intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận án có 3 mục tiêu chính: Đánh giá thực trạng NLSP của SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội. Nghiên cứu các biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Mời các bạn đi tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO LÊ THỊ NGỌC MAI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Tên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1. PGS.TS. Bùi Quang Hải Hướng dẫn 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Mã Phản biện 1: PGS.TS Phạm Xuân Thành Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Phương Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Viện Khoa học TDTT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ giáo dục học cấp Viện họp tại .................................................................. Vào hồi…..giờ……..ngày.......tháng........năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện Khoa học TDTT.
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. PHẦN MỞ ĐẦU Năng lực sư phạm(NLSP) là loại hình năng lực đặc trưng cho lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo ban đầu, quá trình tự học, tự rèn luyện trong thực tiễn giáo dục. Nội hàm NLSP được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên (GV), phản ánh yêu cầu của xã hội mà người GV phải đáp ứng để thực hành có hiệu quả chức năng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng căn bản, toàn diện đã hình thành nên những nội dung và yêu cầu mới về NLSP của người GV nói chung, GV TDTT nói riêng. Trong phạm vi trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSPHN 2), nghiên cứu đổi mới nội dung và công tác tổ chức đào tạo để phát triển NLSP cho SV ngành GDTC (Giáo dục thể chất) nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thời sự. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng NLSP của SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu 2: Nghiên cứu các biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu 3: Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2.
  4. 2 Giả thuyết khoa học của đề tài: Giả thuyết rằng, NLSP của SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông. Nguyên nhân cơ bản là do nội dung đào tạo và công tác tổ chức đào tạo chưa giúp người học nhận thức đúng về vai trò của NLSP cũng như chưa có phương pháp phát triển NLSP phù hợp. Nếu có các biện pháp đảm bảo tính khoa học, khả thi, có giá trị phát triển NLSP cho SV, thì thực trạng nêu trên sẽ được khắc phục và chất lượng đào tạo GV TDTT của trường ĐHSP Hà Nội 2 sẽ được cải thiện đáng kể. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1/ Luận án đã đánh giá được thực trạng NLSP của SV ngành GDTC trường ĐHSPHN 2 trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng căn bản và toàn diện và trong những năm đầu chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế về NLSP của SV so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, những hạn chế về nội dung chương trình và tổ chức đào tạo. 2/ Luận án đã xác định được 3 biện pháp có giá trị nâng cao NLSP của SV ngành GDTC trường ĐHSPHN 2: Biện pháp thứ nhất: Tăng cường giáo dục nhận thức cho SV về vai trò, tầm quan trọng của học tập và rèn NLSP trong thực tiễn GDTC trường học. Biện pháp thứ hai: Đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của khoa GDTC trường ĐHSPHN 2 theo hướng phát triển NLSP cho SV. Biện pháp thứ ba: Đổi mới tổ chức đào tạo của khoa GDTC trường ĐHSPHN 2 theo hướng phát triển NLSP cho SV. 3. Kết quả thực nghiệm đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về tính tích cực của SV trong rèn luyện NLSP; sự tương thích giữa nội dung
  5. 3 chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và chuẩn nghề nghiệp. Với ý nghĩa là bộ phận cấu thành các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học, phát triển NLSP và kết quả học tập của SV đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV thể dục thể thao 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: Luận án được trình bày trong 138 trang bao gồm phần: Mở đầu (5 trang); Các nội dung chính của luận án: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (40 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (7 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (83 trang); Phần kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 60 bảng, 15biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 84 tài liệu tham khảo trong đó có 78 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 6 tài liệu tiếng Anh và Phần phụ lục B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN: Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NĂNG LỰC SƯ PHẠM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN 1.1.1. Khái niệm năng lực sư phạm Năng lực sư phạm là năng lực đảm bảo cho người GV thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực sư phạm của người giáo viên NLSP được tổng hoà từ ba thành tố cơ bản: năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. 1.1.3. Năng lực sư phạm trong cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Chuẩn nghề nghiệp GV là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. 1.2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM 1.2.1. Khái niệm phát triển năng lực sư phạm: Phát triển NLSP là quá trình làm cho NLSP biến đổi theo chiều hướng tăng từ
