intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

66
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án: Xác định các HCBVTV thường được dùng tại một số vùng trồng dược liệu ở phía Bắc; xây dựng và thẩm định một phương pháp phân tích đa dư lượng HCBVTV trong dược liệu và một số sản phẩm từ dược liệu; sơ bộ đánh giá dư lượng HCBVTV trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ Y TẾ<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI<br /> <br /> Trần Cao Sơn<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG HOÁ CHẤT<br /> BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU VÀ SẢN<br /> PHẨM TỪ DƯỢC LIỆU BẰNG SẮC KÝ KHỐI PHỔ<br /> CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT<br /> MÃ SỐ: 62 72 04 10<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại :<br /> Trường Đại học Dược Hà Nội<br /> Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia<br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> PGS. TS. Thái nguyễn Hùng Thu<br /> TS. Lê Thị Hồng Hảo<br /> Phản biện 1 : ………………………………….......…..<br /> Phản biện 2 : …………………………….......………..<br /> Phản biện 3 : …………………………….......………..<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án<br /> cấp Trường tổ chức tại Trường Đại học Dược Hà Nội.<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> Thư viện Quốc gia VN<br /> Thư viện trường ĐH Dược HN<br /> <br />  <br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đóng vai trò quan trọng để phòng trừ các loại dịch<br /> bệnh cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và dược liệu nói riêng. Khi được sử dụng,<br /> HCBVTV có thể tồn lại trong sản phẩm. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các<br /> loại HCBVTV làm cho tồn dư HCBVTV trong sản phẩm tăng cao, gây ra các tác dụng không<br /> mong muốn cho người sử dụng. Việc xác định mức tồn dư HCBVTV trong dược liệu và các<br /> sản phẩm từ dược liệu có ý nghĩa quan trọng để sàng lọc, loại bỏ các sản phẩm không đáp ứng<br /> được sự an toàn cho người sử dụng.<br /> Hiện nay, có hàng nghìn HCBVTV đang được sử dụng. Các phương pháp phân tích do đó<br /> hướng đến xác định đồng thời nhiều HCBVTV cùng lúc. Các phương pháp này được gọi là<br /> phân tích đa dư lượng. Các phương pháp xác định HCBVTV trong dược liệu được quy định<br /> theo các dược điển hiện nay chỉ xác định được từng nhóm HCBVTV cụ thể, và chưa có các<br /> phương pháp để xác định các nhóm HCBVTV mới hiện nay.<br /> Phương pháp chiết QuEChERS (viết tắt của Quick, Easy, Cheap, Efficient, Rugged, Safe)<br /> phối hợp với kỹ thuật sắc ký khí và sắc ký lỏng khối phổ là một phương pháp đa dư lượng đã<br /> được nhiều nước chấp nhận làm phương pháp chuẩn để áp dụng phân tích HCBVTV trong<br /> rau quả. Nhằm nghiên cứu xác định dư lượng HCBVTV trên dược liệu và các sản phẩm dược<br /> liệu ở Việt Nam, luận án “Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một<br /> số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ” đã được thực hiện.<br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> 1. Xác định các HCBVTV thường được dùng tại một số vùng trồng dược liệu ở phía Bắc;<br /> 2. Xây dựng và thẩm định một phương pháp phân tích đa dư lượng HCBVTV trong dược<br /> liệu và một số sản phẩm từ dược liệu;<br /> 3. Sơ bộ đánh giá dư lượng HCBVTV trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu.<br /> Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án được tiến hành với các nội dung sau:<br />  Về khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV<br /> Khảo sát thông qua phiếu hỏi, thực hiện tại một số địa phương có vùng trồng dược liệu ở<br /> miền Bắc:<br /> - Loại HCBVTV được kinh doanh phổ biến<br /> - Loại HCBVTV được sử dụng phổ biến trong trồng dược liệu<br />  Về xây dựng và thẩm định phương pháp<br /> - Khảo sát các điều kiện xử lý mẫu dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng phương pháp<br /> QuEChERS<br /> - Khảo sát các điều kiện phân tích HCBVTV bằng LC-MS/MS<br /> - Khảo sát các điều kiện phân tích HCBVTV bằng GC-MS/MS<br /> - Thẩm định phương pháp về tính chọn lọc, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lặp<br /> lại, độ thu hồi<br />  Về xác định dư lượng HCBVTV trong một số loại dược liệu và sản phẩm<br /> -1-<br /> <br />  <br /> <br /> Ứng dụng phương pháp để xác định HCBVTV trong các loại dược liệu tươi, dược liệu khô,<br /> các sản phẩm từ dược liệu gồm thực phẩm chức năng (TPCN) dạng viên, dạng trà hay dạng<br /> nước ép và chè xanh (khô).<br /> 3. Những đóng góp mới của luận án<br /> 3.1. Về tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc<br /> Luận án đã xác định được 75 loại HCBVTV với 39 hoạt chất được tiêu thụ tại các vùng<br /> trồng dược liệu ở các tỉnh phía Bắc. Nhiều nhất là nhóm lân hữu cơ có 9 hoạt chất. Có 23 hoạt<br /> chất được sử dụng trong trồng cây thuốc. Một số địa phương người dân còn sử dụng các<br /> HCBVTV không rõ nguồn gốc.<br /> 3.2. Về phương pháp xác định dư lượng HCBVTV<br /> Về xử lý mẫu phân tích:<br /> - Đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chiết QuEChERS đồng thời với các HCBVTV nghiên<br /> cứu đối với các nền mẫu khác nhau bao gồm dược liệu tươi, dược liệu khô, TPCN có thành<br /> phần thảo dược và chè xanh (khô). Quy trình chiết theo QuEChERS có nhiều ưu điểm hơn<br /> các quy trình truyền thống trước đây và các quy trình theo dược điển Việt Nam: đó là sử dụng<br /> lượng dung môi ít hơn nên giảm các chi phí và giảm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ<br /> kiểm nghiệm viên, quá trình chiết nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được độ chính xác theo yêu<br /> cầu.<br /> - Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các nền mẫu dược liệu khô, cần bổ sung thêm nước<br /> và thực hiện xử lý mẫu ngay trong khoảng 15 phút vì kéo dài thời gian này hàm lượng các<br /> HCBVTV có xu hướng giảm trên các nền mẫu được nghiên cứu.<br /> - Sử dụng chất hấp phụ PSA và GCB trong xử lý mẫu là cần thiết. GCB được thêm vào có<br /> vai trò loại các tạp chất chlorophill với lượng phù hợp là 7,5 mg, nhiều hơn sẽ làm giảm độ<br /> thu hồi của một số HCBVTV. Lượng PSA sử dụng phù hợp là 40mg, không cần thiết phải<br /> dùng lượng lớn hơn.<br /> - Việc chiết sử dụng các hệ dung môi không dùng đệm, có dùng đệm acetat và có dùng<br /> đệm citrat cho thấy hệ dung môi dùng đệm acetat cho độ thu hồi tốt hơn đối với nhiều<br /> HCBVTV. Đệm acetat cũng phù hợp hơn với thiết bị LC-MS/MS.<br /> - Lần đầu tiên chì acetat được sử dụng trong quá trình chiết QuEChERS nhằm loại tannin<br /> trong mẫu chè. Lượng muối chì acetat cho hiệu quả nhất là 1,5g.<br /> - Sử dụng việc xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu cũng như dùng nội chuẩn đã giúp giảm<br /> ảnh hưởng của các nền mẫu dưới 20%.<br /> Điều kiện phân tích:<br /> - Đã xác định được các điều kiện để phân tích đồng thời 25 HCBVTV bằng LC-MS/MS.