intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu, rút ra những cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông, đồng thời tiến hành điều tra thực trạng phong trào TDTT, phong trào tập luyện cầu lông và hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ đó tiến hành lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu tập luyện của hội viên trong CLB Cầu lông. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe, phát triển số lượng hội viên và thúc đẩy phong trào tập luyện môn Cầu lông của CBVC và SV trong Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ THU HỒNG NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Ngọc Hướng dẫn 2: PGS.TS Lê Ngọc Trung Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt, Tổng cục Thể dục thể thao Phản biện 2: TS Hướng Xuân Nguyên, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Phan Thanh Hài, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi …..giờ..… ngày … tháng ….năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, CLB cầu lông tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã thu hút đông đảo CBVC và SV tham gia. Song hiệu quả hoạt động của các CLB nhìn chung còn thấp, nhiều điểm yếu kém và bất cập, đó là: Nhận thức về tập luyện trong CLB cầu lông của một bộ phận CBVC và SV chưa đúng đắn, quy mô của CLB còn hạn hẹp và chưa trở thành thói quen tập luyện hàng ngày; Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện của CB quản lý CLB còn lúng túng; Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu hướng dẫn cụ thể; Cơ sở vật chất, kinh phí duy trì hoạt động chưa được đáp ứng đầy đủ; Số lượng giảng viên, hướng dẫn viên chưa đủ để hướng dẫn tập luyện cầu lông; Số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện trong CLB không thường xuyên… Vấn đề nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển hoạt động CLB TDTT cho CBVC và SV trong các trường học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Gắng (2000) [30]; Lê Thanh Hà (2010) [34]; Trần Kim Cương (2009): “ [24]... Song chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả tập luyện môn Cầu lông, cũng như nâng cao sức khỏe, thể lực cho cán bộ viên chức và sinh viên trong CLB cầu lông, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu, rút ra những cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông, đồng thời tiến hành điều tra thực trạng phong trào TDTT, phong trào tập luyện cầu lông và hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ đó tiến hành lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu tập luyện của hội viên trong CLB Cầu lông. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe, phát triển số lượng hội viên và thúc đẩy phong trào tập luyện môn Cầu lông của CBVC và SV trong Trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng phong trào tập luyện TDTT và hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1/ Kết quả nghiên cứu lý luận rút ra những cơ sở khoa học khẳng định hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông giữ vai trò then chốt, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT, nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể lực và đáp ứng nhu cầu tinh thần của cán bộ viên chức và sinh viên… Đồng thời qua nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động CLB cầu lông cần lấy vai trò của hội viên làm trung tâm, đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập luyện, khuyến khích động viên hội viên tích cực tham gia. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB để có những điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
  4. 2 2/ Luận án đánh giá được thực trạng phong trào TDTT ngoại khóa đối với sinh viên và hoạt động TDTT ngoài giờ hành chính đối với CBVC. Ngoài ra luận án còn tiến hành đánh giá phong trào tập luyện cầu lông và các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông đối với cán bộ viên chức và sinh viên; Đồng thời, luận án đánh giá thực trạng hoạt động CLB cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 qua các tiêu chí đánh giá nguồn lực của CLB (gồm 08 tiêu chí: Cơ cấu tổ chức; Công tác quản lý hội viên; Tổ chức hoạt động; Cơ chế chính sách; Cơ sở vật chất; Đội ngũ HDV; Sự tích cực của hội viên; Vận động tài trợ và thu hội phí.) và hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB (gồm 3 tiêu chí: thể lực, kết quả học tập, giá trị tinh thần); 3/ Trên cơ sở tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng phương pháp phân tích SWOT về thực trạng hoạt động CLB cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên, luận án đã lựa chọn và kiểm nghiệm lý thuyết (qua phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia) được 07 biện pháp chung cho CLB cầu lông, 02 biện pháp cho CLB cầu lông của cán bộ viên chức và 03 biện pháp cho CLB cầu lông của sinh viên. 4/ Luận án tiến hành ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn cho CLB cầu lông của cán bộ viên chức và CLB cầu lông của sinh viên. Kết quả cho thấy: Số lượng hội viên tham gia, thành tích thi đấu, mức độ hài lòng và trình độ phát triển thể lực của hội viên trong CLB đã có sự chuyển biến rõ rệt, phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông đã thu hút được cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 tham gia tập luyện nhiều hơn. 3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 149 trang bao gồm phần: Phần mở đầu (04 trang); Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2. Đối tượng, phương pháp và Tổ chức nghiên cứu (07 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận (89 trang); Phần kết luận và kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 55 bảng, 03 sơ đồ và 04 biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 113 tài liệu tham khảo trong đó có 84 tài liệu tiếng Việt, 06 tài liệu tiếng Anh, 18 tài liệu tiếng Trung, 05 nguồn trên trang Web và các phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Luận án trình bày về các vấn đề cụ thể sau: 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT 1.2. Những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.3. Cơ sở lý luận về CLB TDTT trong các trường Đại học 1.4. Đặc điểm, mục đích, nội dung và các hình thức tổ chức CLB Cầu lông của CBVC và SV 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan Nhận xét chương 1: Để nâng cao hiệu quả hoạt động CLB cầu lông cần thực hiện theo những chỉ dẫn khoa học và phù hợp với thực tiễn, lấy vai trò của hội viên làm trung tâm, đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập luyện, tăng cường nguồn lực và khai thác hiệu quả CSVC, tạo ra cơ chế khuyến khích động viên để hội viên tích cực tham gia… Bên cạnh đó, cần