  6. 4 ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao thông qua sự nỗ lực của bản thân SV và đào tạo của nhà trường. 1.2.2. Quan điểm chủ đạo và đặc trưng cơ bản của phát triển năng lực sư phạm: Đề tài có nêu 3 quan điểm chủ đạo và 3 đặc trưng cơ bản. 1.2.3. Phương thức phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên Thực tiễn giáo dục và đào tạo đã chứng minh có 4 vấn đề quan trọng về phương thức phát triển NLSP. 1.2.4. Nội dung phát triển năng lực sư phạm: bám sát diễn biến và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, phải thể hiện được nội dung và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, phải tạo ra những chuẩn mực mới về chất lượng đầu ra của sản phẩm đào tạo 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 1.3.1. Khái niệm chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đào tạo đã đề ra với một chương trình đào tạo. 1.3.2. Phát triển năng lực sư phạm và chất lượng đào tạo giáo viên: Phát triển NLSP cho SV là một trong những mục tiêu cơ bản của chương trình đào tạo GV TDTT, là sản phẩm quan trọng phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. 1.4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.4.1. Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. 1.4.2. Phát triển năng lực sư phạm trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
  7. 5 1.4.3. Phát triển năng lực sư phạm trong đào tạo giáo viên thể dục thể thao ở trường đại học sư phạm: phát triển NLSP cho GV TDTT ngoài việc đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV nói chung còn cần phải dựa trên những đặc trưng chuyên biệt của ngành học. 1.5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao trường học Tiểu kết chương 1 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Khách thể nghiên cứu: Đối tượng đánh giá thực trạng: 74 SV K38 (niên khóa 2012-2016), 71 SV K39 (niên khóa 2013-2017) ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Đối tượng thực nghiệm: 49 SV K40 (niên khóa 2014-2018) ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. Đối tượng phỏng vấn: 11 chuyên gia về lĩnh vực GDTC trường học và cán bộ quản lý cơ sở đào tạo GV; 9 cán bộ quản lý của khoa GDTC của một số trường đại học có đào tạo GV TDTT ở các tỉnh phía Bắc; 23 cán bộ quản lý, giảng viên khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2; 36 Giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia hướng dẫn SV thực tập sư phạm và 175 SV khóa 38,39. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: đề tài sử dụng 6 phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn;
  8. 6 phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp toán học thống kê 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu tại Viện Khoa học Thể dục thể thao, trường ĐHSP Hà Nội 2 Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2021 và chia làm 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (Từ 10/ 2014 -01/2015): Nghiên cứu lý luận về NLSP và phát triển NLSP. Giai đoạn 2 (Từ 01/2015-06/2018): Đánh giá thực trạng NLSP, nghiên cứu và thực nghiệm biện pháp phát triển NLSP cho SV ngành GDTC. Giai đoạn 3 (Từ 07/2018- 07/2020): Xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả biện pháp phát triển NLSP. Giai đoạn 4 (Từ 8/2020 - 7/2021): Hoàn thiện luận án và bảo vệ trước hội đồng. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HA NỘI 2 3.1.1. Lựa chọn nội dung và tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Căn cứ: - Tiêu chuẩn, tiêu chí thuộc “Quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT” và “Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông” của Bộ GD&ĐT.
  9. 7 - Chương trình đào tạo GV TDTT của trường ĐHSP Hà Nội 2 - Tiêu chí kiểm tra đánh giá và thang điểm đánh giá NLSP của các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Đề tài xác định được các nội dung đánh giá sau: Nội dung đánh giá thực trạng NLSP: - Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành: Kết quả học tập, kết quả rèn luyện NLSP. - Kết quả học tập khối kiến thức NVSP. - Kết quả rèn luyện NVSP và TTSP. - Thực trạng tính tích cực và tự học trong học tập, rèn luyện NLSP. Nội dung đánh giá thực trạng các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển NLSP: Chương trình đào tạo; tổ chức hoạt động đào tạo và kiểm tra đánh giá; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo; kết quả học tập của SV. 3.1.2. Thực trạng năng lực sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.2.1. Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành * Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành Tổng hợp kết quả học tập18 môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành của SV hai khoá K38 và K39 cho thấy: Tỷ lệ SV đạt loại giỏi của 2 khóa chiếm tỉ lệ 13,5% và 21,1%; loại khá chiếm 38,6% và 44,5%; loại trung bình chiếm tỉ lệ 40,3% và 42,0%. * Kết quả rèn luyện NLSP khối kiến thức chuyên ngành Tổng hợp kết quả rèn luyện NLSP 18 môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành cho thấy: Tỷ lệ SV 2 khóa đạt loại giỏi chiếm 13,6% và 10,6%; loại khá chiếm 33,9% và 35,2%; loại trung bình chiếm tỉ lệ 52,5% và 54,2%. 3.1.2.2. Thực trạng kết quả học tập khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm của sinh viên
