Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Luận án "Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng nội dung giáo dục thể chất cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất cho SV, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục thể chất của nhà trường Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THANH TÂM NGHIÊN CỨU NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN NHÓM SỨC KHỎE YẾU NGÀNH VĂN HÓA, DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2022
- 1 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lâm Quang Thành Hướng dẫn 2: PGS.TS Vũ Đức Thu Phản biện 1: PGS.TS Phạm Xuân Thành, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, \ T Kến, Trườn Đại học Thể dục thể thao Phản biện 2: PGS.TS Ngô Trang Hưng, ,Trường Đại học TDTT Bắc Ninh r ường Đạọc Sư phạm TDTT Hà ội. Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Viện Khoa học Thể dục thể thao Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thê dục thể thao. Vào hồi....... giờ....... ngày ……. tháng ……. năm……. Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao
- 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và quản lý chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Trong những năm qua, Bộ môn GDTC đã áp dụng nội dung môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT; tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học đối với môn học GDTC cũng như phát triển thể lực chung cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Từ thực tiễn tổ chức hoạt động GDTC và thể thao tại trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá như nêu trên cho thấy sức khỏe của sinh viên luôn là một đối tượng được nhà trường chú trọng vì sinh viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Đào tạo ra những con người có sức khỏe và trình độ cao là nhiệm vụ của nhà trường và ngành giáo dục. Nhưng đến nay, trong các trường đại học có rất ít các nghiên cứu về đối tượng sinh viên sức khỏe yếu, đặc biệt là trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe sinh viên và đối tượng sinh viên sức khỏe yếu. Do vậy, cần thiết đổi mới nội dung giảng dạy môn GDTC, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, vui chơi, giải trí cho SV của trường nói chung và cho các nhóm SV có sức khoẻ yếu nói riêng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của Trường, đề tài luận án: “Nghiên cứu nội dung GDTC đối với SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung giảng dạy môn GDTC phù hợp với các SV có sức khoẻ yếu, đáp ứng với nhu cầu rèn luyện, nâng cao thể trạng của SV và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học GDTC tại trường. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất cho SV, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTC của nhà trường Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa: Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Giả thuyết khoa học Từ thực trạng nội dung giảng dạy môn học GDTC và đặc điểm đào tạo của trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, nếu xây dựng nội dung môn GDTC phù hợp, thiết thực, hiệu quả để nâng cao sức khoẻ và thể chất cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành VH, DL,
- 2 góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác GDTC ở trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã lựa chọn được 03 nội dung để kiểm tra, đánh giá hiệu quả nội dung chương trình giáo dục thể chất cho nhóm sinh viên sức khỏe yếu. Kết quả kiểm tra thể lực có 22 nam sinh viên đạt 11.76% và 67 nữ SV đạt 13.48%. Kết quả kiểm tra môn học giáo dục thể chất cho nhóm sinh viên này không có sinh viên nào đạt loại khá và tốt, mà chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình ở cả nam và nữ thông qua đánh giá 100% nam, nữ SV sức khỏe yếu đều có nhu cầu tập luyện các nội dung giáo dục thể chất nâng cao sức khỏe. Thông qua các phương pháp nghiên cứu đã kiểm định 11 nội dung của 5 môn thể thao với 120 nội dung bài tập đều đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan và khoa học và sử dụng được cho nội dung giảng dạy giáo dục thể chất C cho nhóm sinh viên có sức khỏe yếu với kết quả phỏng vấn chuyên gia đều ở mức đồng ý (theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT với 9 tiêu chuẩn của 39 tiêu chí đánh giá). Luận án tiến hành thực nghiệm trong 02 học kỳ với 120 tiết đã cho thấy hiệu quả tích cực cả về sức khỏe: có 11 sinh viên cả nam và nữ (đạt 12.36%) đạt từ loại III trung bình lên loại II Khỏe. Kết quả kiểm tra thể lực thấy rõ hơn nữa mức độ tăng trưởng thành tích của nhóm sinh viên sức khỏe yếu sau 02 học kỳ đối với nam có mức tăng trưởng từ 1.54% đến là 26.67%; đối với nữ là 1.96% đến 40.94% và đã thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P>0.05 đến >0.001 nghiêng về nhóm thực nghiệm (sức khỏe yếu). Kết quả đánh giá nội dung chương trình giáo dục thể chất cho nhóm sinh viên sức khỏe yếu theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA có tính phù hợp cao với đối tượng nghiên cứu ở 4 tiêu chuẩn với 14 tiêu chí. Nhóm sinh viên sức khỏe yếu đều thể hiện sự hài lòng với chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên sức khỏe yếu thể hiện 2tính > 2bảng ở ngưỡng P< 0.001 chiếm ưu thế ở mức hài lòng đến rất hài lòng. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 150 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (06 trang); Chương 1-Tổng quan vấn đề nghiên cứu (48 trang); Chương 2-Phương pháp tổ chức nghiên cứu (6 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (81 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng gồm 104 tài liệu, trong đó có 95 tài liệu tiếng Việt, 4 tài liệu tiếng Anh và 04 nguồn trang web. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về sức khoẻ, GDTC và thể thao trong nhà trường 1.2. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án 1.3. Vai trò của GDTC trong phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe cho SV. 1.4. Khái quát về chương trình, nội dung và phương pháp GDTC cho SV hiện nay 1.5. Một số nghiên cứu có liên quan