<br /> Tổng thời gian phân tích trên thiết bị là 15 phút. Mỗi HCBVTV đã xác định được 1 ion phân<br /> tử và 2 ion sản phẩm đặc trưng nên phương pháp có tính đặc hiệu cao đối với mỗi HCBVTV.<br /> Trong số 25 HCBVTV phân tích bằng LC-MS/MS, có nhiều HCBVTV chưa từng được báo<br /> cáo trước đây tại Việt Nam.<br /> - Đã xác định được các điều kiện để phân tích đồng thời 7 HCBVTV bằng GC-MS/MS.<br /> Phương pháp sử dụng chế độ MS/MS nên rất đặc hiệu đối với các HCBVTV nghiên cứu.<br /> Về kết quả thẩm định phương pháp:<br /> -2-<br /> <br />  <br /> <br /> - Phương pháp đã được thẩm định trên các nền mẫu dược liệu tươi, dược liệu khô, TPCN<br /> có thành phần thảo dược và chè về các tiêu chí độ đặc hiệu, giới hạn phát hiện, giới hạn định<br /> lượng, độ lặp lại và độ thu hồi. Phương pháp có độ nhạy tốt với giới hạn định lượng của tất cả<br /> các HCBVTV nghiên cứu trên các nền mẫu nghiên cứu đều thấp hơn mức tồn dư tối đa<br /> (MRL=0,01 mg/kg).<br /> 3.3. Về dư lượng HCBVTV trong dược liệu và sản phẩm dược liệu<br /> - Đã xác định dư lượng của 32 HCBVTV trên nhiều loại dược liệu và sản phẩm từ dược<br /> liệu khác nhau. Trong đó, đây là lần đầu tiên dư lượng các nhóm HCBVTV neonicotinoid và<br /> macrocyclic lacton được triển khai xác định ở Việt Nam.<br /> - Các nền mẫu chè xanh (khô) và chè túi lọc (thảo dược) có tỷ lệ nhiễm HCBVTV rất cao;<br /> lần lượt chiếm 50% và 40% số lượng mẫu phân tích.<br /> 4. Ý nghĩa của luận án<br /> - Phương pháp xác định đa dư lượng HCBVTV trong dược liệu và sản phẩm dược liệu<br /> được áp dụng nhằm góp phần giám sát, kiểm tra mức độ tồn dư các HCBVTV trong các sản<br /> phẩm này. Các kết quả kiểm nghiệm này sẽ góp phần quan trọng để loại bỏ những sản phẩm<br /> không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.<br /> - Phương pháp đã được xây dựng và thẩm định chặt chẽ trong điều kiện trang thiết bị Việt<br /> Nam có thể sử dụng là tài liệu tham khảo quan trọng của các PTN trong nước và quốc tế.<br /> Phương pháp có thể được áp dụng tại các phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống sắc ký khí<br /> khối phổ hoặc sắc ký lỏng khối phổ. Năm 2012, phương pháp đã được đào tạo chuyển giao<br /> cho 20 học viên từ các trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm nhằm kiểm nghiệm dư<br /> lượng HCBVTV trong các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm chức năng.<br /> - Dư lượng HCBVTV trong một số đối tượng dược liệu và sản phẩm từ dược liệu đã được<br /> xác định. Các kết quả cho thấy vẫn còn tỷ lệ lớn dược liệu và sản phẩm dược liệu có chứa dư<br /> lượng HCBVTV. Đây là cơ sở để tăng cường quản lý sát sao hơn nữa, tăng cường các biện<br /> pháp giám sát, hậu kiểm để nâng cao chất lượng các sản phẩm. Việc tồn tại hàm lượng khá<br /> lớn các HCBVTV trong các sản phẩm cho thấy cần có nhiều hơn nữa các quy định về giới<br /> hạn tồn dư tối đa của HCBVTV trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu.<br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 4 chương, 43 bảng, 40 hình, 140 tài liệu tham khảo với 27 tài liệu tiếng Việt<br /> và 113 tài liệu tiếng Anh, 7 phụ lục. Luận án có 142 trang gồm các phần chính: Đặt vấn đề (2<br /> trang); Chương 1: Tổng quan (46 trang); Chương 2: Đối tượng, phương tiện và phương pháp<br /> nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (58 trang); Chương 4: Bàn luận (22<br /> trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang).<br /> <br /> -3-<br /> <br />  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2