  10. 8 Tổng hợp và phân tích kết quả học tập khối kiến thức NVSP của SV cho thấy: Có 4,6% SV đạt loại giỏi; 26,4% SV đạt loại khá; 42,1% SV đạt loại trung bình; 26,9 SV đạt loại yếu (tính theo tỷ lệ trung bình của 9 môn học). 3.1.2.3. Thực trạng kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và thực tập sư phạm của sinh viên Đa số nội dung RLNVSP trùng lặp với nội dung rèn luyện NLSP của các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành (phương pháp biên soạn giáo án, phương pháp tổ chức tiết học và tập giảng; phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài) và khối kiến thức NVSP (phương pháp xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học). Nội dung, yêu cầu SV cần đạt và thu nhận được thông qua TTSP còn hạn chế về phạm vi và hàm lượng, mỗi SV chỉ đánh giá qua một đến hai tiết học. Nội dung và hình thức hoạt động nêu trên đã lý giải việc 100% SV đạt loại giỏi và khá trong hoạt động RLNVSP và TTSP. Hạn chế trong hoạt động RLNVSP và TTSP SV chưa được chuẩn bị những hiểu biết cần thiết về chuẩn nghề nghiệp GV. SV không được tiếp cận, thực hành những kỹ năng mới của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.1.2.4. Thực trạng tính tích cực và tự học của sinh viên trong học tập, rèn luyện năng lực sư phạm Để đánh giá thực trạng tính tích cực và tự học của SV nhằm tìm hiểu nguyên nhân nội tại của bản thân SV đã hạn chế kết quả rèn luyện NLSP đề tài đã khảo sát giảng viên và SV K38, K39. Kết quả khảo sát cho thấy: Nguyên nhân cơ bản hạn chế tính tích cực học tập của SV: SV chưa nhận thức đầy đủ về: Đặc điểm và ý nghĩa của học chế tín chỉ; về vai trò, tầm quan trọng của NLSP đối với hoạt động nghề
  11. 9 nghiệp; công tác giáo dục nhận thức về NLSP cho SV chưa được quan tâm đúng mức; chưa có thiết chế đòi hỏi SV phải nỗ lực cao trong hoạt động tự học; nội dung và yêu cầu kiểm tra đánh giá chưa trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của SV. Nguyên nhân hạn chế hoạt động tự học, tự rèn luyện NLSP của SV Quá trình học tập và rèn luyện NLSP, SV không được cập nhật nội dung, yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV. Đào tạo năng lực tự học cho SV chưa trở thành mục tiêu, sản phẩm quan trọng của quá trình đào tạo ở bậc đại học. Công tác tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá chưa thực sự được triển khai trên nền của hoạt động tự học. 3.1.3. Thực trạng các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Cơ sở vật chất đáp ứng đặc trưng đào tạo chuyên ngành GDTC. 3.1.3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo để thực hiện chức năng đào tạo GV TDTT ở bậc đại học cho hệ thống giáo dục phổ thông. 3.1.3.3. Thực trạng chương trình đào tạo của khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Mục tiêu và cấu trúc mục tiêu chương trình, nội dung và phân phối thời lượng cho các môn thể thao chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện. 3.1.3.4. Thực trạng tổ chức hoạt động đào tạo và kiểm tra đánh giá của khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  12. 10 Tổ chức hoạt động đào tạo: Chưa phản ánh được đặc trưng, mục tiêu và tính ưu việt của học chế tín chỉ, chưa tiếp cận với yêu cầu và diễn biến của đổi mới giáo dục phổ thông. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV: Nội dung và yêu cầu kiểm tra, đánh giá chưa bao hàm kiến thức, kỹ năng SV phải tích lũy được thông qua hoạt động tự học; chưa trở thành động lực để hình thành, phát triển nhu cầu tự học của SV, chưa được coi là khâu đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động RLNVSP: Phần lớn nội dung chưa được thiết kế phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV. Hình thức tổ chức hoạt động chưa phản ánh tính chuyên đề, chuyên biệt, chuyên sâu nhằm phát triển NLSP. Hoạt động TTSP: Thiếu định hướng và cụ thể hóa cho SV nhu cầu rèn luyện NLSP nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. 3.1.3.5. Nhu cầu đổi mới hoạt động đào tạo của khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên Kết quả khảo sát nhu cầu đổi mới đào tạo theo hướng phát triển NLSP cho SV cho thấy: Sinh viên cần được trang bị những năng lực mới: Xây dựng và phát triển chương trình; tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS; lập kế hoạch thực hiện chương trình GDTC phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường. Hoạt động RLNVSP và TTSP cần được đổi mới về nội dung, yêu cầu theo hướng trang bị cho SV khả năng nhận biết, phát hiện, phân tích những khó khăn, thuận lợi của GDTC phổ thông. 