  5. 3 đẩy mạnh hoạt động theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động CLB qua 02 nhân tố là nguồn lực (nội lực bên trong) và hiệu quả xã hội tạo ra. Từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho CLB của Nhà trường. Như vậy qua phân tích, tổng hợp tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án đã xác định các vấn đề cốt lõi đến đề tài luận án làm cơ sở để tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2. Khách thể nghiên cứu: Dùng phương pháp tự đối chiếu, so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đối với các cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 đang tập luyện trong CLB cầu lông. Tự đối chiếu về: Quy mô, số lượng người tham gia tập luyện; Sự phát triển về thể lực và thể chất của CBVC và SV trong CLB Cầu lông. - Đối với cán bộ viên chức và sinh viên tham gia tập luyện TDTT: 136 cán bộ viên chức (84 nam và 52 nữ); 1228 sinh viên (353 nam và 875 nữ). - Đối với cán bộ viên chức và sinh viên tham gia tập luyện môn Cầu lông: 50 cán bộ viên chức (32 nam và 18 nữ); 280 sinh viên (78 nam và 202 nữ). - Đối với cán bộ viên chức và sinh viên trong CLB Cầu lông tham gia thực nghiệm: 32 cán bộ viên chức (24 nam và 8 nữ); 47 sinh viên (18 nam và 29 nữ). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tại Viện khoa học TDTT; Các CLB cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện từ tháng 12/2015 đến 12/2021. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu thực trạng phong trào tập luyện TDTT, hoạt động Câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.1.1. Thực trạng phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của SV và thực trạng TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.1.1.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục thể chất
  6. 4 Đa số GV của Khoa có trình độ học vấn cao (thạc sĩ, tiến sĩ, PGS), trong đó: Tỉ lệ GV có trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất với 18 CB GV (trong đó có 05 nghiên cứu sinh: 02 nghiên cứu sinh đào tạo tại Viện Khoa học TDTT, 02 nghiên cứu sinh đào tạo tại Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, 01 nghiên cứu sinh đào tạo tại Trung Quốc); tiếp đến có 05 tiến sĩ và 01 PGS. Nhìn chung với số lượng và trình độ của GV đang đảm bảo và duy trì được các hoạt động đào tạo SV ngành GDTC và SV không chuyên. 3.1.1.2. Thực trạng CSVC phục vụ cho tập luyện TDTT của CBVC và SV Số lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC và thể thao trường học của trường ĐHSP Hà Nội 2 cụ thể: Sân bóng đá: 02, nhà tập bóng bàn: 01 và phòng tập Thể dục: 01 mới được sử dụng (2015) nên chất lượng rất tốt; Sân bóng rổ: 02, sân bóng chuyền: 01 được làm bằng sân xi măng chất lượng trung bình. Các nội dung của môn Điền kinh chất lượng đa số ở mức trung bình; Môn Cầu lông: 03 sân trong nhà và 04 sân ngoài trời bằng xi măng chất lượng trung bình...Mặc dù được BGH ngày càng quan tâm, đầu tư nhưng thực trạng CSVC phục vụ cho hoạt động TDTT còn thiếu thốn cả về số lượng lẫn chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong giờ học chính khóa cũng như tập luyện ngoại khóa TDTT. 3.1.1.3. Thực trạng phong trào tập luyện ngoại khóa của SV Thực trạng về tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bảng 3.3 cho thấy: Xét theo giới tính SV: Mức độ tập luyện cs sự khác nhau giữa nam và nữ (có sự khác biệt ở ý nghĩa thống kê; tính>  bảng, với p
  7. 5 Về thời lượng tập luyện trong một ngày: về giới tính: Với thời lượng tập luyện phần lớn tập luyện từ 30 - 45 phút (Nam chiếm 77,88%; Nữ chiếm 75,24%), chỉ có số ít SV tập luyện ≥ 60 phút (Nam chiếm 22,12%; Nữ chiếm 24,76%). Về số buổi tập luyện trong tuần: Đa số SV tập luyện 1 buổi/tuần chiếm 73,34%; tập luyện ≥ 2 buổi/tuần số lượng ít hơn chiếm 26,66%. Như vậy, số lượng tập luyện 1 buổi/tuần là quá ít. Đây chính là một hạn chế ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV trong trường. Thời điểm tập luyện: Thời điểm tập luyện của SV rất đa dạng, tuy nhiên tập trung vào khung giờ từ 17h30 - 19h30’ chiếm 65,55%, vì đây là khoảng thời gian rảnh rỗi sau một ngày học tập; Đồng thời là thời điểm phù hợp để tập luyện TDTT, tránh thời tiết nắng nóng và CSVC được đảm bảo cho các hoạt động TDTT ngoại khóa. Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bảng 3.7 cho thấy: môn Cầu lông đông nhất 280/1228 SV chiếm 24,71%. Có nhiều lý do SV lựa chọn môn Cầu lông là môn tập luyện ngoại khóa bởi môn Cầu lông là môn thể thao thế mạnh của Nhà trường, phần lớn SV nhận thức sâu sắc được vai trò, tác dụng của tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông đến việc rèn luyện nâng cao thể lực, sức khỏe và góp phần cải thiện kết quả học tập chính khóa, đồng thời do ham thích tập luyện môn Cầu lông và đa số SV đều đã từng tham gia tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông từ bậc học trung học phổ thông. 3.1.1.4. Thực trạng hoạt động tập luyện TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC Thực trạng tham gia và nội dung tập luyện TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC Qua bảng 3.8. cho thấy: Giống như nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của SV, đa số CBVC nam và nữ đều lựa chọn môn Cầu lông để tập với tổng số 50/136 CB chiếm 36,76%. Bên cạnh những lý do như SV, còn có những lý do khác như xây dựng lối sống lành mạnh, đặc biệt môn Cầu lông lứa tuổi nào cũng có thể tham gia được, do vậy môn Cầu lông thu hút được đông đảo CBVC lựa chọn để tập luyện ngoại khóa. Thực trạng các hình thức tập luyện TDTT và hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC Bảng 3.9. cho thấy: CBVC tập luyện TDTT ngoài giờ hành chính rất đa dạng về nội dung tập luyện và hình thức tổ chức tập luyện TDTT, song mức độ không thường xuyên vẫn chiếm số lượng đông. Nhận xét mục 3.1.1: Thực trạng phong trào TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC và thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 tương đối phong phú và đa dạng với nhiều môn thể thao.Tuy nhiên, hình thức tập luyện của CBVC và SV chủ yếu là tập luyện không thường xuyên và tự tập luyện. Có thể nói, thói quen tập luyện TDTT của CBVC và SV chưa bền vững; Hoạt động tổ chức thể thao ngoại khóa có giáo viên hướng dẫn còn ít. Mặt khác, môn cầu lông là môn có phong trào tập luyện trong nhà trường nhiều nhất, đây là điều kiện tốt để thúc đẩy các hoạt động tập luyện thể thao ngoại khóa cho SV và CBVC. Vì vậy, luận án đi sâu nghiên cứu đối với hoạt động tập luyện cầu lông của CBVC và SV trong trường. 3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.1.2.1. Các căn cứ để xác định các tiêu chí đánh giá