- 3 Nhận xét chương 1: Luận án đã tổng hợp, phân tích về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về sức khoẻ, GDTC và thể thao trong nhà trường. Trong đó, nêu ra một số điều chỉnh về Luật và chiến lược, quy hoạch phát triển TDTT để có sự phù hợp hơn trong định hướng phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt, phân tích các khái niệm có liên quan đến phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe và nêu rõ vị trí, vai trò của GDTC chương trình GDTC trong nhà trường của GDTC trong phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe trên cơ sở đặc điểm lứa tuổi SV. Đồng thời, luận án đã khái quát được các chương trình, nội dung và phương pháp GDTC cho SV hiện nay cần có định hướng về sự đổi mới nội dung chương trình GDTC, tác động nhiều hơn đến phát triển thể chất, sức khỏe sinh viên. Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo nhiều tác giả đã có các công trình cùng hướng ở trong nước và nước ngoài để có thể làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá trong quá trình nghiên cứu của luận án. Đây là các tác giả, các nhà khoa học đều quan tâm nghiên cứu về chương trình GDTC, nội dung GDTC cho đối tượng là SV của các trường đại học, cao đẳng ở nhiều địa phương, vùng miền khác nhau. Đây chính là nguồn cơ sở nghiên cứu để luận án tổng hợp, lựa chọn các nội dung GDTC phù hợp với đối tượng SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể là đối tượng phỏng vấn, trưng cầu ý kiến: 50 người, trong đó 11 người là chuyên gia GDTC, nhà khoa học; 39 người là giảng viên GDTC tại các trường đại học (10 giảng viên GDTC giảng dạy chung; 7 giảng viên chuyên ngành điền kinh; 7 giảng viên chuyên ngành bóng đá; 5 giảng viên chuyên ngành bóng rổ; 6 giảng viên chuyên ngành khiêu vũ thể thao; 5 giảng viên chuyên ngành trò chơi vận động). Trình độ của đối tượng phỏng vấn: 1 giáo sư, 3 phó giáo sư; 17 tiến sĩ; 29 Thạc sĩ. Khách thể là đối tượng khảo sát có 912 SV năm học 2018-2019, cụ thể: ngành Văn hóa có 595 SV (113 nam, 482 nữ); ngành Du lịch có 317 SV (87 nam, 230 nữ). Khách thể là đối tượng thực nghiệm gồm 89 SV (22 nam và 67 nữ) ngành Văn hóa và ngành Du lịch có kết quả kiểm tra đánh giá ở mức kém về sức khỏe và thể lực. Trong đó: ngành Văn hóa với 58 SV (13 nam, 45 nữ); ngành Du lịch với 31 SV (9 nam, 22 nữ). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 7 phương pháp khoa học thường quy trong NCKH TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu
- 4 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu ngành VH, ngành DL trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2023. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT; Địa điểm khảo sát, điều tra xã hội học tại Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 3.1.1. Lựa chọn nội dung đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa Dựa theo các nội dung đã lựa chọn để đánh giá sức khỏe và thể lực cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa trên cơ sở các tiêu chí kiểm tra sức khỏe của Bộ Y tế quy định (Quyết định số 1613/ BYT-QĐ) và tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT quy định (Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT). [17], [11] Sử dụng phương pháp phỏng vấn để trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung đánh giá sức khỏe và thể lực của SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Các ý kiến đánh giá theo thang đo Liker 5 bậc từ μ = 1 đến μ = 5 (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Sau khi phân tích xử lý các thông tin thu được từ phỏng vấn chuyên gia (n=28), 3 nội dung đánh giá được chia thành 3 nhóm: kiểm tra sức khỏe; kiểm tra thể lực; đánh giá điểm môn học GDTC. Nội dung đánh giá được trình bày tại bảng 3.1.
- Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=28) Kết quả phỏng vấn Trung Độ lệch TT Nội dung Đánh giá Tỷ lệ Cộng bình chuẩn (%) (µ) (Std.D) I Về nội dung sức khỏe Loại I: Rất khoẻ 116 82.86 4.14 0.817 Loại II: Khoẻ 117 83.57 4.18 0.896 Loại III: Trung bình 106 75.71 3.79 0.755 Loại IV: Yếu 117 83.57 4.18 0.823 Loại V: Rất yếu 117 83.57 4.18 0.824 II Về nội dung kiểm tra chức năng và thể lực II.1 Kiểm tra chức năng: Chiều cao đứng (cm) Đánh giá chiều cao cơ thể 103 73.57 3.68 0.741 Cân nặng (kg) Đánh giá trọng lượng cơ thể 103 73.57 3.68 0.745 Chỉ số khối cơ thể BMI Đánh giá mức độ cân bằng 101 72.14 3.61 0.724 (kg/m2) của cơ thể Công năng tim Đánh giá hoạt động của hệ 106 75.71 3.79 0.725 thống tim mạch Dung tích sống (ml) Đánh giá khả năng tối đa của 116 82.86 4.14 0.873 độ sâu hô hấp Phản xạ đơn (ms) Đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất 116 82.86 4.14 0.806 với những tín hiệu đột ngột Phản xạ phức (ms) Đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu 113 80.71 4.04 0.847 bất ngờ và không biết trước. II.2. Kiểm tra thể lực Lực bóp tay thuận (kg) Đánh giá sức mạnh tay 116 82.86 4.14 0.812 Nằm ngửa gập bụng Đánh giá sức mạnh cơ bụng 107 76.43 3.82 0.766 (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Đánh giá sức mạnh 106 75.71 3.79 0.657 Chạy 30m XPC (s) Đánh giá sức nhanh 107 76.43 3.82 0.707 Chạy con thoi 4x10m (s) Đánh giá khả năng phối hợp, 110 78.57 3.93 0.782 khéo léo và sức nhanh Chạy tùy sức 5 phút (m) Đánh giá sức bền 108 77.14 3.86 0.754 III Về đánh giá kết quả điểm môn học GDTC Điểm 9-10: Tốt 116 82.86 4.14 0.813 Điểm 7-8: Khá 116 82.86 4.14 0.789 Điểm 5-6: Trung bình 115 82.14 4.11 0.785 Điểm 3-4: Yếu 105 75.00 3.75 0.756 Điểm dưới 3: Kém 109 77.86 3.89 0.804