3.1.4. Bàn luận về thực trạng năng lực sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  13. 11 Tiểu kết phần đánh giá thực trạng Về kết quả học tập và rèn luyện NLSP của SV Tỷ lệ SV đạt loại giỏi, loại khá trong học tập và rèn luyện NLSP chưa cao; tỷ lệ SV đạt loại trung bình và loại yếu còn chiếm đa số, đặc biệt là khối kiến thức NVSP; năng lực tự học, tự rèn luyện NLSP còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Về thực trạng các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển NLSP của SV Ưu điểm: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên ngành GDTC ở bậc đại học; công tác tổ chức đào tạo đã bước đầu phản ánh được đặc trưng cơ bản của học chế tín chỉ, phản ánh được cấu trúc nội dung và tiến trình đào tạo của nhà trường sư phạm. Hạn chế: Mục tiêu chương trình chưa thể hiện được định hướng đào tạo NLSP cho SV theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình chưa cập nhật được yêu cầu đổi mới về NLSP đối với GV phổ thông trước diễn biến đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện. 3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 3.2.1. Định hướng lựa chọn biện pháp 3.2.1.1. Căn cứ lựa chọn biện pháp Căn cứ pháp lý: Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Đảng và Nhà nước; định hướng đổi mới công tác đào tạo GV và Qui định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT; Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
  14. 12 Căn cứ thực tiễn: Yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông; những hạn chế của SV về kết quả học tập và rèn luyện NLSP đã được quá trình nghiên cứu luận án phát hiện và đánh giá. 3.2.1.2. Định hướng lựa chọn biện pháp Coi chuẩn nghề nghiệp là định hướng xuyên suốt quá trình đào tạo, phát triển NLSP cho SV; coi phát triển NLSP cho SV là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo GV TDTT. Nội hàm NLSP phải thể hiện được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông, của chuẩn nghề nghiệp GV. Các biện pháp được lựa chọn phải có giá trị khắc phục những nguyên nhân có tính cơ bản của thực trạng, đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ với quá trình đào tạo các năng lực chuyên môn của lĩnh vực GDTC. 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp Quá trình nghiên cứu tiến hành lựa chọn các biện pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho SV trên cơ sở các nguyên tắc sau: đảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo tính pháp lý; đảm bảo tính khoa học; đảm bảo tính khả thi; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính hiệu quả. 3.2.3. Các biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, định hướng và nguyên tắc lựa chọn biện pháp, quá trình nghiên cứu xác định 3 biện pháp phát triển NLSP cho SV khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2, mỗi biện pháp bao gồm: Mục tiêu, nội dung, tổ chức triển khai biện pháp, điều kiện triển khai biện pháp. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường giáo dục nhận thức cho SV về vai trò, tầm quan trọng của học tập và rèn luyện NLSP trong thực tiễn GDTC trường học. Biện pháp thứ hai: Đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của khoa GDTC trường ĐHSP HN 2 theo hướng phát triển NLSP cho SV
  15. 13 Biện pháp thứ ba: Đổi mới công tác tổ chức đào tạo của khoa GDTC trường ĐHSP HN 2 theo hướng phát triển NLSP cho SV Trước khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong thực tiễn đào tạo GV TDTT, quá trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về tính thực tiễn của các biện pháp và nhận được sự nhất trí của 100% của 20 chuyên gia, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo GV, cán bộ quản lý khoa GDTC của một số trường đại học sư phạm; 23 cán bộ, giảng viên khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. 3.3. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp 3.3.1.1. Địa điểm và điều kiện tổ chức thực nghiệm Quá trình nghiên cứu lựa chọn khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 làm địa điểm thực nghiệm nhằm đảm bảo sự đồng nhất với quá trình đánh giá thực trạng về các mặt sau: Nội dung và tiêu chuẩn thi tuyển sinh đầu vào đối với SV khóa thực nghiệm. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học của thầy và trò. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy các khối kiến thức. Nội dung chương trình và tổ chức đào tạo (chỉ đổi mới trong phạm vi tác động của các biện pháp đã xác định). Được sự cho phép và tạo điều kiện của trường ĐHSP Hà Nội 2 và khoa GDTC. 3.3.1.2. Nội dung, kế hoạch và đối tượng tham gia thực nghiệm Nội dung thực nghiệm: Đồng thời thực nghiệm 3 biện pháp trong 4 năm đào tạo đối với SV K40 ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 (niên khóa 2014 - 2018). Kế hoạch thực nghiệm: Hoạt động thực nghiệm được triển khai theo kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu học từng học kỳ của SV K40 ngành GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2.