  8. 6 Căn cứ để xác định các tiêu chí đánh giá bao gồm: Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về hoạt động TDTT trong Nhà trường; Thông tư 01/2019/TT-BVHTTDL ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định về đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động thể thao trong Nhà trường. 3.1.2.2. Xác định các tiêu chí đánh giá Bảng 3.10 cho thấy: Cả 06 tiêu chí mà luận án đưa ra được các chuyên gia GDTC và CB quản lý đánh giá ở mức độ “rất quan trọng”, với điểm trung bình từ 4,52 - 4,79 gồm những tiêu chí sau: 1) Số lượng người tham gia thường xuyên; 2) Số lượng CLB trong trường; 3)Thời lượng và hình thức tập luyện; 4) Cơ sở vật chất 5) Đội ngũ hướng dẫn viên 6) Các giải thi đấu trong và ngoài trường. 3.1.2.3. Đánh giá phong trào tập luyện cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2 Số lượng người tham gia tập luyện cầu lông Bảng 3.11 cho thấy: số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu lông trên tổng số sinh viên toàn trường chỉ ở mức 3,50% và ở CBVC là 10%. Điều đó cho thấy phong trào tập luyện cầu lông trong Nhà trường còn hạn chế và cần đẩy mạnh hơn nữa. Số CLB cầu lông trong trường Hiện trạng số lượng CLB cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2 có 02 CLB, trong đó có 01 CLB cầu lông của CBVC và 01 CLB cầu lông của SV. Cả hai câu lạc bộ đều chịu sự quản lý của Nhà trường, trong đó CLB CBVC trực tiếp do lãnh đạo trường là chủ nhiệm, còn CLB SV do Trưởng khoa GDTC làm chủ nhiệm. Thực trạng thời lượng tập luyện môn Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bảng 3.12 cho thấy: Về thời lượng tập luyện trong ngày: thực trạng chung là CBVC và SV tập luyện với thời lượng quá ít ≤ 45 phút, không đủ nâng cao thể lực và hoàn thiện kỹ - chiến thuật. Bên cạnh đó, với số lượng CBVC và SV ngày càng đông dẫn đến tỷ lệ số người/sân quá số lượng quy định từ 4 - 8 người/sân. Đây chính là điểm hạn chế ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Về thời điểm tập luyện Cầu lông: Thực tế cho thấy, thời điểm CBVC và SV lựa chọn đông nhất là buổi chiều từ 17h30 - 19h30 và buổi sáng từ 5h - 6h; các thời điểm còn lại chiếm số lượng ít hơn. Tuy nhiên, với số lượng người tập trong từng thời điểm không đồng đều dẫn đến CSVC, sân bãi, dụng cụ không đủ để đáp ứng nhu cầu tập luyện, số lượng người tập phải chờ đến lượt tập trong từng buổi là rất đông. Về số buổi tập luyện trong tuần: thực trạng số buổi tập luyện Cầu lông trong tuần của CBVC và SV đều chỉ tập luyện từ 1 - 2 buổi/tuần. Vì vậy, để thu hút được đông đảo số lượng CBVC và SV tập luyện cầu lông đông đảo hơn, cần phải có biện pháp cụ thể đem lại sự đam mê, hấp dẫn hơn trong các hoạt động tập luyện cầu lông và phù hợp với điều kiện của thực tế Nhà trường. Về hình thức tổ chức tập luyện
  9. 7 Bảng 3.13 cho thấy: Tập luyện ngoại khóa Cầu lông được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, do Nhà trường đầu tư CSVC và kinh phí, có huy động các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân tham gia tài trợ, đóng góp. Tuy nhiên, hình thức tập luyện Cầu lông của CBVC và SV chủ yếu vẫn là tự tập và tập luyện không có GV hướng dẫn vẫn là chủ yếu. Thực trạng CSVC dành cho tập luyện cầu lông Ở bảng 3.14: Với số lượng CBVC và SV hiện tại của Nhà trường, số lượng sân bãi phục vụ cho môn cầu lông không đủ để để đáp ứng nhu cầu tập luyện, đa số sân bãi dụng cụ chất lượng ở mức trung bình, có sân còn ở mức độ kém. Mặc dù được sự quan tâm của Nhà trường, nhưng với số lượng trang thiết bị, dụng cụ nêu trên, để tập luyện môn Cầu lông đạt hiệu quả là rất khó thực hiện và thành tích thi đấu sẽ không được nâng cao. Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện môn Cầu lông Bảng 3.15 cho thấy: Đội ngũ GV, HDV hướng dẫn tập luyện chính khóa và ngoại khóa môn Cầu lông có lực lượng rất đông đảo, trình độ chuyên môn cao, là điểm mạnh trong quá trình phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Thực trạng các giải thi đấu trong và ngoài trường (Bảng 3.16) Theo kế hoạch công tác hàng năm của Nhà trường, Khoa GDTC là đầu mối đứng ra tổ chức các giải Cầu lông cho CBVC và SV giao hữu, mở rộng giữa các khoa, đơn vị trong. Bên cạnh đó, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và là trường đại học thuộc khu vực Hà Nội nên tham gia rất nhiều giải Cầu lông do tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực Hà Nội tổ chức. Đây chính là cơ sở để thu hút CBVC và SV tập luyện ngoại khóa cầu lông, đồng thời với mục đích tuyển chọn những CBVC và SV ưu tú, xuất sắc đưa vào đội tuyển cầu lông nhằm quảng bá thương hiệu Trường ĐHSP Hà Nội 2 thông qua tham dự các giải thể thao ngoài trường. Nhận xét mục 3.1.2: Thực trạng phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho thấy: Số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông đông hơn các môn thể thao khác, được chia thành nhiều thời điểm khác nhau tùy thuộc vào sự nhàn rỗi của người tập. Bên cạnh những thuận lợi đạt được, thì còn có những hạn chế sau: CBVC và SV tập luyện với thời lượng quá ít ≤ 45 phút, số buổi tập chỉ 1 - 2 buổi/tuần không đủ để nâng cao thành tích và thể lực. Mặt khác, thời điểm tập luyện khác nhau nhưng số lượng người tập không đồng đều dẫn đến tỷ lệ số người/ 1 sân một buổi tập là quá số lượng quy định, vì vậy thời gian chờ đợi trong từng buổi tập rất dài; Nội dung chưa phong phú,; Hình thức tập luyện vẫn được số đông CBVC và SV lựa chọn là tự tập không có GV hướng dẫn. 3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.1.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Qua bảng 3.17 cho thấy: luận án lựa chọn được 07 yếu tố: Nhận thức, thái độ tập luyện; Nhu cầu tập luyện, động cơ tập luyện; Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường; Đội ngũ hướng dẫn viên; Cơ sở vật chất;Kinh phí; Nội dung tập luyện. Riêng yếu tố cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên là hai yếu tố đã đánh giá tại mục 3.1.2 của luận án. Vì vậy, luận án chỉ tiến hành đánh giá 05 nhóm yếu tố còn lại.