- 5 Qua bảng 3.1 cho thấy 100% các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên đều có mức độ đồng thuận với các nội dung đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa với số điểm trung bình từ 3.61 - 4.18 điểm ở mức đồng ý. Như vậy, để tiến hành đánh giá được sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa cần phải được tiến hành theo 3 cách: Kiểm tra sức khỏe; Kiểm tra thể lực; Đánh giá điểm môn học GDTC. 3.1.2. Đánh giá thực trạng sức khỏe và thể lực của SV ngành Văn hóa và ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 3.1.2.1. Đánh giá thực trạng sức khỏe của SV ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Tiến hành đánh giá sức khỏe của SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa thông qua tổng hợp kết quả kiểm tra sức khỏe của các SV hàng năm. Nhà trường mời đơn vị có chức năng khám sức khỏe là công ty Cổ phần Y Dược An Bình Hưng thực hiện kiểm tra sức khỏe cho SV. Kiểm tra đánh giá sức khỏe SV được đánh giá theo 5 mức của Quyết định số 1613/BYT-QĐ. Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe SV được trình bày tại bảng 3.2 và biểu đồ 3.1. Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe của SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa theo phân loại sức khỏe của Bộ Y tế quy định. Nội Ngành Văn hóa (n=595) (1) Ngành Du lịch (n=317) (2) Tổng cộng dung Nam Cộng Nam Nữ Cộng (1+2) TT Nữ (482) đánh (n=113) (n=595) (n=87) (n=230) (n=317) (n=912) giá n % n % n % n % n % n % n % Loại I: Rất 1 khoẻ 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Loại II: 2 Khoẻ 18 15.93 0 0.00 18 3.03 0 0.00 0 0.00 0 0.00 18 1.97 Loại III: 3 Trung 95 84.07 482 100.0 577 96.97 87 100.0 230 100. 317 100.0 894 98.03 bình Loại IV: 4 Yếu 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Loại V: 5 Rất yếu 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 120 96.97 100 100 80 60 40 20 3.03 0 0 0 0 0 0 0 0 Loại I: Rất khoẻ Loại II : Khoẻ Loại III: Trung bình Loại IV: Yếu Loại V : Rất yếu Ngành Văn hóa (n=595) Ngành Du lịch (n=317) Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa
- 6 Qua bảng 3.2 cho thấy đánh giá theo phân loại sức khỏe quy định của Bộ Y tế SV ngành VH, DL của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa đều có sức khỏe loại trung bình trở lên. Loại khỏe có 18/912 SV đạt 1.97%; loại trung bình có 894/912 SV đạt 98.03%. Kết quả kiểm tra đánh giá thể lực: Để đánh giá được cụ thể mức độ thể lực của SV ngành Văn hóa, Du lịch thuộc Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng đánh giá thể lực cho nam và nữ SV của 13 tiêu chí đánh giá thể lực theo thang điểm 10. Đồng thời xây dựng bảng điểm tổng hợp để so sánh mức độ thể lực của mỗi SV, theo 5 mức đánh giá: tốt, khá, trung bình, yếu và kém với giá trị khoảng cách trung bình của mỗi mức là: (Xmax-Xmin)/5 = (130-13)/5 = 23.4 điểm. Kết quả tại bảng 3.4 và 3.5. Qua bảng 3.4 cho thấy, thể lực của nam SV có thành tích trung bình chung đều thấp hơn so với quy định mức đạt thể lực của Bộ GD&ĐT và tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam ở tất cả các chỉ số, test. Đánh giá thành tích cho thấy sự phân tán khá lớn có 9/13 chỉ số, test, thể hiện Cv >10%. Đồng thời, so sánh sự chênh lệch thành tích với tiêu chuẩn quy định có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, thể hiện ở 6/13 chỉ số, test có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P10%. Đồng thời, so sánh sự chênh lệch thành tích với tiêu chuẩn quy định có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, thể hiện ở 10/13 chỉ số, test có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P
- 7 luận án xin phép lựa chọn 2 nhóm SV để tiến hành so sánh đánh giá mức độ chênh lệch thành tích cũng như đánh giá được hiệu quả của nội dung học GDTC của mỗi nhóm. Nhóm SV sức khỏe yếu: là 89 SV ở mức phân loại Kém: nam có 22 SV, nữ có 67 SV. Nhóm SV sức khỏe bình thường: là 56 SV ở mức phân loại Khá: nam có 22 SV, nữ có 34 SV. Để đảm bảo tính khách quan trong phân chia nhóm đối tượng nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn 18 chuyên gia, giảng viên về sự phù hợp của phân nhóm đối tượng nghiên cứu này. Kết quả trình bày tại bảng 3.10. Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn phân nhóm đối tượng nghiên cứu (n=18) Mức phân Kết quả phỏng vấn loại đánh Đề xuất phân nhóm đối Không đồng TT Mục đích Đồng ý giá thể lực tượng nghiên cứu ý n % n % 1 Mức Kém: Nhóm SV sức khỏe yếu: là So sánh mức (89 SV: nhóm thực nghiệm: sẽ thực độ chênh lệch 18 100.0 0 0.0 nam có 22, hiện những nội dung GDTC thành tích nữ có 67) do luận án yêu cầu kiểm tra thể 2 Mức Khá: Nhóm SV sức khỏe bình lực của mỗi (56 SV: thường: Là nhóm đối chứng. nhóm để đánh nam có 22, Vẫn thực hiện chương trình giá được hiệu 18 100.0 0 0.0 nữ có 34) GDTC của nhà trường quả học GDTC của mỗi nhóm Qua bảng 3.10 cho thấy, 100% các chuyên gia, giảng viên đều đồng thuận với đề xuất của luận án về phân nhóm đối tượng nghiên cứu của luận án. Như vậy, với kết quả này, luận án sẽ sử dụng 2 nhóm đối tượng nghiên cứu này để tiến hành so sánh mức độ phát triển thể lực sau quá trình học GDTC của 2 nhóm và so sánh sự chênh lệch thành tích giữa 2 nhóm sau mỗi giai đoạn kiểm tra. 3.1.3. Đánh giá thực trạng sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV nhóm sức khỏe yếu ngành VH và ngành DL, Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 3.1.3.1. Đánh giá thực trạng sức khỏe của nhóm SV sức khỏe yếu: Đánh giá sức khỏe theo kết quả khám sức khỏe định kỳ: Nội dung đánh giá theo 3 mức: Tốt- các kết quả kiểm tra đều đạt ở mức tốt trở lên; Bình thường - các kết quả kiểm tra đều đạt ở mức bình thường; Dưới bình thường – nhiều kết quả kiểm tra không đạt mức bình thường quy định. Kết quả trình bày tại bảng 3.11. Bảng 3.11. Kết quả tổng hợp về kiểm tra y tế đầu năm học của nhóm SV sức khỏe yếu NAM (n=22) NỮ (n=67) Bình Dưới bình Bình Dưới bình TT Tên bệnh Tốt Tốt thường thường thường thường n % n % n % n % n % n % 1 Khám thể lực 0 0.0 22 100.0 0 0.0 0 0.0 67 100.0 0 0.0 2 Mắt 0 0.0 22 100.0 0 0.0 0 0.0 67 100.0 0 0.0 3 Tai-mũi-họng 0 0.0 22 100.0 0 0.0 0 0.0 67 100.0 0 0.0
- 8 Qua bảng 3.11. cho thấy 100% tất cả nam và nữ SV nhóm sức khỏe yếu đều có đánh giá kiểm tra định kỳ đầu năm học ở mức bình thường. Như vậy, sự phân nhóm đánh giá sức khỏe yếu của nhóm SV chủ yếu là thể lực còn hạn chế, hay nói cách khác là yếu. 3.1.3.2. Đánh giá thực trạng thể lực của nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa Để đánh giá cụ thể hơn thể lực của nhóm SV sức khỏe yếu, luận án tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra của riêng nhóm SV có kết quả kiểm tra ở mức kém: nam là 22 SV và nữ là 67 SV. Kết quả thể hiện tại bảng 3.15 và 3.16. Qua bảng 3.15 và 3.16 cho thấy: thể lực của nhóm SV sức khỏe yếu ở cả nam và nữ có sự đồng đều giữa các SV trong nhóm thể Cv tbảng ở ngưỡng xác suất P
- Bảng 3.15. Thực trạng thể lực của nam SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=22) Nhóm sức khỏe yếu - Nhóm thực nghiệm Nhóm SV sức khỏe bình thường - Nhóm đối chứng So sánh (n=22) (n=22) TT Phân loại Nội dung kiểm tra Đánh giá theo Đánh giá theo x ± Cv% quy định x ± Cv% quy định t P 1 Chiều cao đứng (cm) 159.5 ± 3.74 2.34 Dưới đạt 163.7 ± 4.65 2.84 Đạt -3.301
- 9 3.1.4. Đánh giá thực trạng chương trình GDTC của Trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa 3.1.4.1. Thực trạng chương trình GDTC của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa: 3.1.4.2. Thực trạng nội dung chương trình môn GDTC của Trường Đại học VHTT &DL Thanh Hóa: Qua bảng 3.20 cho thấy: Đánh giá về mức độ phù hợp của nội dung chương trình GDTC giúp nâng cao sức khỏe cho SV sức khỏe yếu: 100% chuyên gia cho rằng nội dung GDTC của nhà trường ít phù hợp để nâng cao sức khỏe cho SV sức khỏe yếu. Như vậy, nội dung chương trình GDTC của nhà trường đảm bảo về các tiêu chuẩn theo quy định, nhưng để giúp phát triển nâng cao sức khỏe cho nhóm đối tượng SV yếu thì ít phù hợp. Hay nói cách khác cần có nội dung GDTC phù hợp hơn để phát triển nâng cao sức khỏe. 3.1.5. Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC Trường Đại học VHTT &DL Thanh Hóa. 3.1.6. Đánh giá nhu cầu tập luyện của nhóm SV sức khỏe yếu Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Qua bảng 3.26. cho thấy tất cả 100% nam, nữ SV sức khỏe yếu đều có nhu cầu tập luyện các nội dung GDTC nâng cao sức khỏe. Như vậy, việc tiến hành xây dựng các nội dung GDTC vừa là nâng cao sức khỏe vừa là đáp ứng nhu cầu tập luyện GDTC của nhóm SV sức khỏe yếu ngành VH, ngành DL của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 3.1.7. Bàn luận về thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Hiện nay, đánh giá thể lực cho đối tượng HS, SV thường được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT của Bộ GD&ĐT và các test tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam do Viện Khoa học TDTT thực hiện. Tuy nhiên, không có tác giả nào lựa chọn tiêu chí đánh giá sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Mà các tác giả chỉ lựa chọn các nhóm test đánh giá về đánh giá thể lực, tâm lý, chức năng và kết quả học tập môn GDTC để tiến hành kiểm tra đánh giá so sánh. Tuy các test này không sai nhưng chưa đầy đủ, bởi đánh giá tiêu chí sức khỏe theo quy định cũng là cơ sở để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo cụ thể hơn, rõ ràng hơn bởi sức khỏe và thể lực của lứa tuổi SV thường có mức độ phân tán khá lớn. Nhận xét mục tiêu 1: Đã lựa chọn được 3 nội dung: Kiểm tra sức khỏe; Kiểm tra thể lực; Đánh giá điểm môn GDTC để đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV ngành VH, ngành DL của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Đánh giá sức khỏe của SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa theo phân loại sức khỏe của Bộ Y tế quy định đều ở loại III, mức sức khỏe trung bình ở cả nam và nữ là 894 SV chiếm 98.03%. Kết quả kiểm tra y tế không có SV nào mắc các bệnh lý, bệnh bẩm sinh, khuyết tật… ảnh hưởng đến hoạt động vận động của SV. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả kiểm tra y tế đánh giá sơ bộ về sức khỏe khi SV bắt đầu làm thủ tục nhập học, kết quả này chưa đủ để khẳng định toàn bộ SV đều có thể