  16. 14 Đối tượng thực nghiệm: 49 SV K40 và có sự tham gia của 23 giảng viên khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2. 3.3.1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực nghiệm các biện pháp Đề đánh giá hiệu quả các biện pháp, quá trình nghiên cứu đã xác định được: - 13 tiêu chí đánh giá hiệu quả biện pháp thứ nhất. - 16 tiêu chí đánh giá hiệu quả biện pháp thứ 2. - 18 tiêu chí đánh giá hiệu quả biện pháp thứ 3. - 5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tổng hợp của các biện pháp. 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm các biện pháp 3.3.2.1. Hiệu quả thực nghiệm biện pháp thứ nhất Thống kê các hình thức giáo dục nhận thức cho SV và tổng hợp ý kiến đánh giá về hiệu quả thực nghiệm biện pháp của các đối tượng trực tiếp tham gia thực nghiệm cho thấy: Đối với công tác tổ chức đào tạo Biện pháp đã góp phần định hướng cho SV về giá trị của NLSP trong thực tiễn đào tạo và trong hoạt động GDTC trường học. Công tác giáo dục nhận thức cho SV về vai trò và tầm quan trọng của NLSP được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt của quá trình đào tạo; phối hợp được nhiều lực lượng và nhiều hình thức hoạt động. Đối với SV Tích cực và trách nhiệm trong rèn luyện NLSP; chủ động xây dựng kế hoạch học tập và tự rèn luyện NLSP trong suốt quá trình đào tạo; có hiểu biết cần thiết về quan điểm, xu hướng đổi mới giáo dục và các phương thức GD&ĐT tiên tiến. 3.3.2.2. Hiệu quả thực nghiệm biện pháp thứ hai Thống kê nội dung đổi mới chương trình theo hướng phát triển NLSP cho SV được tiến hành trong quá trình thực nghiệm và đánh
  17. 15 giá hiệu quả thực nghiệm biện pháp của giảng viên, SV trực tiếp tham gia thực nghiệm cho thấy: Đối với công tác tổ chức đào tạo Nội dung chương trình đổi mới có tính đáp ứng cao trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, phù hợp với định hướng phát triển NLSP cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV TDTT của trường ĐHSPHN2. Có tác dụng trực tiếp khắc phục những hạn chế về mục tiêu và nội dung chương trình hiện hành; có hàm lượng kiến thức và yêu cầu phù hợp với trình độ chuyên môn, điều kiện triển khai của đội ngũ giảng viên khoa GDTC trường ĐHSPHN2. Đối với SV SV được trang bị những kiến thức và kỹ năng có tác dụng phát triển NLSP, đảm bảo cho SV khi ra trường có khả năng hòa nhập nhanh chóng và hiệu quả trước thực tiễn GDTC trường học. 3.3.2.3. Hiệu quả thực nghiệm biện pháp thứ ba Thống kê nội dung đổi mới công tác tổ chức đào tạo, tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên và SV trực tiếp tham gia thực nghiệm vê hiệu quả thực nghiệm biện pháp cho thấy: Đối với công tác tổ chức đào tạo Biện pháp có tác động toàn diện đối với các mặt hoạt động của công tác tổ chức đào tạo, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lực tự học cho SV và hoàn thiện qui trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Có tác dụng liên kết, huy động vai trò, sự ảnh hưởng của nhiều môn học đến quá trình rèn luyện, phát triển NLSP cho SV. Đối với SV Năng lực sư phạm của SV được phát triển một cách thực chất cả bề rộng và chiều sâu, đảm bảo cho SV vững tin hòa nhập vào thực tiễn GDTC trường học trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện.