  10. 8 3.1.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Về nhận thức, thái độ tập luyện: Kết quả bảng 3.18 cho thấy: Không có sự khác biệt về nhận thức của CBVC và SV với  tính >  bảng ở ngưỡng p>0.05. Mặc dù có nhận thức đúng về vai trò và tầm 2 2 quan trọng của tập luyện cầu lông nhưng vẫn có số lượng lớn CBVC và SV không yêu thích tập luyện. Về động cơ, nhu cầu tập luyện Bảng 3.19 cho thấy: Khi so sánh tham số  về động cơ, nhu cầu tập luyện cầu 2 lông của CBVC và SV cho thấy không có sự khác biệt ở ngưỡng P>0.05. Do đó, để nâng cao hiệu quả tập luyện cần có những biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút CBVC và SV yêu thích môn Cầu lông tham gia tập luyện đông đảo và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông. Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Bảng 3.20 cho thấy: Ở 03 mức độ đánh giá về sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với phong trào tập luyện môn cầu lông thì có 39/50 CB chiếm 78% và 185/280 SV chiếm 66,07% đồng ý cho rằng lãnh đạo Nhà trường đã rất quan tâm đến phong trào tập luyện môn Cầu lông. Như vậy, sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Nhà trường có vai trò rất lớn và là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức tập luyện cầu lông cho CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Công tác tổ chức tập luyện cầu lông - Về hình thức tổ chức hoạt động: Với 38/38 CBVC chiếm 100% cho rằng tập luyện theo hình thức đội tuyển trường và CLB cầu lông được tổ chức “thường xuyên”; Tập luyện có GV hướng dẫn “thường xuyên” chỉ có 23/38 CBVC chiếm 60,52% đồng ý, “không thường xuyên” có 15/38 CBVC chiếm 39,48% đồng ý; Hình thức tập luyện không có GV hướng dẫn “thường xuyên” chiếm ưu thế hơn với 21/38 CBVC chiếm 55,26% đồng ý, “không thường xuyên” có 17/38 CBVC chiếm 44,74% đồng ý. Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động được thực hiện thường xuyên và được bố trí GV hướng dẫn cho CBVC và SV tập luyện cầu lông (Trừ hoạt động tự phát). - Về tổ chức các giải thi đấu thể thao thường niên (cấp trường): Trong một năm, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức rất nhiều giải thi đấu cầu lông cho CBVC và SV. Trung bình trường tổ chức 03 giải thi đấu cầu lông/năm. - Về các giải thi đấu ngoài trường: Trường ĐHSP Hà Nội 2 thuộc khu vực Hà Nội nên rất nhiều các giải đấu được tổ chức, trung bình 3 - 5 giải/năm. Tuy nhiên, Trường ĐHSP Hà Nội 2 lại không tham gia thường xuyên, hoặc không tham gia đủ các giải. Đây chính là điều bất lợi đối với sự phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV trong trường. Kinh phí hoạt động: Kết quả bảng 3.22 cho thấy: Đối với CBVC: Tổng kinh phí: 35.500.000đ (bao gồm: Nhà trường cấp: 20.000.000đ, Hội viên đóng góp: 12.000.000đ, Doanh nghiệp: 3.500.000đ); Đối với SV: Tổng kinh phí: 29.600.000đ (bao gồm: Nhà trường cấp: 25.000.000đ, Hội viên không phải đóng góp, Doanh nghiệp: 4.600.000đ). Nhìn vào thực trạng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động ngoại khóa cầu lông của CBVC và SV cho thấy: Nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư kinh phí phục vụ cho hoạt động tập luyện cầu lông. Tuy nhiên, với số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện ngày
  11. 9 càng đông, nguồn kinh phí không đủ đảm bảo cho hoạt động tập luyện cầu lông. Do vậy, cần phải mở rộng công tác XH hóa TDTT nhằm thu hút nguồn tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài trường. Đánh giá nội dung tập luyện cầu lông Thông qua bảng 3.23 cho thấy: Môn Cầu lông được xây dựng đủ 04 nội dung, bao gồm: Kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu và thể lực. Tuy nhiên, phần lớn tổng số buổi tập của CBVC và SV trong năm đều thường xuyên tổ chức thi đấu là chính. Đây chính là hạn chế rất lớn để phong trào tập luyện cầu lông phát triển. Nhận xét mục 3.1.3: Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho thấy: Đa số CBVC và SV đều nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện Cầu lông đối với sức khỏe, đội ngũ cán bộ GV, HDV hướng dẫn tập luyện môn Cầu lông có chuyên môn vững vàng, đây là ưu thế trong quá trình phát triển phong trào tập luyện cầu lông. Bên cạnh đó, mặc dù được sự quan tâm của Nhà trường, CSVC được đầu tư nhiều hơn nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu tập luyện; Nội dung tập luyện chủ yếu là thi đấu, chương trình tập luyện chưa có kế hoạch cụ thể và thống nhất. Vì vậy, phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông chưa thu hút được số đông CBVC và SV tham gia. 3.1.4. Thực trạng hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 CLB là hạt nhân và có sự ảnh hưởng lớn đến phong trào TDTT trong nhà trường, để thu hút CBVC và SV tham gia. Vì vậy cần tìm hiểu hiệu quả hoạt động để tìm ra những biện pháp phù hợp phát triển hoạt động CLB cầu lông. 3.1.4.1. Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động dưới 2 góc độ (Bảng 3.24): Qua bảng 3.24 cho thấy: Tất cả các tiêu chí đều được lựa chọn ở mức độ “rất quan trọng”, cụ thể: - Đánh giá nguồn lực của CLB qua 08 yếu tố sau: 1. Cơ cấu tổ chức; 2. Công tác quản lý hội viên; 3. Tổ chức hoạt động; 4. Cơ chế chính sách; 5. Cơ sở vật chất; 6. Đội ngũ HDV; 7. Sự tích cực của hội viên; 8. Vận động tài trợ và thu hội phí - Đánh giá “Hiệu quả hoạt động tạo ra của CLB” của CLB Cầu lông CBVC và SV gồm 03 yếu tố sau: 1. Về mặt giá trị tinh thần; 2. Thể lực, kết quả học tập; 3. Thành tích thi đấu. 3.1.4.2. Thực trạng và hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đánh giá nguồn lực của Câu lạc bộ Cầu lông CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 Luận án tiến hành khảo sát thực trạng nguồn lực của 2 CLB Cầu lông theo các nội dung trình bày ở bảng 3.25 và 3.26.
  12. Bảng 3.25. Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông CBVC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Câu lạc bộ CBVC Các yếu tố Tiêu chí Năm Năm W 2016 2017 Chủ nhiệm (số người) 3 3 0 1. Cơ cấu tổ Tiểu ban chuyên môn (số người) 3 4 28,57 chức Tiểu ban tuyên truyền (số người) 2 3 40,0 2. Công tác Theo dõi tổng số hội viên 16 22 31,58 quản lý hội viên Tổ chức sinh hoạt định kỳ (số buổi) 5 7 33,33 Tập luyện theo đội tuyển trường (số 4 5 22,22 Tổ chức người) tập Tập luyện theo CLB (số hội viên) 4 7 54,55 luyện 3.Tổ Tập luyện theo nhóm, lớp (số hội viên) 8 10 22,22 chức Tổ chức giải đấu giải nội bộ trong CLB (số 6 8 28,57 hoạt Các hoạt lượng) động động thi Tổ chức cho hội viên tham gia cấp trường 4 5 22,22 đấu và (số giải) giao lưu Tổ chức cho hội viên tham gia ngoài 2 4 66,67 trường (số giải) 4. Cơ sở vật Số sân cầu lông trong nhà 3 3 0 chất Số sân cầu lông ngoài trời 4 4 0 5. Cơ chế chính Khen thưởng, ưu tiên những cá nhân có 3 4 28,57 sách thành tích xuất sắc (số lần/năm) Số lượng cán bộ tham gia huấn luyện, 3 5 50,00 6. Đội ngũ trọng tài các giải Cầu lông trong trường hướng dẫn viên (người) Số hội viên tham gia thường xuyên (số 5 7 33,33 người) 7. Sự tích cực Số hội viên tham gia ở mức thỉnh thoảng 9 12 28,57 của hội viên (số người) Số hội viên bỏ tham gia (số người) 2 3 40,00 8. Vận động tài Số nhà tài trợ 1 2 66,67 trợ và thu hội Số tiền tài trợ (triệu đồng) 1.5 2.8 60.47 phí Số tiền hội phí thu được (triệu đồng) 3.2 4.4 31.58 Số tiền chi ra (triệu đồng) 6.6 8.3 22.82 Số tiền còn lại (triệu đồng) -1.9 -1.1 - 53.33
  13. Bảng 3.26. Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Câu lạc bộ SV Các yếu tố Tiêu chí Năm Năm W 2016 2017 Chủ nhiệm (số người) 03 03 0 1. Cơ cấu tổ Tiểu ban chuyên môn (số người) 3 4 28,57 chức của CLB Tiểu ban tuyên truyền (số người) 2 3 40,00 2. Công tác Theo dõi tổng số hội viên 23 32 32,73 quản lý hội viên Tổ chức sinh hoạt định kỳ (số buổi) 4 5 22,22 Tổ Tập luyện theo đội tuyển trường (số 5 8 46,15 chức người) 3. tập Tập luyện theo CLB (số hội viên) 7 10 35,29 Tổ luyện Tập luyện theo nhóm, lớp (số sinh viên) 11 14 24,00 chức Số giải nội bộ (số lượng) 6 7 15,38 hoạt Thi đấu Số giải cấp trường được tổ chức (số 5 7 33,33 động và giao giải) lưu Số giải tham gia ngoài trường (số giải) 3 6 66,66 4. Cơ sở vật Số sân cầu lông trong nhà 3 3 0 chất Số sân cầu lông ngoài trời 4 4 0 5. Cơ chế Khen thưởng, ưu tiên những cá nhân có 2 3 40,00 chính sách thành tích xuất sắc (số lần/năm) 6. Đội ngũ Số lượng SV ngành GDTC tham gia 3 5 50,00 hướng dẫn huấn luyện, trọng tài các giải Cầu lông viên trong trường Số hội viên thường xuyên tham gia (số 7 10 35,29 người) 7. Sự tích cực Số hội viên thỉnh thoảng tham gia (số 13 18 32,26 của hội viên người) Số hội viên bỏ tham gia (số người) 3 4 28,57 Số nhà tài trợ (số) 2 3 40,00 Số tiền tài trợ (triệu đồng) 2.4 3.2 28,57 8. Vận động Số tiền hội phí thu được (triệu đồng) 0 0 0 tài trợ và thu Số tiền chi ra (triệu đồng) 3.8 4.2 10 hội phí Số tiền còn lại (triệu đồng) -1.4 -1.0 - 33,33
  14. 10 Tóm lại: Cả CLB Cầu lông CBVC và CLB Cầu lông SV đều có kết quả nhất định góp phần phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông cho CBVC và SV của Nhà trường. Với 08 yếu tố trên cho thấy: So với năm 2016 thì năm 2017 có sự chuyển biến rõ rệt được đánh giá qua nhịp tăng trưởng của từng yếu tố cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể: Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện; Nhiều hình thức tổ chức hoạt động của CLB cầu lông cho hội viên lựa chọn nhưng chưa thu hút được số lượng hội viên tham gia; Số lượng hội viên tham gia ở mức thỉnh thoảng chiếm số lượng khá cao và vẫn còn một số hội viên bỏ tập trong CLB; Đội ngũ HDV đảm bảo về số lượng và trình độ chuyên môn còn ít... Vì vậy, số lượng hội viên tham gia tập luyện trong CLB cầu lông chưa nhiều, cũng như chưa thu hút được số lượng cá nhân, đơn vị trong và ngoài trường tài trợ cho CLB. Đòi hỏi phải có những biện pháp để hoàn thiện và duy trì hoạt động giúp cho CLB cầu lông CBVC và SV ngày càng mở rộng và phát triển. Đánh giá sự hài lòng của CBVC và SV về hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông Luận án tiến hành phỏng vấn 32 CBVC và 47 SV đang tập luyện ở hai CLB. Qua bảng 3.27 cho thấy: có 02 yếu tố của hoạt CLB cầu lông CBVC được đánh giá ở mức tốt bao gồm: Công tác quản lý hội viên và tổ chức hoạt động với điểm trung bình từ 3,45 - 3,50; Còn lại 06 yếu tố ở mức trung bình bao gồm: Cơ cấu tổ chức, Cơ chế chính sách; CSVC; Đội ngũ HDV; Sự tích cực của hội viên và vận động tài trợ và thu hội phí với điểm trung bình từ 2,81 – 3,18. Điểm trung bình của các yếu tố đạt 3.10, xếp ở mức trung bình. Bảng 3.27 còn cho thấy, cả 8 yếu tố của hoạt động CLB SV được đánh giá ở mức trung bình (từ 2,85 - 3,25 điểm), kết quả này dẫn đến điểm trung bình của các yếu tố đạt 3,0 xếp ở mức trung bình. Bảng 3.27. Kết quả đánh giá của CBVC và SV về hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông CLB Cầu lông CBVC CLB Cầu lông SV Các yếu tố (n = 22) (n = 32) ∑ x ∑ x 1. Cơ cấu tổ chức 64 2,91 94 3,12 2. Công tác quản lý hội viên 77 3,50 94 2,93 3. Tổ chức hoạt động 75 3,45 91 2,85 4. Cơ chế chính sách 69 3,14 96 3,0 5. Cơ sở vật chất 70 3,18 96 3,25 6. Đội ngũ HDV 62 2,81 97 3,06 7. Sự tích cực của hội viên 63 2,86 94 2,94 8. Vận động tài trợ và thu hội phí 65 2,95 93 2,90 Trung bình các yếu tố 68,12 3,10 84,37 3,0 Đánh giá hiệu quả hoạt động tạo ra của Câu lạc bộ Cầu lông CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 * Về mặt giá trị tinh thần: Được trình bày ở bảng 3.28. Bảng 3.28 cho thấy: Cả 06 yếu tố đánh giá hiệu quả về tinh thần của CBVC khi tham gia vào CLB cầu lông đều đánh giá ở mức độ “bình thường” với điểm số trung bình từ 3,09 - 3,32. Còn ở SV, Yếu tố “Mang lại niềm vui” theo thang điểm Likert
  15. 11 đánh giá ở mức độ đồng ý với điểm trung bình là 3,59; Còn 05 yếu tố còn lại được đánh giá ở mức độ “bình thường” với điểm trung bình từ 3,15 - 3,28. Bảng 3.28. Đánh giá hiệu quả về tinh thần khi tham gia CLB Cầu lông của CBVC và SV CLB Cầu lông CLB Cầu lông Hiệu quả về tinh thần khi CBVC (n = 22) SV(n = 32) tham gia CLB cầu lông ∑ x ∑ x 1.Mang lại nhiều niềm vui 71 3,22 107 3,59 2. Rất hào hứng khi tham gia 73 3,32 103 3,22 3.Thỏa mãn nhu cầu yêu thích môn 68 3,09 101 3,15 cầu lông 4. CLB tạo sân chơi lành mạnh, được 70 3,18 103 3,22 giao lưu học tập 5. Đáp ứng được mong muốn rèn 68 3,10 102 3,18 luyện thể lực 6. Đáp ứng được mong muốn đạt 68 3,09 105 3,28 thành tích thi đấu Trung bình các yếu tố 69,66 3,16 103,50 3.22 Có thể nói, CLB Cầu lông CBVC và SV hoạt động đảm bảo mục đích tăng cường sức khỏe, niềm vui và được giao lưu học hỏi và phát triển năng khiếu, tài năng thể thao. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông chưa thu hút được CBVC và SV, chưa thỏa mãn được nhu cầu giải trí, chưa đáp ứng được nguyện vọng và nâng cao thành tích thi đấu khi tham gia vào CLB Cầu lông của CBVC và SV. * Thể lực, kết quả học tập Về trình độ thể lực của CBVC trong CLB Cầu lông Kết quả bảng 3.29 cho thấy: Thực trạng trình độ thể lực chung của CBVC trong CLB Cầu lông Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhìn chung ở các độ tuổi được kiểm tra không đồng đều, thấp hơn so với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi (ở Mẫu Lao động trí óc) theo số liệu công bố của tác giả Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái, Vũ Thái Hồng, Hoàng Công Dân “Thể chất người Việt Nam từ 6 - 60 tuổi đầu thế kỷ XX”. Kết quả này cho thấy, cần có những biện pháp cụ thể nhằm duy trì và phát triển thể lực cho CBVC trong CLB Cầu lông, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, nâng cao thành tích và đạt hiệu quả cao trong công việc. Về trình độ thể lực của SV trong CLB Cầu lông Kết quả ở bảng 3.30 và bảng 3.31 cho thấy: Kết quả phân loại trình độ thể lực của SV trong CLB cầu lông Trường ĐHSP Hà Nội 2 cụ thể như sau: Đối với SV nam: Tỷ lệ sinh viên đạt mức tốt chiếm từ 9,10 - 27,27%; Tỷ lệ đạt từ 27,77 - 45,46%; Không đạt từ 27,27 - 63,63%. Đối với SV nữ: Mức tốt từ 4,56 - 13,63%; Mức đạt: từ 22,72 - 36,36%; Không đạt: từ 47,62 - 71,43%. Như vậy: Tỷ lệ SV nam và SV nữ trong CLB cầu lông ở mức không đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT vẫn còn số lượng khá cao tập trung vào test chạy 5 phút tùy sức (cả SV nam và SV nữ), chạy 30m xuất phát cao (SV nam) và nằm ngửa gập bụng (SV nữ). Về kết quả học tập của SV trong CLB Cầu lông
  16. 12 Bảng 3.32 cho thấy: Điểm học tập môn Cầu lông tự chọn 1 và tự chọn 2 chiếm số lượng lớn về tỷ lệ đạt (trung bình) lần lượt là 50% và 40,62%; Tỷ lệ SV đạt giỏi ở mức thấp lần lượt là 6,25% và 12,51%; vẫn còn 12,51% và 9,38% qua 02 học phần tự chọn kết quả học tập không đạt. Số lượng người tham gia và số lượng CLB Cầu lông trong Trường ĐHSP Hà Nội 2 Qua bảng 3.33 cho thấy: Đối với CBVC: Năm 2016 - 2017: Số lượng CLB là 01, năm 2017: tổng số hội viên là 22 (18 nam và 04 nữ) với nhịp tăng trưởng so với năm 2016 là 66,67%. Đối với SV: Năm 2016 - 2017: Năm Số lượng CLB là 01, số lượng 32 SV (11 nam và 22 nữ) với nhịp tăng trưởng so với năm 2016 là 37,04%. Tóm lại: Số lượng hội viên trong CLB cầu lông tăng dần lên theo từng năm nhưng chưa nhiều. Thành tích thi đấu Kết quả bảng 3.34 cho thấy: CBVC: Tham gia 04 giải đấu với 16 VĐV được 01 huy chương bạc và 03 huy chương đồng; Sinh viên: Được tham gia 06 giải thi đấu tổng số 30 VĐV với thành tích là 03 huy chương bạc và 05 huy chương đồng. Kết quả trên cũng chính là niềm khích lệ, động viên cho CBVC và SV tham gia tập luyện trong CLB cầu lông đông đảo hơn, bên cạnh đó nâng cao thành tích, thúc đẩy phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2. Nhận xét mục 3.1.4. Luận án đã chỉ ra được thực trạng, những mặt hạn chế hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV như cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, sự phối hợp giữa BCN và hội viên trong CLB chưa có sự gắn kết, CSVC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập luyện, đội ngũ HDV đảm bảo trình độ chuyên môn còn ít, sự tích cực của hội viên chưa cao, trình độ thể lực ở mức không đạt tiêu chuẩn vẫn còn số lượng khá cao và hiệu quả về mặt tinh thần chưa thỏa mãn được nhu cầu giải trí, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng khi tham gia vào CLB cầu lông của CBVC và SV, do đó chưa thu hút được số lượng hội viên tham gia tập luyện và số lượng các cá nhân, đơn vị trong và ngoài trường tài trợ cho CLB. Vì vậy cần có những biện pháp đặc thù phù hợp với từng CLB và điều kiện thực tiễn của Nhà trường để duy trì hoạt động và phát triển. 3.1.5. Bàn luận mục tiêu 1 Kết quả nghiên cứu của luận án có khác so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: tác giả Lê Thanh Hà cho rằng SV các trường đại học tại Hà Nội yêu thích tham gia tập luyện môn Bóng đá, Điền kinh, Bóng bàn...; Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Kim Cương khi nghiên cứu học sinh các trường học (tiểu học, THCS, THPT và cao đẳng dạy nghề) tỉnh Ninh Bình [24] cho rằng: số lượng lựa chọn nhiều nhất là môn Bóng đá, Điền kinh, Đá cầu, Võ thuật sau đó mới là Cầu lông. Đây chính là ưu thế trong phát triển phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của nhà trường. CLB Cầu lông CBVC và SV hoạt động đảm bảo mục đích tăng cường sức khỏe, niềm vui và được giao lưu học hỏi và phát triển năng khiếu, tài năng thể thao. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông chưa thu hút được CBVC và SV và chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng khi tham gia vào CLB. Tóm lại: Để giúp cho CLB Cầu lông ngày càng phát triển, những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông CBVC và
  17. 13 SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và thu hút đông đảo số lượng CBVC và SV tham gia vào CLB Cầu lông. 3.2. Lựa chọn và đánh giá các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.2.1. Phân tích SWOT về phong trào tập luyện và thực trạng hoạt động của môn Cầu lông 3.2.1.1. Phân tích SWOT về hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Căn cứ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu (Yếu tố bên trong), cơ hội và thách thức (yếu tố bên ngoài) luận án tiến hành phân tích SWOT về hoạt động của hai CLB Cầu lông CBVC và CLB Cầu lông SV trình bày ở bảng 3.35 và bảng 3.36 . 3.2.1.2. Kiểm định phân tích SWOT qua ý kiến chuyên gia Để đảm bảo tính khách quan, phân tích SWOT được trưng cầu ý kiến chuyên gia (n = 34) ở bảng 3.37 và bảng 3.38 . Kết quả cho thấy kiểm định mà luận án có sự tán đồng rất cao về những nội dung mà luận án đưa ra với tỉ lệ trên 80%. 3.2.2. Xác định cơ sở khoa học và lựa chọn biện pháp 3.2.2.1. Cơ sở khoa học lựa chọn các biện pháp hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Cơ sở lý luận Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC và TT trường học, trong đó có hoạt động TDTT ngoại khóa ở các trường đại học; Căn cứ vào lịch sử, vai trò tác dụng và đặc điểm của môn Cầu lông; Căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của CBVC và SV; Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình NCKH có liên quan; Cơ sở thực tiễn Qua điều tra thực trạng phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, luận án tiến hành sử dụng phân tích SWOT để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức và kiểm định phân tích SWOT qua ý kiến chuyên gia 3.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Để lựa chọn được các biện pháp cần căn cứ vào các nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phát triển; Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học. 3.2.2.3. Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành phỏng vấn 56 người, trong đó có 18 chuyên gia GDTC, 16 CB quản lý và 22 GV Khoa GDTC bằng phiếu hỏi. Kết quả bảng 3.39. Qua bảng 3.39 cho thấy các biện pháp mà luận án đưa ra đều được lựa chọn với mức điểm từ 4,70 – 4,88. Do vậy luận án lựa chọn được 07 biện pháp cho CLB cầu lông, 02 biện pháp cho CLB cầu lông CBVC và 03 biện pháp cho CLB cầu lông SV.
  18. Bảng 3.35. Phân tích SWOT về hoạt động của CLB cầu lông CBVC Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - S1. Cầu lông là môn thể thao - W1. CSVC, trang thiết bị tập luyện phù hợp, được nhiều CBVC lựa chọn để còn thiếu thốn, chưa tối ưu hóa được tập luyện. công suất tập luyện; - S2. CBVC có nhận thức tốt và - W2. Sự phối hợp giữa ban chủ nhiệm yêu thích tập luyện, nhiều CBVC có và hội viên chưa đạt hiệu quả cao, còn tồn thành tích thi đấu tốt. tại hội viên bỏ sinh hoạt và chưa tích cực - S3. Số lượng giáo viên, hướng dẫn tham gia. viên đáp ứng được yêu cầu - W3: Chính sách động viên, khen - S4. Có sự tham gia của lãnh đạo nhà thưởng chưa có kế hoạch cụ thể. trường trong ban chủ nhiệm CLB - W4. Cơ cấu tổ chức của CLB chưa - S5. Hoạt động tập luyện của CLB hoàn thiện. được duy trì ổn định - W5. Quản lý kinh phí và hoạt động thu - S6: Các giải đấu cấp trường, cấp tỉnh hút tài trợ còn chưa tốt. được diễn ra thường niên - W6: Nội dung và thời lượng tập luyện chưa hợp lý. Cơ hội (Opportunites) Thách thức (Threaths) - O1. CLB cầu lông có vai trò thúc đẩy - T1. Áp lực trong công việc hay những phong trào tập luyện cầu lông và hoạt lý do khách quan như: thời tiết, thời động TDTT trong Nhà trường, là cầu gian công việc… ảnh hưởng lớn đến tập nối giao lưu với các đơn vị ngoại luyện Cầu lông của CBVC. trường. - T2. Chưa có sự liên kết, hợp tác với - O2. Ban giám hiệu, Khoa GDTC rất các đơn vị, doanh nghiệp ngoài trường quan tâm đến hoạt động TDTT của Nhà để mời về chia sẻ, hướng dẫn chuyên trường và hoạt động của CLB Cầu lông môn. CBVC. - T3. Yêu cầu về sự phong phú nội dung - O3. Vấn đề XH hóa ngày được quan và hình thức tập luyện Cầu lông; về tâm và phát triển mạnh mẽ. CSVC, thiết bị sân bãi đáp ứng tập - O4. Nhu cầu ngày càng cao về tăng luyện ngày càng cao. cường thể lực, duy trì sức khỏe và giao -T4. Việc tìm kiếm các nguồn tài trợ lâu lưu thi đấu của CBVC dài cho CLB Cầu lông từ XH còn hạn chế.
  19. Bảng 3.36. Phân tích SWOT về hoạt động của CLB cầu lông SV Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - S1. Cơ cấu tổ chức của CLB Cầu lông - W1. Cơ cấu tổ chức của CLB chưa SV có sự tham gia và chỉ đạo của Khoa hoàn thiện. GDTC, Đoàn Thanh niên và Hội SV. - W2. Sự phối hợp giữa ban chủ nhiệm - S2. Phần lớn các hội viên có nhận thức và hội viên chưa đạt hiệu quả cao, còn tồn tốt, yêu thích tập luyện. Và động cơ tập tại hội viên bỏ sinh hoạt và chưa tích cực luyện Cầu lông đúng đắn. tham gia. - S3. GV, HDV hướng dẫn môn Cầu - W3. CSVC, trang thiết bị tập luyện lông đáp ứng về số lượng và trình độ còn thiếu thốn, chưa tối ưu hóa được chuyên môn. công suất tập luyện; - S4. Các giải đấu cấp trường, cấp tỉnh - W4. Quản lý kinh phí và hoạt động thu được diễn ra thường niên hút tài trợ còn chưa tốt. - S5. Hoạt động tập luyện của CLB - W5: Nội dung và thời lượng tập luyện được duy trì ổn định chưa hợp lý. - S6. Cầu lông là môn thể thao phù hợp, - W6: Chính sách động viên, khen được nhiều SV lựa chọn để tập luyện. thưởng chưa có kế hoạch cụ thể. Cơ hội (Opportunites) Thách thức (Threaths) - O1. Cầu lông là môn thể thao phù hợp - T1. Các hoạt động giao lưu, thi đấu với thể chất, có phong trào và thành tích trong và ngoài CLB Cầu lông cần được thi đấu của hội viên góp phần thúc đẩy lên kế hoạch tổ chức thường xuyên. đông đảo SV tập luyện. - T2. Yêu cầu về sự phong phú nội dung - O2. Ban giám hiệu, Khoa GDTC rất và hình thức tập luyện Cầu lông; về quan tâm đến hoạt động TDTT của nhà CSVC, thiết bị sân bãi đáp ứng tập trường và hoạt động của CLB Cầu lông luyện ngày càng cao. SV. - T3. SV gặp nhiều khó khăn khi tham - O3. Hoạt động tập luyện cầu lông lôi gia tập luyện trong CLB Cầu lông. cuốn sinh viên tránh xa các môi trường - T4. Việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho không có lợi. CLB Cầu lông còn hạn chế. - O4. Môn Cầu lông là một trong các môn học nằm trong chương trình đào tạo GDTC cho SV.
  20. Bảng 3.39. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia, CB quản lý, GV TDTT về các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông của CBVC và SV (n = 56) Tỷ lệ TT Biện pháp x Kết quả % - Biện pháp chung cho CLB Cầu lông 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho CLB Cầu lông. 4,85 97,02 Lựa chọn 2. Tăng cường sự phối hợp giữa BCN và hội viên. 4,77 95,3 Lựa chọn 3. Mở rộng và tăng cường tổ chức các hoạt động 4,74 94,9 Lựa thi đấu Cầu lông trong và ngoài trường, xây chọn dựng đội tuyển Cầu lông của Nhà trường. 4. Tăng cường sự quan tâm và tạo điều kiện của 4,72 94,4 Lựa lãnh đạo Nhà trường và nhận thức của CBVC chọn và SV về vai trò, tác dụng của môn cầu lông. 5. Có chế độ chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ 4,76 95,2 Lựa GV, HDV TDTT. chọn 6. Khai thác tối đa hiệu quả CSVC hiện có, đầu tư 4,88 97,6 Lựa nâng cấp trang thiết bị, phục vụ cho tập luyện chọn Cầu lông. 7. Tích cực thực hiện công tác xã hội hóa, huy 4,78 95,6 Lựa động nguồn tài chính từ nhiều nguồn lực khác chọn nhau. - Biện pháp cho CLB Cầu lông của CBVC 1. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn của các cá nhân 4,76 95,2 Lựa ngoài trường. chọn 2. Cải tiến tần suất tập và giảm thời gian chờ trong 4,80 96,0 Lựa một buổi tập chọn - Biện pháp cho CLB Cầu lông của SV 1. Tổ chức giao lưu với các VĐV tiêu biểu, đội 4,76 95,2 Lựa tuyển đạt thành tích xuất sắc. chọn 2. Có điểm ưu tiên cho SV có thành tích xuất sắc 4,70 94,0 Lựa ở các giải thi đấu khu vực ngoài trường. chọn 3. Cử SV ngành GDTC của Khoa để giúp đỡ hội 4,72 94,47 Lựa viên và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. chọn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2