- 10 lực tốt. Kết quả đánh giá thể lực của SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa thành tích trung bình chung của cả SV nam và nữ đều thấp hơn so với mức đạt theo quy định. Trong đó, có 22 nam SV đạt 11.76% và 67 nữ SV đạt 13.48% có kết quả kiểm tra thể lực ở mức kém ở tất cả các chỉ số test. Từ kết quả này bước đầu có thể nhận định đây là nhóm SV có sức khỏe yếu, cần phải có những thay đổi, cải tiến các nội dung, chương trình giảng dạy môn GDTC để nâng cao thể lực, góp phần tăng cường sức khỏe cho SV; Điểm kết quả học tập của nhóm SV sức khỏe yếu không có SV nào đạt loại khá và tốt, mà chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình ở cả nam và nữ. Đối với nhóm nam có 15 SV (đạt 68.2%), mức yếu có 4 SV (đạt 18.2%), mức kém có 3 SV (đạt 13.6%). Đối với nữ SV Mức trung bình, yếu 39 SV (đạt 58.2%); Mức kém 28 SV (đạt 41.8%). Đánh giá thực trạng nội dung chương trình GDTC của nhà trường đảm bảo về các tiêu chuẩn theo quy định, nhưng để giúp phát triển nâng cao sức khỏe cho nhóm đối tượng SV yếu thì ít phù hợp. Hay nói cách khác cần có nội dung GDTC phù hợp hơn để phát triển nâng cao sức khỏe. Đội ngũ giảng viên 100% đều đảm bảo về trình độ chuyên môn, nhưng số lượng giảng viên còn ít, tỷ lệ giảng viên so với số lượng SV khá cao khoảng 1 giảng viên/333 SV. Đồng thời, đội ngũ cán bộ y tế của trường còn hạn chế. Các điều kiện sân bãi dụng cụ vẫn còn hạn chế, số lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ tập luyện còn ít, chất lượng chủ yếu ở mức trung bình. Qua đánh giá 100% nam, nữ SV sức khỏe yếu đều có nhu cầu tập luyện các nội dung GDTC nâng cao sức khỏe. 3.2. Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá. 3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung giảng dạy môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. 3.2.2. Xây dựng nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.2.2.1. Tổng hợp nội dung môn thể thao phù hợp với nhóm SV sức khỏe yếu Trên cơ sở các căn cứ đã xác định, đồng thời tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau về GDTC và thể thao trong nhà trường. (1) Các môn thể thao thường được lựa chọn để giảng dạy GDTC ở các trường đại học khối không chuyên hiện nay. (2) Các môn thể thao trong chương trình giảng dạy GDTC của nhà trường. (3) Các môn thể thao ngoài chương trình giảng dạy GDTC của nhà trường được SV ưa thích. Kết quả trình bày tại bảng 3.27: Qua bảng 3.27 luận án lựa chọn được 9/10 môn là những môn thể thao thường được lựa chọn đưa giảng dạy GDTC ở các trường đại học khối không chuyên hiện nay và các môn thể thao trong chương trình giảng dạy GDTC của nhà trường. Có 1 môn là Trò chơi vận động nằm ngoài chương trình giảng dạy GDTC của nhà trường nhưng được SV ưa thích. Để lựa chọn được những môn thể thao phù hợp với đối tượng nghiên cứu, trước tiên những môn thể thao ấy phải là những môn thể thao SV ưa thích. Luận án tiến hành
- 11 phỏng vấn các SV nhóm sức khỏe yếu về mức độ ưa thích của 10 môn thể thao luận án đã lựa chọn. Kết quả trình bày tại bảng 3.28. Qua bảng 3.28 kết quả phỏng vấn nhóm SV sức khỏe yếu cho thấy mức độ ưa thích môn thể thao khác nhau giữa nam và nữ: SV nam là 4 môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ và trò chơi. SV nữ là 3 môn: điền kinh, khiêu vũ thể thao và trò chơi. Sau khi đánh giá được mức độ ưa thích môn thể thao của nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, luận án tiến hành phỏng vấn 35 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên GDTC về mức độ phù hợp của các môn thể thao SV ưa thích để đưa nào nội dung giảng dạy GDTC. Cách thức phỏng vấn theo 3 mức rất phù hợp, phù hợp và không phù hợp. Kết quả trình bày bảng 3.29. Kết quả bảng 3.29 cho thấy các chuyên gia, giảng viên, nhà khoa học về GDTC đánh giá các môn thể thao SV ưa thích đều có sự phù hợp và rất phù hợp để làm nội dung giảng dạy, với các mức tỷ lệ khác nhau. Kiểm định độ tin cậy nội tại của các môn thể thao ưa thích trong nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa: Từ mẫu phiếu phỏng vấn, đề tài tiến hành khảo sát thử nghiệm bằng phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên (n = 35) theo thang độ Liker 5 mức độ. Kết quả trình bày tại bảng 3.30. Qua bảng 3.30 cho thấy, kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại các môn thể thao còn nhiều biến rác, do vậy phải tiến hành loại bỏ những biến rác và tiến hành kiểm định lại. Kết quả trình bày tại bảng 3.31: Qua bảng 3.31 cho thấy Cronbach’s Alpha thang đo của nam là 0.872 > 0.6, của nữ là 0.798>0.6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo đối với nam >0.872 và đối với nữ > 0.898. Từ lựa chọn trên, có 5 biến quan sát (5 môn thể thao) đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong các bước nghiên cứu tiếp theo cho đối tượng nghiên cứu là: Số môn thể thao cho nam là: ĐK (điền kinh), BĐ (bóng đá), BR (bóng rổ). Số môn thể thao cho nữ là: ĐK (điền kinh), KVTT (khiêu vũ thể thao), TCVĐ (Trò chơi vận động). Môn điền kinh: là môn thể thao bắt buộc trong chương trình GDTC của nhà trường. Điền kinh là môn thể thao được coi là nền tảng cho phát triển thể lực chung và các tố chất thể lực riêng biệt. Điền kinh cũng là môn đang được giảng dạy trong chương trình GDTC của nhà trường. Tuy nhiên, khi đưa vào nội dung giảng dạy cần xây dựng các bài tập đa dạng để tăng mức độ hiệu quả tới đối tượng nghiên cứu. Các môn bóng đá, bóng rổ: là 2 môn thể thao được nam SV lựa chọn ưa thích nhất. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả phỏng vấn của các chuyên gia. Do vậy, có thể đưa 3 môn thể thao này vào chương trình giảng dạy. Các môn khiêu vũ thể thao và trò chơi: là 2 môn thể thao được nữ SV lựa chọn ưa thích nhất. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả phỏng vấn của các chuyên gia. Do vậy, có thể đưa 2 môn thể thao này vào chương trình giảng dạy.