  18. 16 3.3.2.4. Hiệu quả của các biện pháp đối với kết quả học tập, rèn luyện năng lực sư phạm các khối kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm a. Tính tích cực của SV khóa thực nghiệm trong học tập và rèn luyện NLSP Kết quả đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của SV khóa thực nghiệm cho thấy: Sinh viên nắm bắt được cấu trúc, qui trình hình thành NLSP và mối quan hệ giữa các khối kiến thức trong đào tạo NLSP; tham gia các loại hình hoạt động RLNVSP và TTSP với thái độ trách nhiệm cao; chủ động tìm hiểu chương trình GDTC bậc học phổ thông và những yêu cầu mới đối với NLSP của GV phổ thông. b. Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành của SV khóa thực nghiệm (K40) Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành của SV khoá thực nghiệm (K40) được trình bày tại bảng 3.50 cho thấy: Có 41,4% SV đạt loại giỏi; 43,9% SV đạt loại khá; 14, 4% đạt loại trung bình; không có SV đạt loại yếu. So sánh kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành với K38 và K39 được trình bày tại biểu đồ 3.10, 3.11 cho thấy sự hơn hẳn về tỷ lệ SV đạt loại giỏi và khá của SV khoá thực nghiệm (K40). Biểu đồ 3.10. So sánh kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành của SV K38 và K40
  19. 17 Biểu đồ 3.11. So sánh kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành của SV K39 và K40 Bảng 3.57. Kết quả học tập khối kiến thức chuyên ngành của SV K40 (n = 49) Các môn học khối Kết quả học tập (số SV, tỷ lệ %) TT kiến thức chuyên Giỏi Khá Trung bình Yếu ngành Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % Điền kinh 1 (chạy cự 1 20 40.8 25 51.0 4 8.2 0 0 li ngắn, nhảy xa) Điền kinh 2 (chạy cự 2 19 38.8 24 49.0 6 12.2 0 0 li TB, nhảy cao) Điền kinh 3 (các môn 3 33 67.3 11 22.4 5 10.2 0 0 ném đẩy) 4 Thể dục cơ bản 17 34.7 21 42.9 11 22.4 0 0 5 Thể dục nhịp điệu 13 26.5 29 59.2 7 14.3 0 0 6 Thể dục đồng diễn 15 30.6 24 49.0 10 20.4 0 0 7 Thể dục dụng cụ 11 22.4 30 61.2 8 16.3 0 0 8 Bơi lội 35 71.4 10 20.4 4 8.2 0 0 9 Bóng đá 32 65.3 15 30.6 2 4.1 0 0 10 Bóng chuyền 22 44.9 22 44.9 5 10.2 0 0 11 Bóng bàn 13 26.5 32 65.3 4 8.2 0 0 12 Bóng ném 10 20.4 31 63.3 8 16.3 0 0 13 Bóng rổ 27 55.1 16 32.7 6 12.2 0 0 14 Cầu lông 15 30.6 22 44.9 12 24.5 0 0 15 Đá cầu 32 65.3 12 24.5 2 4.1 0 0
  20. 18 16 Cờ vua 15 30.6 19 38.8 15 30.6 0 0 17 Võ 17 34.7 22 44.9 10 20.4 0 0 18 Trò chơi vận động 19 38.8 22 44.9 8 16.3 0 0 Trung bình 18 môn 20.3 41.4 21.5 43.9 7.1 14.4 0 0 c. Kết quả rèn luyện NLSP khối kiến thức chuyên ngành của SV khóa thực nghiệm (K40) Kết quả học rèn luyện NLSP các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành của SV khoá thực nghiệm (K40) được trình bày tại bảng 3.53 cho thấy: Có 28,2% SV đạt loại giỏi; 42,6% đạt loại khá; 29,1% đạt loại trung bình; không có SV đạt loại yếu. So sánh kết quả rèn luyện NLSP với SV K38, K39 được trình bày tại biểu đồ 3.12, 3.13 cho thấy sự hơn hẳn về tỷ lệ SV đạt loại giỏi và khá của SV khoá thực nghiệm (K40). Biểu đồ 3.12. So sánh kết quả rèn luyện NLSP khối kiến thức chuyên ngành của SV K38 và K40 Biểu đồ 3.13. So sánh kết quả rèn luyện NLSP khối kiến thức chuyên ngành của SV K39 và K40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2