BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ Y TẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM CHI<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CHẾ ĐỘ<br />
GIÁM SÁT ĐIỀU TRỊ AMIKACIN<br />
CHO TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG<br />
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng<br />
Mã số: 62.72.04.05<br />
TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC<br />
<br />
Hà Nội, năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại : …………………………………..<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền<br />
PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung<br />
Phản biện 1 : …………………………………………..<br />
Phản biện 2 : …………………………………………..<br />
Phản biện 3 : …………………………………………..<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp<br />
tại : …………………………………………………...............<br />
Vào hồi …………..giờ……….ngày……….tháng…….. năm<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :<br />
Thư viện Quốc gia VN<br />
Thư viện trường ĐH Dược HN<br />
<br />
2 <br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
1. Nguyễn Thị Kim Chi, Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Trung Hằng,<br />
Nguyễn Thị Hồng Hà, Hoàng Thị Kim Huyền, Nguyễn Thị Liên<br />
Hương, Phạm Thúy Vân (2010), "Khảo sát nồng độ amikacin trong<br />
máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi TW năm 2009", Tạp chí Nhi<br />
khoa, 3(3&4), tr. 70-73.<br />
2. Nguyễn Thị Kim Chi, Hoàng Thị Kim Huyền, Khu Thị Khánh<br />
Dung (2013), " Khảo sát chế độ liều dùng amikacin ở trẻ dưới 1 tuổi<br />
tại bệnh viện Nhi Trung ương ", Tạp chí Dược học, 51(418), tr. 1422.<br />
3. Nguyễn Thị Kim Chi, Hoàng Thị Kim Huyền, Khu Thị Khánh<br />
Dung, Lê Thị Minh Hương, Đào Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hà<br />
(2013), "Đánh giá qui trình giám sát điều trị qua xác định nồng độ<br />
AMK trong huyết tương tại bệnh viện Nhi TƯ", Tạp chí Dược học,<br />
53(450), tr. 35-41.<br />
4. Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thị Hương Lý, Hoàng Thị Kim<br />
Huyền, Khu Thị Khánh Dung, Đào Minh Tuấn, Trần Thị Chi Mai<br />
(2015), “Ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong lựa chọn liều dùng<br />
amikacin cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Nhi trung ương”, Tạp<br />
chí Dược học, 55 (466), tr. 7-12.<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
4 <br />
<br />
<br />
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giám sát điều trị thuốc (Therapeutic Drug Monitoring – TDM)<br />
dựa trên việc đo nồng độ thuốc trong máu để tính liều dùng hoặc<br />
hiệu chỉnh chế độ liều dùng cho bệnh nhân nhằm tối ưu hiệu quả<br />
điều trị và đảm bảo an toàn của việc dùng thuốc [2], [13]. Tại nhiều<br />
nước trên thế giới, TDM là một yêu cầu bắt buộc với những thuốc có<br />
khoảng điều trị hẹp trong đó có kháng sinh nhóm aminoglycosid.<br />
Amikacin (AMK) là một kháng sinh nhóm aminoglycosid<br />
(AG) có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối các vi khuẩn Gr (-) hiếu khí,<br />
được sử dụng rộng rãi ở trẻ em điều trị các nhiễm khuẩn nặng như<br />
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bệnh viện … [1]. Với đặc tính diệt<br />
khuẩn phụ thuộc nồng độ, AMK cho hiệu quả diệt khuẩn tối ưu khi<br />
nồng độ thuốc trong máu cao gấp từ 8-10 lần nồng độ ức chế tối<br />
thiểu (MIC) trên vi khuẩn [18]. AMK phân bố rộng ở dịch ngoại bào.<br />
Vì vậy ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nồng độ thuốc<br />
trong máu giảm đi rất nhiều so với ở người lớn tại cùng mức liều<br />
dùng [3], [12]. Việc tăng mức liều dùng cho đối tượng này là rất cần<br />
thiết nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và đồng thời hạn chế sự kháng<br />
thuốc của vi khuẩn [6], [9], [11].<br />
Tuy nhiên, AMK cũng như các kháng sinh nhóm AG khác có<br />
khả năng gây hoại tử ống thận cấp và suy giảm chức năng tiền đình,<br />
ốc tai [8] [14]. Ở trẻ sơ sinh, do chức năng thận còn chưa hoàn thiện<br />
nên việc thải trừ thuốc chậm hơn so với ở người lớn làm tăng nguy<br />
cơ ngộ độc thuốc [5]. Vì vậy, việc TDM các AG thường chú trọng<br />
việc xây dựng chế độ liều dùng nhằm đạt nồng độ đỉnh (Cpeak) cho<br />
hiệu quả diệt khuẩn tối ưu đồng thời kiểm soát nồng độ đáy (Ctrough)<br />
an toàn nhằm giảm khả năng tích lũy khi dùng thuốc kéo dài [5].<br />
Cho tới nay TDM là một yêu cầu bắt buộc khi sử dụng kháng<br />
sinh nhóm AG ở các nước phát triển. Các nghiên cứu về TDM với<br />
kháng sinh nhóm AG phát triển trên hầu khắp các nước. Tuy vậy, ở<br />
Việt Nam, nghiên cứu về TDM kháng sinh nhóm AG vẫn là một lĩnh<br />
vực mới mẻ. Việc thực hiện TDM trong thực hành điều trị kháng<br />
sinh nhóm AG ở trẻ em thì hầu như chưa được áp dụng ở một bệnh<br />
viện nào. Tại bệnh viện Nhi TƯ, mỗi năm AMK được sử dụng với số<br />
lượng lớn vì đây là bệnh viện tuyến cuối, nơi tập trung chủ yếu là<br />
những bệnh nhân có bệnh nặng. Việc giám sát điều trị thuốc là một<br />
đòi hỏi cấp thiết.<br />
<br />