- 12 Các môn thể thao còn lại không có sự ưa thích của cả SV nam và nữ. Đồng thời, mức độ đánh giá của các chuyên gia cũng chưa đủ cao (dưới 70% lựa chọn). Do vậy, luận án không đưa những môn thể thao này vào nội dung giảng dạy. 3.2.2.2. Lựa chọn nội dung môn thể thao phù hợp với nhóm SV sức khỏe yếu Phỏng vấn nội dung giảng dạy GDTC trong các môn thể thao cho nhóm SV sức khỏe yếu: Để tiến hành lựa chọn được nội dung giảng dạy của các môn thể thao cho đối tượng nghiên cứu, luận án tiến hành tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và phân loại nội dung GDTC theo từng môn thể thao sao cho phù hợp với đặc điểm sức khỏe yếu của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả trình bày tại bảng 3.32. Qua bảng 3.32 cho thấy, có 11 trong 16 nội dung của 5 môn thể thao có điểm trung bình là 3 < x < 4 mức đồng ý, còn lại 5 nội dung có mức điểm trung bình là 2 < x < 3 mức đồng ý một phần hoặc là có sự đồng ý thấp hay nói cách khác là mức không đồng ý chiếm cao. Môn điền kinh (nam, nữ) có 2 nội dung CLTB và CLD đạt điểm trung bình từ 4.11- 4.26 ở mức đồng ý. Môn bóng đá (nam) có 2 nội dung là: BĐ 5x5 và BĐ 7x7 có điểm trung bình từ 4.03-4.26 ở mức đồng ý. Môn bóng rổ (nam) có 2 nội dung là: BR 3x3 và BR 5x5 có điểm trung bình từ 3.51- 3.63 ở mức đồng ý. Môn khiêu vũ thể thao (nữ) cả 3 nội dung là: KVCB, KVRB và KVCH có điểm trung bình từ 4.03-4.14 ở mức đồng ý. Môn trò chơi vận động (nữ) có 2 nội dung là: TCVĐPX và TCVĐKN có điểm trung bình từ 3.97-4.09 ở mức đồng ý. Từ kết quả ở bảng 3.34 cho thấy Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,873, lớn hơn 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này > 0,873, như vậy 11 nội dung được chấp nhận và cho phép sử dụng trong các bước nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể 11 nội dung được trình bày ở bảng 3.35: Xác định nội dung bài giảng GDTC của các môn thể thao cho nhóm SV sức khỏe yếu: Sau khi xác định được các nội dung chính để giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu, luận án tiến hành tổng hợp các bài tập (hay còn gọi là nội dung giảng dạy GDTC) trong các giáo trình đã giảng dạy, các sách chuyên khảo về điền kinh, bóng đá, bóng rổ, khiêu vũ thể thao và trò chơi vận động sao cho phù hợp với đối tượng SV nhóm sinh khỏe yếu và thời gian thực hiện chương trình GDTC của SV. Nội dung chi tiết được thể hiện cụ thể tại các bảng 3.36, 3.37, 3.38, 3.39 và 3.40. Qua bảng 3.36 đến 3.40 luận án đã tổng hợp được tổng cộng 120 bài tập của 5 môn thể thao Điền kinh, Bóng đá, Bóng rổ, Khiêu vũ thể thao và Trò chơi vận động. Cụ thể: Môn Điền kinh có 2 nội dung (Cự ly trung bình và cự ly dài) 19 bài tập, gồm: Chạy CLTB có 13 bài tập; Chạy cự ly dài 6 bài tập. Môn Bóng đá có 2 nội dung (bóng đá mini 5x5 và 7x7) với 19 bài tập, gồm: Bài tập kỹ thuật có 6 bài tập; Bài tập dẫn bóng có 11 bài tập; bài tập thi đấu có 2 loại: Thi đấu 5 x 5 (sân mini) và Thi đấu 7 x 7 (sân mini).
- Bảng 3.35. Tổng hợp nội dung các môn thể thao được lựa chọn giảng dạy cho nhóm SV sức khỏe. Đối Môn thể Quy ước Phân loại nội dung TT tượng Mô tả tác dụng thao mã giảng dạy chính SV Chạy cự ly trung Là môn thể thao cơ bản, nhằm phát Điền kinh CLTB Nam; bình triển các tố chất thể lực và tăng 1 (2 nội Nữ tính linh hoạt, ý chí cho sinh viên dung) CLD Chạy cự ly dài sức khỏe yếu Bóng đá (2 BĐ 5x5 Bóng đá mini 5x5 Là môn thể thao phát triển thể lực 2 Nam nội dung) BĐ 7x7 Bóng đá mini 7x7 và kỹ năng vận động, khéo léo… Bóng rổ (2 Nam BR 5x5 Bóng rổ 5x5 Là môn thể thao phát triển thể lực và 3 nội dung) BR 3x3 Bóng rổ 3x3 kỹ năng vận động, khéo léo… KVCB KVTT cơ bản Là môn thể thao yêu cầu cao về kỹ KVTT(3 KVRB KVTT điệu Rumba năng vận động, khéo léo, linh hoạt 4 Nữ nội dung) KVCH KVTT điệu và thể lực Chachacha TCVĐPX Trò chơi vận động Là môn thể thao giúp phát triển kỹ Trò chơi Nữ phản xạ năng vận động, trí tuệ,ý chí và thể 5 vận động (2 TCVĐKN Trò chơi vận động lực nội dung) kỹ năng Bảng 3.36. Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Điền kinh cho nhóm SV sức khỏe yếu Nội Đối tượng Quy ước TT Các nội dung giảng dạy, bài tập dung SV mã hoá Chạy Chạy bước nhỏ 50m + Chạy nâng cao đùi 50m + Chạy đạp sau 1. ĐK1 CLTB 50m + Chạy tăng tốc độ 50m * 3 tổ * nghỉ giữa 2 phút 2. Chạy lặp lại 100m (s) * 3 tổ * nghỉ giữa 2 phút (65-75% sức) ĐK2 3. Chạy lặp lại 200m (s) * 3 tổ * nghỉ giữa 3 phút (60-70% sức) ĐK3 Chạy lặp lại 300m XPC (s) * 2 tổ * nghỉ giữa 3 phút (70-80% 4. ĐK4 sức) 5. Chạy lặp lại 400m (s) * 2 tổ * nghỉ giữa 4 phút (50% sức) ĐK5 Chạy biến tốc 100m (chạy 100m + đi bộ 100m) * 3 tổ * nghỉ 6. ĐK6 giữa 1 phút (70% sức) 7. Nam và Chạy biến tốc 200m (chạy 200m + đi bộ 200m) * 3 tổ * nghỉ ĐK7 Nữ giữa 2 phút (60% sức) 8. Đi bộ 800m ĐK8 9. Chạy 800m (s) (60% sức) ĐK9 10. Chạy lặp lại 800m (s) * 2 tổ * nghỉ giữa 6 phút (50% sức) ĐK10 11. Chạy 1500m (s) (50% sức) ĐK11 12. Chạy lặp lại 1500m (s) * 2 tổ * nghỉ giữa 6 phút (40-50% sức) ĐK12 13. Chạy 5 phút (m) (60-70%) ĐK13 14. Chạy 2 phút + đi bộ 1 phút * 2 tổ * nghỉ giữa 2 phút (50-60% sức) ĐK14 15. Chạy 3 phút + đi bộ 1 phút * 2 tổ * nghỉ giữa 3 phút (50-60% sức) ĐK15 Chạy 16. Chạy 5 phút + đi bộ 5 phút * 2 tổ * nghỉ giữa 5 phút (50-60% sức) ĐK16 cự ly 17. Nữ Chạy 3000m (s) (50-60% sức) ĐK17 dài 18. Nam Chạy 5000m (s) (50-60% sức) ĐK18 19. Nam Chạy 12 phút (m) (50-60% sức) ĐK19
- Bảng 3.37. Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Bóng đá cho nhóm SV sức khỏe yếu Đối Nội Quy ước TT tượng Các nội dung giảng dạy, bài tập dung mã hoá SV 1. Bài Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân BĐ1 2. tập kỹ Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân BĐ2 3. thuật Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân BĐ3 nam 4. Kỹ thuật khống chế bóng bằng đùi BĐ4 5. Kỹ thuật khống chế bóng bằng mu BĐ5 6. Kỹ thuật khống chế bóng bằng lòng bàn chân (đỡ bóng bổng, sệt). BĐ6 7. Bài Dẫn bóng tốc độ 10m, 20m,30m x 2 lần x nghỉ giữa 2 phút. BĐ7 8. tập Dẫn bóng 10-15m theo hình vòng cung x 3 lần x nghỉ giữa 1p BĐ8 9. dẫn Dẫn bóng qua cọc 30m x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 2p. BĐ9 bóng Dẫn bóng tự do trong khu vực nhất định (1/4 sân) (1p x 3 tổ x nghỉ 10. giữa tổ 1p) BĐ10 11. Dẫn bóng tốc độ 10-15m sút cầu môn x 3 lần x nghỉ giữa 1p BĐ11 nam Dẫn bóng lăn sệt từ các cự ly 10m, 20m, 30m với góc độ khác 12. nhau tập sút cầu môn x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 2p) BĐ12 13. Dẫn bóng phối hợp chuyền bóng qua khe 1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 1p. BĐ13 14. Dẫn bóng phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn 2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 2p BĐ14 15. Dẫn bóng di chuyển sút cầu môn 10 quả liên tục 3 tổ x nghỉ giữa tổ 1p BĐ15 16. Bài tập hai người tranh cướp bóng 1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 1p BĐ16 17. Dẫn bóng tốc độ 10m, 20m,30m x 2 lần x nghỉ giữa 2 phút. BĐ17 18. Thi Thi đấu 5 x 5 (sân mini) BĐ18 nam 19. đấu Thi đấu 7 x 7 (sân mini) BĐ19 Bảng 3.38. Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Bóng rổ cho nhóm SV sức khỏe yếu Đối Nội Quy ước TT tượng Các nội dung giảng dạy, bài tập dung mã hoá SV 1. Bài nam Kỹ thuật không bóng: Xuất phát nhanh, dừng nhanh, quay người BR1 2. tập kỹ Kỹ thuật không bóng: Trượt ngang, tiến, lùi BR2 3. thuật Kỹ thuật không bóng: Chạy nghiêng, chạy biến hướng. BR3 4. Dẫn bóng tại chỗ cao tay và thấp tay BR4 5. Dẫn bóng di chuyển BR5 6. Dẫn bóng biến hướng, vượt chướng ngại vật. BR6 7. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 2 tay tại chỗ và di chuyển. BR7 8. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 1 tay tại chỗ và di chuyển BR8 9. Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng 1 tay trên vai ném BR9 10. Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng 2 tay trước ngực BR10 11. Kỹ thuật di chuyển 2 bước ném rổ 1 tay trên vai. BR11 12. Kỹ thuật di chuyển 3 bước ném rổ 1 tay trên vai BR12 13. Chiến Chiến thuật phòng thủ khu vực BR13 14. thuật Chiến thuật tấn công BR14 15. và thi Thi đấu 3x3 BR15 16. đấu Thi đấu 5x5 BR16
