Hình 2.4 8
  11. Hình 2.4 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 9
  12. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Bảng 2.9 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của các nghiên cứu trong phạm vi đề tài Giai Ký Cỡ mẫu, phương pháp chọn Tên nghiên cứu đoạn hiệu mẫu 1.1 Khảo sát thực trạng Toàn bộ báo cáo SAE trong về số lượng, cơ TNLS về thuốc hóa dược tại Khảo sát thực trạng hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa cấu, chất lượng và Việt Nam có ngày ký trong việc tuân thủ thời thời gian từ 1/1/2014 tới hết hạn của hoạt động 31/12/2014. dược trước khi triển khai can thiệp (năm 2014) báo cáo SAE trong Phương pháp: Thu thập dữ liệu TNLS thuốc hóa toàn bộ quần thể nghiên cứu. dược Cỡ mẫu: 301 báo cáo 1.2 Khảo sát thực Toàn bộ BV thực hiện >5TNLS trạng công tác và thu dung >30 bệnh nhân quản lý thực hành (giai đoạn 2013-2014) và chấp báo cáo SAE trong thuận tham gia khảo sát TNLS thuốc hóa Phương pháp: Thu thập dữ liệu dược tại các BV toàn bộ quần thể nghiên cứu triển khai TNLS đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Cỡ mẫu: 13 BV triển khai TNLS thuốc hóa dược 1.3 Khảo sát thực Toàn bộ BV thực hiện >5TNLS trạng báo cáo thiếu và thu dung >30 BN (giai đoạn SAE trong TNLS 2013-2014) và chấp thuận tham thuốc hóa dược tại gia khảo sát các BV triển khai Phương pháp: Thu thập dữ liệu TNLS toàn bộ quần thể nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Cỡ mẫu: 15 BV triển khai TNLS thuốc hóa dược Nghiên 2.1 Nghiên cứu định Tối thiểu 15 NCV, cán bộ quản cứu tính về các yếu tố lý TNLS tham gia vào các các ảnh hưởng tới TNLS thuốc hóa dược tại các yếu tố hoạt động báo cáo BV nghiên cứu. ảnh SAE trong TNLS Phương pháp: Chọn mẫu thuận 10
  13. hưởng thuốc hóa dược tiện thông qua giới thiệu của tới cán bộ quản lý TNLS tại BV hoạt Cỡ mẫu: 15 NCV động 2.2 Phân tích các yếu Tối thiểu 180 NCV tham gia báo tố ảnh hưởng tới vào các TNLS thuốc tại các BV cáo hoạt động báo cáo nghiên cứu (kích thước cỡ mẫu SAE SAE trong TNLS tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến trong thuốc hóa dược quan sát. Nghiên cứu này sử TNLS dụng 30 biến số quan sát, với thuốc tỷ lệ hao hụt 20%, kích thước hóa mẫu tối thiểu là 180 NCV) dược [45]. Phương pháp: Chọn mẫu thuận tiện thông qua giới thiệu của cán bộ quản lý TNLS tại BV Cỡ mẫu: 215 NCV 3.1 Bước đầu đánh giá Toàn bộ báo cáo SAE trong tác động của một TNLS về thuốc hóa dược tại Đánh giá sau can số giải pháp cải Việt Nam có ngày ký trong thiện hoạt động thiệp thời gian từ 1/1/2017 tới hết báo cáo SAE trong 31/12/2017. TNLS thuốc hóa Phương pháp: Thu thập dữ liệu dược (năm 2017 so toàn bộ quần thể nghiên cứu với năm 2014) Cỡ mẫu: 1,556 báo cáo SAE 2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Nghiên cứu định tính xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS: sử dụng phần mềm Nvivo 11 hỗ trợ cho việc phân tích theo chủ đề. Kết quả được trực quan hóa thành mô hình. - Nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS: sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22). Những phân tích thống kê bao gồm: Phần trăm, trung vị, ý nghĩa thống kê, độ lệch chuẩn, hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố 11
  14. (EFA) và hệ số tương quan. Phân tích hồi quy đa nhân tố được sử dụng để nghiên cứu sự tương quan và kiểm tra mô hình. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo AE trong TNLS thuốc tại Việt Nam: để xác định các nhân tố đưa ra kiểm định có tác động đến hoạt động báo cáo SAE. Sau khi phân tích khám phá nhân tố, căn cứ dữ liệu thực tế đặt lại tên cho các nhân tố hình thành và điều chỉnh mô hình, giả thuyết ban đầu cho phù hợp thực tế. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới hoạt động báo cáo AE trong TNLS thuốc tại Việt Nam bằng xây dựng phương trình hồi quy đa biến. - Đánh giá tác động của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc tại Việt Nam: + Phân tích điểm thay đổi theo nguyên tắc phân đoạn nhị phân + Phân tích chuỗi thời gian gián đoạn theo phương pháp hồi quy từng phần. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc tại Việt Nam năm 2014 3.1.1. Số lượng báo cáo SAE trong TNLS trước khi triển khai can thiệp Bảng 3.13 Thông tin chung về báo cáo SAE năm 2014 TT Chỉ số Số lượng 1 Tổng số TNLS thuốc 96 2 Số TNLS ghi nhận SAE 21 3 Số lượng báo cáo SAE 301 4 SL báo cáo trung bình/TNLS có báo cáo 14,3 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong năm 2014, tổng số TNLS thuốc được triển khai là 96, trong đó 21 TNLS có báo cáo SAE 12
  15. (chiếm tỷ lệ 21,9%). Trên tổng số 18 TCNT báo cáo SAE, số lượng báo cáo SAE ghi nhận được là 301, số lượng báo cáo trung bình trong một TNLS là 14,3. 3.1.2. Chất lượng báo cáo SAE Bảng 3.17 Tính đầy đủ của báo cáo SAE trước khi can thiệp Số lượng báo cáo % báo cáo TT Nhóm thông tin đủ thông tin đủ thông (n=301) tin 1 Hành chính 220 73,1 2 Người báo cáo 249 82,7 3 Đối tượng gặp SAE 73 24,2 4 SAE 271 90,0 5 Thuốc nghiên cứu 274 91,0 Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông tin hành chính, thông tin về người báo cáo, SAE và thuốc nghiên cứu tương đối đầy đủ (73,1%, 82,7%, 90,0% và 91,0% theo thứ tự). Tuy nhiên số lượng báo cáo đầy đủ thông tin về đối tượng gặp SAE (bao gồm cả thông tin về y khoa như tiền sử liên quan đến SAE trước đó) còn rất hạn chế (chỉ 24,2% báo cáo đủ thông tin). 3.1.3. Tuân thủ về thời hạn báo cáo Bảng 3.18 Số lượng (tỷ lệ%) báo cáo SAE tuân thủ và không tuân thủ thời hạn báo cáo T Số lượng Tỷ lệ T (n=301) 1 Tuân thủ thời hạn 102 33,9 2 Không tuân thủ thời hạn 22 7,3 3 Không đủ thông tin xác định việc tuân thủ 177 58,8 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số báo cáo thiếu thông tin về ngày phát hiện SAE, do đó không đủ thông tin để xác định việc tuân 13
  16. thủ báo cáo (58,8%). Bên cạnh đó, tỷ lệ báo cáo tuân thủ thời hạn cũng đạt mức thấp (33,9%). 3.1.4. Thực trạng công tác quản lý thực hành báo cáo SAE trong TNLS tại một số bệnh viện triển khai TNLS Trong thời gian thực hiện đề tài, có 13 bệnh viện đồng ý tham gia khảo sát về công tác quản lý thực hành báo cáo SAE trong TNLS. Kết quả khảo sát được trình bày trong hình 3.6. Hình 3.6 Đánh giá chung về 5 khía cạnh của hệ thống báo cáo SAE Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ cơ sở vật chất nhân lực (điểm trung bình 76,9% so với hệ thống tiêu chuẩn) và quy định (57,7%), không có khía cạnh nào của hệ thống báo cáo SAE tại các bệnh viện triển khai TNLS trong mẫu nghiên cứu có điểm trung bình đạt >50%. Trong đó, các khía cạnh có điểm trung bình đặc biệt thấp bao gồm tổ chức quản lý (20,5%), quy trình chuẩn (24,4%) và chính sách (30,8%). Đặc biệt, các bệnh viện có CRU có điểm trung bình ở mọi khía cạnh đều cao hơn các bệnh viện không có CRU. 3.1.5. Thực trạng báo cáo thiếu SAE tại một số bệnh viện triển khai TNLS Bảng 3.20 Thực trạng báo cáo thiếu SAE tại một số bệnh viện triển khai TNLS Mã Mặt bệnh triển Số lượng Số lượng Số Số 14
  17. BV khai TNLS TNLS (%) lượng lượng (ICD-10) đã tuyển TNLS SAE SAE bệnh báo cáo báo báo cáo SAE cáo thiếu 1 Đa dạng* 12 5 (41,7) 37 0 2 Đa dạng 10 4 (40,0) 10 2 Bệnh nhiễm trùng 3 và ký sinh trùng, 8 4 (50,0) 39 1 bệnh hô hấp 4 Đa dạng 7 3 (42,9) 11 1 Bệnh nhiễm trùng 5 và ký sinh trùng 6 5 (83,3) 64 0 Bệnh hệ tuần 6 6 1 (16,7) 4 1 hoàn Bệnh hệ tuần 7 5 1 (20,0) 1 1 hoàn 8 U (U tân sinh) 4 3 (75,0) 4 3 9 Bệnh hệ hô hấp 4 1 (25,0) 2 0 10 U (U tân sinh) 4 3 (75,0) 4 1 11 U (U tân sinh) 4 3 (75,0) 7 0 12 U (U tân sinh) 3 0 (0,0) 0 0 13 Bệnh tuần hoàn 3 3 (100,0) 27 15 14 Bệnh hệ hô hấp 3 1 (33,3) 5 0 Bệnh nhiễm trùng 15 và ký sinh trùng 3 0 (0,0) 0 1 *: Có ≥ 3 mặt bệnh thử nghiệm theo phân loại chương bệnh của ICD-10 Kết quả khảo sát tại bảng 3.20 cho thấy trong mẫu nghiên cứu, 8 bệnh viện có tỷ lệ TNLS báo cáo SAE
  18. cứu thuốc điều trị bệnh mạn tính của hệ tuần hoàn và hô hấp thường có số lượng báo cáo SAE thấp (từ 1 đến 4 báo cáo). Số lượng báo cáo SAE cao và báo cáo thiếu SAE thấp ghi nhận tại các TCNT số 1 và số 5. Đây đều là các bệnh viện đã thành lập CRU để quản lý hoạt động nghiên cứu TNLS. 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam, được xếp loại theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh nhất đến yếu nhất theo giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta như sau: (1) Quy định, quy trình xử lý báo cáo (0,44); (2) Biểu mẫu báo cáo (0,42); (3) Kiến thức và thái độ của nghiên cứu viên (0,27); (4) Yếu tố khác (phản hồi, quá tải công việc chuyên môn) (0,12); (5) Người bệnh tham gia nghiên cứu (0,10). 3.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam 3.3.1. Một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong TNLS thuốc hóa dược do Cục KHCN&ĐT triển khai (1) Ban hành Quyết định số 62/QĐ-K2ĐT ngày 2/6/2017 của Cục KHCN&ĐT hướng dẫn báo cáo SAE trong TNLS thuốc, kèm biểu mẫu báo cáo sửa đổi; (2) Giám sát hỗ trợ kỹ thuật chuyên đề về báo cáo an toàn trong TNLS thuốc; (3) Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, tập huấn về báo cáo an toàn trong TNLS thuốc. 16
  19. 3.3.2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam 3.3.2.1. Thay đổi số lượng báo cáo SAE Bảng 3.32 Thông tin chung về báo cáo SAE năm 2014 và 2017 TT Chỉ số 2014 2017 1 Tổng số TNLS thuốc 96 115 2 Số TNLS ghi nhận SAE 21 54 3 Số lượng báo cáo SAE 301 1556 4 SL báo cáo trung bình/TNLS có báo cáo 14,3 28,8 Năm 2017, trong tổng số 115 TNLS, số lượng báo cáo SAE ghi nhận được là 1556 báo cáo (gấp 5,2 lần năm 2014). Trung bình mỗi TNLS ghi nhận được 28,8 báo cáo (gấp 2 lần năm 2014). 3.3.2.2. Thay đổi về chất lượng báo cáo Sau khi triển khai can thiệp, chất lượng báo cáo cải thiện đáng kể ở các nhóm thông tin quan trọng liên quan đến đánh giá về tác động và xử trí SAE bao gồm thông tin về tượng gặp SAE (từ 24,2% báo cáo có đủ thông tin trong năm 2014 lên 98,6% báo cáo có đủ thông tin trong năm 2017) và thông tin về SAE (từ 90,0% báo cáo đủ thông tin năm 2014 lên 100,0% báo cáo có đủ thông tin năm 2017). Bảng 3.37 Tỷ lệ báo cáo SAE đầy đủ các nhóm thông tin trước và sau can thiệp T 2014 (n=301) 2017 (n=1556) Giá trị Nhóm thông tin T N % N % p 1 Hành chính 220 73,1 1556 100
  20. T 2014 (n=301) 2017 (n=1556) Giá trị Nhóm thông tin T N % N % p 5 Thuốc nghiên cứu 274 91,0 1334 85,7 0,014 3.3.2.3. Thay đổi về tuân thủ thời hạn báo cáo Bảng 3.38 Số lượng (tỷ lệ%) báo cáo SAE tuân thủ và không tuân thủ thời hạn báo cáo 2014 1-6/2017 7-12/2017 T Phân loại (n=301) (n=767)* (n=736)** Giá trị T p N % N % N % 1 Tuân thủ 102 33,9 395 51,5 511 69,4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2