- Bảng 3.39. Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Khiêu vũ thể thao cho nhóm SV sức khỏe yếu Đối Quy ước TT Nội dung Các nội dung giảng dạy, bài tập tượng mã hoá 1. Tại chỗ thực hiện kỹ thuật chuyển trọng tâm sang phải, trái. KVTT1 2. Hai chân rộng bằng vai thực hiện kỹ thuật chuyển trọng tâm phải – trái KVTT2 3. Chân trước chân sau thực hiện kỹ thuật chuyển trọng tâm trước – sau. KVTT3 4. Trọng tâm chân trái, di chuyển 3 bước sang phải – 3 bước sang trái. KVTT4 Trọng tâm chân phải, di chuyển 1 bước lên trước (nhịp 1: bước chân trái KVTT5 5. lên trên; nhịp 2: chuyển trọng tâm chân phải; nhịp 3: thu chân trái về). Trọng tâm chân trái, di chuyển 1 bước ra sau (nhịp 1: lùi chân phải ra KVTT6 6. sau; nhịp 2: chuyển trọng tâm chân trái; nhịp 3: thu chân phải về). Bài tập bổ Trọng tâm chân trái, lùi chân phải ra sau chếch 45o (nhịp 1: lùi chân phải KVTT7 7. Nữ ra sau; nhịp 2: giậm chân trái tại chỗ; nhịp 3: thu chân phải sang ngang) trợ kỹ thuật Trọng tâm chân phải, lùi chân trái ra sau chếch 45o (nhịp 1: lùi chân KVTT8 8. trái ra sau; nhịp 2: giậm chân phải tại chỗ; nhịp 3: thu chân trái sang ngang) Trọng tâm chân trái, tiến chân phải lên trên chếch sang trái 45o (nhịp KVTT9 9. 1: tiến chân phải; nhịp 2: giậm chân trái tại chỗ; nhịp 3: thu chân phải sang ngang) Trọng tâm chân phải, tiến chân trái lên trên chếch sang phải 45o (nhịp KVTT10 10. 1: tiến chân trái; nhịp 2: giậm chân phải tại chỗ; nhịp 3: thu chân trái sang ngang) Điệu Rumba (Basic, New York, Hand to Hand, Spot turn); 11. Bước Basic Tập bước 2 – 3 (bước lùi) KVTT11 12. (cơ bản) Tập bước 2 – 3 (bước tiến) KVTT12 13. Nữ Tập bước 4 – 1 KVTT13 14. Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 – 1 theo nhịp đếm KVTT14 15. Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 – 1 với nhạc chậm KVTT15 16. Bước New Tập bước 2 – 3 (tiến chân phải) KVTT16 17. York (mở Nữ Tập bước 2 – 3 (tiến chân trái). KVTT17 18. tiến): Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 – 1 + Phối hợp mở trái, mở phải. KVTT18 19. Bước Hand Tập bước 2 – 3 (lùi chân phải) KVTT19 20. to Hand Nữ Tập bước 2 – 3 (lùi chân trái) KVTT20 21. (mở lùi) Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 -1 + Phối hợp mở lùi trái, mở lùi phải. KVTT21 22. Kết hợp hai bước (4 lần bước New 11ork và 4 lần bước hand to hand). KVTT22 23. Tập mở tay. Tay mở chếch lên cao lòng bàn tay hướng xuống dưới ra sau KVTT23 Nữ Kết hợp hai bước (4 lần bước New york và 4 lần bước hand to hand) + 24. phối hợp với tay. KVTT24 25. Kết hợp 3 bước (4 lần cơ bản; 4 lần mở tiến; 4 lần mở lùi). KVTT25 26. Tập bước 2 – 3 (tiến chân phải). KVTT26 27. Bước Spot Tập bước 2 – 3 (tiến chân trái). KVTT27 28. Turn (xoay Nữ Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 – 1 + Phối hợp quay trái và quay phải. KVTT28 360o) Kết hợp 3 bước (4 lần New 11ork, 4 lần hand to hand, 2 lần Spot turn) 29. – phối hợp với tay. KVTT29 Điệu Chachacha (Basic, New York, Hand to Hand, Spot turn, Lock Step, Three chachacha. 30. Nữ Tập bước 2 – 3 (tiến chân phải). KVTT30
- 31. Bước Basic Tập bước 2 – 3 (tiến chân trái). KVTT31 32. (Cơ bản) Kết hợp bước 2 – 3 với bước 4 – 1 + Phối hợp quay trái và quay phải. KVTT32 Kết hợp 3 bước (4 lần New 12ork, 4 lần hand to hand, 2 lần Spot turn) 33. – phối hợp với tay. KVTT33 34. Tập di chuyển sang ngang 3 bước (cha cha cha). KVTT34 35. Tập bước 2 – 3 (bước lùi) KVTT35 36. Tập bước 2 – 3 (bước tiến) KVTT36 37. Kết hợp bước 2 – 3 với bước Chachacha – theo nhịp đếm. KVTT37 38. Bước New Tập bước 2 – 3 (tiến chân phải) KVTT38 39. York (mở Nữ Tập bước 2 – 3 (tiến chân trái) KVTT39 40. tiến) Kết hợp bước 2 – 3 với bước Chachacha + Phối hợp mở trái, mở phải. KVTT40 41. Tập bước 2 – 3 (lùi chân phải) KVTT41 42. Tập bước 2 – 3 (lùi chân trái) KVTT42 Kết hợp bước 2 – 3 với bước Chachacha +Phối hợp mở lùi phải, mở 43. Bước Hand lùi trái. KVTT43 Nữ 44. to hand: Kết hợp hai bước (4 lần bước New 12ork và 4 lần bước hand to hand). KVTT44 45. Tập mở tay. Tay mở chếch lên cao lòng bàn tay hướng ra phía sau. KVTT45 Kết hợp hai bước (4 lần bước New York và 4 lần bước Hand to Hand) 46. + phối hợp với tay. KVTT46 47. Bước Spot Nữ Tập bước 2 – 3 (tiến chân phải) KVTT47 48. turn: Tập bước 2 – 3 (tiến chân trái) KVTT48 Kết hợp bước 2 – 3 với bước Chachacha + Phối hợp quay phải và 49. quay trái. KVTT49 50. Bước Lock Forward lock KVTT50 51. step: Backward lock KVTT51 52. Bước Three Bước tiến KVTT52 53. Chachacha Bước lùi KVTT53 Bảng 3.40. Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Trò chơi vận động cho nhóm SV sức khỏe yếu Nội Đối tượng Quy ước TT Các nội dung giảng dạy, bài tập dung SV mã hoá 1. TCVĐ Nữ Chọi cóc TCVĐ1 2. phản Cua đá bóng TCVĐ2 3. xạ. Tránh mìn TCVĐ3 4. Chia nhóm TCVĐ4 5. Đan bóng TCVĐ5 6. Chim sổ lồng TCVĐ6 7. Vác đạn tải thương TCVĐ7 8. TCVĐ Bóng qua hầm TCVĐ8 9. kỹ Tranh phần TCVĐ9 10. năng Đấu tăng TCVĐ10 11. Nhảy cừu TCVĐ11 12. Chọi gà TCVĐ12 13. Đổi bóng TCVĐ13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn